Chết Về Đâu?

07 Tháng Hai 201300:00(Xem: 6776)

BỆNH TẬT LÀ MỘT ÂN SỦNG
Chân Pháp Đăng

Chết về đâu?

Ba kính thương;

 Hôm nay là ngày kỵ ba. Mấy ngày qua, Lang thường nhớ cầu nguyện với Tam Bảo, Bồ Tát Quan Thế Âm gia hộ cho ba. Ba là người tốt. Ba là đứa con hiếu thảo nhất gia đình bên nội. Ba thương bà con hàng xóm. Năm mậu Thân, ba vào Đà Nẳng xin gạo cứu giúp không biết bao nhiêu người đói khát. Ba ăn ở có đức nên chúng con mới có được đời sống hạnh phúc hôm nay.

 Ba không may sinh ra với nghề nghiệp đánh cá. Vì gia đình, vợ con, ba đã bắt không biết nhiêu loài cá nên ba phải trả tấm thân lại cho cá. Mình bắt người ta thì người bắt lại mình. Mình làm khổ người ta thì người ta làm khổ lại mình. Mình mắt nợ người ta thì người ta đòi mình phải trả. Có vay thì có trả. Đó là luật đương nhiên trong trời đất, là giáo lý nhân quả rất quan trọng trong đạo Bụt.

 Lúc còn sống, ba thích xây nhà lầu. Thời ấy xây nhà lầu không phải dễ lắm! Ba đã sắm sửa đầy đủ mọi thứ vật liệu như sắt, xi măng, gạch, ngói, nhưng chưa kịp xây thì ba mất trong cơn bảo năm 1970. Mạ không có đủ sức nuôi năm đứa con thơ dại nên phải bán từ từ các vật liệu ấy, vì thế ba rất luyến tiếc cái nhà. Mười năm sau, gia đình vượt biên qua Mỹ, do đó cái nhà bị bỏ trống. Người hàng xóm kể lại, thỉnh thoảng họ nghe tiếng động trong nhà, và họ nói đó là ba về thăm nhà.

 Chắc chắn, người mất vẫn thường về thăm căn nhà, con cháu, bà con. Đó là chuyện đương nhiên cho nên người Việt mới có tục lệ thờ ông bà, cha mẹ và người thân. Ba thương con cái nhiều như thế thì làm sao không trở về để thăm viếng, che chở và bảo vệ cho con cái được.

 Sau này không ai còn nghe tiếng động nữa. Có lẽ từ ngày, hai anh em Lang đi tu thì ba cũng đi theo các con về Lang Mai tu tập. Lang tin như thế. Năm rồi, chị mua lại lô đất từ một người hàng xóm đang ở trên ngôi nhà cũ và xây lên căn nhà hai từng. Lang hết sức ủng hộ ý kiến này, bởi Lang biết ba rất vui.

 Sau khi chết, người mất vẫn tiếp tục sinh hoạt bằng tâm thức mà tâm thức có thể đi khắp mọi nơi. Thông thường, tâm thức người quá cố đi theo con cháu, vì con cháu có liên hệ trực tiếp với họ. Tuy thể xác đã đầu thai, nhưng tâm thức vẫn có thể còn theo bên con cháu để che chở. Do thế, con cháu đi đâu thì ông bà, cha mẹ đi theo đến đó. Lúc nào, con cháu gặp phải tai nạn thì ông bà, cha mẹ ra tay bảo vệ cho con cháu.

 Trong trường hợp tai nạn xe hơi, chiếc xe tan nát thế mà người lái xe không bị thương tích gì cả, như có bàn tay vô hình đưa người ấy ra khỏi chiếc xe. Chiếc xe bằng sắt tan tành thế mà thân thể không bị thương tích gì cả, mới biết cái thiêng liêng của sức mạnh yêu thương. Mình không thấy chứ thế giới vô hình của tâm thức luôn ở sát bên mình.

 Người Việt di cư qua Mỹ giống như được sinh qua một thế giới khác. Tuy, thân thể không còn ở Việt Nam, nhưng tâm thức vẫn thường nghĩ về người thân ở quê nhà. Cũng vậy, thể xác của người mất có thể đã hóa kiếp, nhưng tâm thức có thể vẫn dõi theo con cháu, bởi vì thương, muốn bảo vệ. Ba là người có rất nhiều tình thương cho gia đình, vì thế tâm thức ba luôn muốn bảo hộ cho con cháu. Đó là sự may mắn cho anh chị em và các cháu của Lang.

 Các chị của Lang hỏi:

- Có người vẫn còn thấy ba. Như vậy, ba chưa đầu thai hay sao?

 Lang trả lời:

- Họ thấy ba là thấy tâm thức ba, chứ thân xác theo luật vô thường thì không còn nữa. Ba có thể đã sinh về cõi phù hợp với nghiệp thức của ba rồi.

