LỄ HUÝ KỴ HT THÍCH KẾ CHÂU LẦN THỨ 22 tại Chùa Diệu Pháp, Hoa Kỳ

13 Tháng Giêng 201919:27(Xem: 6793)
 

LỄ HUÝ KỴ HT THÍCH KẾ CHÂU LẦN THỨ 22 tại Chùa Diệu Pháp, Hoa Kỳ
 
HÒA THƯỢNG THÍCH KẾ CHÂU (1922 – 1996) Hòa thượng Thích Kế Châu, pháp danh Không Tín, pháp tự Giải Thâm. Ngài họ Nguyễn, sinh năm Nhâm Tuất 1922 tại thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình nho phong y học và thấm nhuần Phật giáo. Với tư chất thông minh, Ngài tinh thông mọi lĩnh vực, từ nội ngoại kinh điển đến thế học, y học và võ thuật. Đặc biệt, Ngài rất giỏi Hán học, Ngài thông làu hết các điển cố, thi văn, tứ thư ngũ kinh và còn là bậc thầy của Thư Pháp, Ngài viết thạo cả 4 thể loại: Chân; Thảo; Lệ; Triện. Bút tích của Ngài có thể sánh vai với các nhà bút thiếp lừng danh của Trung Quốc từ xưa đến nay. Ngài còn là Giáo sư đoàn của Phật học đường Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bình Định. Năm Canh Dần 1950, Ngài được cung thỉnh trụ trì chùa Bảo Sơn, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ. Tại đây, Ngài kiết thất tu hành, hóa độ đông đảo quần chúng. Năm Mậu Tuất 1958, Ngài được chư tôn đức cử làm Giám đốc Phật học đường thuộc Giáo hội Tăng Già Bình Định. Năm Quý Mão 1963, Ngài tham gia phong trào chống chính sách kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm và được mời vào Ban lãnh đạo Phật giáo Bình Định. Năm Ất Tỵ 1965, Ngài kế thừa TỔ ĐÌNH THẬP THÁP, Tổ đình dưới sự hướng dẫn của Ngài ngày càng thêm khởi sắc.và Ngài được Tăng Ni, Phật tử tín nhiệm suy cử làm Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Bình Định. Và từ đây đến cuối đời, Ngài là vị lãnh đạo đứng đầu của Phật giáo Bình Định, hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà chuyên tâm tu học. Năm Canh Tuất 1970, Ngài thành lập Phật học viện Phước Huệ chuyên khoa Trung đẳng Phật học tại Tổ đình Thập Tháp, do Ngài làm Giám viện. Tăng chúng các nơi trong và ngoài tỉnh tựu về tu học hơn 100 vị. Vào ngày mùng 5 tháng Chạp năm Ất Hợi, nhằm ngày 24 tháng 1 năm 1996, trụ thế 75 năm, với 55 Hạ lạp. Trước khi viên tịch, Ngài có chấp bút đề một bài kệ phú pháp để lại cho môn đồ đệ tử như sau : Pháp tánh bổn lai tịch Diệu dụng thỉ kiến công Ngã kim phú pháp nhữ Pháp pháp tự tánh trung. Trong suốt quảng đời hành đạo, Ngài đã có công khai sơn những ngôi chùa : Thừa Ân ở Pleiku, Viên Thông ở Tây Sơn-Bình Định; Bảo Hoa ở An Nhơn-Bình Định; Bảo Lâm, Bảo Quang, Bảo Giác ở Long Khánh-Đồng Nai. Ngài còn có công đào tạo ra nhiều bậc tăng tài xuất chúng, trong đó có HOÀ THƯỢNG THÍCH VIÊN LÝ - (Tiến Sĩ Triết Học Tôn Giáo Tại Trường University Of The West của Mỹ) - Hoà Thượng là một trong những vị đệ tử lớn của Ngài, HT Thích Viên Lý đã thành lập 2 ngôi chùa lớn Nhất tại miền Nam California, đó là Chùa Diệu Pháp và Chùa Điều Ngự - Ngoài ra HT Thích Viên Lý còn thành lập một ĐÀI TRUYỀN HÌNH PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN TẠI HẢI NGOẠI để phục vụ cho công cuộc hoằng pháp khắp nơi trên thế giới. Ngoài việc hoằng dương chánh pháp đào tạo tăng tài, Ngài còn là một thi nhân, một văn sĩ được nhiều người mến mộ. Thi pháp, liễn đối của Ngài hiện diện khắp nơi tại các tự viện trong và ngoài tỉnh. Các văn nhân, thi sĩ nổi danh đều tìm đến luận bàn văn chương thi phú với Ngài. Ngài còn để lại cho cuộc những tác phẩm : - Bách Thành Yên Thủy của Phật Quốc Thiền sư (dịch và tác thơ) - Thập Mục Ngưu Đồ Tụng (dịch và tác thơ) - Long Bích thi tập I và II - Kim Cang Nghĩa Mạch (dịch) - Kim Cang Trực Sớ (dịch) - Di Đà Giảng Thoại (dịch)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 2034)
Phật pháp tại thế gian thời kỳ mạt pháp xuất hiện nhiều dị giáo làm cho hành giả sơ tâm tu tập dễ vướng các chướng do không biện được chánh, tà. Bởi thiếu phân định nên dễ đi vào con đường thành kiến sai lầm khiến một đời nỗ lực tu tập nhưng cứ mãi lẫn quẩn trong vòng luân chuyển của khổ đau, sanh tử. Với xuất phát điểm nơi tâm hướng đến con đường giải thoát, hành giả tu tập cần nương nhờ vào đoàn thể Tăng già - là những người thừa tự pháp của Phật, chọn đúng đường hướng hầu mong thoát khỏi cái khổ trần thế, thoát khỏi sự thiêu đốt của nhà lửa đang bốc cháy hừng hực nơi Ta Bà uế trược.
12 Tháng Sáu 2023(Xem: 1720)
Đức Phật đã từng dạy, trong mỗi chúng sanh đều có Phật tính và đều là những vị lai Phật. Hy vọng rằng mùa Phật đản về cũng là lúc chúng ta trở về với Phật tính, lắng nghe Pháp âm trong chính mình, để mỗi thời khắc đều là Phật thị hiện và, mỗi tấc đất trong cõi Ta Bà này đều là y báo trang nghiêm của chư Phật Thế Tôn. Có như vậy chúng ta mới thật sự đón mừng một mùa Phật Đản với tất cả tâm thành và ý nghĩa.
12 Tháng Sáu 2023(Xem: 1473)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
29 Tháng Năm 2023(Xem: 3534)
Mùa Phật đản chính là lúc tất cả chúng ta nhớ nghĩ và cảm niệm ân đức cao dày của Đức Từ Phụ Thế Tôn, đồng thời cũng là lúc để quán chiếu tự tâm, phát huy thiện căn, hiển lộ Phật tính để an trú với “vị Phật” trong chính mình, mỗi người là một Pháp thân trang nghiêm pháp giới; nhất là giữa bối cảnh lịch sử có nhiều khủng hoảng, hận thù, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nhân hoạ… như ngày nay.