Phước - Lưu Đình Long

01 Tháng Ba 201200:00(Xem: 15958)
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Phước
 Lưu Đình Long

blankPhước (hay Phúc) là từ mà người ta thường dùng để chỉ cho những điều may mắn, những sự tốt đẹp đến với mình và người…

Phước trong đời sống

Nói đến phước thì có lẽ chúng ta không xa lạ gì vì mỗi ngày vẫn thường nghe người ta tán nhau: “Nhà bà A, ông B ở làng bên (xóm dưới) có phước thật, con gái đi lấy chồng ngoại quốc, sướng…”. Người ta định vị về phước có nghĩa là có chồng nước ngoài, cái mà họ ước ao, chưa được hoặc không được mà người khác đã được thì được gọi là có phước. Nhưng, có chồng nước ngoài đâu phải ai cũng có phước? Bởi có khối phụ nữ bị chồng ngoại hành hạ tả tơi, thậm chí còn thiệt mạng, thế thì đó là phước hay hoạ?

Đến đây ta nghiệm thêm một điều nữa là phước, theo định vị của người ngoài thường cảm tính, chỉ có ai trải qua, người trong cuộc thì mới biết có phải mình có phước hay không?

Xem phim kiếm hiệp Hongkong vẫn thường được nghe những lời thoại như thế này: “Đã là phước thì không phải là họa, đã là họa thì không thể là phước”. Đấy là sự mặc định của một nhân vật khi đứng trước một sự kiện nào đó lớn lao, hoặc khi sắp giao chiến (một mất một còn). Nhìn trong bối cảnh đó, để xét rằng câu đó đúng trong một vài ngữ cảnh, và đối tượng là cá nhân hoặc tập thể sử dụng câu nói. Nhưng tiềm tàng trong cái phước của người này vốn là cái họa (hoặc đơn giản không phải là phước của người kia, của nhóm người khác).

Rồi thì, chúng ta cũng thường nghe về việc người ta nhắn nhủ nhau: “Làm gì thì làm cũng nhớ để phước cho con”. Lại thêm một cách quan niệm về phước bình dị nhưng thiết thực để răn người, tránh làm những điều không tốt bởi “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Cái quan niệm nhân-quả theo kiểu “truyền thừa” này không phải là không có cơ sở và ở một khía cạnh nào đó thì vẫn đúng theo tôn chỉ nhà Phật. Bởi một người cha (mẹ) khi làm điều bất thiện thì chủng tử ấy sẽ có năng lượng chiêu cảm được những đối tượng có nhân bất thiện gần gũi mình, mà trước tiên là con cái. Có thể là sẽ chiêu cảm với con cái là những đứa phá gia chi tử, hoặc bị bệnh, bị thế này thế kia để làm khổ lại mình…

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn được nghe người ta mừng (hí hửng) khi cặp vợ chồng nào đó sinh được một nam tử. Họ cho rằng nhà đó có phước vì có con nối dõi tông đường. Quan niệm có con trai là tốt (bởi vì hạt giống trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào người ta) thế nên họ nghĩ ai sinh con trai là có phúc. Thế nhưng, về sau, đứa con trai lớn lên, không được dạy tử tế hoặc vì quá nuông chiều nên sinh ra ngỗ nghịch, không kính mẹ cha cũng chẳng tôn trọng luật pháp… Lúc đó người ta lại nói nhà đó vô phúc, có con mà phá nhà, phá xóm… Nghĩ dài hơi như thế để thấy, phúc ở góc độ dân gian, đời sống bình thường thì là cái mà người ta mặc định nó là tốt, cái người ta cần và được mãn nguyện…

 

Phước trong giáo lý

Giáo lý nhà Phật có câu “Phước-Huệ song tu”. Câu này được hiểu là Phật tử phải tu phước và cả tu trí (huệ). Tu phước, vậy phước theo nhà Phật thì có những gì? Có phước hữu lậu và phước vô lậu. Phước hữu lậu là phước có giới hạn, được biểu hiện rồi cũng sẽ hết, sẽ đi qua như là tài sản, sắc đẹp, danh… Những cái đó, nếu mình không biết tích luỹ, gìn giữ thì nó càng mau hết, bị mai một. Còn phước vô lậu là phước của quả vị giải thoát, đạt đến sự an nhiên, tự tại.

Mình thực hành tất cả những hạnh lành như là bố thí, cúng dàng, ái ngữ, tùy hỷ, cung kính, khiêm tốn… thì đều có phước hữu lậu và vô lậu. Ví dụ, mình khiêm tốn thì mình sẽ được người ta nể trọng, nhưng đó cũng là chất liệu hay là nhân lành để đạt đến nội tâm cao thượng - một trong những biểu hiện của bậc thánh, của Bồ-tát. Mình đã gieo nhân của bậc thánh thì chắc chắn mình sẽ có quả ấy thôi…

Còn tu huệ (trí tuệ, sự hiểu biết chân chánh) thì mình phải giữ gìn những nguyên tắc đạo đức mà Bụt dạy (gọi là giới) và công phu niệm Bụt hoặc hành thiền để đạt được định. Định là một trạng thái an trụ, tĩnh lặng đủ để mình nhìn sâu vào lòng sự vật, sự việc và hiểu vấn đề. Khi đã hiểu, hiểu trúng thì mình được gọi là người có trí tuệ, và trên cơ sở của hiểu biết ấy mình sẽ tiếp tục tạo tác nhiều điều thiện lành và tưới tẩm cho vườn tâm mình được nở hoa trí!

Cứ thế, quan trọng là cái hiểu của mình tới đâu, có đủ để biến thành hành động? Và khi đã hành động (đúng) và có kết quả thì mình sẽ tiếp tục vun bồi, tưới tẩm. Nhưng, trong quá trình đó, có những phước hữu lậu đồng thời sinh khởi như là sắc đẹp, sự kính trọng của người, hoặc sự giàu có thì hành giả cần tỉnh táo để không chấp, đạp lên trên những “kết quả” có hạn (hữu lậu) ấy để tìm đến cái cao hơn là giác ngộ, giải thoát… Muốn vậy thì phải có nguyện (phát nguyện) thật sâu dày, thật thường xuyên để không quên và thường hành, tức thường xuyên làm theo phát nguyện lành đó (gọi là tinh tấn) thì dẫu có sinh ở đâu thì mình vẫn sẽ đến với con đường sáng - con đường của đạo Bụt.

Đọc cái tựa và nội dung cuốn “Con đã có đường đi” của HT.Nhất Hạnh và thấm thía cái ý này. Tất cả các việc lành hôm nay mình làm là quả của rất nhiều nhân lành, trong đó có lời nguyện trước Tam bảo về đường thiện mà con sẽ đi trong vô thủy kiếp, dù ở đâu, dưới hình tướng nào. Khi có nguyện này rồi thì mình không sợ nữa!

 

Làm phước

Là phương pháp tu tập, mà cái đầu tiên người ta dễ thấy nhất đó là “hạnh tặng quà” (bố thí). Có nghĩa là mình sẽ cho (trong khả năng) những cái mình có để giúp người ta vượt qua khốn khó, có bình an, và phát triển trên tinh thần của Lời Phật dạy. Ở đây, làm phước cũng phải lưu ý là không cưỡng cầu, đừng quên lý “tùy duyên” mà Phật dạy, bởi một khi cố quá sức thì sẽ sinh ra phiền não.

Rồi làm phước cũng phải có trí tuệ. Phải biết rõ đối tượng mình giúp đỡ cần gì, có thật sự cần thiết phải giúp, và giúp như thế nào để họ bớt đau mà không sanh tham lam? Đó lại là một “nghệ thuật” mà khi làm mình phải thường xuyên thưa với Bụt về tâm nguyện của mình, để luôn được soi sáng…

Bên cạnh bố thí thì làm phước còn là cứu người, như là cản người tự tử, cứu người bị nạn. Hoặc nói một lời hay, ý đẹp để người ta bình an. Hay có thể còn làm việc mình dám nói tiếng nói của lẽ phải, đứng về phía cái tốt, đấu tranh với cái xấu… Nói chung, là mình cứ làm tất cả những cái hay, cái đẹp thuộc về quy chuẩn đạo đức của xã hội, của lời Phật dạy. Muốn vậy mình phải có trí để hiểu, muốn có trí thì phải tu huệ (như ở trên đã giãi bày).

Nói đến đây mới thật thấm lời thầy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dạy: Phước huệ song tu!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 5971)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5808)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7579)
Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975 Thư Viện Huệ Quang Số Hóa 2013
17 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6647)
Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN được xuất bản mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG. Tiếc thay tạp chí này chỉ ra được 28 số thì ngưng bản vào năm 1959, do không được sự ủng hộ về phương diện tài chánh. Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn luận. Mời quý độc giả lật từng trang online từ số 1 đến số 28 hay download về máy nhà xem dần. (TVHS)
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6066)
01 Tháng Mười 2014(Xem: 6628)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 9839)
Tạp chí Phật Học Từ Quang các năm 2012, 2013 và 2014 do Ban Phật Học chùa Xá Lợi (trước năm 1975 là Hội Phật Học Nam Việt) chủ trương, Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành. Sách phổ biến trên internet dạng Eboook PDF. Quý độc gỉa ở Việt Nam có thể liên lạc với chùa Xá Lợi đển thỉnh bản in trên giấy.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 18373)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 5753)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.