Sự sống thiên nhiên

24 Tháng Mười Một 201508:59(Xem: 4606)
 

SỰ SỐNG THIÊN NHIÊN 
Tỉnh giác

   LỜI MỞ

       Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp.  Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...  

Muốn thấy được "XÁ LỢI SỐNG" của Như Lai, cần phải tháo gở, xuyên qua những lớp hào quang kiên cố nầy, tất phải va chạm.  Phải nhẹ tay, nhưng phải quyết liệt, quyết liệt, nhưng phải nhẹ tay... Thật khó thay!  

Đây chỉ là một ý kiến nhỏ, mong được quí Thầy, quí Sư Cô, quí Thiện tri thức , nhửng người “Hiếu tử” của Như Lai quan tâm, đóng góp, làm cho LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai được sáng tỏ 

 DUYÊN KHỞI

         Nhân duyên nào đã đưa người thiếu phụ, từ miền trung vào miền nam, đến giúp mẹ tôi, chăm sóc tôi từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành?.  Bà thường khẽ đọc bài kệ lúc ru tôi ngủ, cũng như lúc dẫn tôi dạo chơi quanh nhà, dù không hiểu bài kệ nói gì, nhưng qua năm, tháng, tôi cũng thuộc lòng.  

Đời lắm KHỔ là quả
Do TẬP nhân dính chấp
DIỆT tập nhân si mê
ĐẠO dứt “ngã” đời vui.

       Qua những năm dài chí tâm tìm học, đã bao lần cúi đầu cảm tạ ơn Đức Thế Tôn, qúy Thầy, qúy thiện tri thức, tôi đã thấm nhuần lời dạy cuả Như Lai, biết được xuất xứ và ý nghĩa cuả bài kệ.  Liên tưởng đến những đấng sinh thành, bà vú năm xưa, xin ghi nhận ân sâu.

         Nay ghi lại những nhận thức đả học hỏi, với tất cả lòng kính ngưỡng, thận trọng không làm lệch lạc giáo pháp Như Lai, mong có thể giúp ích phần nào cho những người hữu duyên, cho những ai muốn đi tìm, để đền ơn Đức Thế Tôn.  Sự Sống Thiên nhiên vi diệu, sự trình bày chỉ hạn hẹp trong lãnh vực thực tiển, theo khả năng thấy biết thô thiển, thực hành chưa thấu đáo.  Bài viết chỉ cốt ghi lại trung thực những nhận thức xuyên qua giáo pháp cùa Thế Tôn, không thêm thắc tưởng luận, không theo những quy tắc hành văn, ngôn ngử, văn cú vụng về, nếu có những sai sót lỗi lầm, đó là trách nhiệm của người biên khảo không đủ sáng suốt. 

Kính mong những người con Phật, quí vị cao minh thông cảm và vui lòng đóng góp, chỉnh đốn cho sự thấy biết “Lời dạy chân thực” của Như Lai được sáng tỏ, cho sự thực nghiệm lời dạy thực tế, đơn giản minh bạch của Như Lai không bị lệch lạc bởi những hào quang mê tín, thần thoại, mơ hồ, cho Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại an vui được hiển lộ…

Nếu có phần nào thích hợp, xin tùy nghi ứng dụng, vì lợi ích chung cho nhân loại và vạn vật, công đức nầy thuộc về Chư Thế Tôn, quý thầy, quý thiện tri thức và tất cả người, vật khắp Pháp giới.

*** 

Tuyệt vời Diệu Pháp thật cao sâu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

 Nay con nghe thấy, chuyên trì tụng

Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu

                                            Vua nước China

  *

Như Lai Diệu Pháp giản đơn, thực tiển

Ngay đây, bây giờ, nhân quả hiện tiền

Tinh cần nhận thức Sự Sống đồng nhất

Tỉnh thức cơn mê ngã chấp đảo điên

                                            Dân nước Việt

***   

I - ĐỜI & ĐẠO

* ĐỜI -

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường cá nhân vị kỷ.  Lúc lên 4 lên 5, đã được đưa vào trường, học tập phát triển khả năng 10 đến 20 năm, để xây dựng tương lai, thường chỉ quanh quẩn những mục tiêu:  Vật chất, tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền thế, tình cảm, mang tính cách cá nhân, vị kỹ.

       Mấy ai thỏa mãn được hoài bão của mình, người càng giàu sang, quyền thế, danh tiếng, càng nhiều lo âu gìn giữ, và rất đau khổ khi phải mất quyền thế, địa vị, danh tiếng, tài sản của họ.  Nhưng thiên nhiên biến dịch vô thường, đời sống ngắn ngủi, con người không giữ được gì, ngay cả sinh mệnh của mình.    

       Thiên nhiên vi diệu, khoa học ngày nay dù tiến bộ, vẫn chưa bao nhiêu và đang còn mãi đi tìm.  Chính trị và khoa học đem lại đời sống tiện nghi, trật tự, nhưng cũng có những tác dụng không hay, những bộ luật ngày càng phức tạp, đời sống con người thêm gò bó.  Sự tiến bộ khoa học kỷ thuật, có hấp lực kích thích lòng ham muốn, thôi thúc con người trau dồi kiến thức, để thích nghi với cuộc sống, nên ngày càng trở nên lệ thuộc, vội vã, và máy móc, hơn nửa con người còn lợi dụng những phát minh khoa học, để phạm tội và tàn sát nhau khủng khiếp hơn.  

       Đời sống vẫn luôn bất ổn, bất lực trước những bức xúc của cuộc đời, những biến dịch của thiên nhiên, con người đã tưởng ra đấng quyền năng, để cầu xin nương tựa, hay một cảnh giới bất sanh, bất diệt, bất biến mơ hồ, để an trú, để khuất lấp thực tại đang diễn biến bất như ý.  Những tưởng tượng mơ hồ, mê tín, bất công, trái với nhân duyên, trái với thiên nhiên, do bản ngã sợ hãi tưởng tượng, không giải quyết được vấn đề…

       Sự kiện trên đang tiếp diển, đến bao giờ nhân loại mới có được an vui hạnh phúc?  Bài toán không có đáp số, vì con người không giải quyết vấn đề ở chỗ then chốt căn bản, chỉ lo những việc không rồi!  Do sợ hãi, tưỡng tượng thần thoại, mê tín, cầu xin, nên không thấy, không nghe, không biết, không nhận ra Thực Tại đang là, Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang diển biến.

ĐẠO -

Đạo ở đây là Lẽ Thật Thiên Nhiên, là Sự Sống Thực Tại.  Gọi là Thật, là Thiên Nhiên, vì xưa như thế, hiện tiền đang là như thế, gọi là Sống, là Như, vì vạn vật thực tại đang hiện bày, đang diển biến như thế.  Nói chung, Đạo là nhận thức, thực nghiệm Sự Sống Thiên Nhiên Đồng nhất, Thực Tại hiện tiền đang là:

-Thể:  lặng lẽ, tùy duyên uyển chuyển.   

-Tánh:  tùy duyên biết, thấy, nghe.

-Dụng: tùy duyên biểu hiện, sắc tướng, âm thanh, tưởng, tư.

-Tướng: tùy duyên diển biến vô thường, là vạn vật, vũ trụ. 

Tánh, Thể, Tướng, Dụng, là Sự Sống Thực Tại Đồng Nhất, bất khả phân.  Nếu dính chấp Tướng Dụng, mê tưởng “tôi” là tự tách rời, nhận sinh tử, theo dòng nghiệp lực, phiền não, đau khổ.  Nếu riêng chấp Tánh Thể, bác bỏ Tướng, Dụng Thực Tại, là tự phân biệt, là mê tưởng, rơi vào cô độc, lặng lẽ vô dụng.  Riêng chấp một bên là không an toàn, cho nên Đạo và Đời vốn không hai, chỉ khác ở chỗ, có “mê lầm”, “dính chấp” hay không mà thành thiên lệch.

Sự Sống không ngoài hiện đời, chỉ ngay đây bây giờ, khéo nhận ra Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang bàng bạc, nơi thân tâm, nơi sinh hoạt hàng ngày, nơi vạn vật, trong mọi hoàn cảnh hiện tiền, đang là.

       Hai ngàn sáu trăm năm trước, một vị hoàng tử tên Siddhartha đã cảm nhận sự đau khổ trong cuộc sống, năm 29 tuổi, Ngài đã từ bỏ hoàng cung, tìm cách dứt khổ đau của con người.  Sáu năm khổ hạnh, theo nhiều pháp đến tuyệt đỉnh, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu.  Sau đó Ngài đến ngồi dưới cội bồ đề suốt 49 ngày, nhận thức 4 lẽ thật, 4 niệm xứ, 12 nhân duyên, Ngài tỉnh nhận Sự Sống Đồng Nhất, biết rõ nguyên nhân của phiền não, và phương cách để chấm dứt nguyên nhân khổ đau.  Dứt hết nguyên nhân của phiền não và đau khổ là đạt mục tiêu, là thành đạo, Sau đó, Ngài tùy duyên giảng dạy hơn 45 năm, giúp người vật lợi ích mấy ngàn năm nay và mãi mãi về sau.   

       Giáo pháp của Ngài “thực tế”, “minh bạch”, “đơn giản”, “phổ thông”, tựu trung dạy con người “tự lực” nhận thức Thực Tại vô thường, vô ngã, tỉnh thức buông bỏ Tham, Sân, Si, rũ sạch “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại hiện tiền, là “Sự Sống Đồng Nhất”, là vũ trụ đang diển biến theo nhân duyên.  Giáo pháp nói rỏ những khổ đau trong đời sống, không phải để làm con người sợ hãi, chối bỏ thực tại, mê tưởng thần thoại mơ hồ, mà để truy nguyên tận gốc rễ của khổ não.  

Nhận thức cái khổ chỉ do tư tưởng mê lầm tự đồng hoá “thân”, “tư tưởng” và những “cảm xúc”, cho là “tôi”.  “Mê tưởng tôi” ích kỹ, phân biệt, dính chấp, ngã mạn, tham sân, sợ hãi, mê tín, tạo nên nghiệp lực, và nhận chìm con người trong biển nghiệp, nhận rỏ như thế, ứng dụng những phương cách cần thiết, dứt mê lầm tham sân si là nguyên nhân khổ đau, sống tự tại, thanh an, tuỳ duyên làm sáng tỏ Sự sống Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diễn biến, là mục tiêu của giáo pháp Như lai. 

(1)- THAM : động cơ của lòng tham là “mê tưởng tôi” ích kỷ, muốn tồn tại, muốn chiếm hữu, muốn hưởng thụ, không biết đủ, không biết nhân quả.  Bất cứ ai còn ham muốn, chưa biết đủ, nhất định sẽ khổ não, nhẹ là thấy thiếu thốn, tủi thân, ganh tị, nặng thì lường gạt, trộm cướp v.v.

(2)- SÂN : do cái “tôi” ích kỷ, bị va chạm, bị cản trở.  Cơn thịnh nộ như ngọn lửa đốt cháy tâm can, khiến thân thể mệt nhọc, trí não hết sáng suốt, hành sự sai lầm.  Người sân hận, trước tự chuốc khổ, sau làm khổ những người xung quanh, bất cứ ai, dù ở địa vị hoàn cảnh nào, nếu còn nóng giận là mất sáng suốt, là tự phiền não, khổ đau.  

(3)- SI : là không tỉnh thức, mê lầm nhận thân duyên hợp, tư tưởng và cảm giác, tưởng là “tôi”, tự tách biệt khỏi Thiên Nhiên Đồng Nhất, mê tưởng chấp “tôi”, chấp “người”, khởi tham sân, nhận phiền não khổ đau, rồi sợ hãi khổ đau, “mê tưởng tôi” tưởng ra “đấng quyền năng” để dựa dẩm, cầu xin, tưởng ra một “Chân không” bất sinh, bất diệt, bất biến để an trú, để khuất lấp Thực Tại bất như ý, không nhận ra Lẻ Thật: Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang diển biến.

            (4)- TỈNH THỨC : không phải được đặc ân, ban cho từ một đấng nào.  Không phải chứng đắc qủa vị nầy nọ, có thần thông, hiển linh, biết qúa khứ vị lai, biết chữa bệnh…  Không phải được tiếp rước về cõi nào đó, do thờ lạy, gọi tên, cầu xin, cũng không phải thủ đắc một “chủ thể”, một “Pháp thân”, tưởng tượng thường hằng bất biến, thuở ban đầu trong quá khứ.  Phật dạy tất cả pháp đều vô thường, vô ngã.

Tỉnh thức là trực nhận thân tâm và vạn vật trong vũ trụ, là những thành phần cuả Thực Tại hiện tiền, Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang diển biến tuyệt vời theo nhân duyên.   Tỉnh thức là dứt dính chấp, dứt nguyên nhân của khổ đau, sinh tử là “mê tưởng tôi”, đả tự tách biệt với Thiên Nhiên Đồng Nhất.  Tỉnh thức là tự tại, trước mọi vấn đề của cuộc sống, hòa thuận cùng moị người làm an vui, lợi ích cho đời.

       Chỉ Tỉnh thức dứt mê lầm, cảm nhận Sự Sống đồng nhất, đang diển biến, không dính chấp thân tâm, không bấu víu pháp vô thường, không mê tưởng, truy tìm một cái gì khác, mới có thể hy vọng dứt Si, thoát khỏi gông cùm của bản ngã Tham Sân.  Không nhận ra điều nầy, con người rất dễ đi đến mê tín, cuồng tín, tưởng luận thần thoại mơ hồ, do cái “tôi” ngạo mạn, ích kỷ, để củng cố và phụng sự chính nó, đưa đến những việc thật đáng tiếc, lịch sữ xưa nay chứng tỏ điều này. 

Sự Sống Thiên Nhiên hàm dung Tánh, Thể, Tướng, Dụng, bất khả phân, là vũ trụ bao la hiện tiền, theo nhân duyên liên tục đổi mới, diễn biến sống động tuyệt vời, không có chổ khởi đầu, cũng không có chổ dứt, tùy nghi được gọi là Thực Tại, Đang là, Như Lai v.v…  Con người do mê tưởng tự tách rời, tự nhận mình là thực thể cá biệt, rồi dính chấp những hiện tướng, quên mất Sự Sống Đồng Nhất, nên bị cuốn hút trong phiền não, mê lầm sinh tử, khổ đau. 

Ví như Nguồn Ẩm bàng bạc trong vũ trụ:

- Thể trong lặng, tùy duyên uyển chuyển.

- Tánh dính, ướt.

- Dụng tùy duyên biểu hiện.

- Tướng diển biến vô thường.  Chỗ thật lạnh là thể đặc, tướng băng đá, chổ ấm là thể lỏng, tướng nước, theo triền là suối, thác, nơi trủng là sông, hồ, ra khơi là biển, gặp gió là sóng, dập vào bờ là bọt, chổ nóng là thể khí, tướng hơi, nơi thấp là sương, lên cao là mây, gặp lạnh rơi xuống là mưa, tuyết.  Tất cả danh, tướng hoàn toàn khác nhau, nhưng tất cả là Nguồn Ẩm tuỳ duyên, biễu hiện hình tướng, danh tự như thế… 

         Tất cả là Nguồn Ẩm, không thể tách rời.  Ngoài Nguồn Ẩm không có Tánh Thể trong lặng, dinh ướt, không có Tướng Dụng là tuyết, mây, sóng bọt hiện tiền.  Nếu riêng chấp Tánh Thể là tự phân biệt là tự cô độc lặng lẻ, vô dụng, nếu dính chấp một chiếc bọt, là tự tách rời, liền thấy có những bọt hay những hình tướng khác cao thấp, trong đục, đẹp xấu, sinh ưa ghét, ham muốn, chen lấn, vở tan, rồi theo sóng gió tái lập, vở tan, quên mất tất cả chỉ là Nguồn Ẩm trùm khắp, tùy duyên diển biến.

         Tự biết tất cả chỉ là Nguồn Ẩm, thì không tự cô độc lặng lẻ, không hợm hĩnh khi là mây trên cao, hay buồn tủi lúc ở vũng lầy, không tranh với những bọt chung quanh, không lo sợ còn, mất, cái thân bọt bé bỏng.  Do duyên, nước nổi bọt, hết duyên bọt là nước, là Nguồn Ẩm diển biến mọi sự kiện, mọi hình tướng, không có gì là phiền não, đau khổ, lo sợ. Những thay đổi từ thể đặc sang thể lỏng, thể lỏng thành thể khí, băng tuyết, mây mưa, đến sóng bọt, tất cả chỉ là Nguồn Ẩm tùy duyên có danh tướng khác nhau, nhưng Nguồn Ẩm nguyên trạng vốn như như:  Vẫn tuyết mây, suối thác, sông hồ; vẫn đại dương; vẫn trong lặng, nhân chi là vậy, duyên đâu là đó, tự tại vô ngại, đâu đâu cũng là Nguồn Ẩm đồng nhất.

