Thế Giới Tự Do

28 Tháng Năm 201613:30(Xem: 5962)

THẾ GIỚI TỰ DO 
Thích Châu Viên Chuyển Ngữ
từ cuốn sách  "Opening the Door of Your Heart" của Ajahn Brahm


tu doMột huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.

‘Chúng tôi phải thức dậy vào lúc bốn giờ mỗi sáng.’ thầy bắt đầu, ‘Nhiều khi trời rất lạnh bởi vì trong căn phòng nhỏ của chúng tôi không có lò sưởi. Một ngày chúng tôi chỉ ăn một bữa, tất cả thức ăn được trộn chung trong một cái bát. Vào buổi chiều và buổi tối chúng tôi không ăn gì thêm. Và dĩ nhiên là không có rượu bia và tình dục. Chúng tôi cũng không có Ti-vi, máy thu thanh hoặc là máy nghe nhạc. Chúng tôi không xem phim, và cũng không có thể chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc chăm chỉ và dành thời gian rảnh rỗi cho việc ngồi thiền để quán theo hơi thở của mình. Tối chúng tôi ngủ trên sàn nhà.’

Những tù nhân đã kinh ngạc về cuộc sống khắc khổ và thanh đạm của tu viện chúng tôi. Nếu so sánh với những gì thầy ấy kể thì trại giam an ninh cao của họ chẳng khác nào khách sạn năm sao. Một tù nhân vì quá cảm động và thương hại cho hoàn cảnh khó khăn của người bạn tu sĩ mới quen, anh ta đã quên mất nơi mình đang ở và nói: ‘Cuộc sống ở tu viện của thầy thật là khủng khiếp. Tại sao thầy không đến đây và ở cùng với chúng tôi?’

Căn phòng như vỡ tung trong tiếng cười. Tôi cũng không thể nhịn cười khi nghe thầy kể đến đoạn này. Lúc ấy tôi chiêm niệm thật sâu về những lời anh tù nhân đó nói.

Đúng là tu viện của chúng tôi khắc khổ hơn nhiều so với sự khắc nghiệt trong những trại giam đối với những người phạm tội, nhưng nhiều người đến tu viện chúng tôi một cách tự nguyện, và chúng tôi đều cảm thấy hạnh phúc khi ở đây. Trong khi rất nhiều người không hạnh phúc và rất muốn trốn thoát khỏi những trại giam với đầy đủ tiện nghi. Tại sao như vậy?

Đó là bởi vì, trong tu viện của chúng tôi, chúng tôi (được ví như những người tù nhân) muốn ở đó; còn trong nhà tù, những tù nhân không muốn ở đó. Điểm khác nhau là chỗ đó.

Bất cứ nơi đâu bạn không muốn ở, cho dù thoải mái như thế nào, đối với bạn đó là một nhà tù. Đó là ý nghĩa thực sự của từ ‘nhà tù’ - danh từ chỉ cho bất kỳ nơi nào mà bạn không muốn ở. Nếu như bạn đang làm một công việc mà bạn không hề mong muốn, lúc ấy bạn đang ở trong một nhà tù. Nếu như bạn đang trong một mối quan hệ mà bạn không thích, bạn cũng đang ở trong nhà tù. Nếu như bạn bệnh và thân thể đau đớn, điều mà bạn không mong muốn, đó cũng là ngục tù đối với bạn. Do đó, nhà tù là bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào mà không mong muốn.

Vậy làm cách nào để thoát khỏi hàng nhiều những ngục tù trong cuộc sống?

Rất dễ dàng. Bạn chỉ việc thay đổi nhận thức của bạn về hoàn cảnh mình đang ở hay đang đối mặt rằng bạn ‘muốn được ở đó!’ Ngay cả nhà tù nổi tiếng San Quentin[1], hay tu viện của tôi, một khi mà bạn muốn ở đó, nó không còn là nhà tù đối vối bạn. Bằng việc thay đổi nhận thức của bạn về công việc, các mối quan hệ hoặc là bệnh tật, và bằng cách chấp nhận hoàn cảnh hơn là chối bỏ nó, lúc đó bạn sẽ không còn cảm giác như mình đang ở trong tù. Khi bạn hài lòng với một nơi nào đó, ở đó bạn sẽ được tự do.

Tự do chính là sự bằng lòng với nơi mà bạn đang ở. Nó trở thành ngục tù khi bạn muốn ở một nơi khác. Chỉ có những người “ham ít biết đủ”, hay biết bằng lòng với những gì mình có thì mới có thể nếm được mùi vị của thế giới tự do. Sự tự do thực sự là tự do thoát khỏi lòng ham muốn; chừng nào còn ham muốn, khi ấy bạn chưa có tự do.


[1]San Quentin là nhà tù lâu đời nhất nước Mỹ. Nhà tù này được xây dựng từ năm 1882 với diện tích 275 mẫu Anh, nhìn ra phía bắc Vịnh San Francisco. Trong 160 năm tồn tại, San Quentin là nơi từng giam giữ nhiều tù nhân khét tiếng trong lịch sử nước Mỹ như những kẻ giết người hàng loạt Charles Manson, Sirhan Sirhan, kẻ ám sát Tổng thống Kennedy Sirhan Sirhan.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5148)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10294)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4754)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6125)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 8857)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6841)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7004)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4719)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12744)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 4170)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực.