Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Hủy Bỏ Hệ Thống Đẳng Cấp

22 Tháng Tư 201819:37(Xem: 6242)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI HỦY BỎ HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP
(Văn Công Hưng dịch)


Trong một cuộc gặp với các du khách quốc tế hôm thứ Hai vừa qua, 16-4, Đức Dalai Lama đã nhắc đến hệ thống giai cấp của Ấn Độ đã tạo ra sự chia rẽ và nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng. Ngài đã nói rằng "đã đến lúc phải từ bỏ quan niệm cũ" và thêm rằng: "Đã đến lúc phải thừa nhận rằng hiến pháp Ấn Độ cho phép mọi công dân có quyền bình đẳng, do đó không có chỗ cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở đẳng cấp - tất cả chúng ta đều là anh chị em". 

blankTại cuộc họp đặc biệt, do Văn phòng của Đức Dalai Lama tổ chức, 500 du khách từ 68 quốc gia đã có cơ hội để đối thoại với vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tuổi ngoài 80. 

Ngài hoan nghênh lịch sử lâu dài của Ấn Độ về đạo đức thế tụctôn trọng tất cả các truyền thống tôn giáo. "Ấn Độ là quê hương của tất cả các truyền thống tôn giáo lớn của thế giới và cũng tôn trọng người không tín ngưỡng. Điều này thực sự tuyệt vời và là cái để tự hào", Đức Dalai Lama nói. Hệ thống đẳng cấp là sự lạc hậu duy nhất còn lại ở Ấn Độ, ngài lưu ý thêm rằng ngay cả Đức Phật cũng đã phản đối và hủy bỏ hệ thống phân chia đẳng cấp từ hơn 2.000 năm trước; điều được thể hiện trong Tăng đoàn của Ngài. 

"Về tinh thầncảm xúc, con người chúng ta đều giống nhau. Tất cả chúng ta đều cảm thấy tức giận và hận thù, thậm chí cả tôi nữa, nhưng tất cả chúng ta đều có tiềm năng nuôi dưỡng lòng bi mẫn, tha thứkhoan dung. Những cảm xúc phá hoại được dựa trên sự thiếu hiểu biết… những cảm xúc xây dựng như tình yêu và từ bi được hỗ trợ bởi lý trí, vì vậy chúng ta có thể sử dụng bộ não của mình để phát triển và củng cố chúng". 

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Dalai Lama lên tiếng chống lại hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ. Năm ngoái, ngài đã mô tả nó như là phong kiến, nói rằng "Cái gọi là hệ thống đẳng cấp không phải do Thượng đế tạo ra, không phải bởi bất kỳ nhà truyền giáo nào, mà bởi các hệ thống phong kiến. Các địa chủ đã tạo ra một tầng lớp thượng lưu và tầng lớp thấp hơn để khai thác người khác. Cuối cùng tầng lớp thấp hơn, về mặt tâm lý (đã bị làm suy yếu), làm theo những gì mà tầng lớp thượng lưu nói. Nhưng đây không phải là dân chủ … và đã lỗi thời". 

Trong cuộc họp hôm thứ Hai, Đức Dalai Lama nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chấp nhận sự đồng nhất của nhân loại trong thế giới liên kết của chúng ta. "Có trên 7 tỷ người trên hành tinh này. Không giống như động vật, con người chúng ta được trang bị với năng lực để suy nghĩ và giao tiếp. Chúng ta nên sử dụng năng lực này để nuôi dưỡng sự hòa hợp và hòa bình", ngài nhấn mạnh

"Nếu chúng ta cứ nghĩ về bản thân, thế giới sẽ trở nên rất cô đơn. Ví dụ, nếu tôi nghĩ về bản thân mình như Đức Dalai Lama và những người còn lại như những người khác, tôi sẽ rất cô đơn", ngài nói thêm. 