 Lang tin chắc từ ngày hai anh em của Lang đi tu thì ba cũng được đi tu. Dù ở phương trời nào, ba cũng theo hai con tu tập, do đó nghiệp của ba đã nhẹ vơi phần nào. Hơn nữa, ba đã giúp biết bao nhiêu người trong cơn đói năm Mậu Thân thì chắc chắn ba sinh về cõi lành. Ít nhất là cõi người trong một gia đình hạnh phúc nào đó, có niềm tin nơi Tam Bảo.

 Một chứng cớ rành rành là từ ngày ba mất, gia đình đã hướng về Phật pháp. Tự nhiên, hai anh em đi tu, hai người cháu của ba cũng đi tu ở Việt Nam, cả nhà Lang qua Mỹ đều qui y Tam Bảo. Gia đình bên nội đã chuyển nghề nghiệp, nghĩa là tất cả mọi người không còn làm nghề đánh cá nữa. Sự ra đi của ba đã thay đổi tâm thức của cả gia đình bên nội. Do vậy, Lang tin tưởng nơi tâm thức tốt lành và tình thương của ba dành cho con cháu.

 Hôm trước, Lang đã qui y cho ba ngay ở tu viện Cát Tường với pháp danh Nguyên Trí. Sự thật, ba đã qui y Tam Bảo từ lâu vì cả gia đình đều quy y thì ba cũng qui y. Tuy nhiên, Lang vẫn muốn quy y cho ba để ba có cơ hội nghe giáo pháp của Bụt, có pháp danh rõ ràng.

 Ba ơi! Mấy mươi năm trời, ba vẫn thương yêu con cháu. Đó là một đức tính tốt đẹp. Bây giờ, ba đã là đệ tử của Bụt. Bụt dạy: “Sông ái dài muôn dặm, biển mê sóng vạn tầm, cõi luân hồi muốn thoát, niệm Bụt hãy nhất tâm.” Nghĩa là tình thương vướng mắc và sự u mê không có bờ bến. Ba hãy buông bỏ mọi vương vấn, lo âu, sợ hãi mà nhất tâm niệm Bụt. Ước mơ có nhà hai tầng của ba đã được toại nguyện. Mạ cũng đang ở nhà để trị bệnh. Con cái đã lớn và biết tự lo cho bản thân. Ba hãy thong dong ra đi, hãy đi về với Bụt, với cõi sáng, với tình thương bao la, không vương vấn, lo âu, lụy sầu. Các con nguyện sống đẹp cho ba.

 Sự thật giữa cõi sống và cõi chết có gì xa cách đâu! Bởi không thấy thôi, chứ sáu cõi luân hồi luôn biểu hiện bên nhau. Vì thế, phận làm con cái, chúng con nguyện thương yêu nhau, tha thứ cho nhau, thương yêu người nghèo khổ, biết kính mẹ thờ cha, cầu nguyện cho ông bà, tổ tiên quá cố để nhớ về cội nguồn của chúng con. Nhớ tới ba, chúng con cố gắng sống đẹp lành, có trách nhiệm về đời sống, tiếp nối những đức tính tốt đẹp của ba. Không có gì qúy hơn là tu tập. Tu tập là cách đền đáp công ơn lớn lao nhất cho cha mẹ. Tu là sửa đổi ba nghiệp càng ngày càng tốt đẹp, nhẹ nhàng như thế nghiệp của cha mẹ cũng được nhẹ nhàng.

 Hôm nay, Lang thắp lên nén tâm hương cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho hương linh ba Nguyễn Đầu pháp danh Nguyên Trí đuợc siêu sinh miền cực lạc, sinh ra được gặp Bụt, Pháp, Tăng, phát tâm xuất gia, tu tập chuyển hóa mọi khổ đau nghiệp chướng để tiếp tục hộ trì cho con cháu.

Kính bút!

Lang

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10514)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9167)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10283)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6363)
Kinh nghiệm cận tử đã thu hút nhiều chú ý gần đây. Năm 2014, bộ phim Heaven Is for Real (Thiên đường có thật), kể về một cậu bé nhỏ nói với cha mẹ mình là cậu đã lên chơi ở thiên đường khi đang được phẫu thuật cấp cứu, đã đem về doanh thu đáng ngưỡng mộ $91 triệu tại Hoa Kỳ. Cuốn sách chuyển thể thành bộ phim xuất bản vào năm 2010, bán được khoảng 10 triệu bản và chiếm 206 tuần trong danh sách bán chạy nhất của New York Times.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7095)
Đã có những bệnh viện và trung tâm lớn hiện đang chữa rất hiệu quả bệnh nan y mà nếu so với phương pháp Thực Dưỡng, nó gần như trùng khít. Sự kết hợp giữa Tây y và Thực Dưỡng sẽ là năng lượng cho bước tiến dài của ngành Y học thế giới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 6069)
Cuối cùng thì những dự định, hi vọng, ước mơ, hoài bão cũng chỉ là khói bụi tan đi như những đám mây trên bầu trời mênh mông, vô tận kia. Đến một ngày rồi ai ai cũng đều phải trả lại cho đất trời những gì đã vay mượn để trở về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 6146)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 6595)
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 23192)