Sư Tây phố núi

07 Tháng Ba 201611:37(Xem: 4493)

SƯ TÂY PHỐ NÚI
Nguyễn Văn

 

Được xem như là một thiên đường thiền định chốn trời Nam, mỗi năm Thiền viện Trúc Lâm (Tp. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng) đón tiếp

blank
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

hàng vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh cũng như thiền tập.

Trong số hàng vạn du khách ấy, có không ít người đến từ những quốc gia phương Tây - nơi có truyền thống dân tộc lẫn văn hóa khác rất nhiều so với những quốc gia phương Đông như Việt Nam, đến đây xuất gia tu hành. Điều gì khiến những người này đưa ra những quyết định như thế?

Thông qua một số đồng nghiệp và được thượng tọa Thích Thông Phương, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm chấp nhận, chúng tôi được tiếp xúc với sa di Thích Trúc Thái Hội, một người đến từ thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp.

Bỏ chức giám đốc để đi tu

blank
Sa di Thích Trúc Thái Hội

Với khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt khá tốt, sa di Thích Trúc Thái Hội cho biết tên thật là James Christopher, sinh năm 1982, từng là kỹ sư, có công việc ổn định với mức lương khá cao. Thế nhưng, như một căn duyên mà theo anh là “tiền định”, cách đây 6 năm, anh quyết định vứt bỏ tất cả, tìm đến Việt Nam, đến Thiền viện Trúc Lâm xuống tóc quy y. Kể từ đó, anh được ban cho cái tên của con nhà Phật: Thích Trúc Thái Hội.

Nói về căn duyên dẫn đến việc xuất gia, nhà sư Thích Trúc Thái Hội cho biết, mặc dù sống ở phương Tây, nơi đa số người dân theo Kitô giáo, nhưng ngay từ nhỏ anh lại có tư tưởng hướng về Phật giáo. Và sự bí ẩn của một tôn giáo đến từ phương Đông cứ ngày một lớn dần trong  tâm tưởng của anh. Để giải tỏa “cơn khát” kiến thức về Phật giáo, sau giờ học anh lên mạng tìm hiểu và trong một lần tình cờ anh biết đến thiền phái Trúc Lâm.

Cũng từ đó, ý nghĩ phải tìm về nơi phát xuất của Thiền phái này cứ cuốn hút anh, tuy anh vẫn chưa thể thực hiện ngay tức thì, phần vì điều kiện kinh tế không cho phép, phần do gia đình phản đối bởi anh là con trai duy nhất trong gia đình.

Sau nhiều năm gác lại dự định để học tập và làm việc, đến năm 2007, anh quyết định thực hiện ước mơ của mình, từ bỏ chức giám đốc điều hành của một công ty máy tính ở Pháp với tiền lương trên 100 ngàn đô la/năm, lao vào học tiếng Việt để thực hiện ước mơ.

Về phía gia đình, biết không thể cản bước Đông du tu hành của con, người mẹ già của anh phải gật đầu chấp nhận cho anh thực hiện chuyến viễn du. Ngày tiễn anh ra sân bay để đến một vùng đất xa lạ mà anh chưa một lần đặt chân đến, người mẹ không khỏi chạnh lòng.

Vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, anh lập tức hỏi thăm đường về Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Thấy một người nước ngoài với dáng vạm vỡ gần 100kg, râu tóc xồm xoàm nên sư thầy cũng ngại, nhưng với quan điểm sẵn sàng thu nạp bất kỳ ai có tâm hướng Phật, cộng với việc anh giỏi tiếng Việt nên cuối cùng sư thầy chấp nhận cho anh tham gia đạo tràng.

Một ngày cuối năm 2012, tức gần hai năm sau ngày trở thành Phật tử của đạo tràng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, James Christopher xin phép thầy cho xuống tóc quy y, trở thành một tu sĩ xuất gia thật sự. Sau nhiều ngày thuyết giảng về những quy định tương đối ngặt nghèo đối với chúng tăng mà anh vẫn thành tâm hướng Phật, thượng tọa Thích Thông Phương đã trực tiếp ra tay quy y, thu nạp anh làm môn đồ.blank

Nhớ lại những ngày mới sang Việt Nam gia nhập đạo tràng, sư Thích Trúc Thái Hội chia sẻ: “Lúc ở bên Pháp, mình ngủ dậy rất muộn. Khi qua đây tham gia đạo tràng, mình buộc phải theo quy định của nhà chùa thức dậy từ lúc 3 giờ sáng để tụng kinh và sau đó là thiền nên cũng hơi mệt mỏi. Nhưng do quyết tâm của mình vào thời điểm đó rất lớn nên cuối cùng mình đã vượt qua. Lâu dần thành quen và bây giờ ngày tụng kinh 3 lần, thiền 6 - 7 giờ không còn khó nữa”.

Ngoài việc thay đổi giờ giấc, việc chuyển từ chế độ ăn mặn sang ăn chay đối với sư Thích Trúc Thái Hội cũng là một việc vô cùng khó khăn. “Từ nhỏ mình đã quen ăn bánh mì, bơ, sữa... nhưng khi qua đây chỉ được ăn cơm, rau và đậu phụ nên mình mất sức một thời gian. Chỉ trong 1 tháng, mình giảm từ 90kg xuống còn 70kg. Ban đầu cũng mệt nhưng giờ mình cảm thấy vóc dáng này là chuẩn và khỏe hơn lúc trước...”, sư cho biết thêm.

Nhắc về gia đình bên Pháp, sư Thích Trúc Thái Hội cho biết từ ngày qua Việt Nam đến nay, sư được sư thầy cho về thăm nhà 4 lần. Lần về mới nhất cách đây 4 tháng, thấy mẹ vẫn khỏe sư vui lắm. Sư bảo cũng muốn về thăm mẹ thường xuyên hơn nhưng vé máy bay từ Việt Nam về Pháp đắt quá, sư không đủ tiền!