         Thân tâm con người và vạn vật, từ nhỏ nhiệm đến vĩ đại khắp vũ trụ đang diễn biến, chỉ là sự kết hợp của 4 yếu tố: Đất, Nước, Lửa, Gió, là hiện tướng Sự Sống Đồng Nhất.  Sinh, gìà, bệnh, chết, tất cả hoàn cảnh thuận nghịch, như hoàn toàn riêng biệt, khác nhau, nhưng Sự Sống nguyên trạng vốn như như: vẫn người, thú, động vật, thực vật, núi, sông, trăng, sao, là vũ trụ tùy duyên, diễn biến vô thường, nhân chi quả vậy, duyên đâu là đó, tự tại vô ngại, đâu đâu cũng là Sự Sống Thiên nhiên Đồng Nhất đang hiện bày . 

         Điều này khó nghe, khó nhận, nhưng thực tế, người buông bỏ “mê tưởng tôi”, thì ngay đây rõ ràng Thực Tại Hiện Tiền, Sự Sống Đồng Nhất đầy đủ Tánh, Thể, Tướng, Dụng, Lẽ Thật đang là, theo nhân duyên phổ hiện đủ cảnh giới, liên tục đổi mới, sống động tuyệt vời.

         Nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nếu ”Ý”(tư tưởng), dính chấp hình tướng, âm thanh, mùi, vị, cảm xúc; khởi phân biệt, tham sân, là rời bỏ, quên mất Sự Sống Đồng Nhất, là bỏ gốc theo ngọn, thì trùng trùng phiền não đau khổ.  Trái lại, ngay lúc gặp duyên đối cảnh, tỉnh thức, chánh niệm chẳng để “ý” dính nhiểm hiện tướng, khởi tham sân, nhận rõ thân, thọ cãm, tư tưởng và vạn vật chỉ là những sự kiện, hiện tượng của Thiên nhiên đang theo nhân duyên diễn biến, vô thường, không có gì là riêng lẻ, không có gì là “tôi”, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, Sự Sống Đồng Nhất, thanh an, tự tại .

         Nhận thức do đủ duyên Đất, Nước, Lửa, Gió tụ tán, có-không đắp đổi, gọi là Sự Sống, có Tánh, Thể, Tướng, Dụng bất khả phân, rời Sự Sống không có Tánh, Thể, Tướng, Dụng, ngược lại rời Tánh, Thể, Tướng, Dụng cũng không có Sự Sống.  Tỉnh thức, dứt “mê tưởng tôi”, còn lại là Sự Sống Thiên Nhiên sinh động, đang diễn biến, trong giây phút nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, xích xiềng nghiệp lực tan rã, biển luyến ái khô cạn, lửa sân hận nguội lạnh, ma phiền não lánh xa, vì nghiệp lực, luyến ái, sân hận, sinh tử, thiên đàng, địa ngục, tất cả chỉ là sản phẩm của “mê tưởng tôi” mà thôi.

         “Mê tưởng tôi” thâm căn cố đế, kiên cố, biến đổi thiên hình vạn trạng, khó nhận, khó biết, muốn hiện hữu, muốn tồn tại, luôn trổi dậy, len lỏi nhập cuộc bằng đủ mọi nhãn hiệu như:  Danh vị, quyền thế, kiến thức, lý tưởng, đảng phái, giáo hội, tông thừa v.v.  Do tham sân, nghiệp chướng, con người không làm chủ được tư tưởng, bị đồng hóa bởi kiến thức, đưa đến khổ não, rồi sợ hãi khổ đau, sinh mê tín thần thoại, tưởng luận mê lầm, quên mất Sự Sống Đồng Nhất.  Xưa nay, nhiều người học đạo bị mê tưởng đạo diễn, theo những Phương tiện mê tín, lý luận mơ hồ, chỉ nuôi lớn, phụng sự và củng cố cái “mê tưởng” nầy, người bỏ được “mê tưởng tôi”, thật hiếm hoi.

       Chừng nào còn tự thấy “tôi” riêng lẽ, nhận lấy một “linh hồn”, một ”thần thức”, còn tham sân, phản ứng, bồn chồn, muốn an ổn, muốn đạt đến một quả vị, một cảnh giới gì đó, chừng đó đã  “ăn trái cấm” tự tách biệt khỏi Sự Sống Đồng Nhất, đã tự đồng hóa với “thân”, “cãm thọ” và “tư tưởng” là “mê tưởng tôi”.  Chừng đó dù có tin tưởng, thờ lạy, cầu xin, có thấy cảnh giới gì, được rước về cảnh giới nào, thấy “không vô biên xứ”, thấy ta không phải là…ta là…v.v. cái ‘Ta’ bây giờ kín đáo, vửng chắc và quan trong hơn, tất cả chỉ là phóng hiện, của mê tưởng “tôi” mà thôi.  

Như Lai đã từ bi dạy “4 Đế”, hướng dẫn từng bước: nhận thức nguyên nhân và phương cách để dứt nguyên nhân của khổ đau là: “mê tưởng tôi”.  Tỉnh thức nhận diện “mê tưởng tôi” qua 4 xứ ‘thân’, ‘thọ’, ‘tâm’, ‘pháp’, và những chiêu bài, danh, tướng thật hấp dẫn của nó, nhận thức rõ, nếu dính chấp thân, cãm thọ, dính chấp tâm (tưởng, hành, thức) hay dính chấp nơi pháp (hoàn cảnh, sự vật) liền ưu tư, sợ hãi, đau khổ.         Cũng ngay nơi thân, cãm thọ, tâm, pháp, nếu buông bỏ dính chấp, buông bỏ “mê tưởng tôi”, ngay đó là Thực Tại Hiện Tiền, Sự Sống Thiên nhiên Đồng Nhất đang hiện bày thanh an, tự tại là dứt khổ, là giải thoát.  

Lịch sữ ghi nhận, ngay sau khi Như Lai nhập diệt, hơn 500 đệ tử từng sát cánh bên Ngài, đã họp đaị hội để kết tập những gì Như Lai chỉ dạy.  Những đệ tử nhắc lại và thảo luận cẩn thận, từng lời, do nhân duyên gì, Như Lai dạy ai, điều gì, ở đâu, lúc nào, không để sai sót, dưới sự chứng minh của toàn thể tăng đoàn.  Đại hội kết tập lần 2 và lần 3 cũng diển ra như thế, những điều kết tập sau 200 năm, được ghi lại làm thành tạng kinh Nikaya.  Đây là bộ kinh đầu tiên trong lịch sữ Phật giáo, là bộ kinh đáng tin nhất (Ngài Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt, không qua bản dịch A hàm tiếng China đã có sửa đổi)

         Tuy Nhiên bộ Nikaya được đúc kết hơn 200 năm sau, qua lần kết tập 2 và 3 đả có nhiều thay đổi, nên xác xuất không phải 100%, đây là nguyên nhân phân phái trong tăng đoàn.  Huống là hơn 600, 700, 800…1000 năm sau, có những luận sư, với tư cách “Cá Nhân”, đã copy, phóng tác lời dạy của Như Lai, viết những pho sách gọi là “Đại thừa”, tự xưng “Đại Thừa”, cho những ai theo lời dạy nguyên thủy của Như Lai là “tiểu thừa”, là “tiêu nha bại chủng” ?!

         Pháp của Như Lai là duy nhất, với 3 tiêu chuẩn, 3 Pháp ấn và 5 đặc tính:

(1)- 3 TIÊU CHUẨN

-Hiển bày Nhân quả, định luật công bằng thiên nhiên.

-Hiển bày nguyên nhân của khổ đau là “dính chấp”, là “mê tưởng tôi”.

-Hiển bày phương cách để dứt “mê tưởng tôi”

(2)- 3 PHÁP ẤN

-VÔ THƯỜNG : Khẳng định Thực Tại Hiện Tiền, vũ trụ, vạn vật duyên sinh nên diển biến sống động.

-KHỔ : Khẳng định dính chấp vô thường liền ưu tư, sợ hãi, khổ đau.

-VÔ NGÃ : Do duyên, Đất, Nước, Gió, Lửa tụ, tán liền có Sự Sống Đồng Nhất, Tánh, Thể, Tướng, Dụng bất khả phân, không có chủ thể.

(3)- 5 ĐẶC TÍNH

- THỰC TẾ:  Chỉ rỏ nguyên nhân cùa khổ đau và phương cách dứt đau khổ trong cuộc sống thực tại đang diển biến.

        - RÕ RÀNG :  chì nói những gì đúng theo “Nhân-Duyên-Quả”, không tưởng tượng thần thoại mơ hồ, bí mật, mê tín.

            - TỰ LỰC :  Vạn vật là thành phần của Sự Sống Đồng Nhất, nên bình đẵng, tuỳ nhân duyên liên hệ, nhân nào quả đó, mổi thành phần, cá nhân, tự trách nhiệm về nghiệp của mình, đây là công bằng thiên nhiên, không cầu xin, dựa dẩm, không ai có thể tráo đổi, bẻ cong luật công bằng thiên nhiên. 

        - ĐƠN GIẢN: Chỉ cần ‘tinh cần’, ‘tỉnh thức’, ‘chánh niệm’ nhận thức nơi Thân, Thọ, Tâm, Pháp để thấy tất cả vận hành theo Nhân Duyên, vô thường, vô ngã, tự kinh nghiệm, dính chấp là khổ, tự buông bỏ dính chấp, dứt ‘mê tưởng tôi”

        - PHỔ THÔNG : Không luận chủng tộc, giai cấp, bất cứ ai, ở đâu, lúc nào, ứng dụng thực hành 4 lẽ thật: ‘khổ’ ‘tập’ ‘diệt’ ‘đạo’ đều được an vui.

Vấn đề là mê tín, tưởng luận, ngã mạn, nên có lớn nhỏ.  Tùy phong hóa nhân sinh, copy, phóng tác, khai triển lời dạy của Như Lai cũng tốt, nhưng phải nhận trách nhiệm về sự phóng tác, không thể mạo danh Thế Tôn.  Đã không dám nhận trách nhiệm về sự phóng tác lệch lạc, tự mình lầm lẫn, lại viết là “Phật thuyết…”, làm cho người sau mê lầm, lại tự cao, tự đại thật không nên!. 

         Nhận thức tư tưởng là diệu dụng, để lợi ích cho Sự Sống, tư tưởng rất linh hoạt, nhưng do mê lầm, tư tưởng thành phản chức năng, tự đồng hoá “tư tưởng”, “thân duyên hợp” và “những cãm thọ” cho là “tôi”.  “Mê tưởng tôi” tự phân biệt, tách rời Sự Sống Đồng Nhất, dính chấp sắc tướng, âm thanh, khởi ưa, ghét, rồi cảm xúc và tư tưởng khuếch đại lẫn nhau nhận chìm cái “tôi” theo làn sóng nghiệp phiền não, khổ đau.  “Mê tưởng tôi” sợ khổ đau, đã tưởng ra những đấng quyền năng, có thể đưa con người đến cảnh giới an lạc, xem Sự Sống Thực Tại đang diển biến là “huyễn”, là không thật, cho thực tướng các pháp là ”không”, truy tìm “Chân Không” bất sinh, bất diệt, bất biến, để an trú, hầu trốn tránh Sự Sống Thực Tại bất như ý, khổ đau.

Biết như huyễn không phải là dứt dính chấp như huyễn, dù giử được tư tưởng không dính chấp nơi 6 căn, cũng không thể dứt luân hồi sinh tử khổ đau, vì cổi gốc luân hồi sinh tử không phải do 6 căn… 6 căn chỉ là tòng phạm, “mê tưởng tôi” mới là chính phạm.  Biết như huyển, thấy “Chân Không vô biên xứ”, an tịnh 6 căn là “hoá thành”, là phóng hiện của “mê tưởng tôi, cần phải vượt qua.  Chừng nào cái “mê tưởng tôi” thâm căn cố đế vẫn còn đó, nguyên nhân của vấn đề vẫn còn đó, thì không có gì an toàn.

“Mê tưởng tôi” kiên cố, muốn hiện hữu, muốn tồn tại, tham sân nghiệp chướng sâu dầy, nên muốn dứt mê lầm, thoát khỏi sự điều khiển của “mê tưởng tôi” không đơn giản.  Không thể cho vô thường là khổ, loại bỏ Tướng Dụng, từ chối thực tại, không thể riêng chấp Tánh Thể, mê tưởng một cảnh giới bất sinh bất diệt, bất biến mơ hồ, không thể mê tưởng một chủ thể hay những đấng quyền năng, để cầu xin nương tựa, cũng không thể tưởng “mê tưởng tôi” là “không”, là an ổn, là cứu cánh, vì mê tưởng không thể dứt được mê tưởng, những tưởng luận thần thoại, thần chú mơ hồ cũng không thể giải quyết được vấn đề.  Tất cả chỉ là những phóng hiện của “mê tưởng tôi” để đánh lạc hướng, để nuôi lớn, phụng sự và cũng cố chính nó.

Quan điểm là làm sao để tự tại, không bị “mê tưởng tôi” và “của tôi” đồng hóa và chủ động, nói rỏ hơn là phải rũ sạch “mê tưởng tôi”.  Đây là yếu chỉ của bài pháp 4 Diệu Đế:  Khổ-Tập-Diệt-Đạo, mà “mê tưởng tôi” rất sợ và muốn loại bỏ.  

Muốn dứt “mê tưởng tôi”, không đơn giản, Như Lai qua 6 năm khổ hạnh, dù đã đạt tuyệt đỉnh: “dứt cảm thọ”, ”dứt tư tưởng”, “không vô biên”, “thức vô biên”, “Tưởng, phi tưởng”, “Diệt tận định”, vẫn không dứt được phiền não.  Đây là thực tế, dù quán tưởng dứt hết tòng phạm, nhưng chánh phạm còn nguyên, phải ứng dụng 4 Diệu Đế: Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 12 Nhân duyên, qua “4 xứ” thân, thọ, tâm, pháp, mới có thể buông bỏ dính chấp, rủ sạch “mê tưởng tôi”, không còn sinh lại cái “mê tưởng tôi” là giải thoát luân hồi sinh tử, là niết bàn.  Đây là 6 năm kinh nghiệm thực tế vô giá của Như Lai đả trải qua và để lại cho hậu thế.

Sự Sống Thiên Nhiên, Thực Tại hiện tiền, vạn vật, đang vận hành theo nhân duyên, diển biến vô thường, bước đầu Như Lai dạy:  Xa lánh việc ác, gieo nhân lành, giử tâm ý trong sạch, lợi ích người vật, để Sự Sống an vui.  Nhưng mục tiêu cốt lỏi là: ‘tinh cần’, ‘tỉnh thức’, ‘chánh niệm’ 4 xứ ‘thân’, ‘thọ’, ‘tâm’, ‘pháp’, nhận thức vô thường vô ngã, kinh qua những khổ ưu do dính chấp, tỉnh thức buông dính chấp, rũ sạch “mê tưởng tôi”, để nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, Thực Tại đang hiện bày, là nghĩa đích thực của danh hiệu “Như Lai”.  Như là giống, không khác, Lai là đến, là hiện bày ra, tỉnh nhận Sự Sống, Tánh, Thể, Tướng, Dụng Đồng Nhất, đang diển biến vô thường, vô ngã, không dính chấp, không sanh lại cái “mê tưởng tôi” gọi là dứt luân hồi sinh tử, là giải thoát, là cứu cánh Niết bàn.

Chừng đó nhận thức vô thường, sinh tử nơi vạn pháp là cần thiết để Sự Sống luôn tươi mới, chừng đó cơn gió thoảng, áng mây bay, chiếc lá rơi, ngọn cỏ, khóm hoa, cánh nhạn lưng trời, con trùng, con dế, hạt cát, hòn sỏi, đến những hoàn cảnh éo le, ngặt ngèo, tất cả sự kiện, hiện tượng, tất cả vạn vật, những cảnh giới trong vũ trụ bao la, là Đất, Nước, Lửa, Gió đang diễn biến theo nhân duyên, là sáng tạo tuyệt vời, là Như Lai hiện tướng.   Chừng đó, Sự Sống với 8 chánh đạo:  Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh định, Chánh tuệ, sống thanh an, tự tại, lợi ích, an vui người vật, là đoạn phiền não, là độ chúng sinh.  Từng sát na tỉnh thức, từng sát na nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, Thực Tại hiện tiền, qua 4 xứ Thân, Thọ, Tâm, pháp không nhiểm cũng không rời là nhập pháp giới, là tuỳ hỉ công đức, là cung dưỡng Như Lai, thỉnh Phật trụ thế…

         Từ cố cổ Sự Sống Thiên Nhiên, vũ trụ, vạn vật như thế, hiện tại, tương lai cũng như thế, theo nhân duyên diễn biến sinh động, kỳ diệu tuyệt vời. 

 

***

 

SỰ SỐNG THIÊN NHIÊN

 

Từ cố cổ Thiên nhiên như thế

Chuyển vần xoay vật đổi sao dời

Lẽ nhân quả liên đới ba thời

Sự Sống hiện: có-không, tụ-tán

Trước như thế, nay, mai, như thế

Vũ trụ là hiện tướng vui chơi

Sinh tử là lương dược tuyệt vời

Để Sự Sống thiên nhiên tươi, mới

Thuận nhân quả sống trong thực tại

Dứt mê lầm ngã chấp đảo điên

 Thường tỉnh thức, tinh cần, chánh niệm

Từng sát na sự sống hiện tiền

Nếu không nhân ngã thì là

Thiên nhiên thực tại sum la tuyệt vời

Nhân nào quả đó vậy thôi

Mỉm cười nhận thức đạo đời như như

***

  

II - LỖI LẦM & SÁM HỐI

LỖI LẦM -

          Nhận thức vạn vật, vũ trụ là Sự Sống Thiên Nhiên, Tánh, Thể, Tướng, Dụng đồng nhất, nhưng tư tưởng mê lầm tự đồng hoá, “thân”, “cảm thọ”, và “tư tưởng”, nhận là “tôi” riêng biệt, lại mê chấp những hiện tướng, khởi tham, chiếm giữ những gì ưa thích là “của tôi”.  Cái gì không hợp với “tôi”, bất lợi cho “của tôi”, thì khởi sân, gây nhiều lỗi lầm xưa nay. 

         Nhận thức “mê tưởng tôi” ích kỷ, muốn hiện hữu, muốn tồn tại, muốn chiếm hữu, ham hưởng thụ, không biết đủ, không rỏ nhân quả, là chủ nhân của nghiệp. Nhận thức nghiệp do “mê tưởng tôi”, dính chấp sắc tướng âm thanh, khởi tham sân, tạo ra phiền não đau khổ.  Qua thân miệng ý, mỗi người tự vẽ cho mình một hình tướng, một tầng số nghiệp, một số mạng, và tự gánh nhận tất cả hậu quả.  Cũng như thế, chính tự mỗi người, qua tư tưởng, lời nói và hành động của chính mình có thể tự đổi hình tướng, tầng số nghiệp và số mạng của mình, tất cả hoàn toàn là tác động, vận hành của “Nhân-Duyên-Quả”, đây là luật công bằng tuyệt vời của Sự Sống Thiên Nhiên.    

         Nhận thức rời bỏ Sự Sống Đồng Nhất, mê chấp “cuả báu thế gian”, như bỏ nước lấy bọt, bỏ ánh sáng mặt trời lấy ánh sáng đom đóm!  Những ai không đủ tỉnh thức và ý chí loại bỏ “mê tưởng tôi”, phải tự nô lệ cho tham sân, theo nghiệp dẫn thọ quả báo.  Xót thương nhân loại xưa nay, vì “mê tưởng tôi”, bị mê tưởng điều khiển, dính chấp tham sân, đã rơi vào những hoàn cảnh nghiệt ngã, thảm khốc!   Sợ hãi, muốn thoát khổ đau, nhưng con người vì không rỏ nhân quả, bị “mê tưởng tôi” dẩn dắt vào mê tín, tưởng tượng thần thoại, hiển linh, bí ẩn, thực hành những pháp nuôi lớn, phụng sự và củng cố chính nó…,  Như tin theo chính phạm dẩn dắt để truy tìm thủ phạm…!! 

 * SÁM HỐI -                                          

          Con người thường không nhớ được những “nhân” đã gieo trong quá khứ.  Khi đủ duyên “quả” hiện, vì quên không biết, nên đổ cho người, cho hoàn cảnh, cho số phận hên xui hay thần thánh, tà ma, rồi theo tưởng tượng, mê tín, lý luận mơ hồ, nhờ thầy cúng sao, tụng chú, tụng kinh, lạy Phật cầu an, cầu siêu v. v..  

Mỗi sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh, xảy ra trong cuộc sống đều có nhân duyên xa, gần, không phải ngẩu nhiên hên xui.  Mỗi người cần tin sâu nhân quả, cần tự biết lỗi mình, nhận rõ nguyên nhân của mọi lỗi lầm do “mê tưởng tôi” ích kỷ, tham gian, sân hận gây ra, không phải do ai khác.  Không ai có thể bẻ cong “nhân-duyên-quả”, không ai có thể phá vở định luật công bằng Thiên Nhiên.

Sám hối không phải đọc tụng thần chú bí ẩn mơ hồ, không phải mê tín thần thoại, gọi tên trời, Phật, không phải lễ lạy, cầu xin.  Ngay bản thân những tác giả tạo ra những bài “thần chú” cũng bị chi phối bởi luật nhân quả, làm sao những bài “thần chú” có khả năng tráo đổi được nhân quả?...

Sám hối thật sự là tin nhận nhân quả, tùy duyên vui thuận nghiệp đã gieo, vui thuận đền lỗi cũ, chấp nhận tất cả hoàn cảnh là quả do nhân duyên đã liên hệ, kham nhẫn mọi lời nói, hành vi, nghịch cảnh.  Tỉnh thức, ngưng dứt nguyên nhân của lỗi lầm, trong mọi tình huống, cương quyết không tái phạm, không để tư tưởng chủ động tạo tác ác nghiệp... 

Ứng dụng 4 lẽ thật: Khổ-Tập-Diệt-Đạo, thực hành pháp trợ đạo, xa lánh việc ác, gieo nhân lành, giữ tâm ý trong sạch, ứng dụng 4 Niệm xứ tỉnh thức ghi nhận: Thân-Thọ-Tâm-Pháp trong từng sátna để thấy được thực tướng của vạn pháp là diễn biến vô thường theo nhân duyên, nhận thức dính chấp là khổ, “tinh cần-tỉnh thức-chánh niệm” dứt: “mê tưởng tôi” gốc của mọi lỗi lầm, là thực tế sám hối, là chân thành sám hối.

 

***

III -  NHẬN THỨC

CỘI NGUỒN (LỊCH SỬ) -  

          Ngài Siddhartha muốn tìm nguyên nhân và phương cách dứt nguyên nhân khổ đau, đã bỏ hoàng cung, 6 năm khổ hạnh, đã đạt tuyệt đỉnh nhiều pháp như: “dứt cảm thọ”, ”dứt tư tưởng” ”, “thức vô biên”, “không vô biên, “ Diệt tận định” v.v., nhưng vẫn không dứt được khổ não.  Sau đó Ngài đến ngồi dưới cội bồ đề suốt 49 ngày, nhận thức 4 lẽ thật, 4 niệm xứ, 12 nhân duyên, rõ nguyên nhân của phiền não, dứt bỏ mọi dính chấp, rũ sạch “mê tưởng tôi”, và không còn sanh lại cái “mê tưởng tôi” nữa gọi là giải thoát luân hồi sinh tử, là thành đạo.  Thật ra chẳng có gì thành, trước sau, chỉ là vì “mê lầm” không biết “Mê tưởng tôi”, hay “Tỉnh nhận” cái “tôi” chỉ là sự đồng hoá 3 thành phần: “thân”, “cãm thọ”, “tư tưởng” là những sự kiện, hiện tượng, diệu dụng của Thực Tại Hiện Tiền, Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất.

         Ngay khi thành đạo, Như Lai nhận thức toàn bộ cấu trúc vũ trụ vận hành theo nhân duyên, nhận thức nguyên nhân phiền não, khổ đau, sinh tử và phương cách dứt khổ đau.  Sau đó, tùy thuận dẫn giải, làm lợi ích người vật suốt 45 năm, giáo pháp của Ngài “thực tế”, “minh bạch”, “tự lực”, “đơn giản”, “phổ thông”, nhận thức sự sống, vạn vật vô thường vô ngã, tinh cần tỉnh thức dứt “mê tưởng tôi”, là nguyên nhân khổ não, để Sự Sống Đồng Nhất, Thực Tại Hiện Tiền sáng tỏ.

         Lời dạy của Như Lai ít như lá trong nắm tay, cốt chỉ nói lên giáo pháp cốt lỏi, thực tế: “Nguyên nhân của phiền não, và phương cách để dứt khổ đau”, đây là mục tiêu rốt ráo của Như Lai, của con người.  Cái hiểu biết uyên thâm chưa hết nắm lá của con người, không có gì đáng để tự cao tự đại, phóng tác, tưởng luận thần thoại, lý thuyết mơ hồ.  Lợi ích chỉ có khi thực hành những Pháp trợ đạo, buông dính chấp, không tác ý điên đảo, và dứt “mê tưởng tôi”, đây là thực tế.

Bài Pháp đầu tiên là 4 Diệu Đế “Khổ” “tập” “diệt” “đạo”, cũng là bài pháp rốt ráo (“ắc có và đủ”), hiển bày nhân quả, luật công bằng thiên nhiên.  Nhận thức Đất, Nước, Lửa, Gió, theo nhân duyên, đang liên tục tụ tán, diễn biến là vạn vật vô thường.  Nhận thức 12 nhân duyên, ứng dụng 4 Diệu Đế Thực hành 8 chánh đạo, lợi ích người vật, làm sáng tỏ Sự Sống Đồng Nhất, sống thanh an tự tại trong Thực Tại Hiện Tiền, là mục tiêu thiết thực của giáo pháp Như Lai.

* GIÁO PHÁP CỦA CÁC LUẬN SƯ HAY TỔ

Sau khi Như Lai nhập diệt, giáo pháp thực tế, trong sáng và đơn giản của Ngài đả được những Luận Sư copy, sửa đổi, phóng tác và tưởng luận làm thành những bộ kinh Đại Thừa.  Kinh luận Đại thừa rất uyên áo, nhưng có những đặc tính đôi khi ngược hẳn với giáo pháp Như Lai :

(1) THỰC TẾ  Kinh luận Đại thừa nghiêng về tưởng luận, tưởng tượng thần thoại xa rời thực tế .

(2) MINH BẠCH  Giáo pháp Đại thừa không chú trọng về nhân quả, không nói rỏ pháp thực hành, mang nhiều tưởng tượng thần thoại, nhiều ẩn ý bí mật, những bài thần chú, mật chú huyền bí, hiển linh, tín ngưởng mơ hồ.

(3) TỰ LỰC phần lớn hướng về tha lực, tin tưởng có vô lượng ‘Phật’, và Đại ‘Bồ tát’ thần thông, siêu nhiên, phóng quang , hiện thần biến, cứu giúp, bảo hộ.

(4) ĐƠN GIẢN  Giáo pháp Đại thừa có nhiều thầy tổ, “tông phái”, thần chú, mật chú, thần thông, hào quang, a tăng kỳ,  dạ ma thiên cung, tẩu hoả nhập ma…  phức tạp, khó hiểu.

(5) PHỔ THÔNG  Giáo pháp ‘Đai thừa’ của các Tổ hay Luận sư chỉ dành cho hàng căn cơ thượng thừa có trí tưởng tuọng siêu đẳng mới hiểu nổi.

Điều quan trọng là những vị Tổ, Luận Sư không nhận trách nhiệm về những sủa đổi, phóng tác và những lập tuyết tưởng luận của mình, mà viết là “Phật thuyết……” nên thấy Phật Pháp có nhiều mâu thuẩn.

***

IV - GIÁO PHÁP NHƯ LAI

 

Sự Sống Thiên Nhiên, vũ trụ từ vô thủy, hình thành và vận hành theo nhân duyên, do đủ duyên, đất, nước, lửa, gió tụ tán, là hình tướng, âm thanh, là vạn vật, là Sự Sống đồng nhất, có Tánh, Thể, Tướng, Dụng bất khả phân.

-Thể:  lặng lẽ, tùy duyên uyển chuyển.   

-Tánh:  tùy duyên biết, thấy, nghe.

-Dụng: tùy duyên biểu hiện, sắc tướng, âm thanh.

-Tướng: tùy duyên diển biến vô thường, là vạn vật, vũ trụ sống động, tuyệt vời. 

Sự Sống Đồng Nhất vốn thanh an, tự tại, một niệm mê khởi, vận hành, phân biệt danh, tướng, có 6 căn tiếp xúc với đối tượng, có cảm thọ, dính chấp, ưa ghét, nấm giữ, có “của ta”, được mất, sinh tử.  12 nhân duyên là chuỗi “nhân-duyên-quả” liên tục diển biến, vô thuỷ vô chung.  

 Một niệm mê, tự đồng hoá với “thân”, “tư tưởng”           “cãm thọ”, cho là “tôi” riêng biệt ngoài Sự Sống Đồng Nhất, “mê tưởng tôi” lại dính chấp hiện tướng, sinh tham sân, phiền não, càng dính chấp, càng khổ nảo.  Như lai dạy: “Khổ-Tập-Diệt-Đạo” là pháp tuyệt vời để dứt “mê tưởng tôi”.  Ngay đây, bây giờ, dứt bỏ dính chấp, và chủ nhân của dính chấp là “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, Sự Sống Đồng Nhất “Đang Là”, nhân thế nào, hiện tướng thế ấy, duyên đâu là đó, tự tại vô ngại, đây là sáng tạo thiên nhiên tuyệt vời giữa nhân và duyên, không có chủ thể.

Đây là bài Pháp rốt ráo, tuyệt vời, khẳng định 3 tiêu chuẩn, 3 pháp ấn và 5 đặc tính

* 3 TIÊU CHUẨN

 

(1) Hiển bày Nhân quả, định luật công bằng thiên nhiên.

(2) Hiển bày nguyên nhân của khổ đau là “dính chấp”, là “mê tưởng tôi”.

(3) Hiển bày phương cách dứt nguyên nhân đau khổ, dứt “mê tưởng tôi”

* 3 PHÁP ẤN

     (1)- VÔ THƯỜNG : Thực Tại Hiện Tiền, vũ trụ, vạn vật duyên sinh nên diển biến sống động.

(2)- KHỔ : ham muốn, dính chấp vô thường liền ưu tư, sợ hãi, khổ đau, nguyên nhân cốt lỏi là “mê tưởng tôi”.

(3)- VÔ NGÃ : Do duyên, Đất, Nước, Gió, Lửa tụ, tán liền có Sự Sống Đồng Nhất, Tánh, Thể, Tướng, Dụng bất khả phân, tuỳ duyên diển biến không có chủ thể.

          *  5 ĐẶC TÍNH

         (1)- THỰC TẾ :  Chỉ rỏ nguyên nhân cùa khổ đau và phương cách dứt đau khổ trong cuộc sống thực tại.  chỉ cần thực hành, xa lánh việc ác, gieo trồng nhân lành, giữ tư tưởng trong sạch, ‘tinh cần’, ‘tỉnh thức’, ‘chánh niệm’, ứng dụng 4 niệm xứ, nhận thức ‘thân’, ‘thọ’, ‘tâm’, ‘pháp’, không dính chấp, dứt “mê tưởng tôi”, là bình an, tự tại.

         (2)- RÕ RÀNG :  Giáo pháp Như Lai minh bạch, không có lời nào mang ẩn ý, không có điều gì bí mật cần mật ngử để che dấu, sợ người biết… giáo pháp chì dạy đúng “Nhân-Duyên-Quả”, không tưởng tượng thần thoại, không tưởng luận mơ hồ, không cầu xin mê tín.

         (3)- TỰ LỰC :  Vạn vật là thành phần của Sự Sống Đồng Nhất, nên bình đẵng. tuỳ nhân duyên liên hệ, mổi thành phần, cá nhân, có nghiệp riêng, nhân nào quả đó, đây là công bằng thiên nhiên.  Không ai có thể tráo đổi công bằng thiên nhiên, nhửng lời niêm Phật cầu xin, những bài thần chú, làm sao có thể tráo đổi nhân quả, bẻ cong luật công bằng thiên nhiên?  Mổi người phải tự chuyển nghiệp của mình, không thể cầu xin, dựa dẩm.

