Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

16 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 13522)

Bắc Giang: Chuẩn bị xây dựng thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng Cập nhật: Thứ sáu, 11/11/2011 | 9:31:52 Sáng
UBND tỉnh vừa có Quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, bổ sung dự án xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng tại khu vực thôn Minh Phượng, xã Nham Sơn (Yên Dũng) vào danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Dự án có vốn đầu tư khoảng 102 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 35 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 67 tỷ đồng. Việc bổ sung xây dựng dự án này đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân. Được biết, lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng dự kiến diễn ra vào ngày 26-11 tới.

Nguyễn Hưởng

http://baobacgiang.com.vn/16/81901.bgo

Rạng rỡ môt Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Nham Biền là tên dãy núi nằm ở địa phận hai huyện Yên Dũng và Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang, đột khởi giữa vùng đồng bằng Yên Dũng cổ với khí thế hùng vĩ nối liền hai dòng sông Thương và sông Cầu, từ ngàn xưa đã là vùng có vị trí chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáng kể hơn, đây còn là nơi lưu giữ những dấu tích đặc biệt về văn hóa và tâm linh rất quan trọng…

blank
Mô hình phối cảnh Trúc Lâm Thiền viện Phượng Hoàng

Huyền ảo một truyền tích…

Vùng Nham Biền từ bao đời nay vẫn lưu giữ một truyền tích: Ngày xa xưa, khi trời đất mở mang, ở vùng đất này nổi lên 99 ngọn núi liền thành một dãy, gọi là dãy núi Neo. Trên dãy núi ấy, cây cối xanh mát, mây phủ quanh năm, sinh khí dồi dào, vốn là nơi cho muôn loài tụ hội. Một ngày kia, có một vị quân vương vì muốn chọn đất lập đế đô mở mang cơ nghiệp nên đã tìm về dãy núi Neo xem ngắm địa thế. Thấy nơi đây ngùn ngụt vượng khí, mây lành quấn quít nên đức vua cũng hài lòng lắm.

Chợt lúc ấy, có 100 con chim phượng hoàng từ đâu bay về, mỗi con đậu trên một ngọn núi; riêng con chim đầu đàn, vì không có chỗ đậu nên đành vỗ cánh bay đi, kéo cả đàn cùng theo. Nhìn thấy đàn chim thiêng “tỏ ý” như thế, nhà vua thầm thở dài, biết là vùng đất tuy đẹp nhưng không phải là “cuộc đất” dành làm nơi đế đô nên buộc phải chọn nơi khác. Chỗ vị vua đứng ngắm đất và tao ngộ đàn phượng hoàng thần kỳ kia nay chính là ngọn cao nhất của dãy núi Neo, có tên gọi non Vua.

đến thang mộc ấp của Thái sư

Nhưng, rất ít người biết rằng chính vùng đất có truyền tích đầy huyền ảo ấy lại nằm trong phạm vi thái ấp của Thái sư Trần Thủ Độ thời nhà Trần. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “…Tháng 8 năm Bính Tuất (1226) giáng Huệ hậu (tức vợ vua Lý Huệ Tông) làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, lấy châu Lạng làm ấp thang mộc…” Châu Lạng, chính là vùng đất nằm giữa sông Thương và sông Cầu trong đó có dãy Nham Biền và non Vua, thuộc về lộ Lạng Giang.

Theo PGS, TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), năm 2007, Đoàn cán bộ nghiên cứu của Viện Sử học đã về nghiên cứu thực địa đình Hương Tảo và đền Thanh Nhàn thuộc xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng và phát hiện, ngôi đình thờ Thái sư Trần Thủ Độ làm Thành hoàng và có phối thờ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung.

