Sống Chết Đường Tơ - Thích Thiện Chánh

26 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 15961)

SỐNG CHẾT ĐƯỜNG TƠ
Thích Thiện Chánh

Trong cuộc sống đời thường không ai dám hứa trước được điều gì, hay ta sẽ làm cái này hoặc ta sẽ làm cái kia, vì cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào. Thế thường, con người đều dễ dàng nhận thấy điều này từ môi trường xung quanh, người thân ra đi, bạn bè ra đi, người này ra đi, người kia không còn nữa, thế nhưng rồi chúng ta cũng cố quên hoặc vì một lí do nào đó mà chúng ta lãnh cảm trước sự tàn khốc của cuộc đời.

Chúng ta vẫn cạnh tranh lạnh lùng để tìm sự thoả mãn vật chất, chúng ta thờ ơ với sự đau khổ của người khác để khư khư gìn giữ cái của mình, để bảo vệ sự ích kỉ của lòng mình.

Vật chất ư? Danh vọng và địa vị ư? Chúng chỉ là những bóng ma vật vờ xúi dục con người và cám dỗ con người quên đi đạo đức và vô cảm đến nỗi thiếu sự quan tâm lẫn nhau một cách tàn nhẫn trong kiếp phù sinh này. Phật giáo chỉ cho chúng ta biết rằng tất cả các sự vật do nhân duyên tạo thành, cho dù đó là những vấn đề thuộc lãnh vực tâm lí như khổ, vui, yêu, ghét… đều bắt nguồn từ cảm giác chấp trước trong từng mảng đời của chúng ta mà có, hơn nữa tất cả những sự vật đều không có tính nhất định. Lòng tham dục của chúng ta thường xung đột với vô thường, đối nghịch với vô thường, khi vô thường đến chúng ta thường luyến tiếc và tức giận, tạo thành những nỗi khổ cả tinh thần lẫn thể xác. Rõ ràng quán chiếu định luật vô thường thì chúng ta có thể đạt được sự hoà bình và an lạc trong tâm hồn của chúng ta.

Tất cả sự vật đều chóng tàn phai, giống như những bong bóng nước trôi trên dòng sông, chúng tụ tán mong manh như lửa loè trên đá. Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự, cũng không thể nhận chân ra được cái tôi, cái ngã, hay cái của tôi. Nếu nhận chân ra được điều này, chúng ta sẽ không còn chấp trước. Sự từ bỏ chấp trước nghĩa là chúng ta đang hướng đến con đường an lạc giải thoát.

Đối với người tu theo Phật, sự sống và cái chết thật vô cùng mau chóng, nó đến trong từng sát na, và chắc chắc nó sẽ đến trong một ngày nào đó, cho nên họ chọn con đường tỉnh giác và đón nhận.

Chúng ta hãy đọc một câu chuyện cổ tích của Ấn Độ nói về sự tỉnh giác về cái chết:

Xưa, có một đạo sĩ nổi tiếng cùng người đồ đệ. Đạo sĩ muốn gởi người đồ đệ của mình vào cung điện để học thiền định với nhà vua Janak. Người đồ đệ này không muốn đi, vì anh ta nghĩ rằng mình là một đạo sĩ xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn (Brahmin). Làm sao một vị vua thuộc giai cấp võ sĩ (Kshatriya) mà có thể dạy cho một đạo sĩ được. Nhưng thầy đã ra lệnh, người đồ đệ đành phải đi. Khi đến hoàng cung, anh ta thấy nhà vua sống một đời sống vô cùng xa hoa. Anh ta ấm ức, khởi lên thái độ phê phán trong lòng mình. Làm sao một con người như thế mà dạy một đạo sĩ. Anh ta vẫn làm lễ nhà vua. Vua Janak thấy thái độ của anh ta như thế bèn bảo rằng nếu anh ta muốn thì có thể ngày mai quay trở về. Nhưng trong hoàn cảnh như thế này thì vị đạo sĩ phải đồng ý ở lại đêm.

Vua Janak chăm sóc vị đạo sĩ rất chu đáo. Sau khi vị đạo sĩ dùng bữa và tắm rửa xong, nhà vua chính mình đưa vị đạo sĩ đến phòng ngủ. Có thể xem đây là một phòng ngủ sang trọng và tiện nghi. Đạo sĩ nằm lên giường và chuẩn bị ngủ. Thoạt nhiên vị đạo sĩ thấy thanh kiếm được ở trên treo lơ lửng bằng một sợi chỉ mỏng manh. Chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua thì cũng làm thanh kiếm có thể rớt xuống làm bị thương hoặc thậm chí đâm chết người.

Vị đạo sĩ đã trải qua một đêm dài trong trạng thái vừa sợ hãi vừa cảnh giác cực độ, vì anh ta nhận ra rằng nếu anh ta sơ suất quan sát thì trong nháy mắt thì sẽ bị mất mạng.

Sáng hôm sau, vua Janak hỏi đạo sĩ rằng anh ta có một đêm ngủ thoải mái chăng. Vị đạo sĩ liền nổi giận và hỏi rằng cho anh ta ngủ dưới một thanh kiếm tuốt trần như thế là có ý gì. Anh ta nói rằng anh ta hoàn toàn không ngủ được suốt đêm mặc dù đã rất mệt với chặng đường dài để đến đây.