          (4)- ĐƠN GIẢN : Thực hành ngay thân nầy, chí cần “Tinh cần”, “Tỉnh thức” và “chánh niệm” nhận thức Thân, Thọ, Tâm, Pháp để thấy tất cả vận hành theo Nhân Duyên, vô thường, vô ngã, tỉnh thức nơi từng hơi thở, lời nói, cử chỉ động tỉnh, nơi từng cảm thọ, từng khởi động và vận hành của tư tưởng. Tự kinh nghiệm dính chấp là khổ, không dính chấp là an ổn, không lý luận những phương tiện rối rắm, thần thoại mơ hồ, phức tạp.

        (5)- PHỔ THÔNG : Không luận chủng tộc, giai cấp, Không phân biệt căn cơ cao thấp, bất cứ ai, ở đâu, lúc nào, ứng dụng 12 Nhân duyên, thực hành 4 Lẽ thật “Khổ” “tập” “diệt” “đạo”, sống đúng 8 Chánh đạo cũng có kết quả tốt, cũng được an vui. 

            Những lời cuối cùng Thế Tôn dạy: “Ta không chỉ định ai thay ta để dẫn dắt các con.  Các con hãy lấy giáo pháp và giới luật làm thầy, giáo pháp Như Lai không có điều gì mơ hồ, bí mật, không có lời nào mang ẩn ý, các con hãy tự thắp đuốc mà đi, hãy đi trong chánh pháp” 

Toàn thể giáo pháp Như Lai xây dựng trên bài pháp: 4 chữ “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, chỉ rõ nguyên nhân của khổ đau là “Mê tưởng tôi”, và phương cách để dứt “Mê tưởng tôi”, nên “mê tưởng tôi” rất sợ và muốn loại bỏ bài pháp “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, loại bỏ lý nhân duyên .

 * KHỔ :   

Cái khổ được phân tích cặn kẻ, để con người thấy rõ nguyên nhân của nó. Cuộc đời là Sự Sống thực tại, Đồng Nhất, theo nhân duyên diển biến, luôn đổi mới, sống động tuyệt vời. Nhưng con người thấy thân, tâm và cuộc đời đầy đau khổ, đây là “Quả” do nhân “Tập”.

 * TẬP :

Là thói quen, phân biệt, ưa, ghét, dính chấp những sự kiện, những hiện tướng của Sự Sống, đưa đến tham, sân, là gieo nhân, tạo điều kiện lo, buồn, sợ hãi… Thân tư tưởng và vạn vật mười phương, là Tánh, Thể, Tướng, Dụng, Sự Sống Đồng Nhất, do tư tưởng mê lầm nhận thân, tư tưởng là “tôi” riêng biệt.  Cái “mê tưởng tôi” nầy là chủ nhân của dính chấp, tham sân, là chánh phạm, là gốc rễ của phiền não khổ đau.  Như lai dạy:  Muốn dứt khổ não chỉ có một cách duy nhất là dứt “mê tưởng tôi”:  Diệt. 

* DIỆT :  

 Là dứt “mê tưởng tôi” gốc của khổ đau.  Vũ trụ, vạn vật vận hành theo nhân duyên là sáng tạo thiên nhiên tuyệt vời.  Do mê tưởng, không nhận ra sự sống thiên nhiên, vũ trụ tuyệt vời, mà thấy thiên nhiên xa lạ, cuộc sống đầy khổ đau …  Dứt “mê tưởng tôi” thì tất cả hiện tướng, là Sự Sống đồng nhất, Thực Tại hiện tiền, thanh an, tự tại, không có gì là khổ, đây là “Quả” do nhân “Đạo”.  “Mê tưởng tôi” thâm căn cố đế, thiên hình vạn trạng, không thể dựa vào đức tin, thờ lạy, cầu xin, tưởng tượng, lý luận mơ hồ, mà dứt được.  Muốn dứt khổ não Như Lai đả dạy những phương cách để nhận thức rõ thực chất và kinh qua những hậu quả tai hại của “mê tưởng tôi” mới dứt được nó, những phương cách nầy là : Đạo.

 * ĐẠO : 

Đạo ở đây là phương cách, là tiến trình Như Lai mở bày để chỉ rõ từng bước thực hành.  Theo đó người học đạo sẽ dứt được dính chấp, dứt được “mê tưởng tôi”, dứt khổ đau, thực tế, rõ ràng.  Đạo có 8 bước gồm 37 pháp:

(1)-  BỐN NHÂN LÀNH : 

Mỗi người là một đơn vị, là nhân duyên hình thành của gia đình, xã hội, thế giới, vũ trụ đang diển biến, cảnh giới an vui chỉ có khi tất cả ý nghĩ, lời nói, việc đang và sắp làm tổn hại cho người, vật phải dứt bỏ, ngược lại tất cả ý nghĩ, lời nói, việc đang và sắp làm có lợi ích cho người vật cần phát huy.  Thực hành 4 nhân lành này, đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, sẽ an vui, là tự độ, độ tha, là duyên gặp chánh pháp.

(2):  BỐN Ý NGUYỆN :

- Ý nguyện bỏ việc ác, gieo nhân lành, giử tâm ý trong sạch, để Sự Sống Thực tại an vui.

- Ý nguyện quyết tâm tìm học giáo pháp, dứt phiền não.

- Ý nguyện tư duy, thấu triệt mục tiêu của giáo pháp.

- Ý nguyện nhận thức rỏ nhân duyên, thực hành giáo pháp dù gặp trở ngại.

(3)-  NAM CĂN BẢN :

Nhận thức tư tưởng hay ý(tâm) là then chốt đưa đến khổ não, không để ý chủ động. Chánh niệm nơi mắt, tai, mủi, lưỡi, thân, khi hít thở, thấy người vật, nghe âm thanh, biết mùi, vi, xúc chạm, ghi nhận rõ ngay lúc khởi đầu và tiến trình của cảm thọ nơi mắt, tai, mủi, lưỡi, thân, ghi nhận những gì đang diển biến theo nhân duyên, hướng ý căn về 5 căn bản:

-Tín:  Tin sâu nhân quả.

-Tấn: kiên trì theo dỏi vận hành của tư tưởng

-Niệm: Chú tâm ghi nhận tiến trình cảm thọ nơi 5 căn

-Định:  Giữ ý không mê loạn, khởi tham sân, sợ hãi .

-Huệ: Nhận thức Sự Sống Thực tại diển biến đúng “nhân duyên quả”.

(4)- NĂM LỰC :Thực hành 5 căn đưa đến 5 lực, có thể đối trị: tham ái, lười biếng, si mê.

-Tín:  Tin chắc lý 3 thời Nhân Duyên quả, thực hành 4 lẽ thực  là an vui.

-Tấn:  ý chí thực hành giáo pháp không gián đoạn.

-Niệm:  Nhận rỏ tiến trình cảm thọ, tư tưởng vận hành.

- Định:  Tư tưởng mất khả năng chủ động.

- Huệ: Nhận thức rỏ nguyên nhân khổ là dính chấp, là “mê tưởng tôi”.    

(5)-  BỐN NIỆM XỨ:

Qua 4 bước trên, con người tuy có an ổn, nhưng “mê tưởng tôi” vẫn còn đó, luôn vi tế nhập cuộc, hướng ý nguyện, tín và tấn lực vào tưởng luận mơ hồ, mê tín, làm lệch hướng niệm, định lực, vô hiệu hóa tuệ lực.  “Mê tưởng tôi” thâm căn cố đế, khó loại trừ, không thể thờ lạy, cầu xin, tưởng tượng thần thoại, đọc chú mơ hồ mà dứt được, dù biết vạn pháp “như huyễn”, dù miên mật tưởng,”Chơn không”, đạt “Không vô biên xứ”, vạn pháp vẩn hiện hữu, Sự Sống Thiên Nhiên, Thực Tại hiện tiền vẩn đang diển biến sống động. Vì:

-Thực Tánh pháp uyển chuyển tuỳ duyên.

-Thực tướng pháp, diển biến vô thuờng. 

Muốn dứt “mê tưởng tôi” phải kiên trì thực nghiệm, nhận thức những ảnh hưởng tai hại của dính chấp.  Như Lai dạy nhận thức 4 xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, liên hệ lẫn nhau trong một hệ thống nhân duyên chằng chịch, luôn đổi mới.  Phải kinh qua và nhận thức dính chấp là phiền não, càng dính chấp càng khổ đau, từ đó sinh nhàm chán thân tâm, sợ dính chấp, mới có thể dứt được “mê tưởng tôi”, đây là chổ thiết yếu mà Như Lai đả từ bi nói 4 Đế và cốt lỏi là 4 niệm xứ.

(6)-  BẢY TỈNH THỨC :

Ứng dụng 4 niệm xứ, tỉnh thức chánh niệm, dứt “mê tưởng tôi”, đưa đến thành quả 7 tỉnh thức:

- Niệm – Tư tưởng tỉnh thức ghi nhận rỏ nhân quả 3 thời,

- Trạch- Nhận thức rỏ: mục tiêu, pháp ấn và đặc tính của Pháp Như Lai, không mê tín, tưởng luận thần thoại mơ hồ.

- Tấn- Ý chí nhận thức Sự Sống Đồng Nhất không nhàm nãn, làm lợi ích chúng sinh.

-  Hỉ- Nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, vui sống tuỳ duyên, thuận pháp.

- An- Nhận thức rỏ “nhân duyên quả”, tỉnh thức vô thường là tất yếu, dứt sợ hãi, thân tâm khinh an,nhẹ nhàn.

- Định- Nhận thức từng satna Sự Sống diển biến là sáng tạo Thiên Nhiên tuyệt vời, không mê loạn, tác ý truy tìm  . 

- Xả- Nhận thức thực tường pháp là Sự Sống Đồng Nhất, Thực Tại Hiện Tiền, tuỳ duyên diển biến vô thường, bình thản trước vạn pháp.

(7)-  BỐN VÔ LƯỢNG TÂM :

Qua 4 niệm xứ, dứt “mê tưởng tôi”, qua 7 tỉnh thức nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, hồi hướng về chúng sinh, khởi 4 tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả, an vui, lợi ích người vật, là cung dưởng Như Lai, thỉnh Phật trụ thế.

(8)-  BỐN HỒI HƯỚNG :

- Mười phương hồi hướng Thực Tại Hiện Tiền Sự Sống Đồng Nhất. 

- Mười phương hồi hướng “Nhân Duyên Quả” ba thời, vô thường, vô ngã.

- Mười phương tỉnh thức dứt mê lầm ngã chấp đảo điên.

- Mười phương từ bi(giới luật) lợi ích người vật .

Mười phương là mọi lúc mọi nơi, từng ý nghĩ, hơi thở, lời nói, từng động tĩnh thân và tâm, hồi hướng dứt ‘tưởng’, ‘tư’, tỉnh thức ghi nhận: “than”, “thọ”, “tâm”, “pháp”, không khởi tham, sân, không tác ý điên đảo, nhận thức vô thường vô ngã, hướng về Sự Sống Đồng Nhất, khởi 4 tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả, thực hành 8 chánh đạo, làm an vui, lợi ích người vật.

37 pháp trợ đạo có 8 phần, người học đạo, có thể ứng dụng thực hành theo thứ tự, hay từng phần riêng cũng có kết quả an vui lợi ích, riêng 4 niệm xứ là then chốt, cốt lõi để giải thoát “mê tưởng tôi”.

                                                                                                                           

Đời lắm KHỔ là quả

Do TẬP nhân dính chấp

DIỆT tập nhân si mê

ĐẠO dứt “ngã” đời vui.

 

Tất cả pháp vận hành đúng ‘Nhân duyên quả”, là hiện tượng, sự kiện, diệu dụng tuyệt vời của Sự Sống Đồng Nhất.  Bài viết đối chiếu kinh sách, căn cứ trên 3 tiêu chuẩn, 3 Pháp ấn, 5 đặc tính, nói lên những tiêu chuẩn, đặc tính và hiệu quả của mổi giáo pháp, nhận định Pháp nào phù hợp với giáo pháp của Như Lai, và Pháp nào là đường lối của những Tổ, luận sư, xa hơn, có thể nhận biết giáo pháp của Jesus, của Indo, của Muslim v.v…, tuyệt nhiên không nói  đúng sai.

***

V- ỨNG DỤNG THỰC HÀNH GIÁO PHÁP NHƯ LAI

 

Nhận thức vạn vật duyên sinh, vô thường, vô ngã, đang diển biến tuyệt vời, do tư tưởng dính chấp đưa đến khổ ưu.  Như Lai dạy 4 lẽ thật, thực hành những pháp trợ đạo, cốt lõi là 4 niệm xứ, để tư tưởng không dính chấp, không tác ý phản ứng, dứt tham sân.  Dứt được “mê tưởng tôi”, thì Thực Tại hiện tiền Sự Sống Đồng Nhất, phổ hiện tuyệt vời, nhận thức Sự Sống Đồng Nhất nên tâm từ rộng mở lợi ích chúng sinh, đây là đặc tính và tiêu chuẩn cốt lõi của Đạo, của giáo pháp Như Lai.

       Kinh hoa nghiêm phẩm Thập Định, Ngài Nagar juna đã phóng tác ý nghĩa Sự Sống Đồng Nhất trên, qua mẫu chuyện Như Lai dạy:  Muốn thấy Ngài Phổ hiện, phải:

1- Nhận thức vạn pháp là thân Ngài đang phổ hiện.

2- Nhận thức vạn vật đang phổ hiện là Sự Sống Đồng Nhất (không hai).

3- Nhận thức thân mình đồng là thân Ngài.

Người học đạo cần ”Tinh cần”, “Tỉnh thức” và “Chánh niệm” nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, điển biến vô thường qua 4 lẽ thật: “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, thực hành 4 niệm xứ: “Thân, Thọ, Tâm, Pháp”.  Đây là bài Pháp tự lực, thực tế, minh bạch, đơn giản, phổ thông vô cùng quan trọng, Như Lai đã 2 lần nhấn mạnh khi mở đầu và kết thúc bài kinh: "con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh, dứt sầu não, diệt khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng niết bàn, là 4 niệm xứ".  Đây là pháp thực hành tối thiết yếu, vô cùng quan trọng, để dứt “mê tưởng tôi”

*- NHẬN THỨC VỀ THÂN  -

 Thân là một phần tử cuả Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại, được kết hợp bởi 4 yếu tố: ‘Đất’, ‘Nước’, ‘Lửa’, ‘Gió’, diễn biến theo nhân duyên, không có tự chủ riêng lẽ.  Từng satna tỉnh thức ghi nhận từng hơi thở ra vào, tỉnh thức trong đi, đứng, nằm, ngồi, từng cử chỉ động tĩnh, từng thân phần của thân thể, nhận biết rõ toàn thể cơ thể là một tập thể đang diển biến, tụ-tán vô thường, theo luật “Sinh, Trụ, Hoại, Diệt”, không có gì riêng lẻ, không có gì gọi là “tôi”, không có gì là quí.  Nếu dính chấp tập hợp vô thường nầy gọi là “thân tôi”, là “mê”, liền nhận “Sinh, Trụ, Hoại, Diệt”, khởi tham sân, sợ hãi, khổ đau, càng dính chấp, càng phiền não, khổ đau, đây là kinh nghiệm thực tiễn.

 *- NHẬN THỨC VỀ THỌ- 

   Thọ là cộng hưởng của thân, tư tưởng và đối tượng.  Nhận thức từng cảm thọ thuộc vật chất hay tinh thần, đều tuỳ duyên, sinh diệt, vô thường, nếu tư tưởng không dính chấp, tác ý ưa ghét, phản ứng, thì tất cả là hiện tượng, sự kiện, đang diễn biến bình thường của Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại, nếu tư tưởng dính chấp, tác ý ưa ghét, phản ứng, liền trở thành khổ, lạc, sinh tham sân, ưu tư, sợ hãi đau khổ.  

