Những Dữ Kiện Về Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể

05 Tháng Mười Một 201503:00(Xem: 6397)

Những Dữ Kiện Về Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể
Bộ Y Tế & Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: organdonor.gov
(Organ Donation Data - U.S. Department Of Health & Human Services)

 

Hiến Tặng Bộ Phận Cơ ThểNHU CẦU HIẾN TẠNG LÀ SỰ THẬT: NHỮNG DỮ KIỆN VỀ HIẾN TẠNG

Cấy ghép bộ phận cơ thể trở thành một cách điều-trị y-khoa đã được chấp nhận, để thay thế các bộ phận cơ thể đang hư-hỏng ở vào giai-đoạn cuối. Tuy nhiên, chỉ có bản thân chúng ta là có thể giúp cho việc hiến tạng thành công. Sau đây là một số sự thật quan trọng về việc hiến tặng bộ phận cơ thể:

- Trong lúc bạn dành thời gian đọc trang mạng nầy (organdonor.gov), đã có thêm một người được ghi chép vào danh sách các người chờ đợi để được cấy ghép nội tạng. Bởi vì, cứ mỗi 10 phút là điều nầy lại xảy ra. 

- Mỗi ngày, trung bình có 79 người được cấy ghép nội tạng. Tuy nhiên, mỗi ngày trung bình cũng có 22 người chết vì chờ đợi để được cấy ghép, bởi vì điều nầy đã không xảy ra, do sự thiếu hụt bộ phận cơ thể.

- Nhiều người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau, đã hiến tặng bộ phận cơ thể, và đã nhận được sự cấy ghép. Năm 2014, có 29.532 người được cấy ghép bộ phận cơ thể.

- Tính đến Ngày 4/12/2012, số người được cấy ghép thận, tim, gan, và phổi, sau 5 năm hãy còn sống, có tỷ lệ sống cao hơn 55% (ít nhất là 55%, cao nhất là 92%).

- Tính đến Tháng 5/2015, trên toàn quốc gia Hoa Kỳ, danh sách người chờ đợi sự cấy ghép là 42% cho người Mỹ da trắng, 30% cho người Mỹ gốc Phi-Châu, 19% cho người gốc Tây Ban Nha hoặc La Tinh, và 9% cho người gốc Á Châu và cho người gốc Hawaii bản địa và cho người gốc từ Các Hòn Đảo Thái Bình Dương.

- Trong năm 2010 (qua các dữ kiện mới nhất) đã có gần 2,5 triệu ca tử vong ở Hoa Kỳ. Chúng ta hãy tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra, nếu tất cả các người chết nầy đều hiến tặng bộ phận cơ thể.

- (Dân số của Hoa Kỳ năm 2014 là 319 triệu người). Hiện nay, có hơn 120 triệu người Hoa Kỳ đã ghi danh, và đã trở thành người hiến tặng bộ phận cơ thể - chúng ta hãy ghi danh, và tham gia với họ.

CHÚNG TA HÃY NÓI THÊM VỀ THỐNG KÊ HIẾN TẠNG

Thống kê đôi khi phủ lấp chúng ta, làm cho chúng ta chới với, vì khó hiểu. Một điều chúng ta cần nhớ rằng, mỗi một con số chúng ta nhìn thấy trong thống kê là một người, một người cần sự giúp đỡ của chúng ta, và họ đang chờ đợi được cứu sống bằng cách cấy ghép bộ phận cơ thể, hoặc là một người đã để lại một di sản lâu dài qua sự hiến tặng bộ phận cơ thể, và mô của họ.

Dù bằng cách nào đi nữa, mỗi một con số đại diện cho một cuộc đời, cho một bà mẹ, cho một ông bố, cho một ông anh trai, cho một cô em gái, hoặc là cho một người con - một người mà cuộc đời họ quan trọng đối với một người khác, biết đâu chính người nầy lại quan trọng đối với chính chúng ta.