Hỏi thêm, các cố lão tại địa phương cho biết: Theo tiền nhân truyền lại, một lần, Thái sư về vùng này thấy dân tình khốn khổ vì nạn mãng xà hoành hành đã ra tay diệt trừ giúp dân (Ngày nay, khi tổ chức tế lễ, người dân trong vùng vẫn diễn lại tích chém rắn lớn ngày xưa để tỏ lòng nhớ ơn Thái sư.) Vùng này sau đó lại nằm trong vùng đất thang mộc ấp của Linh Từ Quốc mẫu. Thuở sinh thời, Thái sư cùng Quốc mẫu đã nhiều lần về đây và đền Thanh Nhàn chính là nơi trước kia dựng phủ đệ của hai ông bà, làm nơi nghỉ ngơi mỗi khi về thăm.

Trong hậu cung của đình Hương Tảo (còn gọi là đình Cáu), hiện vẫn còn bức tượng Trần Thủ Độ kích cỡ bằng người thật, ngồi trên ngai; còn bức hoành phi ở gian giữa khắc 4 đại tự “Trần triều Thượng phụ”. Còn trong đền Thanh Nhàn, ở hậu cung có tượng Trần Thủ Độ trong tư thế ngồi, tay trái để trên đầu gối, tay phải cầm cuốn thư nằm ngang, đầu đội mũ cánh chuồn, nét mặt uy nghi tươi sáng; bên dưới bức tượng có đề: “ Điện tiền chỉ huy sứ Lý – Trần. Quốc Thượng phụ Trần Tiền triều. Quốc Thượng Trung Vũ vương Thái sư Trần Thủ Độ.” Bên phải tượng Trần Thủ Độ là tượng Quốc mẫu Trần Thị Dung với tay trái đặt trên đùi, tay phải cầm cuốn thư dựng đứng, đầu đội mũ hoàng hậu, nét mặt phúc hậu thanh nhã; bên dưới bức tượng đề: “ Hoàng hậu Thiên Cực Lý – Trần. Linh Từ Quốc mẫu Trần triều Trần Thị Dung.”

Rạng rỡ thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Đặc biệt hơn cả, vùng Nham Biền từ thời Lý – Trần đã là vùng đất Phật với nhiều chùa như chùa Hang Chàm, chùa Nguyệt Nham, chùa Liễu Đê, chùa Kem v.v…Cách đỉnh Đền Vua 15km về phía Đông Bắc là chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa La) thuộc thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII – nơi Trúc Lâm Tam tổ từng trụ trì và thuyết pháp, đào tạo tăng ni.

Nhận thấy những giá trị đặc biệt về lịch sử truyền thống, nơi địa linh của vùng đất Nham Biền mà đặc biệt là nơi có hai ngôi đình, đền thờ Thái sư Trần Thủ Độ, huyện Yên Dũng và tỉnh Bắc Giang mới đây đã quyết định lập dự án xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng trong khu vực núi Đền Vua. Tâm tưởng của nhân dân và chính quyền nơi đây chính là nhằm khôi phục lại tinh thần tu học theo thiền phái Trúc Lâm, tôn vinh giá trị tinh thần Phật giáo đời Trần đã góp phần tạo nên sức mạnh cho dân tộc đánh thắng ngoại xâm.

Việc xuất hiện Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng sẽ tạo thêm cảnh quan du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của nhân dân, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa đạo đức của tiền nhân. Đặc biệt, Thiền viện cũng “nối liền” du khách bốn phương với một hệ thống các điểm du lịch văn hóa tâm linh lớn trong vùng như Đền Kiếp Bạc, chùa Vĩnh Nghiêm và non thiêng Yên Tử…

Được biết, việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng do Đại đức Thích Kiến Nguyệt làm chủ đầu tư kết hợp cùng các DN, Phật tử và nhân dân địa phương tổ chức thi công, với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng thông qua phương thức xã hội hóa. Lễ đặt đá xây dựng Thiền viện dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/11 năm Tân Mão (tức ngày 26/11/2011).