 *- NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG (tâm) -  

   Tư tưởng rất linh hoạt, là diệu dụng, là phương tiện để lợi ích Sự Sống Thực Tại, nhưng tư tưởng mê lầm, tự đồng hoá, nhận Thân, Cãm thọ, Tư tưởng là “tôi”, “mê tưởng tôi” phản chức năng, muốn hằng hữu, muốn chủ động, muốn chiếm hửu, muốn hưỡng thụ, muốn hiện diện, luôn len lỏi nhập cuộc dưới mọi hình thức.  Tỉnh thức ghi nhận từng niệm khởi, vận hành, diển biến, tham sân hay không tham sân, mê hay tỉnh, nhận thức rỏ tư tưởng là yếu tố chủ yếu của “mê tưởng tôi” tuỳ duyên diển biến vô thường.  Tư tưởng hay “tâm” có 3 trạng thái:  - Tưởng là nhớ lại kinh nghiệm, trong quá khứ.  - Tư còn gọi là “Hành” là suy nghỉ.  - Thức là “biết”, duyên theo tưởng và hành suy nghỉ phân biệt tốt, xấu, lành, dử.  Nếu mê chấp vào 3 trạng thái trên, liền bị tư tưởng chủ động dẩn đến tham sân, sợ hãi phiền não, khổ đau.

 *- NHẬN THỨC VỀ PHÁP – 

       Pháp là tất cả những gì thuộc vật chất hay tinh thần, có hình tướng hay đặc tính để nhận biết.  Tất cả pháp vận hành theo nhân duyên, nên tất cả pháp đều vô thường, vô ngã.  Từ một niệm mê, một niệm tưởng khởi, niệm nầy dứt làm duyên cho niệm khác sinh, những niệm tưởng là chúng sinh nhân, là duyên đất, nước, lửa, gió tụ-tán, biến đổi liên tục từ không ra có, từ có ra không, là chúng sinh quả.  Những hiện tướng lại là duyên, nên tướng chúng sanh nầy dứt, liền hiện tướng chúng sanh khác, theo luật nhân quả, duyên nghiệp, và đồng thanh tương ứng, diển biến vô thường, vô ngã, vô thuỷ, vô chung.  Nếu dính chấp vào pháp, là dinh chấp theo vô thường, sinh ưa, ghét, tham, sân, sợ hãi là phiền não, khổ đau. 

        Nhận thức Vô thường tự nó là hiện tượng cần thiết để Sự Sống luôn tươi mới, cái khổ chỉ có do tư tưởng phân biệt, dính chấp.  Chủ nhân của mọi dính chấp là “mê tưởng tôi”, tự tách rời Sự Sống đồng nhất, liền nhận sinh tử.  “Mê tưởng tôi” lại dính chấp những hiện tướng của Sự Sống sinh tham sân, lo sợ, càng dính chấp, càng phiền não, khổ đau.  Muốn dứt khổ đau, Thế Tôn dạy chi có một cách duy nhất là phải dứt “mê tưởng tôi” mà thôi.

Qua “thân, thọ, tâm, pháp”, kinh qua những biến cố của cuộc đời, càng phân biệt, dính chấp, càng khổ não, từ đó nhàm chán thân, tâm, sợ dính chấp, mới có thể dứt được “mê tưởng tôi”.  ”Tinh cần”, “Tỉnh thức” và “Chánh niệm” là 3 nhân tố quyết định để ứng dụng thực hành giáo pháp Như Lai. 

           (1)- TINH CẦN :  Là Kiên trì mọi lúc, mọi nơi, trong từng satna liên tục không ngừng nghĩ, không xen hở, không gián đoạn.

(2)- TỈNH THỨC :  Là thấy, nghe, hay biết rỏ ràng Sự Sống là một chuổi nhân duyên, đang diển biến vô thường, vô ngã, không dính chấp, không khởi tham, sân, không mê tưởng một cái “tôi” riêng lẽ, không mê tưởng một cảnh giới mơ hồ ngoài Sự Sống Đồng Nhất hiện tiền. Tỉnh thức là yếu tố thiết yếu để thực hành giáo pháp Như Lai, tỉnh thức được tính trong “sátna” (nhỏ hơn 1/60 của 1 giây), từng satna tỉnh thức ghi nhận 4 xứ: ‘thân’, ‘thọ’ ‘tâm’, ‘pháp’, qua từng khởi động và vận hành của tư tưởng mới có thể nhận thức được nguyên thuỷ của vấn đề…  Không nhận thức kịp một niệm khởi, vận hành diển biến qua nhiều sátna để hiện tướng thành ưa, ghét, thành lời nói, hành động, mới quán là vọng, là huyễn là không... là quá trể!.

           (3)- CHÁNH NIỆM :  -Chánh là đúng với “nhân duyên quả”,  -Niệm là ghi nhận thực tại đang là.  Chánh niệm là ghi nhận sự liên hệ và vận hành giửa “Nhân-Duyên-Quả”, ghi nhận Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại đang diển biến, ghi nhận từng hơi thở, từng bước đi, từng cảm thọ, từng sự khởi động và vận hành của tư tưởng, đến mọi diển biến của sắc tướng, âm thanh trong thực tại, trong từng satna vô thường, vô ngã. 

            Nhận thức Phật, chúng sinh, vạn vật đồng là những thành phần của Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, như tất cả ảnh trong gương, ảnh và gương không phải một, cũng không phải khác, vì chạm vào ảnh nào cũng là chạm vào mặt gương, nên chăm sóc cho tất cả ảnh tươi sạch, là mặt gương trong sáng.  Nhận thức: - về lý cần 3 nhân tố:  “Tinh cần”, “Tỉnh thức” “Chánh niệm”.  - về sự thực hành những pháp trợ đạo là tự độ,(Thân tâm hành giả được hỉ lac, khinh an) độ tha, lợi ích người vật.  Sống tự tại thanh an trong Thực Tại Hiện Tiền, 4 chánh cần là căn bản, 8 chánh đạo là thoát yếu, và dứt mê tưởng tôi là mục tiêu, cứu cánh.      

            Ứng dụng 4 đế Khổ-Tập-Diệt-Đạo, thực hành 4 xứ ‘Thân, Thọ, Tâm, Pháp’, dứt “mê tưởng tôi”, thì ngay dây, bây giờ Thực Tại hiện tiền, Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, con người sống với 8 chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh định, Chánh tuệ, ngay đây bây giờ thanh an, tự tại, đây là thành quả, là định hướng của Đạo Đế, mà 4 niệm xứ là pháp thiết yếu, cốt lỏi. 

                                                                                                                                                    ***

 

VI – HIỆU QUẢ

 * PHƯỚC -

     Phước là quả của nhân lành, còn mang ngã chấp, phước có 2 loại : vật chất và tinh thần còn gọi là hữu vi và vô vi.  Phước hữu vi do làm lợi ích cho người vật, dựa trên hình tướng, vật chất, âm thanh.  Phước vô vi do nhận thức vạn pháp như huyễn, niệm danh hiệu Phật, “tưởng” một cảnh giới an vui, một “chân tâm” hằng hửu, rổng lặng...  Phước là Pháp phương tiện để bớt dính nhiễm, là “hóa thành”, không phải là cứu cánh rốt ráo, cần vượt qua. 

    Phước thường đưa đến 10 kết quả:

    1 Có thể giúp người vật bớt khổ não.    

    2 Được thương mến, quý, kính.    

    3 Được giàu sang,

    4 Được địa vị, quyền thế.

    5 Sinh ra, thân đầy đủ, đẹp đẽ.    

    6 Sống an lành,

    7 Chết an lành.

    8 Là nhân an vui đời nầy và đời sau.

    9 Là của báo, mà trộm cướp, quan, quân, nước, lửa, gió bão không lấy mất được.   

   10 là duyên biết được chánh pháp. 

    Phước là làm lợi ích, an vui cho người vật, là duyên gặp chánh pháp.  Tuy nhiên, phước hữu vi còn mang ngã, chấp sắc tướng, âm thanh, phước vô vi do ngã tưởng, nên Phước có tính cách vô thường, có khi mê hưởng phước, con người có thể gieo nhân ác, phá hết phước nghiệp, phải gặt ác báo.  Nên phước không phải là cứu cánh, không phải là mục tiêu của giáo pháp, mục tiêu của giáo pháp là trí tuệ, là tỉnh thức, chỉ có trí tuệ tỉnh thức mới biết sử dụng phước đúng chỗ, lợi ích người vật, làm cho phước thêm tăng trưởng, và dứt khổ não sinh tử là tu huệ. 

 * ĐỨC -

         Đức là trí tuệ tỉnh thức, do chánh niệm nhận thức thân tâm, vạn vật trong vũ trụ, theo nhân duyên tụ tán, liên tục đổi mới sống động, tuyệt vời, không có chỗ khởi đầu, cũng không có chỗ dứt, là những thành phần của Sự Sống Thực Tại Đồng Nhất.  Trí tuệ là nhận thức không có một cái “tôi” riêng lẻ, không thể truy tìm về quá khứ, tưởng tượng một chủ thể “Chơn không” quá khứ ban đầu, cũng không thể tưởng tượng một cảnh giới an lạc tương lai… Nhận thức chỉ ngay đây, bây giờ, dứt bỏ dính chấp, dứt bỏ “mê tưởng tôi”, thì Thực Tại hiện tiền, Sự Sống Đồng Nhất, đang là, nhân thế nào, hiện tướng thế ấy, duyên đâu là đó (đả có mặt tại chỗ), đây là sáng tạo tuyệt vời thiên nhiên không có chủ thể, tạm gọi là công đức. 

Đối trước vạn vật, mọi vấn đề, nhận thức rõ nhân quả, không dính chấp, không tác ý, hoan hỉ tùy duyên, thuận pháp, làm lợi ích, làm nguồn vui cho đời, làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, là công đức.  Còn “Mê tưởng tôi” riêng lẻ, mê tín mơ hồ là còn phiền não, phải hồi hướng tất cả niệm mê lầm về tỉnh thức, dứt “mê tưởng tôi”, sợ hãi, cầu xin, dứt tưởng luận thần thoại mơ hồ, dứt mê tín một cảnh giới tưởng tượng ngoài Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại đang là.  Mọi lúc, mọi nơi nhận thức Thân, Thọ, Tâm, Pháp vô thường, vô ngã, không mê tưởng “tôi”, không tham sân, phản ứng, tác ý điên đảo.  Nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, đang hiện bày, diễn biến theo nhân duyên, là hồi hướng công đức.

Trong mọi hoàn cảnh, tỉnh thức cảm nhận Sự sống Đồng Nhất, không lầm nhân quả, không dính chấp, điên đảo phân biệt, thì tướng cảnh, niệm khởi mất khả năng ràng buộc, ly dục ly ác pháp, là độ chúng sinh, là đoạn phiền não, là tự độ, độ tha.  Mọi lúc mọi nơi, tùy thuận giúp ngươì vật, xã hội an vui, làm sáng tỏ Sự Sống Đồng Nhất, là tùy hỉ công đức, là tu huệ.           Nhận thức “Như Lai” là đến như thế, hiện bày như thế, là thân tâm và vạn vật mười phương, đang vận hành theo nhân duyên, là Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất đang là.  Qua thân, thọ, tâm, pháp, ngay mỗi hiện tướng, mỗi thành phần có thể cảm nhận sự vận hành của Đất, Nước, Lửa, Gió, cảm nhận Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang theo nhân duyên diển biến, là nhập pháp giới, là cung dưỡng Như Lai, là công đức.

Mọi lúc, mọi nơi, Tỉnh thức tin sâu nhân quả, thực hành những pháp trợ đạo, không để tư tưởng lôi cuốn đồng hóa, khuấy động cảm xúc mừng, giận, thương, sợ v.v., xa lánh việc ác, gieo trồng nhân lành, kham nhẫn, tùy thuận nhân quả, ra sức làm lợi ích người vật, an vui xã hội, dứt “mê tưởng tôi”, làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, là thể nghiệm, là cung dưỡng Như Lai, thì ngay đây, bây giờ, cuộc sống nầy tuyệt vời, thanh an, tự tại, Không cần mê tín cầu xin, mơ ước truy tìm xa vời, không tưởng luận thần thoại mơ hồ, sống mơ màn trong ảo tưởng

ĐIỀU KIỆN -

           (1) Người học Đạo cần biết cường độ chấp ngã của mình  qua tư tưởng, lời nói và hành động.

(2) Tin sâu nhân quả, xa lánh việc ác, gieo trồng nhân lành, không mê tín mơ hồ,

(3) Biết gốc nghiệp chướng là dính chấp, là “mê tưởng tôi”.

(4) Nhận thức thân tâm, vạn pháp, là Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, diển biến vô thường, vô ngã.

(5) Xác định mục tiêu: Tự Dứt “mê tưởng” cá nhân, ích kỷ, tỉnh thức làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, lợi ích người vật.    

        Diệu Pháp hài hòa đời và đạo, đủ duyên học hỏi, tư duy, hiểu được lời dạy của Như Lai, nhưng thấy mục tiêu, chưa phải đến mục tiêu, thấy đỉnh núi, chưa phải ở trên đỉnh núi.  Phải, thận trọng từng bước, khiêm cung, kiên trì, thực hành những pháp trợ đạo, mười phương nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, chớ ngã mạn, tưởng luận mơ hồ, mê tín.  Dứt mê tưởng là việc của mỗi người, không thể dựa dẫm cầu xin, không ai có thể dứt niệm chúng sinh của người khác được, điều cần thiết là phải có pháp thực hành, thực tế, minh bạch, đơn giản, đúng theo “Nhân” “Duyên””Quả”.  

 LỢI ÍCH -

        Nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, có thể thuần thục tất cả chúng sinh (tham, sân, si,sợ hãi, mê tín, cầu xin) xa lìa bạn dữ, việc ác, dứt trừ phiền não, làm lợi ích cho người vật, sống an vui, tự tại. 

       Sự Sống Thiên Nhiên vốn tự đầy đủ, như Ngọc Như Ý, “nhân” chi là vậy, “duyên” đâu là đó, tùy duyên thực hành, nói cho người nghe, làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất là cung dưỡng công đức.  Từng bước tinh cần, tỉnh thức, chánh niệm, thực hành những pháp trợ đạo, 4 Niệm xứ, nhận rõ vô thường, dứt “mê tưởng tôi”, làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, Đang Là, tự tại an vui, là mục tiêu đích thực của con người, của giáo pháp Như Lai,

                                                                         ***

CỐT LỎI

 

Đời là khổ bởi mê dính chấp

Cốt lỏi là mê tưởng chấp “tôi”

Buông dính chấp là hết lôi thôi,

Dứt “tưởng tôi” đời không là khổ

“Mê tưởng Tôi” Thâm căn cố đế

Khó suy lường vạn trạng thiên hình

Chớ tưởng, luận, mơ hồ mê tín

Học chính pháp nguyên thủy Như Lai

Bốn Diệu đế hiễn bày nhân quả

Bốn niệm xứ là phương dứt ngã

Quán thân tâm: bất tịnh, vô thường

Quán vạn pháp duyên sinh vô ngã

Thực Tánh pháp tùy duyên uyển huyễn

Thực Tướng pháp diễn biến vô thường

Dính chấp là phiền não khổ đau

Thường nhận thức tinh cần như thế

Pháp Như Lai giản đơn thực tế

Tỉnh cơn mê ngã chấp đảo điên

Mê tưởng dứt Thực Tại hiện tiền

Sự Sống vui, Thiên Nhiên tuơi mới

                                                                                                                                                     ***

 

 VII - VẤN ĐÁP

 

-H -- Đức Phật dạy hạnh bồ tát, vừa tu vừa độ chúng sinh gọi là đại thừa.  Những vị Đại BồTát như P’uu Hsien Phổ Hiền, Địa tạng, Quán thế âm, Văn thù… có nhiều thần lực, chúng sinh niệm danh hiệu các ngài sẽ được các ngài gia hộ, không những thoát khỏi mọi khổ ách, còn đưa chúng sinh đến giải thoát luân hồi sinh tử.  Nếu nói chỉ tự lực, thì Phật nói vai trò của những vị Đại BồTát nầy làm gì?

         -Đ – Theo lịch sử, qua nhiều lần kết tập về những lời dạy của Thế Tôn suốt 45 năm, dưới sự đóng góp và chứng minh của toàn thể tăng đoàn, Thế Tôn không có nói về những vị Đại Bồ Tát.  Những vị Đại Bồ Tát có nhiều thần thông biến hoá nầy, không có trong thực tế, chỉ xuất hiện trong những kinh đại thừa của những tổ hay luận sư, sau Thế Tôn hơn 600 năm.  Kinh Đại thừa nói các Đại Bồ Tát thường ở Ngủ Đài Sơn bên China, muốn biết về những vị Đại Bồ Tát nầy, nên hỏi quí thầy China, Tibet.

