Sống Sâu Sắc

07 Tháng Hai 201300:00(Xem: 7332)

BỆNH TẬT LÀ MỘT ÂN SỦNG
Chân Pháp Đăng

Sống sâu sắc

Bạn trẻ thân mến!

 Theo thường lệ, sau công phu sáng, mình pha một bình trà nóng để thiền trà. Hồi còn ở Làng Mai hay Từ Hiếu, mình thuờng uống trà với anh em, nhưng ở Cát Tường, mình uống trà với Bụt. Ly trà thơm tho đầu tiên, mình dâng lên Bụt, và ly thứ hai dành cho mình.

 Uống trà cũng là cơ hội thực tập sống sâu sắc. Tại sao gọi là sống sâu sắc? Bởi vì sự sống có nhiều mức độ. Có khi, bạn sống nhưng không sống. Thân ở đây nhưng tâm đã đi mất rồi. Có khi, bạn sống chỉ trong giây lát thôi, tâm ý lại chạy rong ruổi về tương lai hay quá khứ. Có khi, bạn sống nữa chừng, nghĩa là sự cảm nhận và ý thức về sự sống có vẻ mơ hồ, không thật lắm, giống như ăn mà không cảm thấy ngon, bởi tâm bạn bận lo nghĩ nhiều chuyện, vướng vấn về cái gì đó. Sống sâu sắc là thân ở đâu thì tâm ở đó. Thân tâm nhất như là trạng thái căn bản của thiền tập. Thực tập bất cứ phương pháp nào mà đưa tâm về với thân trong giây phút hiện thực thì bạn đạt được thiền. Lúc ấy, bạn mới thật sự sống sâu sắc. Còn nếu tâm ở một nơi, thân ở một nẻo thì bạn có thể không sống hoặc sống rất ít hoặc sống nữa vời, vì vậy sự sống ẩn hiện như một bóng ma. Nói theo kinh Kim Cương, sự sống của bạn là mộng, huyển, ảo…

 Hôm nay trời mưa, Lang đi vào trường học giúp cho Việt, rồi mình đi thăm một người bạn từ Việt Nam trở về Mỹ cho đến chiều mới trở về tu viện. Về tu viện, mình cảm thấy thật khỏe trong lòng. Ra ngoài hiên, mình ngồi chơi để nghe mưa hát. Cơn mưa ở đây nặng hạt như cơn mưa ở Huế. Bỗng dưng, mình nhớ quê hương, nhớ mẹ, nhớ em, nhớ bạn bè, nhớ ngôi nhà “Ân Tình”, nhớ hồ cá, nhớ hòn non bộ, nhớ vườn rau… Đúng như lời ca: “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa”. Anh Sơn viết đúng tâm sự của mình quá! Mình trở về với hơi thở ý thức để an trú trong sự sống hiện tại. Cơn mưa đang hát, và mình đang thở. Mình có mặt cho cơn mưa, nghe cơn mưa hát, và mình vui trở lại liền. Có khi, nỗi nhớ, nỗi buồn là một tâm trạng cô đơn. Có khi, nỗi buồn, nỗi nhớ là ký ức, kỷ niệm. Bạn có thể làm kỷ niệm ấy đẹp hơn trong giây phút linh thiêng của hiện thực. Nghe mưa để yêu thương mẹ, yêu thương em thêm đậm đà. Vì sao? Bởi mình thực sự đang nghe tiếng hát của cơn mưa. Cơn mưa đưa mình về với sự sống sâu sắc, trong ấy mẹ và em vẫn có mặt nơi trái tim. Mình có cảm tưởng có thể sờ được mẹ và em.

 Bạn trẻ ơi! Mình ở đây một mình giống như đang nhập thất, bởi chẳng có ai trong khu rừng mênh mông này. Mình yêu cánh rừng này lắm. Nó yên tĩnh quá, xanh tươi lạ, sống động ghê! Lắng nghe sâu hơn, cánh rừng này có biết bao là chim chóc, sóc, nai, sâu, bướm… Như thế, mình đâu có ở một mình. Cảm giác một mình là một ảo tưởng do mặc cảm cô đơn tạo nên. Sự sống ở cõi này đâu phải chỉ có loài ngoài. Ý thức sự có mặt của muôn loài, mình sống cẩn trọng và có trách nhiệm, biết tôn trọng sự sống thiêng liêng của muôn loài.

 Từ từ, mình sẽ khám phá ra bí mật của cánh rừng, bắt đầu thương yêu và gần gũi với nó. Mình đã đi khắp hết ngõ ngách của khu rừng. Nó rộng hơn mình tưởng, phía sau là cả cánh rừng ngàn mẫu không người ở. Mình đã từng đi ‘hiking’ một mình vào một buổi hoàng hôn. Hôm thứ Bảy, mình hướng dẫn bọn trẻ thám hiểm trong khu rừng ấy, và chính vì thế chúng mình đã tìm ra được cái hồ thiên nhiên với biết bao là loài chim chóc, nai sóc, ếch nhái, cá tôm, muôn thú như một thế giới thú vật thật sống động (disneyland).

 Bạn trẻ ơi! Thế nào mình cũng sẽ khám phá khu rừng tâm linh. Mình thấy rõ tâm ý hơn mỗi ngày. Mình thấy mình già hơn ông già của mình nữa. Mình đang có cảm giác chân cứng đá mềm trên con đường khám phá khu rừng mới. Bạn hãy chờ đợi sự khám phá này nhé.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10519)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9170)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10286)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6365)
Kinh nghiệm cận tử đã thu hút nhiều chú ý gần đây. Năm 2014, bộ phim Heaven Is for Real (Thiên đường có thật), kể về một cậu bé nhỏ nói với cha mẹ mình là cậu đã lên chơi ở thiên đường khi đang được phẫu thuật cấp cứu, đã đem về doanh thu đáng ngưỡng mộ $91 triệu tại Hoa Kỳ. Cuốn sách chuyển thể thành bộ phim xuất bản vào năm 2010, bán được khoảng 10 triệu bản và chiếm 206 tuần trong danh sách bán chạy nhất của New York Times.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7096)
Đã có những bệnh viện và trung tâm lớn hiện đang chữa rất hiệu quả bệnh nan y mà nếu so với phương pháp Thực Dưỡng, nó gần như trùng khít. Sự kết hợp giữa Tây y và Thực Dưỡng sẽ là năng lượng cho bước tiến dài của ngành Y học thế giới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 6070)
Cuối cùng thì những dự định, hi vọng, ước mơ, hoài bão cũng chỉ là khói bụi tan đi như những đám mây trên bầu trời mênh mông, vô tận kia. Đến một ngày rồi ai ai cũng đều phải trả lại cho đất trời những gì đã vay mượn để trở về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 6146)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 6597)
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 23192)