Trị Liệu Bằng Thiền Định Chân Pháp Đăng

07 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 12556)

TRỊ LIỆU BẰNG THIỀN ĐỊNH
Chân Pháp Đăng

 Thiền định là phương pháp trị liệu tuyệt vời nhất. Thiền định là sức mạnh nội tâm giúp gạn lọc tâm ý tiêu cực như phiền não, sợ hãi, lo lắng, đam mê, sầu muộn... Và thiền định thắp sáng ý thức, tập trung tâm ý, dự trữ năng lượng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Thiền định là nếp sống chánh niệm trong đời sống hàng ngày, tức là đi biết đi, ngồi biết ngồi, đau biết đau...

 Ngồi thiền là cuộc trở về với bạn, với sự sống, với hiện tại. Ngồi thiền là đưa tâm rong ruổi trở về hợp nhất với thân ở trong trạng thái thiền định, do thế bạn trở thành sự sống, có sự sống, cảm được chất liệu nuôi dưỡng từ sự sống. Cả con người bạn tỏa ra một sức sống tràn đày từ đôi mắt, nụ cười, dáng ngồi.

 Tuy nhiên, một số đông các bạn đang gặp nhiều khó khăn với cách ngồi thiền. Có lẽ, các bạn này chưa nắm vững tư thế và cách thực tập của ngồi thiền. Ngồi thiền là ngồi chơi. Ngồi chơi là ngồi thở. Nếu ngồi mà bạn không theo dõi hơi thở thì tâm ý bạn sẽ lén lút ra đi. Vì vậy ‘hơi thở là dây neo’ giữ chiếc thuyền tâm ý ở lại với thân. Ngồi chơi cho vui tức là ngồi không gồng gượng, không cố gắng, không gò bó, không căng thẳng, do thế bạn sẽ ngồi được lâu, không bị nghẹt thở, không đau nhức, không mỏi mệt, không buồn ngủ. Phong cách ngồi chơi làm cho buổi ngồi thiền trở nên thoải mái, nhẹ nhàng, an lạc. 

 Thế ngồi vững nhất là ngồi kiết già, hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp vế trái và chân trái trên bắp vế phải, gọi là liên hoa tọa. Bạn ngồi xếp bằng hai chân trên một cái gối dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Nếu ngồi kiết già quá khó thì bạn có thể ngồi bán già, chỉ chân này chéo vào chân kia hay ngược lại. Nếu ngồi bán già vẫn còn khó thì bạn có thể ngồi khép hai chân đặt về phía trước hoặc muốn ngồi như thế nào cũng được miễn là cảm thấy thoải mái. Bạn cũng có thể ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà và hai tay chạm vào nhau bắt ấn thiền định.

 Quan trọng là giữ lưng cho thẳng, buông thư mà không gồng cứng ngắt. Ngồi sao mà phần trên từ bụng trở lên của cơ thể hoàn toàn thư dãn, nhẹ nhõm. Bạn có cảm giác cơ thể nhẹ như một sợi tơ hồng. Nếu ngồi mà tư thế nặng nhọc, mệt mỏi, khó thở thì bạn phải điều chỉnh lại tư thế. Có thể, sóng lưng cong quá, bụng bị ép, cơ thể gồng gượng cho nên máu huyết, tim mạch, hệ hô hấp không lưu thông. Hai bên sóng lưng là hai luồng năng lượng, có những dây thần kinh, các huyệt mạch điều khiển tất cả hoạt động trong cơ thể. Bạn phải trả xương sống trở về trạng thái cong tự nhiên. Hãy để xương sống thả lỏng như lúc bạn đi hay đứng thì thần kinh, máu huyết, mạch huyệt mới lưu thông. Lúc ấy năng lượng trong cơ thể mới lưu chuyển giúp cho tâm thức sáng suốt và an lạc.

 Tại một vài thiền viện, thiền sinh không được động đậy trong khi ngồi thiền, dù chân bị tê nhức thế nào họ cũng phải cố gắng chịu đựng. Điều này không cần thiết! Ngồi thiền là để có an lạc và hạnh phúc. Nếu một phần nào của thân thể bị đau nhức, tức là thân thể bạn muốn báo động điều gì đó. Bạn phải biết lắng nghe nó, không nên bắt cơ thể chịu đựng quá sức, vì làm thế có thể bộ phận ấy sẽ bị tổn thương.

 Nếu chân bạn bị tê đau trong khi ngồi, bạn có thể tự động sửa lại thế ngồi cho thoải mái hoặc đổi chân dưới lên trên. Bạn vừa làm một cách nhẹ nhàng chậm rãi, vừa theo dõi hơi thở và từng cử động của thân thể thì tâm bạn vẫn an trú trong định. Nếu chân vẫn không hết đau làm bạn chịu hết nổi thì bạn có thể đứng dậy, đi thiền hành từng bước chậm rãi, đến lúc bạn thấy có thể ngồi lại được thì bạn ngồi xuống. Miễn sao, bạn đừng làm động niệm đến các bạn khác. Điều này không đến nổi gây trở ngại gì cho thiền tập mà ngược lại giúp bạn thực hành ngồi thiền có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn được khích lệ ngồi yên cho đến lúc hết giờ thiền tập. 

 Có lần, Lang đang ngồi chờ máy bay tại phi trường Narita, thành phố Đông Kinh. Máy bay chuyển tiếp từ Việt Nam đến California cách nhau gần mấy tiếng đồng hồ. Lang liền xếp hai chân lại và ngồi thiền ngay trong phòng đợi. Lang dùng áo khoác để làm gối ngồi thiền. Phi trường này có nhiều không gian nên ít người đi qua đi lại, vì thế Lang ngồi thiền một cách yên ổn. Các phi trường khác như New York. Boston, Chicago thường đầy nghẹt cả người, không có một chỗ nào yên ổn. Bạn hãy tập ngồi yên ngay nơi chốn ồn ào như phi trường, siêu thị, phố xá. Dĩ nhiên, không ai dại gì ngồi thiền giữa chốn đông người, nhưng dù ở đâu và trong tư thế nào, bạn nhớ theo dõi hơi thở thì bạn sẽ phục hồi được con người của bạn, không bị chi phối bởi hoàn cảnh náo nhiệt. Thực tập ngồi chơi là bạn có tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

 Đôi khi bạn ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình, giống như con thỏ chui vào hang của nó. Làm như vậy, bạn có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang, bạn vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật của bạn. Giống như khi bạn tu hành ép xác, bạn mệt nhoài và có ảo tưởng là bạn chẳng còn vấn đề gì nữa. Nhưng khi cơ thể được phục hồi và sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng ùa về theo.

 Bạn không cần tu rút, chỉ cần tu cho thảnh thơi, đều đặn và hạnh phúc. Tu là một chuyến đi. Chuyến đi vô cùng tận. Chuyến đi không có đích. Bạn hãy biết đi chậm rãi trong thanh thản. Mỗi ngày bạn nhớ quán chiếu nhìn sâu vào lòng mọi sự mọi việc đang xảy ra. Thực tập như thế bạn mới có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng và biến đổi vô thường.

 Hãy nhớ bí mật ngồi thiền là ngồi chơi, ngồi thở, vì vậy bạn tập ngồi thiền khắp mọi nơi. Khi ngồi tại văn phòng hay trong xe hơi, bạn hãy nhớ ngồi thở. Ngay cả khi đi mua sắm tại một siêu thị đông người hay đứng chờ hàng dài trước nhà băng, ga tàu lửa, trạm xe buýt, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bực dọc, bất an thì bạn có thể tập thở và mỉm cười để đừng bị chìm trong hoàn cảnh đó. Bạn hãy giữ sự thăng bằng cho thân tâm. Muốn có khả năng đối diện với bao phiền toái của cuộc đời, bạn cần trở về với bạn bằng hơi thở ý thức. Ở đâu, trong tư thế nào, đi, đứng, nằm, ngồi, bạn cũng nhớ tập thở. Tu là thở. Tu là chơi, tu như chơi.

 Ngồi thiền không suy nghĩ, không tính toán, không tạo tác gì hết mà chỉ thở mở lòng ra cho tâm thức lưu chuyển. Bao nhiêu tâm ý đều được nhận diện, bao nhiêu tình cảm đều tuôn chảy. Ngồi thiền như ngồi chơi bên bờ sông, bạn thấy những trôi trên dòng sông ấy nào là thùng rác, cành cây, con thiên nga, cánh bèo... Tâm thức là dòng sông, ngồi thiền là ngồi bên bờ sông tâm ý để nhìn dòng sông cho rõ. Bờ sông ấy là chánh niệm, thiền định dựng lên từ hơi thở ý thức, bước chân tĩn lặng.

 Ngồi thiền đúng cách là tâm sáng suốt nên bạn thấy biết rõ ràng mọi hiện tượng tâm ý. Bạn không xua đuổi mà không bám víu vào tâm ý nào dù ấy là an lạc, hạnh phúc. Bạn hãy để tâm ý thoáng mở như hư không, trong sáng như buổi bình minh, lắng yên như một hồ nước tĩnh lặng. Bạn hãy để cho tâm hồn nhiên, tâm bản nhiên sáng lạng nhận diện tâm ý, cảm thọ và chuyển hóa những bế tắt, buồn đau, muộn phiền. Càng yên càng nhẹ, càng sáng càng thông, càng vô tư càng thoải mái.

 Có người nói thiền định đâu phải chỉ là ngồi, vì vậy bạn tập làm việc gì cũng là cơ hội sống thiền. Dù sao thế ngồi vẫn là tư thế vững chãi dễ đi sâu vào thiền định khai mở suối nguồn an lạc, thanh tịnh, thảnh thơi làm ‘thuốc an dưỡng’ trị liệu cho thân thể và tâm hồn.

 (CÙNG TÁC GIẢ)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7119)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6657)
Phật dạy: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Một lão Hòa thượng khai thị thêm: “Thân thể là hư vọng, phải thật sự nhìn thấu, buông bỏ thân thể, thì thân thể sẽ phục hồi bình thường, tự nhiên khỏe mạnh, trường thọ.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5724)
Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 6443)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10075)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11971)
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 14936)
Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra. Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 6273)
Rick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ tử của ngài Chogyam Trungpa Rinpoche và các vị thầy Tây Tạng theo truyền phái Kagyu và Nyingma, được xét nghiệm mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1995. Ông từng là Tổng Biên tập của tạp chí Yoga Journal và có công thành lập tạp chí Tricycle vào năm 1991.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 5960)
Mike Keller là giảng viên tiếng Anh bậc đại học đã nghỉ hưu. Ông tham gia Trung tâm Thiền Houston đã tám năm qua, tham dự các khóa thiền và giảng dạy. Tổng cộng ông đã tu học được 34 năm. Ông cũng là tác giả của bài báo “Henry David Thoreau: A transpersonal view,” đăng trên Journal of Transpersonal Psychology, số mùa xuân 1977. Ông hiện đang sống với vợ ở Houston, Texas
12 Tháng Năm 2014(Xem: 10437)