Ưu tư về hiện tình Giáo Hội PGVNTN

29 Tháng Bảy 201519:37(Xem: 4129)
HT. Thích Không Tánh (thứ 5 tính từ phải), HT. Thích Viên Định, Nhà dân chủ Nguyễn Đan Quế
HT. Thích Không Tánh (thứ 5 tính từ phải), HT. Thích Viên Định, Nhà
dân chủ Nguyễn Đan Quế

Mấy hôm nay tôi thực sự bàng hoàng vì quyết định của đức Tăng thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ ngưng chức nhị vị Hòa thượng Thích Viên Định -Viện trưởng Viện Hóa Đạo và Hòa thượng Thích Viên Lý chủ tịch văn phòng II Viện Hóa đạo tại Hoa kỳ, việc này dẫn đến sự từ nhiệm của chư vị Hòa thượng trong Hội đồng Lưỡng viện.

Là một Phật tử tôi không dám “can dự” vào chuyện của chư Tăng nhưng sự thất vọng thì không thể không nói ra vì tôi là một Phật tử nhưng cũng là một công dân của đất nước này và là một người đang đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền cho Việt nam  nên tôi nhận thấy quyết định của Ngài Tăng thống giải nhiệm nhị vị Hòa thượng của Viện hóa Đạo không đơn thuần chỉ là quyết định nội bộ của GH mà còn liên quan và ảnh hưởng xấu đến công cuộc đấu tranh để “giải trừ quốc nạn và pháp nạn” như chính lời Ngài đệ Ngũ Tăng thống từng nói.

Tôi không biết nhiều về Hòa thượng Thích Viên Lý- chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo tại Hoa Kỳ nên không có nhận xét gì, riêng Hòa thượng cựu Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định là Sư phụ của tôi nên tôi cố gắng tránh đưa ra những nhận xét dễ dẫn đến ngộ nhận, chỉ xin đưa ra ở đây một vài suy nghĩ với tư cách một người đã và đang đấu tranh đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt nam:

-  Hòa thượng Thích Viên Định là một cao tăng tận tâm vì Giáo hội PGVN thống nhất, tận lực vì tiền đồ của đất nước và dân tộc, người luôn ủng hộ và dấn thân cho công cuộc đấu tranh để dân chủ hóa VN.

Thời gian gần đây Hòa thượng Thích Viên Định đã đưa ra những Thông bạch về hiện tình đất nước với lời lẽ ôn hòa nhưng kiên định, trong những Thông bạch đó người ta không thể phủ nhận viễn kiến và bản lĩnh của Ngài. Ngài đòi nhà cầm quyền CSVN phải thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền cũng như có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và dân tộc trước dã tâm của bá quyền đại Hán.

Mới đây nhất Hòa thượng Thích Viên Định đã cho Hội phụ nữ nhân quyền Việt nam mượn chùa Giác Hoa của Ngài để tổ chức buổi họp mặt nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, đây là sự minh danh ủng hộ của Ngài dành cho một tổ chức dân sự mới hình thành và còn non trẻ . Ngài đã ủng hộ Hội phụ nữ nhân quyền 500 mỹ kim để làm quỹ hoạt động. Hòa thượng cựu Viện trưởng Viện Hóa Đạo còn sẵn sàng dành một chổ tại chùa Giác Hoa nếu Hội phụ nữ Nhân quyền cần giúp đỡ một văn phòng để làm việc. Nhiều người đã nhìn  thấy ở Ngài tầm vóc một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Giáo hội trong tương lai vì Ngài còn khá “trẻ” và khỏe mạnh với lập trường ủng hộ dân chủ mạnh mẽ và kiên định, đây là lý do khiến cho ai đó sợ hãi chăng ?

Trong hàng giáo phẩm lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất tại quốc nội hiện nay có những vị Hòa thượng mà bất cứ ai gặp gỡ cũng có ấn tượng rất tốt về phong thái cũng như đạo hạnh.

