- Báo Cáo Đề Dẫn Đọc Trong Cuộc Hội Thảo

22 Tháng Hai 201200:00(Xem: 4312)

HỘI THẢO KHOA HỌC

HÒA THƯỢNG TỐ LIÊN (1903-1977) 
TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội 
phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức 

Báo cáo đề dẫn
HỘI THẢO KHOA HỌC
HÒA THƯỢNG TỐ LIÊN (1903-1977) 
TRONG SỰ NGHIỆP PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Kính thưa Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Kính thưa chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, quý vị đại biểu.

Tiếp nối năm 2006 với cuộc hội thảo khoa học về Hòa thượng Trí Hải, được sự đồng ý của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hôm nay, 30 tháng 3 năm 2007, tức ngày 12 tháng 2 năm Đinh Hợi, một ngày trước ngày giỗ lần thứ 30 Đại lão Hòa thượng Thích Tố Liên, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), Tổ đình Hương Tích và Tạp chí Văn hóa Phật giáo tổ chức HỘI THẢO KHOA HỌC: HÒA THƯỢNG TỐ LIÊN (1903-1977) TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI.

Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức cuộc Hội thảo đã có một số cuộc họp để thống nhất về các chủ đề tại đây, tiến hành một số khâu tổ chức và nhận được sự động viên khuyến khích của các Hòa thượng, Thượng tọa, thiện trí thức và các nhà nghiên cứu trong và ngoài Giáo hội. Đặc biệt, Ban tổ chức nhận được sự đảm bảo tài trợ của Tổ đình Hương Tích và Đại đức Thích Minh Hiền, đương gia trụ trì chùa Hương, khiến cho quá trình chuẩn bị được nhiều hanh thông, suôn sẻ.

Tại Hội thảo lần này, Ban tổ chức đã đưa ra năm chủ đề:

1. Hành trạng của Hòa thượng Tố Liên và Tổ đình chùa Hương
2. Hòa thượng Tố Liên với giáo dục Tăng ni
3. Hòa thượng Tố Liên với Phật giáo quốc tế
4. Hòa thượng Tố Liên với Tổng hội Phật giáo Việt Nam và đồng đạo
5. Hòa thượng Tố Liên với cách mạng dân tộc dân chủ

Ban tổ chức xin hoan hỷ thông báo tới quý vị cho đến nay, đã có 20 bài tham luận về năm chủ đề trên đây đã được gửi đến chúng tôi. Các tác giả bao gồm các vị tu sĩ Phật giáo, cư sĩ tại gia và các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Nhìn tổng quát, các tham luận đã thể hiện tình cảm tán thán ca tụng công đức của Hòa thượng Tố Liên trong sự nghiệp xây dựng Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới, những Phật sự mà ngài tiến hành, những trăn trở của ngài đối với vận mệnh của Phật giáo trong dòng chảy lịch sử của dân tộc trong khi đất nước và dân tộc ta nằm dưới ách cai trị của thực dân Pháp. 

Tuy nhiên, nhận định và đánh giá hành trạng và công đức của Hòa thượng Tố Liên, và qua đó là các nhân vật Phật giáo khác của thế kỷ 20, theo chúng tôi nghĩ không thể chỉ qua một cuộc hội thảo, mặc dù đây mới chỉ là lần đầu tiên. Chúng ta còn có thể nghiên cứu thêm, kiểm chứng thêm các tài liệu và chi tiết sử kiện đương thời các hoạt động của ngài và chư tôn túc, cư sĩ cùng thời, nhất là những điều còn bị che khuất dưới dòng chảy ngồn ngộn của các sự kiện và diễn biến trong thế kỷ 20, một thế kỷ chưa từng có trường hợp tương tự trong lịch sử dân tộc và quốc gia chúng ta, dưới ánh sáng của các bộ môn nghiên cứu khác nhau. Cùng nhau suy ngẫm, và cùng công bố các nghiên cứu đó một cách liên tục, bởi theo suy nghĩ chung của chúng ta, chỉ có thể đánh giá một nhân vật một cách chân thật nhất nếu chúng ta có được nhiều hơn các sự thật lịch sử được làm sáng tỏ.

Mặt khác, như một mong muốn, hội thảo lần này không chỉ dừng lại ở sự tán thán công đức của một cá nhân ngài, mà hơn hết từ đây, các nghiên cứu của chúng ta sẽ đưa các bài học kinh nghiệm thành tựu và thất bại vào các hoạt động Phật sự của ngày hôm nay. Phật giáo sẽ còn có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa dân tộc trong tương lai, vì thế đòi hỏi Phật giáo phải có những nỗ lực lớn lao để có thể hoàn thành sứ mạng cao quý này.
Trên một tinh thần như thế, chúng tôi hy vọng cuộc hội thảo lần này sẽ có được kết quả như mong muốn. 

Xin cảm ơn quý vị chư tôn túc và quý vị đại biểu đã giành thời gian để tham dự hội thảo.

Nam Mô A Di Đà Phật.
 

04-02-2007 04:56:02

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10903)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10288)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9668)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9272)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4935)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4764)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10835)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3429)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11951)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9790)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.