Ngừa Ung Thư Bằng Rau Quả Dược Sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác Sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

29 Tháng Mười 201200:00(Xem: 24746)

NGỪA UNG THƯ BẰNG RAU QUẢ
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

Phỏng theo tác phẩm nổi tiếng: «Les aliments contrele cancer -La prévention et le traitement ducancer parl’alimentation» par Richard Béliveau PhD. et Denis Gingras PhD. (Trécarré, Quebecor Media, 2005)


Vidéo:Santé par le plaisir de bien manger, DrBéliveau

http://www.dailymotion.com/video/x9hv8j_la-sante-par-le-plaisir-de-bien-man_news

nguaungthu-01*/ Giáo sư R.Béliveau, PhD., nổi tiếng trong lãnh vực cancer, phụ trách bộ môn nghiên cứuphòng trị cancer của Université du Québec à Montréal. Ông còn là giáo sư vềcác bộ môn sinh hóa, sinh lý học và giải phẫu tại Université de Montréal,đồng thời cũng là giám đốc phòng thí nghiệm Laboratoire demédecine moléculaire au service d’hémato-oncologie du Centre de Cancérologie Charles Bruneau de l’Hôpital Sainte-Justine.

Bốn tác phẩm thuộc hàng bestsellercủa ông: 1) Les aliments contre le cancer – 2) Cuisiner avec les aliments contre le cancer –3) La santé pour le plaisir de bien manger – 4) La mort, mieux la comprendre.

Cả4 tác phẩmđãđược dịch ra 25 ngôn ngữ và xuất bản tại 35 quốc gia.

*/ Giáo sưD. Gingras, PhD., chuyên nghiên cứu về ung thư tại phòng thí nghiệm Laboratoire de médecine moléculaire au service d’hémato-oncologie de l’Hôpital Sainte-Justine.

Dr R. Béliveau

Les Auteurs:

nguaungthu-02-R.Béliveau, une sommité dans le domaine du cancer, est titulaire de la Chaire en prévention et traitement du cancer de l’Université du Québec à Montréal, ou il est également professeur de biochimie. Il est professeur à la faculté de médecine de l’Université de Montréal (département de chirurgie et département de physiologie) et le directeur du Laboratoire de médecine moléculaire au service d’hémato-oncologie du Centre de Cancérologie Charles Bruneau de l’Hôpital Sainte-Justine... Il est auteur des best-sellers: Les Aliments contre le cancer; Cuisiner avec les aliments contre le cancer; La santé par le plaisir de bien manger et La Mort, mieux la comprendre. Ses livres ont été traduits dans plus de 25 langues dans 35 pays.

-D.Gingras est chercheur spécialisé en oncologie au Laboratoire de médecine moléculaire au service d’hémato-oncologie de l’Hôpital Sainte-Justin.

Expertise: Molecular Studies on Blood-Brain Solute Exchanges; Angiogenesis: molecular studies of tumor neovascularization; Matrix metalloproteinases (MMPs) and vascular diseases; Prevention and treatment of cancer by nutratherapy.
Summary of Research Activities
Dr Richard Béliveau obtained his PhD. from Université Laval and went on to complete his post-doctoral training at Cornell University in New York. He holds the Chair for Cancer Prevention and Treatment at Université du Québec à Montréal and has been a Professor in its Biochemistry department since 1984. He is the author of over 300 communications and 183 scientific articles in several journals including Lancet, Blood, Journal of Biological Chemistry and Cancer Research. To date, he has mentored close to 30 PhD. and 70 Master students. He is also an associate professor in the Department of Surgery at Université de Montréal.

Dr Béliveau has been director of the Molecular Medicine Laboratory at Ste Justine Hospital since 1996. He is also a member of the Department of Hemato-Oncology at Ste-Justine, of the Neurosurgery-Oncology division at the CHUM and of the MCETC at the SMBD-Jewish General Hospital.

