Tôi Là Một Cô Bé Phật Tử

03 Tháng Mười 201607:50(Xem: 5684)

TÔI LÀ MỘT CÔ BÉ PHẬT TỬ,
Nhưng Tôi Không Quan Tâm Đến Đạo Phật
 

Annie Battles | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(I’m Not Religious, But I Am A Little Buddhist - Annie Battles)

 

Tôi Là Một Cô Bé Phật TửTôi đã chính thức từ bỏ lớp học giáo-lý dành cho các học sinh ở nhà thờ. Gia đình tôi trước kia thường đi nhà thờ Tin Lành Trưởng Lão (Presbyterian church), tuy nhiên, sau khi tôi không nhận được thẻ Pokemon hối lộ hàng-tuần để tôi đi học lớp Giáo Lý Ngày Chủ Nhật, tôi đã rất nhiều lần la hét tranh đấu, rồi cuối cùng tôi đã bỏ lớp học nầy. Sau đó, hầu như gia đình tôi chỉ đi nhà thờ vô-thần (không tin có vị thần nào = church of bacon), và nói ra các lời chế-nhạo mỉa-mai (các tôn giáo khác), rồi gia đình tôi sau cùng đặt Chúa ở bên ngoài cửa. Người ngoại lệ trong gia đình tôi là bố tôi. Bố tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình Đạo Công Giáo. Trong cuộc đời của bố vào những năm về sau, khi bố trải qua một loạt các tình huống khó khăn, bố trở nên hiểu biết rõ hơn về các hoạt động trong tâm, rồi bố chuyển đổi sang Đạo Phật.

Khi tôi lớn lên, tôi nhìn thấy những giáo lý của Đạo Phật mà tôi đã thấm nhuần trong thời thơ ấu, càng ngày càng ảnh hưởng đến đường lối tôi suy nghĩ mỗi ngày. Cho đến bây giờ, tai tôi vẫn còn nghe rõ ràng những lời khuyên bảo (có hệ-thống) của bố tôi trong suốt thời gian tôi khôn lớn, mắt tôi vẫn còn trông thấy được hình ảnh bố mỗi buổi sáng ngồi thiền trong phòng khách, nhắc nhở tôi và em gái tôi tầm quan trọng lớn lao của sự thực hành thiền định. Ngay cả đến khi tôi mười-ba tuổi, tôi vẫn chưa nhận ra được niềm tin sâu xa của bố tôi. Đối với bố, thiền và thực hành thiền định là sự hiểu-biết trực tiếp; mặc dù tôi liên tục nhìn thấy bố thiền định, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao bố lại ngồi thiền. Thật là ngạc nhiên, khi nhìn thấy một người phương Tây áp dụng thiền (của Đạo Phật là tôn giáo phương Đông) trong cuộc sống hằng ngày của họ. Vì văn hóa của người phương Tây không dành thời gian cho sự thực hành thiền định, họ cảm thấy không cần thiết, và họ cũng không có tham-vọng tập trung tinh thần vào lãnh vực tâm linh.  

Mỗi buổi sáng hầu như chẳng bao giờ bố tôi quên, khi tôi thức dậy vào lúc 6:45 sáng, tôi biết rằng bố đã thiền định một tiếng đồng hồ (hoặc nhiều hơn thế nữa), rồi bố làm sẵn cho tôi một bát ngũ cốc ăn sáng, trước khi tôi đi học. Khi tôi còn trẻ hơn bây giờ, từ trong phòng của tôi, tôi sẽ lẻn vào phòng khách để dõi mắt xem bố ngồi thiền, lúc đó tôi đoán rằng tâm bố đang ở một nơi nào khác, vì thế bố sẽ không biết là tôi đang dựa lưng vào bức tường ở hành lang, ngang ngay phía trước tầm mắt của bố, tôi dõi mắt nhìn vào gương mặt bố để tìm ra dấu hiệu của sự sống, và qua sự chuyển động trong đôi mắt đang nhắm lại của bố. Rất nhiều lần, khi bố tôi biết tôi ở đó, bố hù dọa tôi bằng cách bố mở nhanh một mắt, rồi tôi luống cuống chạy như bay vào phòng, để tôi khỏi phải thừa nhận với bố là tôi đang làm gián điệp. Có những lần khác, bố tôi không thừa nhận tôi trong lúc bố đang thiền định, tuy nhiên, đôi khi trong lúc ăn sáng bố hỏi tại sao hôm nay tôi thức dậy sớm để ra xem bố thiền tập.

