Tổng Thống Mỹ Tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma Tại Nhà Trắng

15 Tháng Sáu 201611:09(Xem: 6434)

TỔNG THỐNG MỸ TIẾP
ĐẠT LAI LẠT MA TẠI NHÀ TRẮNG
Bài: Thụy My | RFI Ảnh: White House

 

blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp TT Obama tại Nhà Trắng
(ảnh WH)

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 15/06/2016 tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng. Sự kiện này một lần nữa khiến Trung Quốc tức tối.

Cuộc hội đàm với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng vào lúc 10 giờ 15 (14 giờ 15 GMT) không diễn ra tại "Phòng Bầu dục", mà trong "Phòng Bản đồ" và không mời báo chí tham dự.

Tổng thống Barack Obama và đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần gặp gỡ. Hồi tháng 02/2014, Nhà Trắng đã thận trọng nhấn mạnh tiếp Đạt Lai Lạt Ma " với tư cách là lãnh tụ tinh thần và văn hóa được quốc tế tôn trọng ", hàm ý rằng không phải mời với tư cách lãnh tụ chính trị, và cũng không cho báo chí dự thính. Tuy vậy, ngay lập tức Bắc Kinh đã tố cáo đây là sự " can thiệp thô bạo " vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Tháng 03/2014, Đạt Lai Lạt Ma lại đến Washington, nơi ông giành được cảm tình của cả cánh hữu lẫn cánh tả, để đọc kinh cầu nguyện theo truyền thống Tây Tạng trước khi khai mạc một phiên họp của Thượng Viện. Trong cuộc gặp các nghị sĩ Mỹ, ông kêu gọi Washington bảo vệ dân chủ và tuyên bố : " Hoa Kỳ là quốc gia lãnh đạo thế giới tự do ".

Đầu năm 2015, cũng tại thủ đô Hoa Kỳ, tổng thống Obama đã long trọng vinh danh đức Đạt Lai Lạt Ma trong một bài diễn văn, gọi ông là " một người bạn ", cho dù không chính thức tiếp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng. Theo tổng thống Mỹ, Đạt Lai Lạt Ma là " một ví dụ mạnh mẽ về ý nghĩa của tình thương, là nguồn cảm hứng khuyến khích chúng ta nói nhiều hơn về tự do và phẩm giá của mọi con người ".

Dù chính thức không còn hoạt động chính trị, đức Đạt Lai Lạt Ma luôn kêu gọi tự trị cho Tây Tạng, chứ không đòi hỏi độc lập. Người dân Tây Tạng tố cáo Bắc Kinh đàn áp tín ngưỡng và văn hóa của họ, và bị bỏ ngoài lề trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1680)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2155)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1749)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 1859)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1178)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1155)