Recipient of approximately forty grants throughout his career, he is currently funded by NSERC, CIHR, the Cancer Research Society, the Charles-Bruneau Foundation and the UQAM Foundation.

The fight against cancer is at the heart of Dr Beliveau’s scientific and humanitarian concerns. His team, comprised of 35 people, works on 3 main projects: Brain tumors and the blood-brain barrier, tumor vascularization (angiogenesis) and the prevention of cancer through nutrition (nutraceuticals).

 

Tóm lược quyển sách

 

Theo ước đoán tại các quốc gia TâyPhương,thìthực phẩm là nguyên nhân của trên 30% trường hợp bệnh ung thưđược phát hiện mỗi năm.

Ngày nay, người ta nghĩ rằng cứ trong ba ngườithì có một người phải đối phó với bệnh ung thư trong đời mình, vàtrong số bốn người mắc bệnh nầy thìsẽcó một người bỏ mạng.

Có thể nói thực phẩm là thủ phạm của trên nữa sốbệnh ung thư được chẩn đoán.

Các số thống kêđều cho thấy tầm quan trọng của sự chọn lựa những thức ăn trong lành một cách khôn ngoan và hợp lý,làđiều kiện giúp giảm thiểutỉ lệsựphát sinhcùng sựbành trướng củabệnh ung thư.

Theo thời gian, rất nhiều khảo cứu lâm sàng căn bản và dịch tể học cho thấy một sự tiêu thụ thường xuyên sản phẩm thực vật và rau quả, là một nhân tố chánh yếu trong việc làm giảm nguy cơ bịbệnh ung thư.

Hay hơn nữa, nhiều loại thực phẩm có khả năng diệt mầm vi-ung-thư (micro tumeur) ngay trong trứng nước trước khi nócó thểphát triển ra thành ung thư thật sự trong cuộc đời chúng ta.

Thật vậy, một vài loại thực phẩm có chứa một số lượng quan trọng hợp chất hóa học không mang tính dinh dưỡng (phytochimiques), nhưng chính nólại đóng vai trò tiên quyết trong việc phòng ngừa ung thư... Như có nhiều khảo cứu gần đây cho biết, ngoài rau quả ra, cónhiều loại sản phẩm khác chẳng hạn như trà xanh, củ nghệ hoặc chocolat đen, v.v…đều có chứa một lượng lớn hợp chất chống ung thư.

Một chế độăn uống hằng ngày gồm hỗn hợp nhiều loại rau quả và thức uống như trà xanh, rượu vang đỏ, sẽ giúp cho sự hấp thụ một số lượng hợp chất có tính năng diệt trừ ung thư.

Tóm lại, việc tiêu thụmỗi ngày các loại thực phẩm khác nhau trong chế độẩm thực là một phương cách đơn giản và hữu hiệu để phòng chống sự phát triển và bành trướng của bệnh ung thư.

Có thể nói rằng mỗi người trong chúng ta đều có mang trong mình những bệnh tích thật bé nhỏ của một loại ung thư nào đó, nhưng nhờ vào sức đề kháng tốt của cơ thể nên chúng chưa có cơ hội bộc phát ra thành bệnh ung thưđược mà thôi.

nguaungthu-03

Nghệ

Diễn tiến các giai đoạn hình thành vàphát triển một bệnh ung thưtheo Dr Richard Béliveau

nguaungthu-04-contentNhững bệnh tích cancer thật bé nhỏ nầy (microtumeurs), thường là những tế bào trong giai đoạn tiền cancer. Chúng được nhìn thấy bằng kính hiển vi qua việc xét nghiệm mô bệnh học (histopathologie) những bộ phận của người đã chết vì những nguyên nhân nào khác ngoài ung thư ra... Các tế bào có mang dấu tích tiền cancer nhưng chưa bộc phát thành bệnh thường thấy là: 98% ở vú, 40% ở tuyến giáp trạng (thyroide) và 30% ở tiền liệt tuyến (prostate).