Thống kê thay đổi. Có những con số thay đổi theo ngày, thậm chí có những con số thay đổi theo phút. Vì thế, chúng ta có thể nhìn thấy những con số thay đổi khác nhau, mỗi lần chúng ta trở vào đọc trang organdonor.gov, hoặc là chúng ta đọc qua một số trang mạng có đường dẫn từ trang nầy. Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao điều nầy lại xảy ra. Vì, có một số lý do sau đây:

- Một trong những thống kê làm rối trí nhất, là số người chờ đợi được cấy ghép. Bệnh nhân được phép ghi danh ở nhiều trung tâm cấy ghép khác nhau, vì thế, chúng ta có thể nhìn thấy một con số cao hơn, bởi vì chúng ta đếm "bệnh nhân ghi danh", thay vì chúng ta phải đếm "bệnh nhân thật sự chờ đợi cấy ghép".

- Ngoài ra, một trong những điều tuyệt vời có thể xảy ra, là sự hiến tặng, và sự cấy ghép có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, vì vậy, danh sách chờ đợi có thể tiếp tục tăng lên, và số lượng những người hiến tặng cũng có thể tăng lên. 

- Trên thực tế, số lượng người chờ đợi tiếp tục tăng lên, làm cho danh sách số người hiến tạng nhỏ đi, và chỉ có chúng ta là có thể thay đổi được điều nầy - chúng ta hãy ghi danh để hiến tặng bộ phận cơ thể, mắt, và mô, và chúng ta nên khuyến khích những người khác làm việc tốt lành nầy.  

MỖI NGÀY 'SỰ THIẾU HỤT'(LỖ THỦNG) CÀNG TIẾP TỤC MỞ RỘNG

Ngay bây giờ, số người chờ đợi để cấy ghép bộ phận cơ thể có thể đứng nghẹt, và chứa đầy hơn hai sân-vận-động chơi bóng-bầu-dục football.

[Xem Đồ Thị, Hình 1]

Source-Nguồn: http://organdonor.gov/about/data.html

 

Organ Donation Data - Organ Donation Data 
U.S. Department Of Health & Human Services
Source-Nguồn: organdonor.gov

 

THE NEED IS REAL: DATA

Organ transplantation has become an accepted medical treatment for end-stage organ failure. But only you can help make it happen. Here are some important facts about donation:

- During your visit to organdonor.gov someone may have been added to the waiting list. It happens every 10 minutes.

- Each day, an average of 79 people receive organ transplants. However, an average of 22 people die each day waiting for transplants that can't take place because of the shortage of donated organs.

- People of every age give and receive organ donations. In 2014, 29,532 people received organ transplants.

- As of December 4, 2012, over 55% of recipients who were still living 5-years after their transplant for kidney, heart, liver, and lung (minimum is 55%, maximum is 92%).

- As of May 2015, the national waiting list was 42% Caucasian, 30% African American, 19% Hispanic/Latino, and 9% Asian, and Native Hawaiian and other Pacific Islander.

- In 2010, (the most recent data) there were almost 2.5 million deaths in the U.S. Imagine if every one of those persons had donated.

- Currently, more than 120 million people in the U.S. are signed up to be a donor - sign up and join them.

MORE ABOUT STATISTICS

Statistics can sometimes be overwhelming and difficult to understand. One thing to remember is that every number in the statistic you view is a person - a person who either needs your help and is waiting for a lifesaving transplant or a person who has left a lasting legacy through organ and tissue donation.

Either way, each number represents a life, a mom, a dad, a brother, a sister or a child - someone who is important to someone else, maybe even you.

Statistics change. Some change day to day and some can even change minute to minute. So you may see different numbers each time you return to organdonor.gov or some of the other sites linked from here. You may ask why this happens. There are several reasons:

- One of the most confusing statistics is the number of persons waiting for a transplant. Patients are allowed to register at multiple transplant centers, so you may see a higher number if you count "registrations" rather than "candidates."

- Additionally, one of the great things that may happen is that donations and transplantations may be taking place at any time, so while the waiting list might continue to grow the number of donors may also rise.

- The reality is that the number of candidates waiting continues to dwarf the number of donor organs available, and only you can change this - by registering as an organ, eye, and tissue donor and encouraging others to do so as well.

THE GAP CONTINUES TO WIDEN

Right now, there are more than enough people waiting for an organ to fill a large football stadium twice over.

[See Graph, Picture 1]

     

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5940)
Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẫn. Một số người còn mắc bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẫn sớm. Căn bệnh quái ác này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “Có phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?”
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6854)
The Journal of Complementary Medicine tại Úc, năm 2006, vol 5 số 5 page 34, có nói về các loại thảo mộc liên quan đến bịnh tiểu đường, chẳng hạn như cây quế (Cinnamon), mà kết quả của nó được báo cáo khi nó được d̀ùng điều tṛi tại các bịnh viện, với những bằng chứng như sau:
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12216)
Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì, dựa trên những hiểu biết mới của bộ môn "angiogenesis" về cơ chế tạo mạch máu. Những hiểu biết này còn giúp tất cả chúng ta có thói quen ăn uống lành mạnh hơn để có đời sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 17716)
MORGAN HILL, California (VB) -- Báo San Jose Mercury News hôm 15-10-2014 có bản tin viết về trường hợp một buổi chữa bệnh thần kỳ do một vị y sĩ từ Việt Nam sang -- chữa bằng sức mạnh huyền bí. Bài báo nói về buổi chữa bệnh hôm Thứ Tư 15-10-2014, tại ngôi chùa Tâm Từ Buddhist Temple, ở thành phố Morgan Hill, ngoại ô của San Jose.
13 Tháng Mười 2014(Xem: 6299)
Làm người ai cũng muốn được mạnh khoẻ và sống lâu. Ở phương Đông trước thế kỷ thứ 20, các đạo sĩ vào núi luyện cách trường sinh và có tuổi thọ cao hơn người thường (70-80 tuổi thay vì 50-60 tuổi). Theo khoa học ngày nay, các đạo sĩ Lão Giáo đạt được tuổi thọ nhờ dinh dưỡng tốt vì ăn nhiều trái dâu và những loại quả nhỏ mọng nước không có hạt (berries) mọc hoang trong núi chứa nhiều chất kháng oxy hoá và tập thể dục (quyền Võ Đang) thường xuyên.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6937)
Người Việt có câu “Mười con không nuôi được cha mẹ”, nhưng bao giờ “Nước mắt (cũng) chảy xuôi”. Có lẽ đó cũng là kiếp luân hồi của con người. Đã có bao câu chuyện buồn về những người già ở phương Tây, nhưng với văn hoá, đạo lý truyền thống của người Việt dường như nỗi buồn đó còn là nỗi đau gấp bao lần vì những người già phải xa quê hương, nguồn cội... Bài tạp văn của Huy Phương mang đến cho bạn đọc một nỗi niềm đau đáu khó quên...
21 Tháng Chín 2014(Xem: 12065)
Đức Phật có nói đến “sự tái sinh”, nhưng tôi có cảm tưởng rằng hầu hết mọi người, kể cả một số bậc cao tăng học giả, đã hiểu lầm và giải thích sai lạc ý nghĩa của sự “tái sinh” theo quan điểm của Đức Phật. Họ noi về sự tái sinh theo cái cách mà những người khác nói về sự tái hiện thân, và họ nói rằng, ...
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8451)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 14744)
Hiểu được lẽ vô thường của Phật giáo, cố gắng tu tập thân tâm đưa mình đến an lạc luôn luôn thấy thân xác nhẹ nhàng, thì cũng sẽ thấy bệnh tật nhẹ hàng hơn phần nào. Thân tâm an lạc cũng làm cho mình bớt được những hỷ nộ ái ố do những căng thẳng cuộc sống gây nên cũng bớt được một số bệnh tật.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7091)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.