Nhà vua Janak đáp rằng đây là bài học quí báu về thiền định mà ông ta nghĩ một đạo sĩ cần phải học. Một đạo sĩ cần phải cảnh giác và quán sát tâm mình suốt đêm. Đó là vấn đề sống và chết đối với một đạo sĩ. Đây chính là bài học của nhà vua Janak. Vua Janak nói rằng mặc dù sống trong xa hoa và hưởng thụ nhưng ông ta vẫn luôn ý thức thanh kiếm đang treo lửng lơ trên đầu của mình. Thanh kiếm thì vô hình, nhưng nó có thật. Đó là cái chết kề cận với chính mình. Kể từ khi vua Janak luôn ý thức trong đầu mình về cái chết, ông ta đã từ bỏ cuộc sống xa hoa của mình. Bởi ông ta đã biết rõ rằng nó có thể đến từng phút giây; mà thực tế chắn chắn nó có thể đến vào một ngày nào đó. Theo cách này, nhà vua đã sống trong cung điện nhưng vẫn như một ẩn sĩ.

Đây là phương pháp đích thực cho chúng ta trong quá trình thực hành thiền định hoặc sống đối diện với chính nó. Bạn có thể tiếp tục không tỉnh giác nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ sống mãi. Nhưng đằng này bạn vẫn không tỉnh giác khi bạn biết rằng cuộc sống có thể chấm dứt bất kì lúc nào. Bạn phải luôn luôn tỉnh thức và cảnh giác.” (Liên Như dịch)

Sống chết đường tơ, không có gì đáng phải bám víu, sống không phải vội vàn chụp dựt, sống không phải để rồi thoả mãn những gì mình có được, mà phải sống có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với mọi người và môi trường xung quanh, để khi một mai cái chết vẫy gọi thì chúng ta thấy nhẹ nhàng lúc ra đi. Đừng để lòng tham và ganh tị để rồi bỏ mặt những hậu quả do chúng ta và chính chúng ta làm ra. Hãy chia sẻ tình yêu thương với nhau, đừng mang trên lưng vết hận thù. Sống là để yêu thương, mở rộng lòng từ bi, thương yêu người giống như thương yêu mình; thấy ai đau khổ chính là mình đau khổ.

Thật vậy, Đại đức K. Sri Dhammananda nói: “Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn. Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.” (Thích Tâm Quang dịch)

Vật chất, danh vọng và địa vị là những thứ luôn biến đổi, chúng là những thứ luôn bị vô thường chi phối, không có tính thật. Đã mang tính biến đổi và không thật thì không bao giờ mang lại hạnh phúc thật sự, vì khi chúng biến đổi thì chúng ta sẽ đau khổ. Nhưng làm thế nào để chúng ta thoát ra được sự giả dối và khổ đau này. Đức Phật dạy: “Các pháp vô thường, nếu có thể dùng trí huệ để quán chiếu thì có thể xa rời các khổ, đây là con đường thanh tịnh.” (Pháp Cú, kệ 277)

Để thấy được sống chết đường tơ, chúng ta phải luôn tỉnh giác và quán sát sự kiện này và sống đối diện với chính nó. Mọi sự vật trên thế gian đều vô thường chóng vánh, không có gì đáng để tham chấp mà luôn tỉnh thức để buông bỏ, và luôn cảnh tỉnh mình bằng thanh kiếm lơ lững ở trên đầu với một sợi dây mỏng manh. Với suy nghĩ này, nhằm mục đích giúp chúng ta ngày càng phát huy lòng từ bi, sống hướng thiện, vị tha, chia sẻ và cảm ơn, đồng thời nhờ đó mà chúng ta trau dồi và hoàn thiện lí tưởng giải thoát mà đức Phật đã dạy.

T.T.C (Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quán Huế)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7122)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6659)
Phật dạy: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Một lão Hòa thượng khai thị thêm: “Thân thể là hư vọng, phải thật sự nhìn thấu, buông bỏ thân thể, thì thân thể sẽ phục hồi bình thường, tự nhiên khỏe mạnh, trường thọ.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5731)
Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 6455)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10080)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11979)
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 14970)
Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra. Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 6288)
Rick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ tử của ngài Chogyam Trungpa Rinpoche và các vị thầy Tây Tạng theo truyền phái Kagyu và Nyingma, được xét nghiệm mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1995. Ông từng là Tổng Biên tập của tạp chí Yoga Journal và có công thành lập tạp chí Tricycle vào năm 1991.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 5968)
Mike Keller là giảng viên tiếng Anh bậc đại học đã nghỉ hưu. Ông tham gia Trung tâm Thiền Houston đã tám năm qua, tham dự các khóa thiền và giảng dạy. Tổng cộng ông đã tu học được 34 năm. Ông cũng là tác giả của bài báo “Henry David Thoreau: A transpersonal view,” đăng trên Journal of Transpersonal Psychology, số mùa xuân 1977. Ông hiện đang sống với vợ ở Houston, Texas
12 Tháng Năm 2014(Xem: 10439)