Trong thực tế, tỉ lệ thật sự bệnh cancer của ba cơ quan nói trên đều rất thấp trong dân chúng.

Từ lâu người ta được biết rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cancer chẳng hạn như hóa chất độc, một số chất phụ gia, khói thuốc lá, tia phóng xạ, tia tử ngoại mặt trời, virus, v.v…Đây chỉmới là một vài thí dụ mà thôi… Vì ngoài ra cũng còn phải kể đến những yếu tố nội tại ởbên trong cơ thể nữa…

Mỗi ngày có hằng tỉ tế bào được phân cắt để tái tạo thành tế bào mới nhằm thay thế những tế bào cũ đã chết. Trong tiến trình phân chia tế bào rất phức tạp nầy nếu có sự lệch lạc nào đó từ một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh thì rất có thể sẽ có một số tế bào nào đó sẽ đi lệch programme.

Chúng sẽ sinh sản hỗn độn, vô trật tự và biến thành những tế bào tiền cancer (précancéreuses) và cuối cùng chúng tìm cách định vị tại một nơi nào đó trong cơ thể!

Để có thể tiếp tục phát triển ra thành khối ung thư, các tế bào tiền cancer nầy cần được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu li ti bao phủ, hình thành mạch(angiogénèse).

Thời gian tiềm ẩn rất lâu dài trước khi các tế bào tiền cancer ban đầu có thể trở thành thật sự một khối u gây bệnh cancer. Đây là giai đoạn rất thuận lợi để các phương pháp trị liệucó thể ngăn chặn và phá vỡ sự bành trướng của hệ thống mạch máu li ti đến nuôi cancer. Ung thư có thể thuộc loại hiền (bénin) hoặc thuộc loại dữ hay còn gọi làác tính (malin).

Loại hiền định vị tại một chỗ, còn loại dữ thì rất nguy hiểm vì tốc độ phát triển rất nhanh và di căn (métastase) nghĩa là tế bào ung thưchạy lung tung đến định vịởnhững cơ quan khác nữa!

Thay đổi nếp sống và sự dinh dưỡng bằng cách dùng nhiều rau quả tươi là điều cần thiết để hy vọng có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của vài loại cancer…

Chính một số các hóa chất sinh học thực vật (phytochimiques) hiện diện trong rau quả có thểtác động như những vũ khí bén nhọn để ngăn chặn và phá vỡ hệ thống mạch máu nuôi cancer khi chúng còn ở trong giai đoạn sơ khởi chưa hoàn chỉnh.

Những nguyên nhân dẫn đến ung thư

-Dinh dưỡng và thực phẩm do ăn nhiều mỡ dầu, thịt đỏ, chất phụ gia, nitrite trong thịt nguội, thịt nướng khét: 30% 

-Thuốc lá: 30%

-Di truyền:15%

-Bối cảnh do việc làm hay nghề nghiệp nhưhít thở hóa chất độc: 5%

-Béo phì hay thiếu vận động: 5%

-Tia tử ngoại (UV) mặt trời: 2%

-Một số dược phẩm: 2%

-Ô nhiễm môi sinh: 2%

-Các yếu tố khác: 2%

 

Rau quả tươi có thật sự giúpchúng tangừa cancer hay không?

Các dân tộc Á Đông nhờ vào tập quán ăn uống đặc biệt gồm nhiều rau đậu nên ít bị một vài loại cancer nào đó so với các dân tộc Tây Phương thường hay ăn nhiều thịt, nhiều dầu mỡ nhưng lại ít dùng rau quả tươi.

nguaungthu-05Một vài loại thực vật đã được khoa học xác nhận là có tính năng giúp chúng ta ngừa một số cancer. Chẳng hạn như nhóm cải bắp(crucifère) có khả năng ngăn chặn việc tạo ra hormones œstrogènes nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện cancer vú ở phụ nữ...Cà Tomate có chất chống oxy hóa lycopène giúp ngừa cancer tiền liệt tuyến ở đàn ông lớn tuổi...Củ nghệchocolat đen cũng có chứa những chất chống oxy hóa giúp ngừa sự xuất hiện của vài loại cancer…

Dân Nhật Bản sống trên đảo Okinawa có tuổi thọ cao nhất thế giới có lẽ nhờ họ sống trong một môi trường trong lành,vàđồng thời họ cũng áp dụng lối dinh dưỡng tốt gồm có nhiều rau cải tươi, rong biển và cá.

Bắp cải

nguaungthu-06Broccoli

Một số rau quả điển hình có chứa chấtkháng cancer(Surh,Y-J 2003 Nature Review on cancer 3,768-780)

Cancer chemoprevention with dietary phytochemicals

http://www.nature.com/nrc/journal/v3/n10/execsumm/nrc1189.html

Tỏi và rượu tỏi (photo NTC 2011)

- Nghệ (curcuma): chất kháng cancer curcumine,ngừa cancer ruột già, bao tử, gan, da -Bleuets (blueberries): delphinidine

-Fraises (strawberries): acide ellagique

-Trà xanh (green tea): epigallocatéchine-3-gallate,trà xanh chứa nhiều chất catéchines hơn trà đen...

 -Đậu nành (soja, soybean): génistéine,ngừa cancer vú ở đàn bà và cancer tiền liệt tuyến ở đàn ông. Thực phẩm làm từ hạt đậu nành thí dụ nhưđậu nành rang, tàu hũ, miso, sữa đậu nành, vân vân tự làm lấy ở nhà tốt hơn các viên suppléments soja hay sữa đậu nành bán trong siêu thị.

 -Tomates: lycopène,ngừa cancer tiền liệt tuyến. Pâte de tomate chứa nhiều lycopène hơn tomate sống.

 -Nho (grapes): resvératrol,rượu chát đỏ làm từ nho cũng rất tốt nhưng chỉ nên uống ít và điều độ thôi vì dù sao nó cũng vẫn là rượu.

 - Bưởi (grapefruits): limonène

 -Tỏi (garlic): diallyl-sulfide

 -Cải bắp (cabbages): indole-3-carbinol

 -Broccoli: sulphorahane

-Chocolats đen: có chứa 70% cacao, cung cấp một số lượng polyphénols đáng kể*, nên được xem rất có ích để ngừa các bệnh mãn tính như cancer và các bệnh thuộc về tim mạch.

nguaungthu-07Bluberries

Rau quả giúp ta giảm cancer đến mức độnào?(World Cancer Research Fund/American Inst.for Cancer Research, 1997)

TênSố mẫu nghiên cứu Số lần giảm nguy cơTỉ lệ

Rau cải nói chung 74 59 80%

Trái cây 56 36 64 %

Rau cải tươi 46 40 87 %

Cải bắp, broccoli 55 38 69%

Hành, tỏi, poireau 35 27 77%

Rau cải xanh88 68 77%

Carottes 73 59 81%

Tomates 51 36 71%

Bưởi 41 27 66% 

Các thức ăn cần nên tránh ăn thường xuyên

- Các loại thịt ngâm muối (mariné) và các loại rau quả ngâm giấm;

-Thịt, cá hong khói (fumé);

-Thức ăn chiên, nướng khét ở nhiệt độ cao;

-Thức ăn biến chế theo lối công nghiệpthí dụ như đồ conserve, thịt nguội charcuterie, jambon, saucisse, lạp xưỡng, vân vân;

-Rượu: hạn chế.

Nước sinh tố trái cây (photo NTC 2011)

Ngừa ung thư bằng cách nào? 

+ bỏ thuốc lá (cancer phổi, miệng, thanh quản…)

+ giảm bớt năng lượng calories ăn vào,giảm bớt các loại fast food và các loại nước ngọt có gaz. và không ăn thức ăn quá nóng!

+ giảm bớt thịt đỏ như thịt bò, thịt heo và thịt dê cừu (cancer ruột già),nên ăn thịt trắng như thịt gà, thịt nạc hay cá (cá có chứa nhiều chất acid béo oméga-3 rất tốt cho sức khỏe)

+ thay nguồn protéine từ thịt bằng các loại đậu và tàu hũ,không cần phải nhất thiết ăn thịt mỗi ngày!

+ giảm bớt việc ăn những loại sản phẩm có chứa những hóa chất bảo quản có tiềm năng gây cancer chẳng hạn như thịt bacon, saucisse, jambon, hot dog, lạp xưỡng, thịt hong khói (smoked meat),vân vân, vì các sản phẩm nầy đều cóchứa nhiều nitrites và lúc chiên hay nướng chúng sẽ chuyển ra thành chất nitrosamines là chất có thể gây ra cancer!

+ tránh dùng những món ăn đã bị khét. Khi nướng thịt trên lửa ngọn, mỡ chảy ra và bốc cháy thành những chất hydrocarbures aromatiques bám vào miếng thịt,đây là chất gây cancer. Khi nấu thịt ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra chất amineshétérocycliques cũnglà chất gây ra cancer!

+ tránh ăn những sản phẩm có quá nhiều muối!

+ ăn nhiều rau quả tươi (đủ màu sắc) để có nhiều chất chống oxy-hóa và vitamines vànên ăn một thức ăn đa dạng!

+ vận động, thể dục, thể thao đều đặn!

Những tin đồn bất lợi về rau quả

= Rau quả nhiễm hóa chất, nông dược(pesticides) có thể gây cancer?

Sai- Các xét nghiệm tại Canada cho biết, rau quả nếu có bị nhiễm hóa chất thì cũng chỉ nhiễm ở mức độ rất thấp. Trước khi ăn nên rữa sạch, gọt bỏ vỏ, hay gỡ bỏ các lớp bên ngoài như trường hợp cải bắp. Lợi ích của việc dùng rau cải vẫn trội hơn là vấn đề sợ rau cải bị nhiễm hóa chất mà không ăn!

= Rau quả xuất phát từ kỹ thuật làm thay đổi gène (GMO) nên ăn không tốt?

Sai- Đa số rau quả mà chúng ta dùng mỗi ngày đều là sản phẩm standard, và được trồng một cách bình thường mà thôi. GMO thật ra là một vấn đề thuộc về sinh thái (biodiversité)!

= Chỉ có rau quả Bio, Organic, Hữu cơ mới tốt cho sức khỏe?

Sai- Tất cả các khảo cứu từ trước tới nay đều được thực hiện với các loại rau quảbình thường và đã nói lên lợi ích của chúng đối với sức khỏe. Được biết rau quảBio hay Organic là rau quả trồng theo lối thiên nhiên và không sử dụng hóa chất, và nhãn hiệu Bio không phải là điều tối cần thiết trong việc tận dụng những lợi ích của rau quả! 

Kết luận

Hằng ngày,ta nên sử dụng nhiều loại rau quả tươi và đa dạng.

Đó là bước đầu để chúng ta có được một sức khỏe tốt, đồng thời cũng để giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện của một vài loại bệnhung thư.

Đói ăn rau, đau uống thuốc!

Thức ăn là liều thuốc!

(Que ton aliment soit ta seule médecine!)

Hippocrate 460-377 av. JC

Đọc thêm:

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Chuyện thuốc thiên nhiên

http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-177118/

Tỏi, gia vị và vịthuốc

http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-187168/

Nước sinh tố trái cây

http://tintuccaonien.com/docs/docs_4/4_2_241.htm

Siêu quả hay siêu marketing

http://www.advite.com/SieuQuaHaySieuMarketing.htm

Thực phẩm chức năng, sức khỏe hay khuyến mãi

http://www.advite.com/ThucPhamChucNang.ht

Vận động để được khỏe

http://tintuccaonien.com/docs/docs_5/5_1_30.htm

Mùa nướng barbecue

http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-194780/

 

Montreal, 2012

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 8459)
Sau một thời gian dài nghiên cứu, thảo luận, phân tích và đánh giá các khảo cứu khoa học liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng của chế độ ăn chay, vào tháng 7 năm 2009, Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (the American Dietetic Association) một tổ chức lớn nhất trên thế giới kết hợp những chuyên gia thượng thặng về thực phẩm và dinh dưỡng, đã công bố một bài xác định quan điểm của họ về chế độ ăn chay, bao gồm cả thuần chay. Bản dịch Việt và nguyên bản tiếng Anh đính kèm như sau:
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 11804)
Cũng như Thiền , khuynh hướng ăn chay ngày càng lan rộng ở Bắc Mỹ . Vào năm 2009 , cuộc thăm dò của Vegetarian Resource Group cho biết ở Hoa Kỳ có 8% số người lớn nói họ không bao giờ ăn thịt và các loại đồ biển , kể cả cá .Cũng theo thăm dò của nhóm này vào năm 2010 , có 7% trẻ em tuổi từ 8-18 và 12% trẻ em nam tuổi từ 10 -12 không bao giờ ăn thịt .
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 9112)
Ăn chay là nhu cầu bình thường của người Phật tử , ăn chay chẳng những không đòi hỏi cầu kỳ mà còn là đạm bạc. Vì vậy , những quán chay bình dân là địa chỉ tìm đến của hầu hết những người Phật tử bình thường và những ai muốn ăn chay .
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7734)
Có nhiều loại thực phẩm thiên nhiên mà khi chúng ta ăn vào sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, hệ thống động mạch không bị tắc nghẽn . Khi ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol cao, chúng có xu hướng bám vào thành mạch máu mà cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tim mạch nguy hiểm...
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6224)
Cá nhân tôi không bao giờ ăn các món chay giả mặn. Như vậy là ta ăn chay niệm mặn rồi. Niệm mới thật sự quan trọng chứ ạ. Tôi luôn nghĩ, gọi ăn mặn là không đúng. Lẽ ra nên gọi là ăn mạng, tức ăn mạng sống. Tôi cũng lại nghĩ gọi là ăn chay cũng hay, nhưng nên đổi thành ăn lạt. Ăn lạt hoặc là ăn nhạt. Mà ăn lạt tức an lạc. Nếu ăn chay tất có an lạc, có bình an.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5598)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6147)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4344)
Trước đây, khi nói đến ăn chay, không ít người vẫn cho rằng, đây là chế độ ăn dành riêng cho các bậc tu hành, những người theo đạo Phật hay những người có bệnh lý cần phải tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi đời sống ngày càng phát triển, nhiều người tìm đến với ăn chay như một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5732)
Sản phẩm trứng nhân tạo làm từ thực vật nằm trong dự án của hai nhà tỷ phú Peter Thiel và Bill Gates là một cuộc cách mạng thực phẩm. Sản phẩm này đã được bày bán đầu tiên tại Whole Foods và sau đó sẽ được bày bán rộng rãi trong các siêu thị tại Mỹ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12040)
Lần đầu tiên chúng tôi nghe tin xấu vào năm 2012. Gạo có chứa chất thạch tín (arsenic) do tạp chí Consumer Reports công bố trong một nghiên cứu vào năm 2012. Nhưng nó lại cho chúng ta một loạt các câu hỏi: Loại gạo nào có nhiều thạch tín nhất và loại gạo nào có ít thạch tín nhất? Thế còn các sản phẩm biến chế từ gạo như như sữa gạo và cereal? Và các loại ngũ cốc khác nữa?