Việc cần nói là Giáo pháp của Đức Phật dạy “vô ngã”, hiển bày “Nhân-Duyên-Quả” đây là luật công bằng thiên nhiên, chi phối tất cả vạn vật, tất cả cảnh giới trong vũ trụ.  Không một ai có thể bẻ cong, tráo đổi luật công bằng thiên nhiên, các tổ hay luận sư phóng tác lời dạy của Thế Tôn theo tưởng luận thần thoại, hiển linh mơ hồ, mang nhiều ẩn ý, và những thần chú bí mật… dễ bị hiểu lầm rơi vào mê tín, không phù hợp với giáo pháp của Như Lai.                

Ngày nay thế giới như thu gọn trong một nhà, những hiện tượng, lời nói, dù ở nơi nào, cũng có thể được cả thế giới nghe thấy.  Những danh từ riêng như tên người, tên quốc gia, tên thủ đô, hay địa danh một nơi nào đó, cần quốc tế hóa và thống nhất, theo hệ thống ABC đơn giản, phổ thông, tốt nhất nên giữ nguyên tên, nguyên âm những danh từ riêng.  “P’uu Hsien”, “Phổ Hiền” là dịch từ Samanta bhadra là danh từ riêng, tên của một bồ tát xuất hiện hơn 600 năm sau Đức Phật trong nhửng bộ kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lăng nghiêm của các Tổ, luận sư.  Từ Samanta bhadra được quốc tế hóa theo nguyên âm bản xứ, có nghĩa: “Tương xứng bao quát”, là vạn vật đang hiện bày, phổ hiện tương xứng, đúng nhân duyên, không có nghĩa dữ, hiền.  Danh xưng Văn Thù hay những vị khác cũng thế, là danh từ riêng, dịch có khi sai ý nghỉa của từ gốc.  Điều quan trọng là nghĩa của danh từ, hiểu theo nghĩa nào bạn sẽ thực hành và có kết quả đúng như ý hiểu biết, vì Sự Sống Thiên Nhiên phổ hiện tương xứng nhân duyên.

 

-H – Pháp Đại thừa dành cho người có căn cơ cao, 4 Diệu đế, 37 phẩm trợ đạo là Tiểu thừa dành cho người sơ cơ, hay căn cơ thấp.  Giáo pháp Như Lai có 5 thừa, Pháp Sự Sống Thiên Nhiên thuộc Tông Thừa nào ?

         - Giáo Pháp Như Lai là “Xá Lợi Sống” của Như Lai, có giá trị thực tế, giúp vô lượng chúng sinh xưa nay được lợi ích.  Chúng sinh do “mê tưởng tôi” tự tách rời Sự Sống đồng nhất, Thực Tại Đang là, tự thấy riêng lẽ, thấy vạn vật sai biệt, dính chấp hiện tướng, khởi tham sân, dẫn đến phiền não, khổ đau.  Vì sợ đau khổ, cái “tôi” lại tìm cách để dứt khổ cho cái “mê tưởng tôi”!  Thế Tôn tùy thuận giảng nói, tựu trung dẫn về dứt “mê tưởng tôi”, hiển lộ Sự Sống đồng nhất, Thực Tại Hiện tiền vốn thanh an, tự tại. 

Sau đó, những người hậu sinh, tưởng luận thành nhiều thừa, phân biệt nhỏ lớn… dù thừa nào cũng là copy, phóng tác từ những bài kinh nguyên thủy, tuy vẩn còn âm hưởng lời dạy của Thế Tôn, nhưng mang sắc thái tưởng tượng, thần thoại, hiển linh mơ hồ, mang nhiều ẩn ý, dể đưa đến mê tín, cầu tha lực, xa rời thực tế, làm lệch hướng giáo pháp Như Lai.  Điều quan trọng là các tổ hay luận sư, không nhận trách nhiệm về sự phóng tác của mình, mà viết là Phật thuyết, nên thấy Phật Pháp có nhiều mâu thuẩn.  Điều nầy cần được nói rõ để tránh lầm lẩn.

Chừng nào còn “mê tưởng tôi”, ích kỷ, tham sân, sợ hãi, vọng tưởng có những “đấng cứu khổ, ban vui”, có những “thần chú” có thể cầu siêu, cầu an, mê tưởng một chủ thể, một cảnh giới chơn thường, bất sinh, bất diệt, bất biến, truy tìm một quả vị gì đó, cho “mê tưởng tôi” hết khổ, tưởng luận có Tông Thừa cao, thấp, lớn, nhỏ.  Như thế dù tự thấy cao, tự thấy lớn, chỉ là phóng hiện mê lầm của “mê tưởng tôi”, không phù hợp với giáo pháp của Như Lai. 

Ngược lại, nhận thức rỏ Sự Sống Thiên Nhiên đồng nhất qua “thân, thọ, tâm, pháp”, viên dung Tánh, Thể, tướng, Dụng, đất nước lửa gió đang diển biến theo nhân duyên, là vạn vật, vũ trụ hiện tiền, vô thường vô ngã.  Dứt “mê tưởng tôi”, không dính chấp, tham sân, không tác ý điên đảo, hoan hỉ tùy thuận làm lợi ích người vật, như thế dù có khinh bác, gọi đó là Tiểu thừa ”tiêu nha, bại chủng”, tự nó cũng cao, cũng quý.

            Pháp Như Lai ứng dụng lúc nào cũng đúng, cũng lợi lạc, lời nói Như Lai lúc nào cũng là ái ngữ, ngay lúc đối đáp với kẻ phỉ báng Ngài, lời nói của Ngài cũng thật êm diệu, cử chỉ, hành động của Như Lai lúc nào cũng ôn hòa, dịu dàng.  Những bước chân, hướng đi của Ngài là thực tế, đúng nhân duyên quả, không mê tín cầu xin dựa dẫm, tự lực nhận thức Sự Sống Thực Tại qua: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Trong từng hơi thở, từng lời nói, từng cử chỉ, từng cảm thọ, tỉnh thức trong từng khởi động của tư tưởng, từng pháp sinh diệt, tụ tán của đất, nước, lửa, gió.  Trí tuệ, từ bi, dứt tham sân si, phục vụ người vật, làm an vui lợi ích cho đời, hướng về cứu cánh dứt “mê tưởng tôi”, dứt mê lầm sinh tử, sống thanh an, tự tại.

       Phân chia lớn nhỏ, vướng chấp cao thấp là đánh mất Sự Sống đồng nhất.  Xót thương chúng sinh vô lượng kiếp mê lầm, nay nhờ “ƠN” Thế Tôn nhớ lại nguồn, nhưng nghiệp chướng, ngã chấp chưa dứt, tự tưởng “đốn ngộ” là đạt cứu cánh, bác bỏ hướng đi của Như Lai:

 

Nam nhi tự cổ xung thiên chí

   Hưu hướng Như Lai hành xứ hành…!

 

       Là tu sĩ hay phật tử, nếu không theo hướng như lai:  Dứt mê tín cầu xin, dựa dẫm, tinh cần, tỉnh thức, chánh niệm, trí tuệ, từ bi, dứt tham sân, rủ sạch ngã chấp.  Sống thanh an, tự tại, làm lợi ích, an vui cho người, cho đời, chúng ta sẽ về hướng nào tốt hơn ?!  Không nhận thức kịp một niêm mê khởi, đã bị “ngã” khống chế, mê tưởng đốn ngộ là cứu cánh, khinh bác giáo pháp của Như Lai thật không nên! 

        Hơn 600 năm sau có những “Luận Sư”, viết những bộ sách gọi là kinh “Đại Thừa”, tự xưng là “Đại Thừa” khinh chê những vị theo Pháp nguyên thủy của Thế Tôn là “tiểu thừa”, là “tiêu nha bại chủng”, vì những vị trưởng lão không chấp nhận những phóng tác “tưỡng luận thần thoại” mơ hồ!  Tuỳ phong hoá nhân sinh, phóng tác lời dạy của Thế Tôn cũng tốt, nhưng không thể:

1 - mạo danh Thế Tôn.

2 - tự cao tự đại khinh bác tam bảo.

3 - không dám nhận trách nhiệm về những phóng tác, đã làm cho giáo pháp Như Lai thành phức tạp, xa rời thực tế, cầu tha lực, huyền bí, thần thoại, mơ hồ.

Bài Bát Nhã, khoảng 700 năm sau, mở đầu ghi: ”…hành thâm bát nhã, chiếu kiến 5 uẩn đều “không” thì dứt khổ nạn”.  Đây là lý của “Diệt Đế ”, là copy và phóng tác từ 3 niệm xứ đầu “thân, thọ, tâm”, của bài kinh 4 Niệm xứ, nhưng không chỉ ra vô thường, chấp là khổ, và chính phạm là ngã chấp, để buông bỏ “mê tưởng tôi”.  Phần sau là phóng tác về niệm xứ thứ tư, cũng không chỉ ra tánh vô thường vô ngã của vạn pháp, mà dẫn vào “trí tuệ bát nhã”, tưởng luận thực tướng “Chân Không” bất sinh, bất diệt, bất biến, cho tất cả hiện tướng đều không: “…thị cố không trung vô sắc.… vô vô minh.... vô khổ, tập, diệt, đạo…”.  Bác bỏ ‘Thực Tại Hiện Tiền’, bác ‘nguyên lý nhân duyên’, bác 4 lẽ thật ‘khổ, tập, diệt, đạo’ pháp thực hành của thế tôn.!  Nhận định “Tướng không” là pháp cao nhất, cho rằng Chư Phật, cũng nhờ biết “Tướng không” mới đắc đạo?!  

Thực tế theo lịch sử, Ngài Siddhartha muốn tìm nguyên nhân và phương pháp dứt nguyên nhân của khổ đau, để giải tỏa nổi thống khổ của con người, đã 6 năm khổ hạnh, trải đả qua và đạt tuyệt đỉnh  những cảnh giới “dứt cảm thọ”, “dứt tư tưởng”, “không vô biên”, “thức vô biên”, “phi phi tưởng”, “diệt tận định”, v.v. nhưng vẩn không dứt được khổ não.  Ngài chỉ thành đạo sau 49 ngày nhận thức 12 nhân duyên, 4 lẽ thực: “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, thực hành 4 Niệm xứ, đoạn trừ và rũ sạch “mê tưởng tôi”, là gốc rễ của phiền não, khổ đau.  

Phật dạy:  Không truy tìm quá khứ.  Tất cả pháp đều vô thường, diễn biến vô thuỷ vô chung, dù có “cái khởi đầu” là gì, bây giờ cũng đang diễn biến là Thực Tại Hiện Tiền.  Bài Pháp “khổ, tập, diệt, đạo” khẳng định 3 tiêu chuẩn của giáo Pháp:

        1- Hiển bày định luật Thiên Nhiên: nhân quả, Vô thường.

        2- Nhận thức nguyên nhân của khổ đau là dính chấp, là “mê tưởng tôi”. 

        3- Pháp dứt đau khổ: là dứt “mê tưởng tôi” là Vô ngã.

Nên nói 3 pháp ấn cùa như lai là:

        1- Vô thường: Vạn vật tuỳ duyên diển biến.

        2- Khổ: Do dính chấp, “mê tưởng tôi”.

        3- Vô ngã: Sự Sống đồng nhất, đang tuỳ duyên diển biến, là thực tại hiện tiền, không có chủ thể riêng lẻ.

Pháp Như Lai không thiếu cũng không dư, tự mình phóng tác sửa đổi, lý luận lầm lẩn, đã không dám nhận trách nhiệm, lại mạo danh Thế Tôn, làm lầm người, còn tự cao, tự đại khinh bác, thật không nên.

     Tâm cảnh tương đồng, - tâm bố thí rộng rãi, phù hợp cảnh giàu sang, - tâm bỏn xẻn, tham gian, phù hợp cảnh bần cùng, - tâm “sùng bái” hình tượng, trang trí tranh tượng đủ hình tướng, màu sắc, - tâm thích bí ẩn, hiển linh, phù hợp thầy dạy bùa chú, bắt ấn, xuất hồn, thần thông, huyền bí, - tâm thích lễ lạy, phù hợp thầy dẫn đi “tam bộ nhất bái”, lễ lạy 10 phương, - tâm cao ngạo lão thông, phù hợp thầy dạy pháp Như Lai là tiểu thừa! - tâm tưởng “không", phù hợp thầy đập phá, chẻ đốt hình tượng, - tâm tánh hung hăng, phù hợp thầy miệng hét, tay đấm, chân đá, gậy đập…- Tâm tham dục, phù hợp thầy dạy không cần giữ giới.

            Lý luận chẻ đốt hình tượng để phá cái dính chấp vào hình tượng Phật của con người !  khổ thay, hình tượng Phật có lổi gì? cái dính chấp là do tư tưởng mê lầm… người không nhận ra đập phá, chẻ đốt…  bao nhiêu người truyền tụng, cổ vỏ… thật đáng tiếc.   

      Lại nửa, “giới” và “từ bi” là 2 từ nhưng chỉ cùng một việc, trong 2 giai đoạn của trạng thái tâm mê hay tỉnh, Như Lai nhận biết Sự Sống đồng nhất, trí tuệ từ bi không làm tổn hại vạn vật, để Sự Sống Thực Tại an vui là Từ Bi.  Ngài dạy những người chưa nhận ra Sự Sống Đồng Nhất không tổn hại vạn vật để không hối hận, được an định, tỉnh sáng là Giới.  Thiết nghĩ, thay vì nghe lời kêu gọi nuôi lớn và kích động bản ngã, người học Đạo cần tỉnh tâm nhận rõ “Nhân-Duyên-Quả” là chánh pháp, mong những người đệ tử tôn kính những vị thầy, là điều tốt, nhưng cũng “không nên quên” tỉnh tâm, đối chiếu cẩn thận để thấy rõ, đâu là chánh Pháp, đâu là những “sáng tạo” tưởng luận thần thoại mơ hồ, không phù hợp nhân quả, xa rời thực tế, mang nặng bản ngã mê lầm, mê tín, cầu xin, đã khéo léo “gài kèm” làm lệch hướng giáo pháp Như Lai.

      Những lời sau cùng, Như Lai dạy: “Ta không chỉ định ai thay ta để dẫn dắt các con…  Giáo Pháp của ta suốt 45 năm không có một lời nào mang ẩn ý, không có một điều gì bí mật…  Các con hãy lấy giới luật và giáo pháp làm thầy, các con hãy tự thấp đuốc mà đi, hãy đi trong chánh Pháp”.

 

Pháp Như Lai thực tế

Nhân quả “nhỏ” vậy thôi

Tỉnh thức trong thực tại

 Dứt bỏ mê tưởng “tôi”

Tâm cầu kỳ lý luận

 Phóng tác “Lớn” “Đông” “Tây”

Tưởng luận ngày thêm rối

  Ngã cầm mối giựt dây…

 

-H Phật thuyết:“ Nhân duyên sở sinh pháp, ta thuyết tức thị không”, đây là định nghĩa tiền đề của Phật, chấp nhận định nghĩa nầy mới hiểu được kinh bát nhã.  Nhận thức ngũ uẩn do duyên hợp, nên thật tướng nó là không, thấy thân tâm không có, liền hết đau khổ rõ ràng.  Vạn pháp trong pháp giới đều do duyên sinh nên tất cả cũng là không.  Người có trí tuệ bát nhã, thấy tất cả pháp đều không, 4 đế, 12 nhân duyên cũng không ngoai lệ.  Tôi thấy rất an ổn mỗi khi đọc bài kinh bát nhã nầy.

      -Đ - “Nhân duyên sở sinh pháp, ta thuyết tức thị không”, là tưởng luận, phóng tác của người hậu học khoản 600 - 700 năm sau…   Cho rằng thấy tất cả pháp đều không là cứu cánh?, điều nầy không thực tế.  Theo lịch sử, ngài Sidhartha đã đạt tuyệt đỉnh: ”dứt tư tưởng”, “không vô biên”, “ Diệt tận định” v.v.  Ngài đả thấy “không vô biên xứ”, thấy tất cả pháp giới đều “Không”, không còn dính vào bất cứ điều gì trong vủ tru nầy… nhưng vẩn không dứt được khổ não, vẫn phải trở lại dưới côi Bồ đề ngồi “tinh cần” “tỉnh thức” ‘chánh niệm” nhận thức 4 lẽ thật “ khổ- tập- diệt- đạo”, 4 niệm xứ “thân- tho- tâm- pháp” dứt “mê tưởng tôi”, không còn sanh lại cái “mê tưởng tôi” gọi là dứt luân hồi dinh tử, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, Sự Sống Thiên Nhiên đồng nhất, là nhập pháp giới, là đại viên cảnh hiện bày .

Như đã nói, bài bát nhã là copy và phóng tác từ bài kinh: - 4 Niệm xứ, là pháp thực hành để dứt nguyên nhân của khổ đau là “mê tưởng tôi”.  Như Lai dạy:  Nhận thức Thân, cảm thọ, tâm(tưởng, hành, thức) và vạn pháp, tất cả là “thật có” nhưng diển biến vô thường, vô ngã, nếu dính chấp là phiền não, càng dính chấp càng khổ đau.  Kiên trì thực nghiệm, kinh qua những khổ đau dính chấp nơi 4 xứ Thân, thọ, tâm, pháp, nhận thức không nhầm lẫn như thế, sẽ nhàm chán “thân” “cảm thọ” và “tâm dính chấp”, mới có thể dứt được “mê tưởng tôi” là nguyên nhân chính của khổ đau.  Đây là bài pháp cốt lỏi, Như Lai đã 2 lần nhấn mạnh khi mở đầu và kết thúc bài kinh như sau: "…Con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, vượt sầu não, diệt khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn, đó là 4 niệm xứ". 

Bài bát nhã đã phóng tác kinh 4 Niệm xứ, theo tưởng luận “Tướng Không”, nhận thức vạn pháp do duyên sinh, kết luận: 5 uẩn(thân,thọ,tâm) là “không”, thật tướng vạn pháp là “chân không”, “bổn lai vô nhứt vật”, không có “nhân duyên”, không có  “khổ, tập, diệt, đạo”.  Lý luận: “Đây là lý rốt ráo, là cảnh giới của người đạt Đạo”, là ”Tướng Không”, là “Chân không”, để phá cái chấp “cố định” của “Tiểu thừa”?!.

Thực tế Thế Tôn, chúng sinh, vạn vật, đồng là những phần tử của Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất đang hiện bày, diễn biến theo nhân duyên.  Người đạt Đạo tuy không còn Khổ-Tập, không dụng công Diệt-Đạo, nhưng trước sau vẫn là Sự Sống Thiên Nhiên, cho nên khi chưa đạt Đạo, phải kinh qua Khổ-Tập-Diệt-Đạo, dứt “mê tưởng tôi”. Sau khi đạt Đạo, Sự Sống Thiên Nhiên, vũ trụ, vạn vật vẩn đang vận hành theo nhân duyên, chúng sinh luôn cần có pháp 4 Diệu đế để giải thoát “mê tưởng”.  Vì lợi ích chúng sinh, nên bài pháp đầu tiên của Như Lai là: Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 12 Nhân Duyên. 

Bác bỏ Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 12 Nhân Duyên hoàn toàn không có lợi ích cho chúng sinh, hơn nửa, những bước trong Đạo Đế, tuy là pháp hành của người tu, nhưng tất cả đều làm lợi ích người vật, là cung dưởng Như Lai, là thỉnh Phật trụ thế, sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên, nên sau khi đạt Đạo, tất cả chư Phật đều nói bài pháp đầu tiên là: Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 12 Nhân Duyên, Từ cố cổ, xưa nay không có một vi Phật nào bác bỏ bái pháp lợi ích nầy.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm “Hoá thành dụ” cũng xác nhận điều nầy:  “Ngài Đại Thông Trí Thắng tu vô lượng kiếp, sau khi thành Đạo đã chuyển Pháp luân, bài pháp đầu tiên là: Khổ-Tập-Diệt-Đạo và 12 nhân duyên. 

Trong kinh Hoa nghiêm phẩm “Tứ thánh đế”, cũng xác nhận trong cỏi Ta bà và 10 phương tận hư không vô biên, có vô lượng pháp giới, đều có “Khổ-Tập-Diệt-Đạo” và mỗi thánh đế đều có bốn trăm ức mười ngàn danh từ, tuỳ tâm ý của chúng sanh khiến họ được điều phục.  

Trong phẩm 10 hạnh nguyện Phổ Hiện cũng mang ý nghiả trên: “…… Nhưng hư không, chúng sanh, nghiệp chúng sanh, phiền não chúng sanh không cùng tận, nên nguyện của tôi cũng không cùng tận”.     

Phật dạy Diệt đế, dứt “Mê tưởng tôi” là dứt khổ, đây là “Lý”.  Nếu chỉ chấp lý Diệt Đế, cho 5 uẩn là “không”, tưởng ra “tánh không” “tướng không” là cứu cánh, là đạt đạo, bác bỏ Thực Tại, bác bỏ “Nhân Duyên”, bác bỏ “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, mà Đạo là pháp hành! điều nầy là tự mãn điên đão, và hoang phí, tai hại, hoàn toàn không có lợi ích cho chúng sinh, không phù hợp với giáo pháp của Như Lai. 

Không thể dùng tưởng tượng để xa rời điên đão mộng tưởng được, dù có miên mật nhận thức “như huyễn”, vọng tưởng “Tánh không”, “Tướng không”, “bổn lai vô nhứt vật”.  Vạn pháp vẫn hiện hữu, Sự Sống Thiên Nhiên, Thực Tại “vốn tự đầy đủ” vẫn liên tục hiện hữu, diễn biến vì:    

-Thực Tánh pháp tuỳ duyên uyển chuyển.

-Thực Tướng pháp tuỳ duyên diễn biến vô thường.

    Quan trọng là có “mê tưởng tôi” hay không mà thôi.  Qua 4 Niệm xứ và những bài kinh khác cũng có cùng một nội dung như thế:

* Kinh Culasunnatasuttam( China dịch: Tiểu không)

Như Lai dạy:  Tư tưởng chỉ làm một việc, khi chú ý, nhận thức về điều nầy, thì những điều khác như không có, khi chú ý đến điều khác thì điều nầy cũng như không có, như vậy; “cái nầy có, cái kia có”.  Từ hiện tướng đến tư tưởng đang diển biến, tất cả là “thật có”, sự thật hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh(vô thường, không tự chủ).  Nhận thức cảm thọ, dứt cảm thọ, tư tưởng, dứt tư tưởng, nhận thức Không vô biên xứ tưởng, đến vô tướng tâm định, nhận thức 6 nhập, thân tâm khi tiếp xúc với đối tượng, qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, từng động tỉnh, nhận thức rõ khởi đầu và kết thúc của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Ghi nhận rỏ vô thường, vô ngã, càng dính chấp càng khổ, sinh nhàm chán, không dính chấp, không tác ý, như thế mới dứt được tham, sân, si.  Như Lai xác nhận người tu trong quá khứ, hiện tại, vị lai nhận thức tất cả pháp là “thực có”, sự thật hiện bày không tự tánh, ly dục, ly ác pháp, không tác ý điên đảo.  Khi chứng đạt an trú thanh tịnh không tự tánh nầy.(không tự chủ, riêng lẽ, vô ngã)  

*Kinh Mahasunnatasuttam (China dịch: Đại không)

       Như Lai dạy: Ghi nhận tất cả pháp là “thực có", đang tùy duyên diễn biến, vô thường, không tự tánh (không tự chủ, riêng lẽ, vô ngã), dính chấp vô thường là khổ, khi đi, đứng, ngồi, nằm, khi nói, nghĩ, suy, tỉnh thức ghi nhận tư tưởng không dính chấp, ly dục, ly ác pháp, không để tham sân nhen nhúm,.   Nhận thức thân tâm khi tiếp xúc với đối tượng, qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, từng động tỉnh, nhận thức rõ khởi đầu và kết thúc của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, tỉnh thức ghi nhận tư tưởng đã ham muốn, dính chấp, ái nhiễm thế nào? nhận thức nếu dính chấp, tác ý, là khổ.   Xả ly những tư tưởng nhiễm nhơ (dính chấp, tham ái).  Sống thân thương, không đố kỵ, không thù nghịch, không tác ý ô nhiễm làm an vui Sự Sống Thực Tại.

     * - Kinh Pháp cú:

Sabbe sankhara aniccati: Tất cả vận hành là vô thường. (Vận hành là diễn biến theo duyên)

Sabbe sankhara ca dukkhati: Tất cả vận hành là khổ. (Vận hành ở đây là dính chấp vô thường)

Sabbe dhamma anattati: Tất cả pháp vô ngã. (tất cả sự kiện, hiện tượng, không tự chủ, riêng lẽ)

Yada pannaya passati:  Tỉnh thức để nhận định (nhận thức dính chấp là khổ ).    

Atha nibbindati dukkhe:  Chán bỏ sự bất ổn(dứt dính chấp dứt mê chấp"TÔI" ). 

Esa maggo visuddhiya: Con đường an vui(Dứt “mê tưởng Tôi”, chỉ có Thực Tại, Sự Sống đồng nhất tuyệt vời).

 

Những gì duyên sinh là vô thường

Vạn vật vô thường là vô ngã

Dính chấp vô thường là đau khổ

Kinh qua khổ đau sinh nhàm chán

Dứt ngã chấp, dính nhiễm tác ý

Thiên Nhiên vốn thuần tịnh an vui

 

Nhận thức: Thực tánh các pháp là tùy duyên, thực tướng các pháp là diễn biến, vô thường, Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, nếu tác ý dính chấp là khổ.  Ứng dụng 4 lẽ thật, 4 niệm xứ, không dính chấp, không tác ý, không mê tưởng “tôi”, thì Sự Sống là một chuổi hiện tượng, sự kiện, theo nhân duyên diễn biến tuyệt vời, tùy duyên, thuận pháp nhận biết Sự Sống Đồng Nhất, dứt mê lầm ngã chấp, sống thanh an, tự tại.  Đây là pháp thực hành thực tế, minh bạch, tự lực, đơn giản, phổ thông và rốt ráo, không có lời nào mang ẩn ý, cần phải giải thích, không có gí bí mật, cần phải dùng “Mật ngử” mật mã để che dấu, không có thần thoại, hiển linh, mơ hồ, mê tín.

Tỉnh thức ghi nhận 5 uẫn vô thường vô ngã, kinh qua dính chấp là khổ, càng dính càng khổ, để sợ dính chấp, nhàm chán thân tâm, mới có thể dứt “mê tưởng tôi”, là mục tiêu của “Đạo Đế”.  Dứt  “mê tưởng tôi” thì vạn vật, vũ trụ hiện tiền đang là thực có, là Sự Sống Thiên Nhiên đang diển biến sống động tuyệt vời theo nhân duyên, mà 8 chánh đạo là 8 Nhân Duyên lành để Sự Sống an vui… nên Như Lai dạy Khổ- Tập- Diệt- Đạo, 2 lần nhấn mạnh khi mở đầu và kết thúc kinh 4 niệm xứ: " Con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh, dứt sầu não, diệt khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn, là 4 niệm xứ".

        

-- Trong Kinh Nikaya cũng có nói về chư thiên, quỷ thn, như vậy có phải là thần thoại, mơ hồ, mê tín không?

          -Đ - Như người nuôi dê bán sữa, muốn có lợi, đã pha thêm nước.  Qua những giai đoạn sĩ, lẽ… đến tay người tiêu thụ thì nước nhiều hơn sữa, mà người tiêu thụ vô tư không biết… nên cần suy xét cẩn thận.  Bộ Nikaya là bộ kinh đầu tiên của Phật giáo, đây là bộ kinh đáng tin nhất, tuy nhiên bộ kinh đã được hình thành sau đức Phật hơn 200 năm, nên xác xuất không là 100%.  Lịch sữ ghi nhận, ngay sau khi Như Lai nhập diệt, Những đệ tử từng sát cánh bên Ngài, họp đaị hội để kết tập những gì Như Lai chỉ dạy.  Những đệ tử nhắc lại từng lời, do nhân gì, Như Lai dạy ai, điều gì, ở đâu, lúc nào, với sự thảo luận cẩn thận, không để sai sót, đựợc chứng minh bởi toàn thể tăng đoàn, những ghi nhận có thể nói là chính xác, tiếc thay, lần kết tập nầy không được ghi thành văn bản. 

       Đại hội kết tập lần 2 khoảng 100 năm sau, và lần 3 khoảng 200 năm sau cũng diễn ra như thế, nhưng giai cấp quí tộc có nhiều thế lực, đạo Bà la môn, thờ trời, thần, đã gia nhập, thêm vào những chuyện thần thoại hiển linh, cõi trời, chư thiên, ma quỉ, chuyện tiền thân Đức Phât v.v. mơ hồ, xa rời thực tế, điều nầy đưa đến bất hòa và phân phái trong tăng đoàn, bộ Nikaya ra đời vào thời nầy.  Qua Tibet, China, qua 2600 năm, đạo Phật được tô vẽ và phủ lên những lớp hào quang sáng chói vô cùng kiên cố… Người Phật tử được hướng dẩn xa rời Tiểu thừa, Nguyên thuỷ tiêu nha bại chủng, vào “Đại thừa”, được bảo vệ bởi những hào quang nầy…!

Giáo pháp Như Lai không phủ nhận cảnh giới siêu hình, nhưng không dạy dựa dẩm, cầu xin tha lực, vì Sự Sống Thiên Nhiên có đủ cảnh giới, mỗi cảnh giới có chức năng riêng, được hình thành do những tầng số nghiệp khác nhau, không thể đem tầng số nghiệp của cảnh giới nầy vào cảnh giới khác.  Hơn nửa, nói về những cỏi trời, những thần thoại, hiển linh, thần thông, thần chú để củng cố bản ngã v.v. chỉ là những phóng hiện của “mê tưởng tôi”, xa rời thực tế, không lợi ích cho mục tiêu của giáo pháp: dứt bỏ nguyên nhân của đau khổ, dứt dính chấp “mê tưởng tôi”, hoàn toàn không phù hợp với giáo pháp Như Lai.

            Người học đạo cần nhận thức cẩn thận 3 tiêu chuẩn, 3 pháp ấn và 5 đặc tính của Giáo Pháp Như Lai để không lạc vào rừng “thần thoại” “mơ hồ” “mê tín”.  Phật dạy ”Tinh cần”, “Tỉnh thức” và “Chánh niệm” là 3 nhân tố quyết định để ứng dụng thực hành giáo pháp Như Lai.  Mổi người phải TỰ dứt mê tưởng, để dứt khổ, Phật không thể bẻ cong nhân quả, ban phúc, gián họa, không thể dứt “mê tưởng” của người khác, không ai có thể tráo đổi nhân duyên của người khác được.

Xưa nay có những vị học theo lời dạy của Như Lai, biện luận lưu loát, có những lời nói, cử chi thô tháo... lập giáo, phóng tác xa rời thực tế, tưởng luận thần thoại, mơ hồ, mê tín, nhưng cũng viết: “Phật thuyết...”  Đây là chỗ “quá đà”, nên Ngài Bodhi dharma đã từ bi dạy: “Bất lập văn tự”, không cho tiếp tục truyền y bát, và mang đi một chiếc dép?  Phải chăng đây là chiếc dép “Đạo”, là pháp hành trong 4 Đế “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, đã bị phủ nhận! hay "Tướng Dụng", đã bị xem là ma nên sợ bỏ!?  Những ý niệm, hình ảnh ma hay Phật là biểu hiện của tư tưởng theo duyên nhân quả, chỉ cần tự tri, không dính chấp, khởi niệm sợ hãi, la hét, thô tháo...

 

-H - Chư tổ dạy có vô lượng chúng sinh, căn tánh không đồng, nên có vô lượng Pháp đưa đến giải thoát, ví như nhiều người ở quanh núi, muốn đến đỉnh núi, người phương nam phải đi hướng bắc, người phương tây phải đi hướng đông v.v. điều nầy có chổ nào không hợp lý? không thực tế?, sao Đức Phật nói chỉ có một pháp độc nhất?

           -Đ - Đây là một cái nghi, không phải của một cá nhân mà là vấn đề lớn của Phật giáo, không phải chỉ một nghi nầy, mà còn nhiều nghi khác, đã có từ vài trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt.  Nhiều Tổ, Luận sư đã nhận thức khác với Đức Phật, nên đã sửa sai:

      - Phật dạy 3 pháp ấn “Vô thường- Khổ- Vô ngã”.  Các Tổ, Luận Sư thấy khác với Đức Phật, nên sửa lại là “- vô thường,  - Rổng không - vô ngã” hay thêm một pháp ấn nửa thành 4 pháp ấn: “-Vô thường -Khổ - Không -Vô ngã”.