Bố tôi ngồi thiền trước một cái ghế nhỏ chiều cao 30 xăng-ti-mét (1 foot = 30 cm), mà em gái tôi đã làm khi em học lớp 2 về đóng bàn ghế, trên ghế có để một tấm bưu thiếp hình Đức Phật, một hòn đá pha-lê mầu tím, một cái hộp nhỏ tôi làm và sơn phết khi tôi còn bé tí, và một hòn đá nhỏ mầu xám. Những đồ vật nói trên rõ ràng có tầm quan trọng đối với bố tôi khi bố thiền định, nói cho đúng hơn không-phải là các món đồ vật nầy, mà là kỷ niệm từ các món đồ vật nầy quan trọng hơn đối với bố tôi. Thí dụ, trước đây vài năm vào kỳ nghỉ mùa đông, tôi từ trường đại học về thăm nhà, và trong lúc tôi đang buồn chán tôi đã thay thế tất cả mọi thứ trên chiếc ghế nhỏ bằng những món đồ chơi nhỏ (mà chúng tôi chưa vứt bỏ đi), thí dụ như một cái túi cao su chứa đầy không khí tạo ra tiếng ồn thô-lỗ khi có người ngồi lên nó (Whoopee cushion), thí dụ như một cái bánh wafer hình-nón ăn kem bằng-nhựa. Tôi để chúng trên ghế vì tôi quên khuấy đi mất, và vài tháng sau đó khi trở về nhà, tôi vẫn còn thấy những vật vứt-đi nầy nằm y nguyên trên chiếc bàn thiền (cái ghế) nhỏ của bố. Bố tôi đã thiền định trước mặt chúng trong thời gian gần một tháng trời! Tôi chẳng bao giờ hỏi bố tại sao bố giữ lại những đồ vật mà tôi đặt lên trên chiếc ghế, lúc sau nầy. Tôi tin tưởng rằng mỗi lần bố tôi nhìn vào cái bàn thờ (cái ghế), nơi đặt những đồ vật vứt-đi mà tôi còn giữ lại trong những năm trước đây, chúng gợi cho bố nhớ lại tính hài hước lạ lùng của tôi. Ông bà nội tôi có tính hài hước nầy, di truyền xuống qua bố tôi, rồi như một tấm gương tính hài hước nầy phản-chiếu xuống tâm ý tôi. Tính hài hước, là sự bình thường đối với các đoàn-thể thực hành Thiền định, và cũng thường xuyên có mặt trong gia đình tôi. Mỗi ngày, thực tập thiền định là một việc làm quan trọng đối với bố, tuy nhiên, bố chẳng bao giờ chú trọng đến hình thức của việc làm nầy. Bố tôi có thể đùa giỡn với tôi về hình thức của cái "bàn thờ" (cái ghế), và ngay sau đó bố ngồi thiền định trước cái "bàn thờ" nầy. Bố đã mang tiếng cười khúc khích về cái "bàn thờ" lạ lùng của tôi, vào sự thực tập thiền định của bố.

Lối sống Thiền, cùng các suy nghĩ Thiền của bố thấm từ từ, nhẹ nhàng đi vào đường-lối dạy con của bố. Khi tôi nổi giận, bố nhắc nhở tôi hít vào thật sâu, và tập trung vào hơi thở trong vòng mười giây. Lời khuyên nầy không giúp gì cho cơn giận điên khùng của tôi, tuy nhiên, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của lời khuyên nầy rõ ràng hơn, qua cái nhìn của Đạo Phật. Vào lúc tôi mười-ba tuổi, sau khi biết em gái tôi vừa lén lấy đôi vớ-da-quần (stockings) duy nhất của tôi đi chơi xa một tuần, tôi run rẩy lên cơn thịnh nộ, cho nên tôi chẳng còn đầu óc gì nghĩ tới lời nhắc nhở của bố về hít thở.

Tuy nhiên, khi bố nhắc tôi hãy hít thở, bố chỉ cho phép tôi nói chuyện mười giây sau đó. Tôi luôn luôn cảm thấy cay đắng, bực bội về sự im lặng bắt buộc nầy, tuy nhiên, mười giây đó là thời gian tuyệt vời và cần thiết để tôi nhận ra rằng tôi phải làm nguội bớt đi cơn giận dữ quá mức của tôi. Một trong những lời khuyên thường xuyên của bố trong thời gian tôi khôn lớn là: "Họ không làm-cho con cảm-thấy như thế, mà chính con làm-cho con cảm-thấy như thế," và điều nầy quả đúng là sự thật. Khi tôi làm cho tôi giận dữ, ngay đó tôi cảm thấy hậu quả đau đớn, và buồn rầu bởi vì cơn giận dữ của chính tôi. Không có ai trải nghiệm các cảm xúc tiêu cực nầy, ngoại trừ tôi. Một cách thong thả, tôi hít vào thật sâu, để làm giảm bớt đi nhịp đập ình ình của quả tim tôi, giúp cho huyết áp của tôi giảm bớt, và cũng làm giảm bớt đi cơn giận dữ vô độ của tôi. Bằng cách nầy, bố giúp cho tôi nhìn thấy trí-tuệ của Thiền Phật Giáo, giúp cho tôi tránh đi những hậu quả tiêu cực trước khi chúng thật-sự xảy ra.

Thực tập các khía cạnh của Thiền Phật Giáo không có nghĩa là chúng ta phải  suốt đời tu hành trong một tu viện, và chúng ta cũng không cần phải hiểu biết cách tu hành của Thiền Tông. Tất cả các bản chất tốt đẹp của Thiền tập, cùng với nhiều cách thực tập Thiền khác nhau và cường độ tập Thiền khác nhau, là những điều quan trọng thu hút bố tôi đến với Đạo Phật ngay từ phút đầu tiên. Và, đó cũng là những điều làm cho tôi quan tâm đến việc học hỏi Đạo Phật, rồi tôi áp dụng Thiền Định và sự tin tưởng về Thiền Tông vào cuộc sống hằng ngày của tôi.

Đôi khi chúng ta cần phải được nhắc nhở là chúng ta hãy thở đi, đây có phải là điều quan trọng nhất đối với chúng ta hay không? Hoặc là, chúng ta muốn bỏ ra một giờ đồng hồ, chỉ để chăm-chăm nhìn vào các vật kỷ niệm của những người mà chúng ta thương yêu, và nhắc nhớ lại những điều mà làm cho chúng ta vui thích?

Source-Nguồn:

http://www.huffingtonpost.com/annie-battles/im-not-religious-but-i-am_b_5526181.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5194)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10388)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4820)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6179)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 8949)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7294)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7479)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4736)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12781)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 4201)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực.