Đậu nành không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của nam giới

25 Tháng Bảy 201515:18(Xem: 5710)

ĐẬU NÀNH KHÔNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỨC KHỎE SINH LÝ CỦA
NAM GIỚI
Minh Trí 

Mark Messina
Tiến sĩ Mark Messina khẳng định việc uống đậu nành
không khiến nam giới bị nữ tính hóa, đậu nành là
thực phẩm tốt cho cả nam lẫn nữ.

Đậu nành rất lành mạnh, có lợi cho sức khỏe nhưng một số nam giới ngại dùng vì nghĩ là thực phẩm dành cho phái nữ, sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản tham gia hội thảo quốc tế "Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới" vừa được tổ chức tại TP HCM, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về giá trị của đậu nành đối với nam giới và những quan niệm này vẫn tiếp tục được nhiều người đồn thổi một cách thiếu kiểm chứng khoa học.  

Thông tin truyền miệng đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới xuất phát từ yếu tố đậu nành là thực phẩm giàu Isoflavones hay còn biết dưới tên gọi phytoestrogen có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam, nhưng thực chất Isoflavones không phải là estrogen.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Mark Messina đến từ Đại học Loma Linda (California, Mỹ) đồng thời là Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ đã công bố một số kết quả phân tích tổng hợp các nghiên cứu khẳng định đậu nành và thực phẩm cung cấp Isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ Testosterone khả dụng ở nam giới.

"Điều này này có nghĩa dùng Isoflavones đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới bởi không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ Isoflavones tác động đến nồng độ estrogen tuần hoàn ở nam giới. Những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở cả 5 khía cạnh gồm lượng xuất tinh, mật độ tinh trùng, số lượng tinh trùng, tinh trùng di động và hình thái tinh trùng", ông Mark Messina nhấn mạnh. 

Đáng chú ý, trong một nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy Isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít. Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

Ông Mark Messina cũng cho rằng thực phẩm từ đậu nành sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ phát triển 4 trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam là ung thư, đột quỵ, tim mạch và tiểu đường.

Hàm lượng tinh bột thấp trong đậu nành phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường đang cần hạn chế hấp thu tinh bột. Chất béo trong đậu nành rất có lợi cho tim nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất béo không bão hòa đa vốn giúp giảm nồng độ cholesterol máu. Đạm đậu nành giúp giảm trực tiếp nồng độ cholesterol máu và giảm huyết áp. Một phân tích các nghiên cứu dịch tễ học châu Á phát hiện mức tiêu thụ đậu nành cao giúp giảm đến 48% nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến. 

"Một điều lý thú là với những người đàn ông muốn tăng cơ khi tập gym thì đạm đậu nành là một lựa chọn tốt. Một nghiên cứu trên những người đàn ông lớn tuổi cho thấy sự tăng cơ tốt hơn trong nhóm có chế độ ăn có 60% đạm đậu nành so với nhóm có 60% đạm thịt bò. Còn ở những người đàn ông trẻ, bổ sung thêm đạm đậu nành vào đạm sữa giúp tăng cơ tốt hơn so với chỉ dùng đơn thuần đạm sữa. Tất cả nam giới nên dùng ít nhất hai khẩu phần thực phẩm đậu nành mỗi ngày", Tiến sĩ Mark Messina chia sẻ.  

Đỗ Thị Ngọc Diệp
Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc
Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM.

Còn Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần có cả 3 loại chất dinh dưỡng sinh năng lượng là protein, lipid, glucid. Hàm lượng protein trong đậu nành cao và có đến 18 loại acid amin, trong đó có đủ tất cả các loại acid amin thiết yếu.

Lipid trong đậu nành chủ yếu là acid béo không no nhiều nối đôi, không có cholesterol. Đậu nành có nhiều vitamin nhóm B, E, K cùng chất khoáng như K, Ca, P, Sắt, Mg, Mn, Zn, Cu, Se. Một số loại chất khoáng có rất cần thiết cho sức khỏe thần kinh, xương và tim mạch như Mn, Ca, sắt đạt hàm lượng cao trong đậu nành.  

"Tiêu thụ đậu nành giúp chống lão hóa, bảo vệ da, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, giảm nguy cơ bệnh tim mạch như xơ mỡ động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, giảm nguy cơ loãng xương. Đậu nành hoàn toàn không gây tác động đến chức năng sinh dục của nam giới", bác sĩ Ngọc Diệp khẳng định.

Bác sĩ Chisato Nagata
Tiến sĩ Bác sĩ Chisato Nagata trình báo cáo tại
hội thảo khoa học quốc tế cho biết tiêu thụ
đậu nành không ảnh hưởng đến nội tiết tố nam giới.

Tiến sĩ Bác sĩ Chisato Nagata đến từ Khoa Dịch tễ và Y tế Dự phòng Đại học Y khoa Gifu, Nhật Bản cũng đưa ra nhiều nghiên cứu có ý nghĩa tích cực về việc sử dụng đậu nành với sức khỏe nam giới tại đất nước mặt trời mọc. 

Người Nhật dùng nhiều thực phẩm từ đậu nành có chứa Isoflavones, đàn ông từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ khoảng 76mg mỗi ngày. Thai nhi Nhật Bản sớm được tiếp xúc với lượng Isoflavones cao trong hệ tuần hoàn của mẹ. Trẻ nhũ nhi tại đây được cai sữa, tập làm quen với các sản phẩm đậu nành từ 6-12 tháng tuổi. Kể từ đó mức tiêu thụ của chúng tiếp tục tăng dần, đạt mức bình thường ở người trưởng thành.

Tiến sĩ Chisato Nagata cho biết đến nay đã có hai nghiên cứu về tác động của đậu nành lên nồng độ hormone sinh sản ở nam giới Nhật Bản và kết quả không gây ảnh hưởng gì lên nồng độ estradiol và testosterone trong máu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tiêu thụ đậu nành không liên quan đến việc chưa có con. Nếu tiêu thụ đậu nành có thể làm giảm sinh tinh, vậy có nhiều khả năng số lượng tinh trùng hoặc chất lượng tinh dịch ở nam giới Nhật Bản sẽ thấp hơn so với các nhóm dân số khác. 

"Tuy nhiên, đàn ông Nhật Bản lại có số lượng tinh trùng tương đương hoặc cao hơn so với đàn ông Bắc Âu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nồng độ testosterone ở nam giới Nhật Bản cũng tương tự như nam giới Mỹ. Nhìn chung, không có bất kỳ bằng chứng gì về tác dụng phụ của đậu nành đối với sức khỏe sinh sản ở nam giới đất nước chúng tôi", Tiến sĩ Chisato Nagata dẫn chứng. 

Các nghiên cứu đã chứng minh rõ Isoflavones không ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam giới mà còn góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe. Từ đó các nhà khoa học tham dự hội thảo mong muốn cộng đồng hãy chia sẻ thông tin theo nghiên cứu khoa học thay vì truyền miệng thông tin không chính xác để tất cả mọi người được thụ hưởng giá trị dinh dưỡng tốt đậu nành.
Minh Trí (VnExpress)

BÀI ĐỌC THÊM:
Đậu Nành - Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt Hảo - Tâm Diệu


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2015(Xem: 5870)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người làm việc nhiều giờ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim.[1] Trong một thế giới diễn ra nhanh chóng và đầy cạnh tranh, chúng ta nên nhớ là chúng ta đấu tranh để mưu tìm một sự cân bằng trong công việc và cuộc sống.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11330)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5494)
Nóng, nóng, thức ăn nóng là trọng tâm của nghiên cứu mới công bố tuần này cho thấy rằng ăn các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8367)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
16 Tháng Năm 2015(Xem: 8827)
Bạn muốn cắt bỏ cà phê mỗi buổi sáng? Một ly nước nóng với nước cốt chanh tươi là một sự thay thế lý tưởng mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng uống mỗi ngày - và nó không chỉ vì hương thơm của chanh! Dưới đây là bốn lý do đáng thuyết phục:
22 Tháng Tư 2015(Xem: 11717)
Bản tin cho những người ăn chay: Cuối năm 2014, người dân tỉnh Long An xôn xao bàn tán về việc nông dân rủ nhau trồng nấm bằng bông gòn phế thải thay cho trồng nấm bằng rơm để tăng thu nhập gia đình. “Thấy nhiều hộ dân nhập bông gòn phế thải về làm nấm, những ngày đầu, bà con chung xóm sợ mất vệ sinh.
14 Tháng Hai 2015(Xem: 4970)
Nằm trong ngõ 76, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, quán cơm chay Phước Hậu thu hút nhiều thực khách bởi sự đặc biệt “cơm chay tự chọn, trả tiền tùy tâm”. Chủ quán cơm này là anh Dương Khánh Đạt (sinh năm 1987, quê ở Phú Bình, Thái Nguyên).
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 8748)
Nghệ là một gia vị khá phổ biến với nhiều công dụng trị bệnh quan trọng. Nghệ được dùng để làm dịu chứng ợ nóng hoặc các bất ổn của dạ dày, giúp giảm nguy cơ đau tim, làm chậm sự phát triển của tiểu đường, có tác dụng chống ung thư, giúp bảo vệ não và giảm đau khớp.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 8460)
Sau một thời gian dài nghiên cứu, thảo luận, phân tích và đánh giá các khảo cứu khoa học liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng của chế độ ăn chay, vào tháng 7 năm 2009, Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (the American Dietetic Association) một tổ chức lớn nhất trên thế giới kết hợp những chuyên gia thượng thặng về thực phẩm và dinh dưỡng, đã công bố một bài xác định quan điểm của họ về chế độ ăn chay, bao gồm cả thuần chay. Bản dịch Việt và nguyên bản tiếng Anh đính kèm như sau: