Hiện tượng của tử sinh

07 Tháng Chín 201509:15(Xem: 6197)

HIỆN TƯỢNG CỦA TỬ SINH
Hòa Thượng Thích Như Điển
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc

Hiên Tượng của Tử Sinh cover

.../...Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác. Chết vốn là điều đáng nói, còn sống vốn là chuyện tự nhiên của cuộc đời. Khi được sinh ra đời, mọi vật đều phải sống. Có người sống đến 100 năm; nhưng cũng có nhiều người chết non khi mới vừa lọt lòng mẹ. Lại cũng có lắm kẻ phải sống cho qua một kiếp người. Vui, khổ, giàu, nghèo v.v… vốn đan tréo với nhau bởi nhiều mối dây ràng buộc của nhân quả, khó mà định nghĩa cho hết được.

Chết mới là sự bắt đầu; chứ không phải khi sinh ra là bắt đầu. Cũng giống như ngày chủ nhật mới là ngày đầu tuần; chứ đầu tuần không bắt đầu từ thứ hai. Trong các dân tộc ở Á Đông, người Nhật thể hiện rõ nét nhất về cách gọi của bảy ngày trong tuần như sau:

Nichijobi = ngày chủ nhật = ngày của mặt trời
Getsujobi = ngày thứ hai = ngày của mặt trăng
Kajobi = ngày thứ ba = ngày của lửa
Suijobi = ngày thứ tư = ngày của nước
Mokkujobi = ngày thứ năm = ngày của cây
Kinjobi = ngày thứ sáu = ngày của vàng
Dozobi = ngày thứ bảy = ngày của đất

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là ngũ hành vận chuyển trong trời đất này bởi âm dương là mặt trời và mặt trăng. Đây là cách ứng dụng rất tuyệt vời văn học của Trung Quốc vào nền văn hóa của Nhật Bản. Trong khi đó chữ Hán xuất phát từ Trung Hoa mà họ không ứng dụng hoàn hảo vào cuộc sống tài tình như người Nhật, Họ gọi các ngày trong tuần là:
Shinchiru = Tinh kỳ nhật = ngày chủ nhật

Shinchii = Tinh kỳ nhất = ngày thứ hai
Shinchie = Tinh kỳ nhị = ngày thứ ba
Shinchisan = Tinh kỳ tam = ngày thứ tư
Shinchisi = Tinh kỳ tứ = ngày thứ năm
Shinchiu = Tinh kỳ ngũ = ngày thứ sáu
Shinchiru = Tinh kỳ lục = ngày thứ bảy

Thật ra cách gọi của Trung Hoa không rõ ràng bằng cách gọi của người Nhật. Từ đó chúng ta, người Việt Nam có thể tạo ra một cách riêng để gọi cho việc nầy, chắc cũng chẳng phải là điều quá đáng vậy.

Người Việt Nam chúng ta ngày xưa hay nhớ ngày giỗ kỵ của ông bà cha mẹ và những người thân thuộc trong gia đình nội ngoại kỹ càng hơn là ngày sinh ra của những thành viên trong gia đình. Vì lẽ người Việt Nam xem trọng cái chết, hơn là sự sống. Vì chết không phải là hết, mà chết mới chỉ là một sự bắt đầu. Do vậy những người con gái Việt Nam ngày xưa khi về nhà chồng, những điều căn bản nơi nhà chồng mà cô dâu cần phải biết; trong đó có vấn đề lo nhớ ngày giỗ quảy trong gia đình chồng. Có thể chính ngày sinh của cô dâu ấy và ngay cả cha mẹ sinh ra cô ta nữa, cô ta cũng chẳng nhớ; nhưng điều bắt buộc phải nhớ là những ngày giỗ của nhà chồng, chứ chẳng phải bên nhà cha mẹ sinh ra mình.

Ở Việt Nam thuở xa xưa, người ta không tổ chức ăn mừng sinh nhật, dầu cho người ấy có tuổi thọ là bao nhiêu đi chăng nữa, mà chỉ chú mục vào đám giỗ và đám tang của một người thân. Lý do như bên trên đã trình bày. Người Việt Nam chúng ta cũng có hai loại tuổi. Một loại tuổi Tây, tính theo ngày sinh, giống như Tây phương. Một loại tuổi khác, gọi là tuổi Ta. Tuổi nầy tính theo âm lịch. Cứ mỗi cái Tết âm lịch đến, đều tính một tuổi. Vì lẽ chín tháng mười ngày thai nhi được cưu mang trong bào thai của người mẹ cũng đã là một tuổi khởi đầu của cuộc sống mới rồi. Do vậy người Việt Nam gọi tuổi Ta là vậy. Tuổi nầy cũng là tuổi của Phật Giáo nữa. Vì lẽ một chúng sinh theo Phật Giáo không phải được khởi sự chỉ lúc mới được sinh ra, mà chúng sanh ấy được bắt đầu qua sự tác ý của cha mẹ và sự hiện hữu của một tâm thức và việc hội đủ nhân duyên để cho một chúng sanh thành tựu. Do vậy sự sống manh nha từ tư tưởng hội ngộ của ba nguồn dữ liệu ấy. Nếu thiếu một trong hai hay trong ba điều kiện trên, thì một chúng sanh không thể thành hình.

Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó; nhưng nó không thật. Vì sự sống chết chỉ là một hiện tượng. Đã là một hiện tượng thì thực tướng của nó là không và cái không nầy đã bị vô thường cũng như khổ chi phối. Ai hiểu được điều nầy thì sẽ hiểu được Đạo Phật. Giáo lý của Đức Phật không phải khó hiểu, để cho chúng ta phải đóng khung vào đó, rồi tự nhủ rằng: Mình không thể bước ra khỏi sự nhọc nhằn kia. Điều khác nhau giữa một con người tỉnh thức giác ngộ và một người chưa tỉnh thức là biết đúng thời, đúng lúc và chưa biết đúng sự thật mà thôi. Khi chúng ta nhìn thế gian nầy với con mắt nhị nguyên, thì rõ ràng rằng cái gì cũng có đấy chứ! nhưng khi nhìn kỹ lại thì cái có ấy bị chi phối bởi vô thường; nên căn bản của nó là không thật có. Đã không thật có thì đau khổ hay sầu muộn theo đó để làm gì?

Khi đã rõ lối đi về như vậy rồi thì người Phật Tử chúng ta không sợ chết nữa, mà chết chỉ là một khoảnh khắc để thay đổi chiếc áo nghiệp lực mà lâu nay chúng ta đã mặc vào, bây giờ chúng ta chỉ cần chọn một chiếc áo khác để thay đổi hành trình sanh tử của chúng ta mà thôi.

Nhiều người khi cha mẹ, anh chị em qua đời rất buồn khổ; nhưng họ quên rằng: Trong chính thân tâm ta cũng đang mang sự hiện hữu của cha mẹ và anh em cùng huyết thống mà. Trong bản thân hiện hữu của chúng ta, vẫn có sự tồn tại của cha mẹ.

Do đó ta đâu có mất cha hay mất mẹ. Tất cả chỉ là một sự luân lưu, một sự hoán chuyển; nhưng chúng ta chưa và không quán triệt đấy thôi.

Tôi mong rằng với tác phẩm nhỏ nầy sẽ giúp cho người Phật Tử chúng ta rõ được chốn đi về của tử sinh, để từ đó chúng ta không sợ chúng và chúng ta sẽ làm chủ những hiện tượng nầy, để cho cuộc đời của chúng ta bớt khổ và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn.

Mong rằng tất cả chúng ta đều có được một ý niệm vững vàng như vậy để cuộc sống của ta mang theo được nhiều ý nghĩa hơn.

Tác giả: Thích Như Điển
(Chùa Viên Giác)

pdf_download_2
Hiện Tượng của Tử Sinh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2016(Xem: 6304)
Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice)
12 Tháng Ba 2016(Xem: 8151)
Hiện nay, hầu hết người ta đều nghĩ rằng võ học Trung Quốc là xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm là do Bồ-đề Đạt- ma sáng tạo, và Dịch cân kinh là thánh điển của võ học Thiếu Lâm! Nhưng thực ra quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Võ học Trung Quốc đương nhiên không xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm không phải do Bồ-đề Đạt-ma sáng lập, và Dịch cân kinh cũng không phải là công phu của Phật môn.
01 Tháng Ba 2016(Xem: 6461)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati ) vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào.
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 8001)
Miêu tả 2.500 trường hợp thuộc dữ liệu của trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ) được các nhà nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận kể từ khi bác sĩ Ian Stevenson nghiên cứu trường hợp đầu tiên cách đây 40 năm. Tiền kiếp - có hay không? trình bày các trường hợp này một cách rõ ràng và đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn có thể tồn tại sau khi bộ não chết đi. Đây là một cuốn sách thú vị và gợi suy nghĩ; nó có thể thách thức và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của độc giả về sự sống và cái chết.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7321)
Nội dung chính của quyển sách như chính tác giả xác định trong phần giới thiệu là “để chuyển tải thông tin cực kỳ quan trọng” về cái khám phá “hạt nhân” của sức khoẻ tim mạch – một phân tử nhỏ bé mang tên Nitric Oxide. NO – như cách gọi của các nhà hóa học – được cơ thể sản sinh ra đặc biệt nhằm giúp các động mạch và mạch máu không bị xơ vữa gây đột quị
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10355)
Vì vậy, ngày hôm nay, tất cả con cái, người thân tụ tập nơi đây với nhau, con hãy suy xét xem bằng cách nào cha mẹ của mình lại có thể trở thành con cái của mình đời hiện tại. Trong những đời trước con là con cái của cha mẹ, bây giờ họ trở thành con của con. Trí nhớ của họ giảm đi, đôi mắt của họ mờ đi. Đôi khi họ cắt ngang lời nói của con. Hãy đừng để những điều này làm lãng xao dòng tâm. Tất cả những ai đang chăm sóc người bệnh đều phải biết buông xả.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6452)
Cấy ghép bộ phận cơ thể trở thành một cách điều-trị y-khoa đã được chấp nhận, để thay thế các bộ phận cơ thể đang hư-hỏng ở vào giai-đoạn cuối. Tuy nhiên, chỉ có bản thân chúng ta là có thể giúp cho việc hiến tạng thành công. Sau đây là một số sự thật quan trọng về việc hiến tặng bộ phận cơ thể:
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8761)
Quả là một chuyện không được cho là bình thường vì đang khỏe mạnh yêu đời mà lại đi đến các nhà quàn hỏi thăm vấn đề hỏa táng hay chôn cất người chết vì nhiều người quan niệm rằng nói về cái chết là một điều cấm kỵ, có thể mang lại vận sui vào người.
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5035)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.