Khi hỏi đi tu thì lấy đâu ra nhiều tiền để về thăm quê, sư cho biết đó là trích phần lãi từ số tiền dành dụm khi còn đi làm, phần còn lại dành cho mẹ dưỡng già.

Sư Thích Trúc Thái Hội cho biết từ lâu đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai và “sẽ tu ở đây cho đến khi nào chết mới thôi”. Sư cũng không quên nhờ chúng tôi chụp mấy tấm ảnh gửi về dâng mẹ, bởi theo vị sa di này, hiếu kính cha mẹ cũng là một trong những bổn phận của người tu hành. 

Phật tử đến từ bên kia đại dương

Ở Thiền viện Trúc Lâm chúng tôi còn tiếp xúc với một Phật tử khác cũng thú vị không kém, đó là ông James Mitchell, một kỹ sư già người Mỹ. Cơ duyên đưa ông James Mitchell đến với Phật giáo cũng từ rất sớm. Thế nhưng, mãi đến năm 1989, khi 40 tuổi ông mới có thời gian đến với thiền. Và như một định mệnh, sau nhiều lần vân du khắp phương Đông để tầm sư học đạo, cuối cùng ông đã đến Thiền viện Trúc Lâm này.

Không có ý định xuất gia như thầy Thích Trúc Thái Hội, ông James  Mitchell chỉ muốn tham gia thiền tập có thời hạn. Dù chưa quen với điều kiện thời tiết và phong tục tập quán của người Việt, nhưng nhờ cùng một chí hướng với những đồng đạo nên ông Mitchell bắt đầu hòa nhập được với không gian thiền định của ngôi thiền viện này.

Biết rào cản ngôn ngữ và văn hóa gây khó khăn cho vị khách đến từ phương Tây, những nhà sư trong thiền viện luôn tìm mọi cách để giúp đỡ.

Chia tay với chúng tôi, hai người con phật đến từ phương Tây cho biết từ lâu đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai và thực sự trân trọng những gì mà thiền phái Trúc Lâm đã mang đến cho họ - đó chính là sự rộng lượng vô ngã của giáo lý nhà Phật, sự tự tại trong tâm hồn. Và đó chính là lý do mà những người yêu mến Phật giáo đến từ một nền văn hóa khác như văn hóa phương Tây tìm đến nơi đây: Thiền viện Trúc Lâm.

Nguyễn Văn
(http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/su-tay-pho-nui-137360.html)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 2015(Xem: 8272)
Sáng nay, 07-02 (nhằm ngày 19-12-Giáp Ngọ), tại chùa Từ Tôn đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu chùa Từ Tôn (Đảo Hòn Đỏ, tổ Sơn Hải, phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)
13 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5381)
Sau ngày lễ “ Thầy thuốc Việt Nam” tôi được duyên may theo anh Tùng Phong đi thăm chùa Từ Tôn trên đảo Hòn Đỏ. Đó là ngày 17 tháng giêng Ất Dậu. Tùng Phong nói với tôi : Thầy Chúc Minh sẽ đón chúng ta vào lúc 14 giờ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13939)
Miền Tây cũng là nơi xuất thân của Hòa thượng ân sư Thích Thanh Từ. Tâm nguyện rộng lớn của Hòa thượng là trên vùng đất miền Tây này sẽ xây dựng một ngôi thiền việncho những người con Phật có một nơi tu học, tiếp nối, phát huy tôn chỉ và đường lối tu tập của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, "một niệm chí thành muôn thiên hộ trợ".
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10193)
Tu Viện Sơn Tùng là một tu viện Phật Giáo tọa lạc trên vùng đất cao 4000 Feet , cách thành phố Los Angeles khoảng hơn 1 giờ lái xe về hướng Đông Bắc. Thượng Tọa Thích Minh Dung, người khai sáng và trụ trì ngôi già lam này cho biết tu viện Sơn Tùng rộng 5 mẫu Tây, với mặt đất bằng phẳng có thể sử dụng được toàn bộ. Hiện Thượng tọa đã trồng hàng trăm cây tùng núi và nhiều loại cây cảnh khác.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14020)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 8284)
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất (tk 1), gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh-Lê-Lý-Trần (từ tk 10 đến đầu tk 15), rồi Hậu Lê (tk 15 đến 18), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối tk 18 sang đầu tk 19), nhà Nguyễn (tk 19 – 20), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng nên khắp ba miền đất nước.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 9242)
Câu chuyện về một chuyến đi đã tạo cho chúng tôi thêm nhiều suy tư về lẽ mầu nhiệm của Phật pháp. Như Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú: Ý dẫn đầu các pháp. Khi chúng ta phát nguyện với một hạnh nguyện trong tâm ý, nhưng đôi khi việc làm lại do vô minh dẫn dắt, khi đủ duyên, chúng ta sẽ bắt gặp sự gia hộ, dẫn dắt chúng ta trở về con đường như hạnh nguyện ban đầu.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 4733)
Ở Hà Nội, phía Tây hồ Hoàn Kiếm, dọc theo trục Bắc Nam, có một đường phố ngắn (chỉ 300m) phía Bắc tiếp nối với phố Lý Quốc Sư, phía Nam đụng với phố Trường Thi, nằm gọn trong phường Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm, mang tên Phố Nhà Chung , thời Pháp thuộc gọi là Rue de la Mission (phố Hội Truyền Giáo hoặc Phố Hội Thừa Sai).
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9038)
Nằm cách cố đô Huế chừng 14 cây số, về huớng Tây, với địa danh là thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có một ngôi chùa, một rừng thiền được gọi là Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2).