Ăn Vừa Đủ Để Giữ Thân Tâm Khỏe Mạnh

20 Tháng Mười Một 201720:06(Xem: 4856)
ĂN VỪA ĐỦ ĐỂ GIỮ THÂN TÂM KHỎE MẠNH
Nichiko Niwano
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Nichiko Niwano là chủ tịch của tu viện Kosei, và là Chủ tịch Danh Dự của Tổ chức Tôn Giáo vì Hòa Bình.  Ông cũng làm cố vần cho Shinshuren (Giáo Hội của Tổ Chức Tân Tôn Giáo ở Nhật).
***
Hiện nay ở Nhât, hằng năm trung bình một người vứt khoảng mười lăm ký thực phẩm (bằng sáu mươi bữa ăn).  Quá nhiều người bị thừa cân hay béo phì, hay phải chịu đựng những bệnh tật do các thói quen ăn uống trong cuộc sống gây ra.  Dường như chúng ta đang trả một giá quá đắt cho việc tiêu thụ hoang phí khi nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào luôn ở trong tầm tay.

Tôi nhớ đến chuyện của một vị vua ở một xứ nọ.  Do ăn đến nỗi bụng ông no căng, ông cảm thấy khó chịu, rồi than thở.  Thấy vậy, một hiền triết đã cho ông những lời khuyên sau:
“Người giữ được thân tâm thanh tịnh, và biết ăn uống điều độ sẽ ít bệnh, sống lâu, tuổi thọ cao”.

Nhà vua lo âuthể lực sút giảm, sức khỏe yếu, quán sát thấu đáo những lời khuyên của nhà hiền triết, và tự nhắc nhở mình về những lời này tại các bữa ăn, dần dần giảm được lượng thực phẩm mình tiêu thụ, nên chẳng bao lâu ông lại có được sức khỏe tốt.

Thực ra, đó là cuộc trao đổi giữa Đức Phật và vua Kosala hai ngàn năm trăm năm trước, nhưng nó đã để lại cho chúng ta một bài học giá trị mãi đến ngày hôm nay.  Trên tất cả, đó là bi kịch của những con người nô lệ cho dục vọng của mình.  Thân tâm chúng ta khó tránh xao động khi nhìn thấy tấm bảng “Mời Ăn Thỏa Thích” treo trước cửa một nhà hàng, nên ta cũng giống như vị vua kia.  Đúng ra, chúng ta cần biết lượng đồ ăn phù hợp với tuổi tác và sức khỏe của mình, và cẩn thận để đừng ăn quá nhiều ở mỗi bữa ăn.  Trong câu chuyện này, Đức Phật dạy ta cách sống cơ bản.  Các nghiên cứu y tế sức khỏe gần đây cho thấy rõ ràng là một khẩu phần giản đơn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.  Các nhà nghiên cứu cho rằng ở độ tuổi năm mươi, người ta chỉ nên ăn đầy bụng khoảng 60 phần trăm, và ở tuổi sáu mươi thì khoảng 50 phần trăm. 

Khi thường ăn ít và giữ một khẩu phần đơn giản được coi là lành mạnh, thì việc làm những điều đó một cách thái quá cũng có thể đưa đến suy dinh dưỡng, vì thế những người ở độ tuổi bảy mươi hay hơn thế cần phải cẩn trọng trong vấn đề này.

Tri Ân Trước Mỗi Bữa Ăn

Trên đây tôi đã nhắc đến lời dạy của Đức Phật, “lúc nào cũng giữ... thân tâm thanh tịnh”.  Muốn thế ta phải biết nhìn mọi thứ đúng dựa trên trí tuệchấp nhận chúng với tâm rộng mở.


Như thế, chúng ta thấy gì khi nhìn thực phẩm bày ra trước mắt?

Trước tiên, ta thấy thực tại của việc tiếp nhận mạng sống của sinh vật và thực vật.  Sau đó ta nhận thức đến công lao của những người đã tạo ra nguồn thực phẩm, chế biến và trao đến cho ta, cũng như ghi nhớ công lao của người nấu nướng.  Ngày nay, nhiều người khi nhìn thấy một tô súp miso, lại nhớ đến người mẹ đã bỏ bao công sức để làm nước súp mỗi ngày, dù bà nghèo khó, để đảm bảo cho con mình có đủ chất nuôi dưỡng cơ thể đang tăng trưởng của chúng.

Có người khi nhìn thấy tô cơm trước mắt mình, lại tạ ơn vì có được sức khỏe nhờ nguồn năng lượng tự nhiên đó.  Lại cũng có người sẽ nghĩ đến những người không thể có được một bữa ăn ngày hôm đó, nên cảm thấy hạnh phúc với hoàn cảnh hiện có của mình.  Họ có thể nghĩ đến những gì họ có thể làm được để giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

Khi chúng ta không ăn uống theo thói quen, mà thay vào đó là ngồi trước bữa ăn với thân tâm thanh tịnh, ta có thể đánh thức lòng biết ơn trong ta.

