Câu Chuyện “Xuất Gia Lại” Của Thầy Pháp Niệm

21 Tháng Hai 201711:19(Xem: 5226)
CÂU CHUYỆN “XUẤT GIA LẠI” CỦA THẦY PHÁP NIỆM
 GIÁC MINH LUẬT

Thế là mấy huynh đệ chúng tôi cũng ngồi cạnh bên nhau với phút giây ấm áp, mầu nhiệm vô cùng trong đêm Thiền trà dưới trăng cùng với Thầy.

Vâng, vị Thầy mà chúng tôi ngồi bên cạnh tối hôm nay chính là Thầy Pháp Niệm - Thầy là người Canada gốc Việt, xuất gia tu học tại Pháp với Sư ông Nhất Hạnh từ những năm đầu tiên khi thành lập Làng Mai, Thầy nhẹ nhàng, khả kính và dễ thương lắm, vì giọng nói của Thầy ấm - ấm vô cùng và nhẹ - nhẹ cũng vô cùng - với lại được nuôi dưỡng bởi tình thương của Sư ông từ những ngày đầu tiên ấy nên Thầy thông tuệtinh anh với vốn kiến thức Phật pháp lẫn kinh nghiệm tu học hành đạo dày dặn, Thầy nhẹ nhàng hỏi từng người Where are you from - Who you are?...chẳng hạn và từ tốn kể cho chúng tôi nghe về một câu chuyện.

blank
Ảnh: Sư Giác Minh Luật và Thầy Pháp Niệm

Chuyện là:

Hồi xưa, có một vị Thầy sống trong Đại chúng, khi ấy Thầy rất thanh thản và nhẹ nhàng, Thầy thường mời các vị Thầy bạn của mình vào phòng để đàm đạo, thiền trà và thực tập chánh niệm.

Khi ấy Thầy hạnh phúcbình an lắm nha.

Cho đến một ngày, do một nhân duyên Thầy trụ trì mất, nên Thầy được tiếp nối lên lãnh trách nhiệm Trụ trì và giữ chức vụ gì đó trong Giáo hội để chăm lo đại chúng và công việc Phật sự chung, từ đó Thầy tất bật với trăm công ngàn việc, nội giao đến ngoại giao, Phật sự đến Thời sự, nói chung là Thầy bận lắm, bận đến nỗi mà Thầy cảm thấy việc mình làm là vì Giáo hội, vì người khác, vì đạo, vì chúng sanh.

Do suy nghĩ thế mà Thầy có lý do chính đáng để mình có thể than thở, để bận bịu khi có người hỏi thăm như thầm muốn nhận được sự kính phục từ người khác.

Cho nên, từ đó Thầy không còn mời người bạn nào đến đàm đạo hay Thiền toạ, Thiền đàm gì cả như để hàm ý cho mọi người biết là mình đang rất bận, bận lắm luôn.

Cách một thời gian khá lâu như thế, những người bạn đạo của Thầy mới thắc mắc và đến hỏi:

- Sao lâu quá rồi chúng con không thấy Thầy cùng chúng con ngồi lại bên nhau, bên tình huynh đệ, bên tách trà và an trú cùng nhau với năng lượng của Đại chúng trong phút giây Thiền toạ.

Trong lúc vừa xong công việc Phật sự ở chùa, với vẻ mặt mệt mỏi và thở hỗn hễn, Thầy trả lời:

- À dạ dạ, dạo này lên làm Trụ trì rồi nên bận rộn quá, vừa việc này đến việc kia, nên mệt mỏicăng thẳng quá, thì thời gian đâu mà Thiền trà với Thiền toạ, ngắm trăng với ngắm sao hả Thầy.

Nghe xong, mấy người bạn của Thầy hội ý rồi trả lời:

- Chúng con nghĩ Thầy nên xuất gia lại một lần nữa.

Với vẻ mặt ngơ ngác, Thầy trụ trì quay sang hỏi:

- Tại sao phải xuất gia lại?

Một Thầy đại diện trả lời:

- Thì hồi xưa khi Thầy đi tu là muốn thoát khỏi sự ràng buộc, đau khổmệt mỏi đầy nhàm chán của cuộc đời khi mình bị trói buộc bởi trăm ngàn nhân duyên, nay Thầy đã giác ngộ để đi tìm con đường giải thoáttrở về dưỡng nuôi - khám phá phút giây an lạchạnh phúc của nội tâm. Nhưng giờ, chúng con thấy Thầy làm việc trong sự áp lực, mệt mỏi và khổ đau thì phải chăng Thầy nên xuất gia lại một lần nữa.

- Ừ thì,...tôi căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng là vì đại chúng, vì đạo, vì chúng sanh.

Vị Thầy bạn nói tiếp:

- Thầy không có an lạc, không tự tại, không thảnh thơi trong công việc và không tự mình có thời gian để chế tác hạnh phúc cho chính mình thì Thầy làm sao có thể mang hạnh phúc, bình an, tự tại cho người khác và cho cả chúng sanh.

- Có chăng thì cũng chỉ là những việc bên ngoài mang lý do....vì vì vì mà thôi, chứ thật chất bên trong chỉ được bao bọc bởi sự hào nhoáng trên danh nghĩatrách nhiệm - là hy sinh.

Vị Thầy trụ trì ngơ ngác đáp:

- Ừ ừ, đúng rồi, chắc tôi phải xuất gia lại lần nữa quá.

Kể từ đó, vị Thầy Trụ trì đã biết quay về nương tựa hải đảo tự thân, biết dừng lại, biết trân trọng, biết sưởi ấm lại tình thương của đại chúng, của những người huynh đệ đang chung sống bên cạnh mình.

Nói đến đây, Thầy Pháp Niệm nhẹ cười, uống ngụm trà và im lặng.

Còn tôi thì ấn tượngxúc động vô cùng với câu nói: Xuất gia lại - mà tự nói thầm với lòng mình rằng: chắc thỉnh thoảng khi nào tôi cảm thấy khó khăn, mệt mỏi hay áp lực điều gì đó thì tôi cũng phải tập xuất gia lại để không quên mục đíchlý tưởng của người xuất gia tu học.

Cũng thế, trong đời khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và hay thở than nhiều về điều gì đó thì cũng tập nói với lòng mình rằng: chắc con phải tập làm mới lại chính mình.

Tức là: cái gì làm cho tâm hồn mình trở nên nặng nề quá thì hãy từ từ làm cho nó nhẹ bớt đi, hoặc chuyển sang một hướng khác tích cực hơn, còn nếu không thì bỏ luôn đi cho nó khoẻ, chứ khổ răng mà khổ rứa cũng chẳng được gì.

Xuất gia lại nha! Làm mới lại nha! Tôi ơi! Bạn của tôi ơi!

Thầy Pháp Niệm ơi! Cảm ơn Thầy nhiều nha.

Rồi tôi chợt thấy Thầy cười duyên, nụ cười vi tiếu của Bụt thật dễ thương.

Tôi xin lưu ý rằng: Xuất gia lại ở đây theo nghĩa thể tánh xuất gia chứ hổng phải là thân tướng xuất gia nha.

Giác Minh Luật

Làng Mai Thái, 12/2/2017.

Tựa bài: Dựa theo quyển sách của Sư ông "Con sư tử vàng của Thầy Pháp Tạng".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8427)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5935)
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4243)
Đi tu phải được hiểu như những người đang từ một ý niệm phục vụ cá nhân và gia đình nay trở thành người phục vụ cho cộng đồng và xã hội trên phương diện giáo dục đạo đức, làm người gương mẫu và đi đầu trong mọi công việc để phụng sự cho mục đích chung cao đẹp.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4928)
Đưa nền giáo dục nhân tâm, tri thức & ý chí (Bi - Trí - Dũng)[1] của Phật giáo vào đời, để kiến tạo một cuộc sống hạnh phúc, an lạc,… thông qua các hoạt động phong trào Thanh thiếu niên (TTN), Tuổi trẻ học đường; chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng từ thể chất đến tinh thần một cách đồng bộ cho các thế hệ Tuổi trẻ, những ông chủ tương lai của Đất nước & Đạo pháp
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9514)
"Lên non mới biết non cao. Lên face mới biết face bao não phiền" là một trong rất nhiều câu nói hài hước dí dỏm trong bài giảng của nhà sư về facebook đang gây bão mạng. Với kiến thức uyên thâm và cách truyền tải, giảng dạy hài hước, sư thầy đã phân tích những ưu và mặt trái của mạng xã hội. Khiến những người nghe vừa cười vừa ngẫm.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9673)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 7129)
Các bạn cũng như tôi, nếu đã quyết tâm chọn con đường cao thượng, thì hãy trang bị cho mình những hành trang cần có: lòng từ bi, nghị lực, tâm bồ-đề, kiên nhẫn và biết chấp nhận… chứ đừng mang theo những thứ như hận đời, buồn chán, thù ghét, lìa bỏ trách nhiệm, sự nhu nhược… thì bạn sẽ tiếp tục thất bại bất cứ lúc nào. Cuộc đời tu sĩ không như bạn nghĩ, nếu bạn chưa chuẩn bị cho mình một áo giáp để chống chọi với vô vàn quân địch (tham-sân-si) thì không nên ham vui bước vào. Hãy tự mình suy nghĩ và đưa ra định hướng cho cuộc đời, khi quyết định chọn con đường hướng thượng, vượt thoát bóng đêm là bình minh tự nhiên xuất hiện". Giác Minh Luật
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4287)
Không ít bạn đã chọn lối sống u ám: than thở, chán nản, trách móc và luôn nhìn đời bằng nửa con mắt, hẹn hẹp trong cái vỏ ốc của riêng mình. Qua góc nhìn từ những chia sẻ thực tế của các bạn trẻ, thì than thở cũng chỉ nằm gọn trong những nguyên nhân: Gia đình, bạn bè, công việc, học tập, tình yêu… Than thở về những “chủ đề chính” để các bạn sẵn sàng bằng giọng điệu chán nản, ngán đời mỗi ngày. Những chia sẻ thường gặp như: “Cuộc sống mình sao quá bận rộn, đến nổi không còn thời gian để ngồi ăn một bữa cơm với gia đình” trong khi đó lại dành hết thời gian của mình cho việc đi chơi, xem phim, tán gẫu v
19 Tháng Chín 2015(Xem: 5738)
Tọa lạc trên một ngọn núi cao của khu rừng bạt ngàn màu xanh của vùng Waldbröl cách thành phố Köln khoảng hơn 60 km, Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập dưới sự giúp đỡ và ủng hộ của Phật tử Châu Âu cũng như người Đức mến mộ đạo Phật và Thiền sư.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 6011)
Đại đức Giác Minh Luật là một tu sĩ trẻ, hiện đang là Chủ nhiệm CLB Nhân Sinh, TP. HCM với số lượng hơn 2.000 thành viên trong nước và nước ngoài. Dưới sự dẫn dắt của Sư Giác Minh Luật, CLB Nhân Sinh ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực.