Thông bạch Vu lan – 2557 của GHPGVNTN Thừa Thiên – Huế

28 Tháng Bảy 201519:22(Xem: 4331)
Chư Tăng họp tại chùa Linh Quang
Chư Tăng họp tại chùa Linh Quang
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

BAN ĐẠI DIỆN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO THỪA THIÊN – HUẾ


V/P : Chùa Phước Thành

Số 360 Phan Chu Trinh – Huế, ĐT : (054) 3821122

Phật lịch 2557

Số : 005/BĐD/TTH/TB


 THÔNG BẠCH

VỀ ĐẠI LỄ VU LAN PL : 2557

Kính gửi :
– Chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni.

– Trú trì các Tổ đình, Tu viện, Phật học viện, Tự viện, Tịnh thất, Tịnh xá.

– BHD/GĐPT, Huynh trưởng các cấp và các đơn vị GĐPT Thừa Thiên.

– Ban đại diện các Khuôn Giáo hội, Niệm Phật đường.

– Các Đạo tràng tu học và đồng bào Phật tử các giới.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn Đức,

Thưa toàn thể Phật tử các giới.

Mùa Vu lan về là dịp chư tôn đức Tăng già Việt Nam sắp hoàn mãn ba tháng tịnh tu An cư kiết hạ. Đạo nghiệp của hàng xuất gia thêm phần trang nghiêm Hạ lạp, hàng Phật tử tại gia có cơ duyên tài bồi phước quả. Mùa Vu lan về, cũng là dịp để chúng ta hồi hướng công đức đến Cửu huyền, Thất tổ, tưởng nhớ công lao của các bậc tiền bối hữu công, báo đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục sâu nặng của cha mẹ, đền bù xứng đáng thâm ân nuôi dạy lớn lao của Thầy tổ.

Để tiến hành trang nghiêm Đại lễ Vu lan năm nay, chúng tôi trân trọng kính gửi thông bạch đến chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử các giới về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức Lễ Tự tứ và Lễ Vu lan như sau :

I. Tại Giới trường Chùa Linh Quang – Huế.

Ngày 14 tháng 7 năm Quý Tỵ (20/8/2013)

- 05h30 : Cung thỉnh chư tôn Hòa thượng, chư Thượng Tọa, Đại đức Tăng quang lâm giảng đường chùa Linh Quang tham dự buổi họp Tăng, để cung thỉnh vị Chủ Pháp sự và các vị Ngũ Đức sư.

- 06h00 : Chư Tăng chính thức đi vào buổi họp.

- 06h30 : Chúng Bồ tát tại gia và chúng Thập thiện vân tập đông đủ về giới trường chùa Linh Quang để thính giới. (sau lễ thính giới, kính mời hai chúng ở lại cùng chư Tăng cử hành Đại lễ Vu lan).

- 07h00 : Chư Tăng cử hành lễ Tự tứ.

- 08h00 : Cử hành Đại lễ Vu lan (có chương trình riêng)

Để hồi hướng công đức đến các bậc cha mẹ nhiều đời, kính mong chư tôn đức và đồng bào Phật tử các giới, trong mùa Vu lan – PL :2557 này, tùy duyên phương tiện, hãy dành chút ít tịnh tài, tịnh vật, ân cần chia sẻ đến những người không may bị tật nguyền, nghèo khó, đang sống trong cảnh cơ hàn, thiếu thốn…(việc chia sẻ, phân phát, tùy mỗi cá nhân, mỗi đơn vị tự tổ chức, càng nhiều càng tốt). Được như thế, chúng ta không chỉ thể hiện thiết thực tinh thần Hiếu hạnh của người con Phật xuất gia, cũng như tại gia cư sĩ, mà còn nêu cao đức tính Từ bi vô lượng của chư Phật đối với muôn loài chúng sinh.

II. Tại các Địa phương.

Trong hai ngày 14 và 15 tháng 7 năm Quý Tỵ (20 – 21/8/2013).

Tùy hoàn cảnh thực tế, các Tu viện, Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, các Khuôn giáo hội, Niệm Phật đường tùy nghi tổ chức lễ Vu lan trong tinh thần Hiếu hạnh, trang nghiêm và trọng thể. Nên luân phiên tụng kinh Vu lan, cầu nguyện cho hương linh cha mẹ nhiều đời, thân bằng quyến thuộc sớm được siêu thoát.

Kính bạch chư tôn đức, Kính thưa liệt quý vị,

Để hàng Phật tử tại gia có thêm niềm tin vững chắc và hiểu rõ ý nghĩa về Đại lễ Vu lan, xin trân trọng nhắc lại : Vu lan, tiếng Phạn là Ullambana, Hán văn dịch là “Giải đảo huyền”. Có nghĩa là giải thoát cho nạn nhân khỏi tội hình bị treo ngược. Nỗi khổ bị treo ngược là quả báo cực kỳ thống khổ. Nỗi khổ nầy là do chính mình tạo tác lúc sinh tiền, như hành vi bất thiện, độc ác, bất công, phi nhân tính, cam tâm gieo rắc tai họa khổ đau cho con người, cho cộng đồng xã hội… Quả báo nầy, khi lâm chung phải đọa vào địa ngục, chịu liên hồi thống khổ. Tuy nhiên, sự thống khổ nầy có thể chuyển hóa được bằng tâm Từ bi, hỷ xả của đạo Phật. Sự chú tâm cầu nguyện rộng lớn của Đại Tăng, như đức Phật đã chỉ giáo cho Tôn giả Mục Kiền Liên, làm phương tiện cứu mẹ thoát khỏi địa ngục A – tỳ.

Kính bạch chư tôn đức, Kính thưa liệt quý vị,

Vu lan thắng hội là ngày hoan hỷ của chư Phật mười phương, ngày của hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia thành tâm tưởng niệm Bốn trọng ân. Chúng ta cũng không quên ân tổ quốc, một trong bốn trọng ân của người Phật tử, mà xem ra còn nặng gánh nhiều lần hơn, nhất là lúc Tổ quốc gặp nguy khốn, đứng trên bờ vực thẳm; họa xâm lăng của Bắc Kinh, dân tộc Việt Nam có nguy cơ trở thành dân nô lệ Đại Hán.

Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN trong một bản nhận định về sự đánh mất chủ quyền quốc gia trên đất liền và biển cả, qua bản tuyên bố chung Bắc Kinh – Hà Nội, ký kết ngày 26/6/2013, giữa Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang. Hòa thượng kêu gọi :

“Đứng trước tình trạng quy hàng và nô lệ Bắc phương của nước CHXHCNVN và đảng cộng sản Việt Nam, Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN kêu gọi chư Tăng Ni, không phân biệt Giáo hội nào, cùng Phật giáo đồ toàn quốc và hải ngoại, hãy kết liên thành sức mạnh với mọi thành phần dân tộc để đối phó với nguy cơ mất nước, và vãng hồi nhân quyền, dân chủ, làm động cơ cho sự phát triển để gìn giữ quê cha đất tổ. Trong sự an lạc, hòa ái, huynh đệ.”

Chúng tôi thấy đây cũng chính là trọng trách, là bổn phận thiêng liêng hàng đầu, đối với ân Tổ quốc, không những riêng người Phật tử Việt Nam, mà chung cho hết thảy con dân nước Việt. Không vì uy vũ, không vì sự phồn vinh giả tạo, mà đánh mất nghĩa vụ hộ quốc an dân, của giống nòi Âu Lạc.

Tất cả chúng ta hãy nhất tâm chú nguyện, hồi hướng công đức đã làm và đang làm đến Cửu huyền Thất tổ. Nguyện cho nền tảng Nhân thừa được thiết lập kiên cố, trật tự nhân luân được duy trì tốt đẹp, di sản tinh thần quý báu của tiền nhân được kế thừa bền vững và phát huy trong sáng.

Thành tâm cầu nguyện cho đất nước thanh bình thịnh trị, lãnh thổ thân yêu được vẹn toàn, không còn bị ngoại bang lâm le lần hồi xâm chiếm. Nhà cầm quyền tâm trí sáng suốt, năng động, bình tâm lãnh đạo đất nước, trên tinh thần tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chúng an cư lạc nghiệp, nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất truyền thống, được sinh hoạt bình thường, để niềm tín ngưỡng tâm linh cao đẹp hàng ngàn năm của dân tộc được kế thừa vẻ vang trong lịch sử.

Trân trọng kính thông bạch !

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.

Huế, ngày 03 tháng 8 năm 2013

Nay thông bạch

Chánh Đại Diện

GHPGVNTN Thừa Thiên Huế

(đã ấn, ký)

Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh


Nơi nhận :

– Như Trên.

– Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN “kính đệ trình”

– Hòa Thượng Viện Trưởng VHĐ “kính trình

– Lưu.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2022(Xem: 1867)
08 Tháng Tám 2022(Xem: 2193)
Ngày lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa báo hiếu mà nó còn mang ý nghĩa tổng quát về mối liên hệ mật thiết giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Theo thông lệ, ngày lễ Vu Lan - Tự Tứ được tổ chức sau khi chư Tăng kết thúc mùa an cư kiết hạ với mục đích nương tựa vào sức mạnh thanh tịnh hòa hợp của Tăng Đoàn để nâng cao khả tính báo ân và dụng lực cứu khổ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 4002)
Sáng nay, ngày 19/07/2022 vào lúc 12 giờ trưa. Trong đạo tình linh sơn cốt nhục HT Thích Viên Lý-Chủ Tịch Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại đã quan lâm đến Chùa Việt Nam-Los Angeles để hộ niệm và cung tiễn nhục thân của Cố Hòa Thượng thượng Như hạ Minh. Kính ngưỡng nguyện Giác Linh Người Cao Đăng Phật Quốc, Hội Nhập Ta Bà Phân Thân Hoá Độ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 2715)
Vu lan là ngày đại lễ thiêng liêng của Phật giáo. Nhưng ngày nay, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ riêng của Phật giáo, mà do tính khế cơ, khế lý nên đã nghiễm nhiên trở thành ngày lễ truyền thống văn hóa, mang đậm tính nhân văn của nhiều dân tộc văn minh trên toàn thế giới. Nhất là dân tộc Việt Nam thân yêu, một dân tộc vốn có nếp sống tâm linh cao đẹp từ thuở cha ông chúng ta dựng cờ mở nước. Điều nầy, cho thấy ý nghĩa ngày lễ Vu lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh của dân tộc và nhân loại biết chừng nào!
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 4902)
Nhằm góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả mọi việc làm và ý nghĩ đều hướng đến thực dụng. Để giúp cho mọi người dễ dàng tiếp xúc với kho tàng giáo lý của Đức Phật, giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy trên cơ sở chánh tín.
01 Tháng Sáu 2022(Xem: 5677)
Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi đi từ nhiều kiếp quá khứ.
19 Tháng Năm 2022(Xem: 3315)
... Trong thời điểm thế giới có nhiều bất an, khổ đau và xáo trộn, những lời dạy của Đức Phật cầnđược tinh cần ứng dụng. Tất cả chúng ta nên xây dựng lòng nhẫn nhục, tình yêu thương, hiểu biết và sự hy sinh bản thân để lan tỏa niềm vui trên toàn thế giới. Đức Phật luôn dạy rằng, con người phải không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách. Chúng ta nên nắm tay nhau để cùng nhau bước ra khỏi cuộc sống dẫy đầy phiền não khổ đau này. Bất chấp những thách đố được xuất phát từ bất cứ đâu, với nội lực thanh tịnh tổng hợp, chúng ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên, trở lực...