Chính sách mới của Liên Âu bảo vệ Tự do Tôn giáo trên thế giới

26 Tháng Bảy 201519:39(Xem: 5199)
Bên trái: Dấn biểu QHCA Dennis De Jong, giữa là Bà Veronique Arnault, bên phải cuối cùng la Dân biểu Peter Van Dalen (Photo Que Me)
Bên trái: Dấn biểu QHCA Dennis De Jong, giữa là Bà Veronique Arnault,
bên phải cuối cùng la Dân biểu Peter Van Dalen (Photo Que Me)
PARIS, ngày 11.07.2013 (QUÊ MẸ) – Trong cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại đại diện 27 quốc gia thuộc Liên Âu họp tại Luxembourg cuối tháng 6 vừa qua đã chính thức thông qua bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”.

Gọi tắt Đường hướng chỉ đạo là văn kiện quan trọng về chính sách đối ngoại trên hướng chiến lược của Liên Âu ở phạm vi Tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Công cụ dành cho các viên chức Liên Âu tại hơn một trăm Tòa Đại sứ Liên Âu trên thế giới nhằm bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo.

Đây cũng là công cụ mà nhân dân các nước bị đàn áp vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng có thể dựa vào để cầu cứu và yêu sách bảo vệ quyền tôn giáo cho chính họ.

Ba cơ cấu hợp tác soạn thảo Đường hướng chỉ đạo là : Nhóm hành động Đối ngoại của Liên Âu, các thành viên 27 quốc gia thuộc Quốc hội Châu Âu, với sự tham khảo Xã hội dân sự Diễn Đàn Châu Âu về Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo (EPRID).

Diễn Đàn Châu Âu về Bất Bao dung Tôn giáo là tổ chức Phi chính phủ bao gồm các tổ chức Thiên chúa giao, Tin Lành, Bahái và Phật giáo (Phật giáo do cơ sở Quê Mẹ đại diện và là một trong ba thành viên sáng lập) hình thành từ năm 2006 để thúc đẩy Liên Âu lưu tâm và có chính sách bảo vệ Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng toàn cầu.

Đường hướng chỉ đạo là công trình soạn thảo nhiều năm qua của “Diễn Đàn Châu Âu về Bất bao dung và Kỳ thị Tôn giáo” đệ trình Liên Âu vào tháng 3 năm 2010. Năm nay Đường hướng chỉ đạo được Liên Âu chấp nhận và chính thức thông qua.

Với Đường hướng chỉ đạo này, Liên Âu tái khẳng định quyết tâm thăng tiến và bảo vệ Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng mà bất cứ ai, bất cứ ở đâu đều được quyền thụ hưởng. Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng liên đới tương tục với các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, và bao gồm “các tín ngưỡng hữu thần, vô thần, cũng như quyền không theo bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào”. Đường hướng chỉ đạo cũng vạch ra những biện pháp chế tài khi một quốc gia đàn áp tôn giáo và tín ngưỡng.

“Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu” là văn kiện hợp pháp đối ngoại đầu tiên của Liên Âu trên phạm vi tôn giáo. Thăng tiến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không phải chỉ là nghĩa vụ tinh thần hay pháp lý, mà còn là sự chọn lựa chiến lược chính trị. Sự thông qua Đường hướng chỉ đạo là tín hiệu mạnh mẽ của Liên Âu đặt tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong những vấn đề ưu tiên.

Trả lời phỏng vấn của ký giả Ỷ Lan trên Đài Á châu Tự do hôm thứ bảy 6.7 vừa qua, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Peter Van Dalen, Chủ tịch Nhóm Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu nói rằng : “Trong khắp thế giới, nhiều sắc dân bị đàn áp vì tôn giáo hay tín ngưỡng họ. Nay chúng tôi có Đường hướng chỉ đạo, quần chúng các nước có thể tìm đến Tòa Đại sứ Liên Âu nói rằng “Xin hãy nghe chúng tôi, xin giúp chúng tôi bảo vệ và thăng tiến tôn giáo của chúng tôi, vì chúng tôi đang bị đàn áp !”

Dân biểu Dennis De Jong, Đồng Chủ tịch Nhóm Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu thì nhấn mạnh rằng : “Tự do tôn giáo rất phức tạp, nó biểu dương bằng những động thái khác nhau và vấn nạn cũng khác nhau tùy theo từng quốc gia. Với bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”, các nhà ngoại giao bó buộc phải học tập chính sách mới của Liên Âu trên vấn đề này, và họ phải ứng phó cho mọi hoàn cảnh. Bản Đường hướng chỉ đạo sẽ giúp soi sáng vào những vấn đề phức tạp để tìm ra giải pháp”.

Sau đây, xin mời bạn đọc theo dõi cuộc phỏng vấn của Đài Á châu Tự do tại Quốc hội Châu Âu về Chính sách mới của Liên Âu bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới.