Tôi có thiện duyên được thân cận với quý Ngài nên có một vài lời giới thiệu.

- Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hạnh cựu Tổng thư ký Viện Tăng thống GHPGVNTN:

Ngài là một vị chân tu đạo hạnh và bản lãnh, tuy tuổi cao sức yếu nhưng Ngài vẫn giữ được thần thái tinh anh với dáng dấp đạo mạo, bất cứ ai gặp Ngài dù chỉ một lần đều lưu lại một ấn tượng tốt đẹp vì sự ân cần thương mến của Ngài toát ra qua từng lời nói, cử chỉ.

- Hòa thượng Thích Chí Thắng- cựu Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Kiến thiết, trụ trì chùa Phước Thành, thành phố Huế.

Ngài là một Hòa thượng vui vẽ năng động, có lập trường kiên định với Giáo hội và dân tộc, Ngài đã có những thành công nhất định trong việc đào tạo Tăng tài cho Giáo hội, tôi có dịp gặp và làm việc với Đại đức Thích Minh Nhiếp đệ tử của Ngài là một Tăng sĩ trẻ và tài năng.

- Hòa thượng Thích Chơn Niệm- cựu Tổng vụ trưởng Tổng vụ cư sĩ, trụ trì chùa Bảo Quang, thành phố Huế: là một Tăng sĩ hết lòng vì dân tộc và đạo pháp, luôn ưu tư về tiền đồ của dân tộc và Giáo hội, Ngài có những nhận định công tâm, xa rộng về hiện tình Giáo hội.  Ngài cũng quan tâm đến thời cuộc, nhưng ấn tượng đầu tiên với những ai gặp Ngài đó là sự niềm nỡ chu đáo, chư Tăng và Phật tử đi làm Phật sự mỗi lần đến tham vấn Ngài đều được khoản đãi những bữa cơm chay rất ngon. Là một vị Hòa thượng “trẻ” , kiên định và năng động trong tương lai sẽ là lương đống của Giáo Hội .

- Hòa thượng Thích Như Tấn: Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp:

Với nụ cười hiền lành, thái độ ân cần mà chúng ta hay nhìn thấy từ những vị chân tu. Hòa thượng là người điềm tỉnh nhưng thâm viễn. Phật tử nhìn thấy ở Ngài sự giản dị từ ái dành cho mọi người không phân biệt thân sơ. Ngài là người trải qua nhiều thử thách nhưng vẫn một lòng tận tụy phục vụ Giáo hội và luôn nhiệt tình ủng hộ cho tiến trình dân chủ hóa Việt nam để mang lại tự do và an lạc cho dân tộc nhiều khổ đau này.

- Hòa thượng Thích Không Tánh- cựu Tổng Vụ trưởng tổng vụ Từ thiện – xã hội:

Hòa thượng Thích Không Tánh là một người năng động, người dẫn đầu các đoàn cứu trợ của Giáo hội có mặt khắp nơi để mang đến chúng sinh đau khổ tấm lòng bi mẫn của Giáo hội.

Ngài rất nổi tiếng đối với mọi người ở trong cũng như ngoài nước nên tôi không nói gì thêm.

Với những nhân sự đầy tiềm năng như vậy ai cũng hy vọng Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất sẽ sớm phục hưng góp phần to lớn trong việc mang lại tự do dân chủ cho đất nước, mang lại thái hòa an lạc cho dân tộc. Nhưng với Giáo chỉ số 10 vừa qua và sự từ nhiệm đồng loạt của hàng giáo phẩm cao cấp nhất, Giáo hội ngày hôm nay đã hòan toàn tê liệt đã bị tan rã về tổ chức và tinh thần, có thể nói Giáo chỉ số 10 đã khai tử Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất, hệ lụy này chắc chắn Ngài đệ ngũ Tăng thống không thể không lường trước được !?.

Câu hỏi nhức nhối đặt ra ở đây là việc “khai tử” Giáo hội có lợi cho ai ?

Tất nhiên là có lợi cho Cộng sản vì CSVN đang rất sợ hãi uy tín ngày càng tăng cao của Giáo hội do những đóng góp to lớn cho đại cuộc, và CSVN cũng rất sợ hãi vì Giáo hội đang được sự lãnh đạo của Ngài cựu Viện trưởng Viện hóa Đạo Thích Viên Định và hàng giáo phẩm trung ương.

Ai cũng biết việc cách chức Hòa thượng Thích Viên Định và cũng là cách “khai tử” Giáo hội lần này chắc chắn có bàn tay đạo diễn của một “Siêu Tăng thống”  chỉ đạo, người đó là một phần tử  “phản chiến” từng chống lại Việt nam Cộng hòa trước đây.

Lịch sử của Giáo hội và dân tộc sẽ ghi lại biến cố này để một ngày nào đó khi Việt nam có tự do, thì công lý sẽ được thực hiện không loại trừ một ai.

Huỳnh ngọc Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2022(Xem: 2032)
08 Tháng Tám 2022(Xem: 2372)
Ngày lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa báo hiếu mà nó còn mang ý nghĩa tổng quát về mối liên hệ mật thiết giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Theo thông lệ, ngày lễ Vu Lan - Tự Tứ được tổ chức sau khi chư Tăng kết thúc mùa an cư kiết hạ với mục đích nương tựa vào sức mạnh thanh tịnh hòa hợp của Tăng Đoàn để nâng cao khả tính báo ân và dụng lực cứu khổ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 4118)
Sáng nay, ngày 19/07/2022 vào lúc 12 giờ trưa. Trong đạo tình linh sơn cốt nhục HT Thích Viên Lý-Chủ Tịch Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại đã quan lâm đến Chùa Việt Nam-Los Angeles để hộ niệm và cung tiễn nhục thân của Cố Hòa Thượng thượng Như hạ Minh. Kính ngưỡng nguyện Giác Linh Người Cao Đăng Phật Quốc, Hội Nhập Ta Bà Phân Thân Hoá Độ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 2858)
Vu lan là ngày đại lễ thiêng liêng của Phật giáo. Nhưng ngày nay, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ riêng của Phật giáo, mà do tính khế cơ, khế lý nên đã nghiễm nhiên trở thành ngày lễ truyền thống văn hóa, mang đậm tính nhân văn của nhiều dân tộc văn minh trên toàn thế giới. Nhất là dân tộc Việt Nam thân yêu, một dân tộc vốn có nếp sống tâm linh cao đẹp từ thuở cha ông chúng ta dựng cờ mở nước. Điều nầy, cho thấy ý nghĩa ngày lễ Vu lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh của dân tộc và nhân loại biết chừng nào!
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 5108)
Nhằm góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả mọi việc làm và ý nghĩ đều hướng đến thực dụng. Để giúp cho mọi người dễ dàng tiếp xúc với kho tàng giáo lý của Đức Phật, giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy trên cơ sở chánh tín.
01 Tháng Sáu 2022(Xem: 5997)
Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi đi từ nhiều kiếp quá khứ.
19 Tháng Năm 2022(Xem: 3526)
... Trong thời điểm thế giới có nhiều bất an, khổ đau và xáo trộn, những lời dạy của Đức Phật cầnđược tinh cần ứng dụng. Tất cả chúng ta nên xây dựng lòng nhẫn nhục, tình yêu thương, hiểu biết và sự hy sinh bản thân để lan tỏa niềm vui trên toàn thế giới. Đức Phật luôn dạy rằng, con người phải không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách. Chúng ta nên nắm tay nhau để cùng nhau bước ra khỏi cuộc sống dẫy đầy phiền não khổ đau này. Bất chấp những thách đố được xuất phát từ bất cứ đâu, với nội lực thanh tịnh tổng hợp, chúng ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên, trở lực...