Tin tưởng rằng, trong một thời gian ngắn nữa, trên đỉnh dãy Nham Sơn sẽ sừng sững một ngôi Thiền viện bề thế, uy nghi, góp phần hoàn chỉnh hệ thống du lịch sinh thái của tỉnh Bắc Giang, kết nối với hệ thống di tích Tây Yên Tử, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của Yên Dũng nói riêng, của tỉnh Bắc Giang và vùng Đông Bắc nói chung.

Nguồn: http://www.xaluan.com/

THIỆP MỜI Lễ đặt đá xây dựng TVTL Phượng Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2015(Xem: 15516)
Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu một video clip nói về ngôi thiền viện này do hãng phim Sen Việt thực hiện nhân dịp Thiền Viện Trúc Lâm Đại Đăng sắp tổ chức buổi ca nhạc “Đêm Thiền Pháp Thiền Ca”,
08 Tháng Hai 2015(Xem: 8288)
Sáng nay, 07-02 (nhằm ngày 19-12-Giáp Ngọ), tại chùa Từ Tôn đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu chùa Từ Tôn (Đảo Hòn Đỏ, tổ Sơn Hải, phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)
13 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5401)
Sau ngày lễ “ Thầy thuốc Việt Nam” tôi được duyên may theo anh Tùng Phong đi thăm chùa Từ Tôn trên đảo Hòn Đỏ. Đó là ngày 17 tháng giêng Ất Dậu. Tùng Phong nói với tôi : Thầy Chúc Minh sẽ đón chúng ta vào lúc 14 giờ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13958)
Miền Tây cũng là nơi xuất thân của Hòa thượng ân sư Thích Thanh Từ. Tâm nguyện rộng lớn của Hòa thượng là trên vùng đất miền Tây này sẽ xây dựng một ngôi thiền việncho những người con Phật có một nơi tu học, tiếp nối, phát huy tôn chỉ và đường lối tu tập của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, "một niệm chí thành muôn thiên hộ trợ".
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10215)
Tu Viện Sơn Tùng là một tu viện Phật Giáo tọa lạc trên vùng đất cao 4000 Feet , cách thành phố Los Angeles khoảng hơn 1 giờ lái xe về hướng Đông Bắc. Thượng Tọa Thích Minh Dung, người khai sáng và trụ trì ngôi già lam này cho biết tu viện Sơn Tùng rộng 5 mẫu Tây, với mặt đất bằng phẳng có thể sử dụng được toàn bộ. Hiện Thượng tọa đã trồng hàng trăm cây tùng núi và nhiều loại cây cảnh khác.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14048)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 8294)
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất (tk 1), gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh-Lê-Lý-Trần (từ tk 10 đến đầu tk 15), rồi Hậu Lê (tk 15 đến 18), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối tk 18 sang đầu tk 19), nhà Nguyễn (tk 19 – 20), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng nên khắp ba miền đất nước.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 9247)
Câu chuyện về một chuyến đi đã tạo cho chúng tôi thêm nhiều suy tư về lẽ mầu nhiệm của Phật pháp. Như Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú: Ý dẫn đầu các pháp. Khi chúng ta phát nguyện với một hạnh nguyện trong tâm ý, nhưng đôi khi việc làm lại do vô minh dẫn dắt, khi đủ duyên, chúng ta sẽ bắt gặp sự gia hộ, dẫn dắt chúng ta trở về con đường như hạnh nguyện ban đầu.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 4738)
Ở Hà Nội, phía Tây hồ Hoàn Kiếm, dọc theo trục Bắc Nam, có một đường phố ngắn (chỉ 300m) phía Bắc tiếp nối với phố Lý Quốc Sư, phía Nam đụng với phố Trường Thi, nằm gọn trong phường Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm, mang tên Phố Nhà Chung , thời Pháp thuộc gọi là Rue de la Mission (phố Hội Truyền Giáo hoặc Phố Hội Thừa Sai).