Người đoạt giải Nobel Hòa bình cũng bàn về các khái niệm phổ biến khác về bất bình đẳng. Nhớ lại chuyến thăm Nam Phi, ngài mô tả cách mà một người tranh cãi rằng có sự khác biệt giữa người da đen và da trắng. "Tôi đã nói với ông ta nhờ một chuyên gia về não và thực hiện một kiểm tra về sự khác biệt giữa bộ não của một người da trắng và da đen", Đức Dalai Lama nói, và thêm rằng Tạo Hóa không tạo ra sự khác biệt trong con người

Hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ được cho là có tuổi hơn 3.000 năm. Trong khi hiện tại đã bị cấm trong hiến pháp Ấn Độ, nhưng hệ thống này vẫn còn phổ biến về mặt văn hóa trong cả nước. Mặc dù phân biệt đối xử với các tầng lớp thấp hơn là bất hợp pháp, nhưng nạn phân biệt đối xử và bạo lực vẫn còn tồn tại

Một trong những nhóm người hầu như bị xua đuổi bởi hệ thống đẳng cấp là người Dalit. Để thoát khỏi sự phân biệt đối xử của xã hội dựa trên đẳng cấp truyền thống, nhiều người Dalit đã chuyển đổi sang đạo Phật, đã cho họ một cộng đồng mới, và một cảm giác tự tin mới và tự khẳng định giá trị của riêng mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4997)
Lúc 14h ngày 14/03/2014, các tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2, thành phố Sài Gòn. Tham dự buổi họp mặt có đại diện các tổ chức: Cựu tù nhân lương tâm, Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, Hội Dân oan Việt Nam.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4559)
Tính mạng của chúng tôi đang bị đe dọa nghiêm trọng vì những hành động nguy hiểm này tiếp diễn trong một thời gian ngắn chỉ có 10 ngày sau vụ tấn công bằng gạch đá vào nhà tôi (1/2/2014) và trước đó là ngày 31/12/2013 công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín – Hà Nội đánh tôi gãy xương ức vẫn chưa lành.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 5097)
BBT chúng tôi nhận đươc hai bài thơ Xuân của một Phật tử kính dâng lên chư tôn thiền đức với lời nhắn “Xin hoan hỷ nhận cho nỗi đau này”. Bằng tứ thơ bát cú đường luật nghiêm khắc, tác giả gởi vào đó nỗi niềm chua xót trào dâng. Chúng tôi không dám lạm bàn, xin gởi đến quý độc giả nguyên tác để chư vị thưởng lãm.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 8957)
Chúng tôi chưa bao giờ giữ một chức vụ nào trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình Định. Ngược lại, chúng tôi không chấp nhận Phật giáo trở thành một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng tôi nguyện sống với lý tưởng Phật giáo truyền thống.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 5895)
Xin ngưỡng mộ chư Tăng, dù bị lăng nhục, bị róc mía, chịu bị cách chức hay phải từ chức để giữ tấm lòng thanh tịnh, hầu được tinh tấn hoằng dương chánh pháp. Bằng “Nhẫn Nhục Ba La Mật”, chư Tăng đã đưa con thuyền GHPGVNTN vượt qua cảnh “củ đậu nấu đậu”. Thế mới biết, Chữ NGỘ trong đạo Phật không phải là ở phẩm trật mà ở “liễu tri”.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4773)
Đạo lực của qúi thầy sẽ tỏa sáng để hàng phật tử cư sĩ nương theo mà phát triển đạo hạnh, chấm dứt tà niệm và ác ngữ. Đó chính là chức năng cao cả của người tu sĩ Phật giáo.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4266)
Công an tên Điệp trả lời: ở đây chúng tao có luật riêng của chúng tao, không giống với những nơi khác, chúng tao sẵn sàng đánh chết chúng mày nếu cần và chúng mày cứ đi kiện, đây chúng tao có tên tuổi chức vụ và trụ sở làm việc hẳn hoi, chúng mày cứ kiện.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4147)
Chúng con thấy có nhiều người dùng xảo thuật công nghệ dựng lên thông tin rồi sử dụng email nặc danh phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn Internet. Điều này đã làm nhiễu loạn thông tin khiến nhiều Phật tử bị cuống vào vòng hý luận điên đảo thật đáng tiếc.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4246)
Tôi trình bày sự việc và mong mọi người lên tiếng để tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền ngõ hầu có thể bảo vệ cho gia đình tôi cũng như cho những người đấu tranh cho tự do, dân chủ trong bối cảnh sự đàn áp, đánh đập người dân và các nhà hoạt động ngày càng leo thang ở Việt Nam.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4248)
Giáo Hội hết việc tan nát này đến những đổ vỡ khác, việc nào cũng toàn là phi lý, cũng thật rất đáng trách. Một Giáo hội mà cách xử sự, giải quyết vấn đề nhỏ trong nội bộ còn thua một tổ chức ngoài đời, thậm chí còn tệ hơn cách giải quyết của một gia đình thì thử hỏi ai là người Phật tử mà lại không cảm thấy xấu xa, tủi hổ.