Bên trái: Dấn biểu QHCA Dennis De Jong, giữa là Bà Veronique Arnault,
bên phải cuối cùng la Dân biểu Peter Van Dalen (Photo Que Me)

Đài Á châu Tự do phỏng vấn hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Peter Van Dalen và Dennis De Jong là hai vị Đồng Chủ tịch Nhóm Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu, và bà Véronique Arnault, Giám đốc Vụ Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Liên Âu :

Ỷ Lan : Xin chào ông Peter Van Dalen. Ông tuyên bố rằng hôm nay là Ngày Vui sướng, một ngày Kỷ niệm. Kỷ niệm gì vậy thưa ông ?

Peter Van Dalen : Tôi là Đồng Chủ tịch Nhóm Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu, nên đối với tôi là một Ngày Vui sướng, bởi vì Cộng đồng Châu Âu thuộc Bộ trưởng Ngoại giao thông qua bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”.

Đường hướng chỉ đạo là sự hợp tác soạn thảo của Quốc hội Châu Âu, Nhóm Hành động và Xã hội dân sự. Điều này có nghĩa là ở bất cứ quốc gia nào có đặt Tòa Đại sứ của Liên Âu, hiện chúng tôi có trên một trăm tòa Đại sứ trên toàn thế giới, thì nay các tòa Đại sứ này đều phải theo dõi quốc gia mà họ có nhiệm sở, xem tình hình có tự do tôn giáo hay không ? Quần chúng có bị đàn áp hay không ? Và như thế họ có những công cụ trong tay để nhân danh Liên Âu hành động chấm dứt sự đàn áp tôn giáo. Đây là một phần của sự vui sướng. Phần khác dành cho quần chúng tại các quốc gia.

Trong khắp thế giới, nhiều sắc dân bị đàn áp vì tôn giáo hay tín ngưỡng họ. Nay chúng tôi có Đường hướng chỉ đạo, quần chúng các nước có thể tìm đến Tòa Đại sứ Liên Âu nói rằng “Xin hãy nghe chúng tôi, xin giúp chúng tôi bảo vệ và thăng tiến tôn giáo của chúng tôi, vì chúng tôi đang bị đàn áp !”

Cho nên bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu” rất tốt và tiện lợi cho các Tòa Đại sứ Liên Âu cũng như cho quần chúng địa phương bị áp bức.

Ỷ Lan : Như ông nói đó, thì phải chăng những nạn nhân người Việt bị đàn áp tôn giáo có thể đến gõ cửa Tòa Đại sứ Liên Âu và yêu cầu cứu giúp ?

Peter Van Dalen : Đúng như vậy. Tôi biết một số người Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Việt Nam. Tôi từng nói chuyện với họ. Họ cho tôi biết là họ không được quyền biểu tỏ tín ngưỡng Thiên chúa giáo của họ. Nay thì họ đã có công cụ để tự bảo bệ mình. Họ chỉ việc đến gặp Phái đoàn Liên Âu tại Hà Nội để nói rằng : “Chúng tôi đang bị đàn áp. Chúng tôi không được tự do làm lễ khi không có mật vụ kiểm soát”. Và họ yêu cầu Tòa Đại sứ Liên Âu bảo vệ và giúp đỡ họ. Hẳn nhiên Tòa Đại sứ Liên Âu phải hậu thuẫn họ, vì đã có trong tay và phải áp dụng bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”.

Ỷ Lan : Thưa ông Dennis De Jong. Bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu” đối với ông mang ý nghĩa gì ?

Dennis De Jong : Kể từ nay, tất cả mọi Tòa Đại sứ Liên Âu sẽ nhận được chỉ thị minh bạch – chúng tôi gọi là Đường hướng chỉ đạo nhưng kỳ thực đây là chỉ thị – để giải quyết với những vi phạm tự do tôn giáo. Đây không phải là một cam kết tự nguyện, mà là nghĩa vụ, và các nhiệm sở sứ quán sẽ phải có những phúc trình về sự thực hiện bản Đường hướng. Điều này quan trọng vì một số các nhà ngoại giao thấy ra tầm quan trọng của tự do tôn giáo, cũng như những người khác quan tâm đến tự do ngôn luận hay các tự do khác. Rất quan trọng cho sự việc nhìn vào toàn cảnh.

Tự do tôn giáo rất phức tạp, nó biểu dương bằng những động thái khác nhau và vấn nạn cũng khác nhau tùy theo từng quốc gia. Với bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”, các nhà ngoại giao bó buộc phải học tập chính sách mới của Liên Âu trên vấn đề này, và họ phải ứng phó cho mọi hoàn cảnh. Bản Đường hướng chỉ đạo sẽ giúp soi sáng vào những vấn đề phức tạp để tìm ra giải pháp.

Ỷ Lan : Các tôn giáo tại Việt Nam đang đối diện với vấn đề đăng ký. Nhà cầm quyền bảo rằng đây là thể thức bảo vệ tự do tôn giáo. Ông nghĩ sao về vấn đề này ?

Dennis De Jong : Mọi người, mỗi cá thể, phải được quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Không một chính quyền nào được quyền hạn chế quyền này bằng luật lệ bắt đăng ký. Đây là quan điểm chính thức của Liên Âu.