     - Phật dạy: các con phải tự lực, ta chỉ là một người chỉ đường.  Các Tổ, luận sư dạy:  Mười Phương có vô lượng Phật, Bồ Tát có thần thông, biến hóa, có thể phóng hào quang xuyên hành tinh cứu độ chúng sinh… Cần phải nương nhờ oai thần của Phật và Bồ Tát để được cứu rỗi… 

     - Phật dạy: “Ta không chỉ định ai thay ta để dẫn dắt các con…Giáo Pháp của ta suốt 45 năm không có một lời nào mang ẩn ý, không có một điều gì bí mật…Các con hãy lấy giới luật và giáo pháp làm thầy, hãy tự thấp đuốc mà đi, hãy đi trong chánh Pháp”.  Các Tổ, luận sư nói Phật truyền Y, Bát cho ông Ca diếp làm Tổ thứ Nhất ? thay Phật để dẩn dắt Tăng đoàn và chức vị Tổ được liên tục lưu truyền đến Tổ Hui neng… Tổ Lâm tế, Tổ v.v.….?

     - Phật dạy 4 Đế “Khổ-Tập-Diệt-Đạo” hiển bày “Nhân Qủa” định luật thiên nhiên, 4 xứ là phương cách để dứt ngã là cứu cánh, là giải thoát.  Các Tổ, luận sư dạy chỉ cần thấy “Tánh không”, ‘Tướng không”, thấy tất cả pháp đều “không” “bổn lai vô nhất vật” là cứu cánh, không có 4 “Đế Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, không có “Nhân Duyên Quả”…

     - Phật dạy tất cả pháp Vô thường, vô ngã nếu chấp có một pháp bất biến, là thường kiến. Các Tổ, Luận Sư dạy có một pháp là “Chơn tâm” “Tánh không”, “Tướng không”, “bổn lai vô nhứt vật” là “Pháp thân” bất sanh, bất diệt, bất biến. là pháp Chơn thường, chơn ngã …

     - Phật dạy: cội gốc khổ luân hồi sinh tử là “Mê tưởng tôi”, các Tổ, Luận Sư dạy cội gốc khổ luân hồi sinh tử là 6 căn.

     - Phật dạy: Đạo(37 pháp) có 4 Xứ là “pháp độc nhất” đưa đến giải thoát.  Các Tổ, Luận Sư dạy không phải chỉ có một pháp, mà có 84000. Pháp đều đưa đến giải thoát.

         Ngoài ra các Tổ, Luận Sư còn copy, sửa và viết nhiều luận giải thần thoại, phóng tác lời dạy của Như lai làm thành những bộ “kinh đại thừa”, nên Phật Pháp ngày nay có nhiều mâu thuẩn, mơ hồ.  Điều quan trọng là những Tổ, Luận Sư không dám nhận trách nhiệm về những phóng tác, tưởng luận thần thoại và khác biệt của mình, mà viết là Phật thuyết !.    

Trong 4 Niệm xứ Đức Phật dạy nguyên nhân cốt lỏi của phiền não là “mê tưởng tôi”, con người xưa nay tự đồng hóa với “mê tưởng tôi” nên trầm luân trong bể khổ, ví như ở trong tàu lặn dưới lòng đại dương.  Con tàu dù tối tân, hiện đại, lặn 84000 hướng cũng không thể đến đỉnh núi được.  Muốn đến đỉnh núi “giải thóat”, chỉ có một cách duy nhất là phải rời bỏ tàu lặn dưới lòng đại dương, là dứt “mê tưởng tôi”, đây là điều khẳng định, là “Pháp Ấn” của Như Lai.

 

-- Người niệm Adiđà khi vãng sanh về “Tây phương cực lạc”, người theo Pháp Đại thừa vãng sanh được Pháp thân thanh tịnh bất sanh, bất diệt, pháp Sự Sống Thiên nhiên Phật nói với ai, lúc nào? vãng sanh về đâu?

         -Đ -  Là Phật tử ắc có nghe câu chuyện Đức Phật dạy về một cái cây nghiêng về đâu, khi chết sẽ ngả về đó… Người sợ hãi, tham cầu, mê tín, người tưởng tượng thần thoại mơ hồ, khi vãng sanh làm sao khác nơi nầy được?  Lại nữa cái gi muốn đi vãng sanh? muốn đạt “Chân Không”, bất sanh, bất diệt“Pháp thân”?

       Đức Phật không có nói về pháp Sự Sống Thiên Nhiên, Ngài dạy 4 Diệu Đế: Khổ-Tập-Diệt-Đạo, trong Đạo 37 pháp có 4 Niệm Xứ là pháp tuyệt vời để dứt “mê tưởng tôi”.  Khi dứt được “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại hiện tiền, đang diễn biến sống động tuyệt vời, là Sự sống Thiên Nhiên Đồng Nhất hiện bày, là hập pháp giới, là “Đại viên cảnh” là Như Lai...  không có cái gì tìm vãng sanh về đâu khác cả? Đây là thực tế.

 

            --  Sự Sống Thiên Nhiên trong thực tế là gi?

           -Đ -  Sự Sống Thiên Nhiên là thực tại hiện tiền, đang diển biến sống động, là Lẽ Thật đang hiện bày, là nghĩacủa 2 chữ Như Lai.   Trong phần Đạo và Đời, có   nói “Nguồn ẩm” bàng bạc khắp vũ trụ:

 - Thể trong lặng, uyển chuyển. 

 - Tánh dính, ướt. 

 - Dụng tùy duyên đáp ứng biểu hiện.

 -Tướng: đặc, lỏng, hơi, diễn biến là mây, tuyết, sóng, bọt v.v.

Mê lầm, nhận một chiếc bọt làm ta, là tự tách rời, Nguồn ẩm, thấy có những bọt trong đục, đẹp xấu, sinh ưa ghét, quên mất tất cả chỉ là “Nguồn ẩm”, Nguồn ẩm ví cho Sự Sống Thiên Nhiên, muôn ức bọt bèo, tất cả hình tướng:  Đặc, lỏng, hơi, suối, thác, sông, biển, ví cho chúng sinh, vạn vật.  Mê tưởng tự đồng hoá thân tâm duyên hợp là “tôi”, là tự tách rời Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, liền thấy có ta, người, vật, sinh tử v.v.  Từ ngã chấp sinh cá nhân, ích kỷ, tham sân, đố kỵ, gây nhân tạo nghiệp, thọ nhận quả báo đau khổ, quên mất Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại Đồng Nhất tự tại đang diển biến tuyệt vời theo nhân duyên.

Muốn thoát khổ, bọt nước kia phải tự dứt mê lầm, tự biết những hình tướng:  Đặc, lỏng, tuyết, mây, sóng, bọt v.v. là “Nguồn ẩm đang là”, mọi mê tưởng trong đục, thương ghét, thiên đàng, địa ngục của bọt đều là Nguồn ẩm tùy duyên biểu hiện vui chơi, phiền não tự biến mất.  Chỉ riêng nhận Thể trong lặng, bác bỏ Tướng Dụng của Nguồn ẩm, là hoang phí, cũng không thể được, vì Tánh Thể Tướng Dụng bất khả phân.

 

Tuyết, mây, sóng, bọt

Tướng hình Nguồn Ẩm

Tánh, Thể, Tướng, Dụng

Sự Sống Đồng Nhất

 

“Mê tưởng tôi” tự phân biệt, ưa ghét, ham muốn, nên bất an, sân hận, sợ hãi, đau khổ. Vì sợ khổ đau, “mê tưởng tôi” lại tưởng ra những đấng quyền năng để cầu xin, hay tưởng ra một cảnh giới “chân không” thủa ban đầu, trong quá khứ, hằng hữu bất biến để trốn tránh thực tại bất như ý…

Diệu Pháp đơn giản, nhận thức do đủ duyên Đất, Nước, Lửa, Gió tụ tán liền có Sự Sống, có Tánh, Thể, Tướng, Dụng, diễn biến là vũ trụ đang là.  Tỉnh thức ghi nhận Sự Sống Đồng Nhất, đang diển biến, qua thân, thọ, tâm, pháp, trong từng hơi thở, từng cử chỉ động tỉnh, từng diển biến của cảm thọ, từng khởi động và vận hành của tư tưởng… ghi nhận Sự Sống Thực Tại Đang Là, không “mê tưởng tôi” phân biệt, không tác ý dính chấp, khởi tham sân, thì Sự Sống tuyệt vời. 

Nếu chưa đủ tỉnh thức, phải ứng dụng 4 Diệu Đế, thực hành 37 trợ đạo, 4 niệm xứ, không tác ý tham sân, không tưởng luận mơ hồ, không sợ hãi, mê tín cầu xin, truy tìm một cảnh giới khác, ly dục, ly ác pháp, dứt “mê tưởng tôi.  Nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, Thực Tại vô thường vô ngã làm an vui người vật, ngay đó tự tại, thanh an, đây là điểm lợi ích thực tiễn hài hòa Đời và Đạo, là giáo pháp của Như Lai. 

Bài kệ tuyệt vời của Ngài Shen Hsiu nói lên ý nghĩa nầy:

 

Thân như cây Bồ Đề

Tâm như gương hiện cảnh

Thường tỉnh thức chăm sóc

 Không dính nhiễm bụi trần 

 

*Thân như cây bồ đề  - Cây bồ đề chỉ sự giác ngộ rốt ráo: nhận thức thân là một phần của Sự Sống Đồng Nhất, đang diễn biến vô thường, “Vô Ngã”, sống động, không mê tưởng thân là “tôi” riêng lẽ.                            

* Tâm như gương hiện cảnh - Gương sáng hiện đủ cảnh vật, ảnh và gương không phải một, không phải khác.  Sự Sống Đồng Nhất hàm dung Tánh Thể thấy biết lặng lẽ và Tướng Dụng đủ vạn vật, là Thực Tại đang là, là vũ trụ xưa nay vốn tự đầy đủ, Tánh Thể Tướng Dụng bất khả phân.

* Thường tỉnh thức chăm sóc - Tỉnh thức là nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên đủ vạn vật, đang vận hành theo nhân duyên. Sự Sống và vạn vật không phải một, không phải khác, như đầu, thân, tứ chi, tất cả tế bào là những phần tử của thân người, như ảnh trong gương, ảnh và gương không phải một cũng không phải khác, vì chạm vào bất cứ ảnh nào cũng là chạm vào mặt gương.  - Chăm sóc: làm cho tất cả hình ảnh trong gương tươi sạch, là mặt gương sáng tỏ.  Vạn vật là những phần tử của Sự Sống Đồng Nhất, tùy thuận phục vụ, người vật, là Sự Sống Thực Tại an vui…

* Không dính nhiễm bụi trần -Cảm nhận Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại Đồng Nhất, tự đầy đủ Bi Trí, không dính nhiễm hiện tướng, cũng không dính nhiễm tánh thể, không lầm nhân quả, không tác ý tham sân là Chân Tịnh.

 

Bồ đề là Tỉnh thức

Gương sáng đầy bóng hình

Xưa nay đủ cảnh giới

Tự như chẳng nhiểm, rời

 

Một vị thầy ở nước Việt, đã để lại 2 câu kệ, chỉ rõ Sự Sống Đồng Nhất:

 

Trúc biếc, hoa vàng đâu cảnh khác

Trăng thanh, mây bạc hiện toàn chân.

 

         Diệu Pháp là thực hành lời dạy của Như Lai: Tinh Cần, Tỉnh Thức, Chánh Niệm(ghi nhận) Sự Sống Thiên Nhiên qua: thân, thọ, tâm, pháp. Từng hơi thở, từng cảm thọ, từng khởi động của tư tưởng, từng biến chuyển nhỏ nhiệm cuả thân tâm vật cảnh, nhận biết không nhầm lẫn, tất cả hiện tướng là những chuổi tụ tán, sinh diệt theo nhân duyên của đất nước lửa gió, không có gì là tôi riêng lẽ, dứt bỏ những điều xấu ác, tác ý trong sạch, tỉnh thức dứt  “mê tưởng tôi”, nhận thức thân tâm là một phần tử của Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, tự tại thanh an, là nhập pháp giới, là cung dưỡng Như Lai, là thỉnh phật trụ thế.

Chánh Pháp khó gặp, khó hiểu, nay do duyên lành, đã gặp, đã hiểu Chánh Pháp, như đến trước cổng kho tàn vô giá, chìa khóa trong tay, hãy tỉnh thức tinh cần thực hành viên mãn hạnh nguyện từng vung trồng, chẳng lẽ lại tiếp tục mê lầm, tưởng tượng mơ hồ, phiêu lưu theo ưu tư phiền não,?!

Pháp Như Lai: thực tế, sáng tỏ, tự lực, đơn giản, và phổ thông, không có gì bí ẩn, chớ mê tín cầu xin, tưởng luận thần thoại, mơ hồ.

Mười phương hồi hướng Như Lai Thế Tôn trí tuệ từ bi, nguyện cho tất cã chúng sinh tỉnh tâm sáng suốt dứt mê lầm, được thanh tịnh an vui.

Mười phương hồi hướng Như Lai, nguyện đời đời gieo nhân lành, đời đời thông hiểu chánh Pháp, lảm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, làm sáng tỏ lời dạy chân thực nguyên thuỷ của Như lai .

***

 

PHÁP NHƯ LAI

 

NHƯ là giống, không sai, không khác

LAI là đến, là hiện bày ra

Là Sự Sống, Thiên Nhiên đang là

Là vạn vật, hiện tiền diển biến

Mê tưởng ‘tôi’ tự phân điên đảo

Thiên Nhiên thành xa lạ

Sự Sống thành khổ đau

Dứt tưởng ‘tôi’, Pháp Như Lai thực tiễn

Tự lực, Rõ ràng, đơn giản, Phổ thông

Sống Tỉnh Thức, Tinh Cần, Chánh Niệm

*Tinh Cần là niệm niệm chú tâm

Từng giây phút không lơ là gián đoạn

*Tỉnh thức là thấy biết không mê loạn 

Thân, Thọ, Tâm, Pháp diễn biến từng satna

*Chánh là đúng: ba thời “Nhân-Duyên-Quả”

Niệm là ghi nhận thực tại đang là 

Pháp vận hành không chủ thể, ngã nhân 

 Nhập pháp giới, Như Lai trụ thế

 

***

      

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8684)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
07 Tháng Năm 2015(Xem: 6641)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời
05 Tháng Năm 2015(Xem: 7151)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế.
01 Tháng Năm 2015(Xem: 17488)
Là phu nhân của tỷ phú Bill Gates, bà Melinda Gates không quan tâm đến đồ trang sức, quần áo đắt tiền…, mà luôn hướng tới nâng cao sức khỏe cộng đồng ở quy mô quốc tế
30 Tháng Tư 2015(Xem: 9971)
Trong tình trạng xã hội hiện nay, khi mà ai cũng than phiền là suy thoái về đạo đức, một quyển sách viết về giáo dục gia đình là rất quý. Ngày trước, giáo dục chú tâm vào việc rèn luyện con người. Ngày nay, nhà trường lại chú tâm vào nhiệm vụ truyền đạt kiến thức.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 5972)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả nhưng đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9121)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 15026)
Bạn thân ơi, Năm Còn Mới nên Ban Phật Học chùa Xá Lợi mời tôi trình bày đề tài “Thân tâm thường An lạc” như một lời chúc Năm Mới gởi đến các bạn bè thân thiết gần xa. Chúng ta vẫn luôn chúc nhau đó thôi, nào “Thân tâm thường An lạc”, nào “Vạn sự như ý” v.v… đặc biệt vào những ngày Tết. Thế nhưng, ta vẫn biết, Thân thì bất tịnh, Tâm thì vô thường… làm sao mà “An lạc” đây?
23 Tháng Tư 2015(Xem: 6900)
Đức Phật dạy: “Phiền não của con phát sinh do chính hành động vô minh của con. Như Lai sẽ dạy cho các con phương pháp giải thoát khỏi phiền não đó. Nhưng chính các con phải tu tập để đạt tới điều ấy”.
21 Tháng Tư 2015(Xem: 7472)
Bạch thầy, con và chồng con sống với nhau hơn 5 năm và đã có hai con trai. Chồng con hơn con 13 tuổi nhưng anh gia trưởng và khô khan lắm. Mọi công việc to nhỏ trong gia đình anh tự làm và tự quyết, không bao giờ bàn bạc hay hỏi ý kiến của con. Thậm chí ngay cả kinh tế anh cũng là tay hòm chìa khóa. Con chỉ là người làm và sinh con, chăm con thôi.