Theo Dấu Chân Phật - Kỳ 2

09 Tháng Giêng 201808:50(Xem: 6351)

THEO DẤU CHÂN PHẬT - Kỳ 2
(Tại Bồ Đề Đạo Tràng)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió


 

blank"Đêm. Dòng sông Nerañjarā lấp lánh ánh trăng. Gió thổi rì rào xuyên qua rừng cây trầm mặc. Hương hoa cỏ dịu dàng thoang thoảng giữa không gian. Siddhattha Gotama sau khi chiến thắng nội ngoại ma, ngài ngồi yên tĩnh theo dõi hơi thở với tâm và trí hoàn toàn tỉnh thứcthanh khiết...Thế là một vầng nhật nguyệt vừa xuất hiện trên thế gian. Lừng lững. Vằng vặc. Trí tuệtừ bi. Còn soi sáng đêm ngày cho đến hết năm ngàn năm cùng nhân duyên với chúng sanh hữu trí."(*)

Chúng tôi đến Bodhgāya vào một chiều mờ sương. Trời se lạnh. Khói bốc lên cao từ một vài quán bán trà sữa truyền thống. Các mặt hàng lưu niệm, chăn bông và những tấm nệm rẻ tiền được bày la liệt. Rất nhiều người thuộc giai cấp thấp tập trung về nơi này làm các công việc chân tay và xin ăn. Phía sau những hàng quán là những mái nhà tạm bợ, liêu xiêu. Dăm ba người với làn da ngăm, đôi mắt sâu hun hút đang ngồi hơ tay trên bếp lửa đã tàn. Khu rừng trầm mặc với hương hoa dịu dàng giờ đã không còn. Dòng sông Nerañjarā cũng dường như nằm ngủ. Lịch sử sang trang, thời gian biến hoại, khu rừng xưa đã hóa thành xóm làng, thành thị. Dòng sông linh thiêng xưa cũng chỉ còn là một dải cát chảy dài trắng xoá, như minh chứng hùng hồn cho việc mọi thứ rồi sẽ đổi thay. Từng đoàn người hành hương vội vàng đi về phía Nam của dòng sông nơi có bảo tháp Đại Giác uy nghiêm giữa trời chiều sương lạnh.

blankBảo tháp Đại Giác (Mahābodhi) hay tên gọi khác Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgāya) thuộc quận Bodhgāya là nơi đánh dấu chỗ xưa kia Đức Phật thành đạo. Phía sau bảo tháp là cội bồ đề (Bodhi) và bồ đoàn Kim Cương (ratanapallaṇka). Theo những nghiên cứu khảo cổ mới nhất, bảo tháp Đại Giác có thể được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 TL. Nhiều di tích khác được xây dựng tại Bodhgāya qua các thời kỳ khác nhau. Đại đế Asoka đã viếng thăm nơi này lần đầu tiên cùng với gia đình và quần thần. Đại đế đã cho xây tháp, điện thờ, tịnh xá v.v.. điều này được chứng minh bằng những bia ký khai quật được. Trải qua vô vàn biến đổi của thời gian và nhất là sự tàn phá của các tôn giáo ngoại tụcbảo tháp đã được kiến tạotrùng tu nhiều lần. Một điều chắc chắn là cội bồ đềbảo tháp luôn ở một vị trí như lần đầu tiên. Điều này được khẳng định qua nhiều sử ký của các nhà hành hương trên khắp thế giới tiêu biểu như: Học giả châu Âu ông Buchanan Hamilton đến đây vào năm 181; ngài Pháp Hiển đến địa danh này năm 408; ngài Huyền Tráng năm 637. Các đoàn hành hương khác từ Srilanka và Miến Điện cùng với rất nhiều triều đại vua chúa cũng đã nhiều lần viếng thăm và tu sửa. Tất cả đều có để lại bia ký.

Từ phi trường Gaya đoàn đầu đà chúng tôi bộ hành về Bồ Đề Đạo Tràng. Dòng người nối tiếp nhau trong sự tín thành. Chúng tôi xếp thành hàng tư, nhiễu quanh cội bồ đềbảo tháp ba vòng theo hướng cánh hữu. Chỗ này, chỗ kia có nhiều nhà sư Tây Tạng cùng các Phật tử khắp nơi trên thế giới, đang trang nghiêm chiêm báicầu nguyện trong khung cảnh vô cùng thiêng liêng.

Nhìn cội bồ đề uy nghiêm, vươn thẳng lên giữa bầu trời đêm tối. Lòng tôi xúc động lạ lùng. Niềm hỷ lạc nhẹ nhàng lan toả khắp toàn thân. Tôi chợt hiểu ra rằng, không có gì thật sự biến mất dẫu cho thời gian hay bão táp phong ba quần xé, khi mà vẫn còn đó ngọn lửa niềm tin vẫn cháy mãi trong tâm những người con Phật trên khắp năm châu, bốn biển.

Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió
blankblankblank
blankblankblankblank

(*) Trích từ MCĐMVNN của MĐTTA.

Xem:
Theo Dấu Chân Phật Kỳ 1
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6556)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 6466)
Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những tín đồ trung thành của Phật giáo, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9859)
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8054)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18653)
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132431)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13766)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13061)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 12627)