Ỷ Lan : Còn bà Véronique Arnault, Giám đốc Vụ Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Liên Âu, cho biết ý kiến như sau :

Véronique Arnault : Tôi tin rằng đây là tín hiệu chính trị rõ ràng mà Liên Âu muốn tranh đấu chống sự đàn áp. Trước hết, là ưu tiên chống bạo động, để mọi người có thể biểu tỏ ý kiến họ, trên lĩnh vực tôn giáo hay không tôn giáo, là điều tối quan trọng.

Cũng là một tín hiệu mạnh mẽ rằng Châu Âu không chịu khép mình lại, mà phải thấy cho được tầm quan trọng của vấn đề.

Điều cũng quan trọng là bản Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu tham chiếu những tiêu chuẩn quốc tế, để không ai có thể phê phán rằng “Các ngài châu Âu chỉ muốn đem lại những quan điểm của các ngài mà thôi !”.

Đây cũng là nhận thức, bởi vì khi tổng kết quan hệ với một quốc gia, Liên Âu phải đánh giá trên lĩnh vực tự do ngôn luận, nhân quyền cũng như tự do tôn giáo. Như thế, qua cuộc đánh giá mà Liên Âu biết quốc gia nào cần hậu thuẫn, và lúc nào thì phải vạch mặt chỉ tên những vi phạm nhân quyền.

Hiển nhiên, chẳng có văn bản nào có thể giải quyết mọi sự. Nhưng điều quan trọng là 27 quốc gia Liên Âu đồng thanh chấp nhận Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu. Bây giờ đây là lúc chúng tôi bắt tay vào thực hiện xem có thể làm đến đâu.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Luxembourg
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4163)
Tôi là một Phật tử. Điều đầu tiên mà một phụ nữ như tôi có ấn tượng mạnh mẽ với Phật giáo chính là tính bình đẳng luôn được tìm thấy xuyên suốt trong giáo lý nhà Phật.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 3922)
Lúc 8 giờ 30 phút sáng, sáu an ninh cao cấp mặc thường phục đồng loạt xông vào chùa, yêu cầu làm việc với thầy trụ trì chùa Giác Hoa là Thượng tọa Thích Viên Kiên và cáo buộc rằng trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về chùa nếu chùa cho phép buổi họp mặt Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam được diễn ra.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4408)
Nếu Quốc hội thông qua các điều bổ sung trong bản dự thảo Hiến pháp, Hiến pháp mới không những củng cố sự kiểm soát và áp bức của Đảng Cộng sản, mà còn đẩy sâu vào những hạn chế tùy tiện không thể nào chấp nhận về các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4699)
Chúng tôi yêu cầu các quốc gia thành viên LHQ hãy thúc đẩy Việt Nam (a) sửa đổi Pháp lệnh tôn giáo năm 2004 về tôn giáo và tín ngưỡng để phủ hợp với điều 18 trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4889)
Hướng tâm về nhị vị Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang - Thích Quảng Độ, cùng chư tôn đức tănh ni Phật tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 4854)
Mục đích của nhà cầm quyền CSVN là ép đoàn cứu trợ phải phát quà từ thiện trong sân phường Hòa Hiệp để có cớ lu loa, tuyên truyền với đồng bào trong nước và hải ngoại rằng Giáo hội đã “tự nguyện” cùng chính quyền làm việc này nhằm triệt hạ uy tín của Giáo hội.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 5063)
Ngay sau cuộc họp với tổng thống Barack Obama tại tòa Bạch Ốc vào sáng 25/07/2013, buổi chiều cùng ngày Trương Tấn Sang chủ tịch nước Việt Nam Cộng Sản đọc một bài diễn văn ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studie – CSIS) trụ sở […]
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 7811)
Mùa Phật đản Phật lịch 2559 năm nay, chùa An Cư của chúng con vẫn còn nhiều chướng duyên, áp bức bởi một chính sách hà khắc của chính quyền nhằm cô lập chùa ra khỏi cộng đồng tín đồ. Tôi cực lực phản đối mạnh mẽ những việc làm trên của chính quyền phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, cũng như công an thuộc các phường, quận trên địa bàn thành phố có liên quan. Yêu cầu sớm chấm dứt tình trạng phi pháp này.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 7622)
Trân trọng kính cung thỉnh chư tôn Giáo phẩm, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng ni và đồng bào Phật tử các giới tại trú xứ Thừa Thiên-Huế, đúng 06 giờ sáng ngày Rằm tháng 4 năm Ất Mùi (01/6/2015), quang lâm Tổ Đình Quốc Ân để cử hành chính thức Đại lễ Phật Đản PL.2559
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 8555)
Công an cũng như Các ban ngành của Chính quyền Phường An Hải Bắc - Quận Sơn Trà -Thành phố Đà Nẵng đã sách nhiễu, khủng bố tín đồ đi Chùa dâng hương lễ Phật và cầu an trong dịp lễ đầu năm.