Rồi khi ta đã ý thức được những tai hại từ việc ăn những món ta thích nhiều hơn cần thiết, tự nhiên ta sẽ bắt đầu ăn vừa phải, để giúp ta giữ được sức khỏeDĩ nhiên, không cần phải nói thêm là lòng biết ơn sẽ khiến cho tâm ta thêm quý trọng cuộc sống, là điểm khởi đầu của việc phát triển một thân tâm lành mạnh.

tu viện Rissho Kosei, trước khi bắt đầu ăn, chúng tôi chú nguyện “Hàm ân trước Bữa ăn” là điều sẽ khiến cho chúng tôi, những phàm nhân, dễ bị cuốn theo tham dục, có cơ hội để nhắc tâm điều gì là quan trọng đối với mình.

Khi cùng nhau chú nguyện trước khi ăn, “Chúng tôi xin cảm niệm ân đức của Đức Phật, của thiên nhiên, và nhiều người khác”, sẽ ổn định thân tâm ta, giúp ta có bữa ăn ngon.  Vì ăn uống là việc chúng ta làm một cách tự nhiên hằng ngày, phát triển được thói quen lành mạnh này là điều rất quan trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 11804)
Cũng như Thiền , khuynh hướng ăn chay ngày càng lan rộng ở Bắc Mỹ . Vào năm 2009 , cuộc thăm dò của Vegetarian Resource Group cho biết ở Hoa Kỳ có 8% số người lớn nói họ không bao giờ ăn thịt và các loại đồ biển , kể cả cá .Cũng theo thăm dò của nhóm này vào năm 2010 , có 7% trẻ em tuổi từ 8-18 và 12% trẻ em nam tuổi từ 10 -12 không bao giờ ăn thịt .
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 9112)
Ăn chay là nhu cầu bình thường của người Phật tử , ăn chay chẳng những không đòi hỏi cầu kỳ mà còn là đạm bạc. Vì vậy , những quán chay bình dân là địa chỉ tìm đến của hầu hết những người Phật tử bình thường và những ai muốn ăn chay .
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7734)
Có nhiều loại thực phẩm thiên nhiên mà khi chúng ta ăn vào sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, hệ thống động mạch không bị tắc nghẽn . Khi ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol cao, chúng có xu hướng bám vào thành mạch máu mà cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tim mạch nguy hiểm...
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6226)
Cá nhân tôi không bao giờ ăn các món chay giả mặn. Như vậy là ta ăn chay niệm mặn rồi. Niệm mới thật sự quan trọng chứ ạ. Tôi luôn nghĩ, gọi ăn mặn là không đúng. Lẽ ra nên gọi là ăn mạng, tức ăn mạng sống. Tôi cũng lại nghĩ gọi là ăn chay cũng hay, nhưng nên đổi thành ăn lạt. Ăn lạt hoặc là ăn nhạt. Mà ăn lạt tức an lạc. Nếu ăn chay tất có an lạc, có bình an.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5606)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6147)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4345)
Trước đây, khi nói đến ăn chay, không ít người vẫn cho rằng, đây là chế độ ăn dành riêng cho các bậc tu hành, những người theo đạo Phật hay những người có bệnh lý cần phải tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi đời sống ngày càng phát triển, nhiều người tìm đến với ăn chay như một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5733)
Sản phẩm trứng nhân tạo làm từ thực vật nằm trong dự án của hai nhà tỷ phú Peter Thiel và Bill Gates là một cuộc cách mạng thực phẩm. Sản phẩm này đã được bày bán đầu tiên tại Whole Foods và sau đó sẽ được bày bán rộng rãi trong các siêu thị tại Mỹ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12041)
Lần đầu tiên chúng tôi nghe tin xấu vào năm 2012. Gạo có chứa chất thạch tín (arsenic) do tạp chí Consumer Reports công bố trong một nghiên cứu vào năm 2012. Nhưng nó lại cho chúng ta một loạt các câu hỏi: Loại gạo nào có nhiều thạch tín nhất và loại gạo nào có ít thạch tín nhất? Thế còn các sản phẩm biến chế từ gạo như như sữa gạo và cereal? Và các loại ngũ cốc khác nữa?
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8705)
Trong hơn một thập niên qua, có rất nhiều thông tin sai lạc về đậu nành khiến người đọc nhất là những người ăn chay lầm tưởng đậu nành và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành là không tốt, ăn vào không có lợi cho sức khỏe. Có 5 lầm tưởng (hay là những hiểu sai) về đậu nành như: (1) đậu nành gây ung thư, (2) đậu nành làm suy yếu hoạt động tình dục, (3) đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp, (4) đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim, và (5) tất cả đậu nành đều là loại biến đổi gen GMO.