GS PHẠM CÔNG THIỆN VIẾT VỀ THƠ CỦA HT THÍCH VIÊN LÝ

15 Tháng Ba 202023:50(Xem: 5049)

GS PHẠM CÔNG THIỆN VIẾT VỀ THƠ CỦA HT THÍCH VIÊN LÝ
Scan 2

Tác giả gửi cho tôi đọc trước trên 80 bài thơ. Tôi cẩn thận đọc đi đọc lại ba bốn lần. Mỗi lần đọc là mỗi lần ngạc nhiên thích thú.
Tôi đã tìm thấy ở tác giả một cõi thơ khác biệt, một giọng thơ hăng hái, chân thành, tha thiết, dễ thương, đôi khi chua chát phẫn nộ, thường khi thành khẩn, tinh thần "kêu gọi" và "dấn thân" tràn ngập khoảng trên mười bài thơ tích cực lên đường, vì lợi ích chúng sinh, vì quê hương, vì thảm kịch hắt hiu của cả dân tộc. 

Những bài thơ ấy rất là hữu dụng trong mặt trận đấu tranh hiện nay để an lập một tự thức quyết liệt toàn diện của cả dân tộc, vùng dậy đạp đổ ý thực hệ công sản, vùng dậy hủy diệt tà kiến vô minh của cộng sản để cho sở hành trọn vẹn của cả dân tộc Việt Nam được an trụ một cách phi thường trong tinh thần vô sở úy của nhất thiết chủng trí, lộ trình tối thượng mà GHPGVNTN đã khai mở cho hiện tế và hậu tế của tính mệnh Việt Nam... 

Phát từ tinh thần sở hành của giải thoát tri kiến, tác giả đã mở đầu điệu thơ rất lạ: 

Có những đêm lạ nhà không ngủ được 
ta lặng hồn nghe gió... 
rồi trở lại tự thân quán tưởng 
ta tủi nhục, quạnh hiu và khắc khổ... 

Một thứ "quạnh hiu và khắc khổ" cùng độ mà vẫn thanh thoát, giống như cơn gió siêu thoát nào thổi quạnh hiu thơm ngát từ "Viên Lý Tính" của Thực Tế bất chứng vô nhị. 

Trên 80 bài thơ, có rất nhiều bài phi thường mà tôi nghĩ rằng tính chất thơ mộng đã được thể hiện trọn vẹn, như bài thơ này: 

lững lờ nước chảy băng khê 
ngàn con sến lại keo về ngang sông 
cây sầu đông đã điểm bông 
một con bướm đậu trên cành khế non 

Xin đọc giả dở tập thơ và đọc kỹ trọn bài trên. Những bài thơ tuyệt vời của thời đại Lý Trần ở Việt Nam thì cũng đạt tới như vậy mà thôi, trụ xứ mây bay của Pháp vân thập địa trong ngôn ngữ thi ca dân tộc.  tiếp 

Chúng ta vẫn thấy ngạc nhiên, dù chúng ta có được biết qua chỗ sở trụ và sở hành của tác giả: 89913643_856817514790252_7556691230109728768_o
Tác giả là một thiền sư trẻ tuổi mà tôi được vui sướng quen biết từ cả chục năm qua. Tất cả thiền sư đều là thi sĩ và tất cả thi sĩ không hẳn là thiền sư. Thiền sư Viên Lý là một nhà thơ trọn vẹn, và mỗi một nhà thơ trọn vẹn chỉ cần làm vài chục bài thơ thực trọn vẹn. Chỉ thế thôi, cũng quá đủ để cho ngôn ngữ Việt Nam vẫn là ngôn ngữ Việt Nam trọn vẹn. 

Chúng ta đã từng biết rằng Nguyễn Du đã từng tự nhận rằng mình đã đọc kinh Kim Cang đến cả ngàn lần. 

Có mấy thi sĩ Việt Nam hiện nay đã đọc kinh Kim Cang đến 5 lần thôi? Thi sĩ là người sống với và sống trong ngôn ngữ, sống mật thiết với thể tính của ngôn ngữ chính yếu. Tinh thần Bát Nhã Kim Cang là thu phôi tất cả khả tính của ngôn ngữ chính yếu vào trong sự im lặng tuyệt vời của Thơ và Mộng. 

Tác giả đã sống trọn đời từ lúc bé thơ trong những thiền viện quê hương và là một đạo sĩ uyên bác Kinh Luận Phật Giáo, thế mà tác giả đã không bị cột bó vào những thuật ngữ Phật Giáo như thường tình. Mỗi chữ trong văn tự Phật Giáo mà tác giả sử dụng trong thơ đều là những âm ba linh động phong phú mà chỉ có nhà thơ nào sống trọn đời và thở trọn đời trong linh ngữ và mật ngữ của quê hương mới có khả năng trọn vẹn. 

Phạm Công Thiện 
  California, ngày 20 tháng 3 năm 1990 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1681)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2159)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1750)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 1860)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1180)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1156)