Kinh Tám điều tri thức của bậc Đại Nhân (Dịch - chú - sách nói)

21 Tháng Ba 201910:30(Xem: 5286)

PHẬT DẠY KINH TÁM ĐIỀU TRI THỨC CỦA BẬC ĐẠI NHÂN 

佛說八大人覺經
Phật thuyết Bát Đại Nhân giác kinh


____________________________________


Đời Hậu Hán nước An-tức Tam tạng Pháp sư An Thế Cao tuyển dịch,

Phước Nguyên dịch Việt và chú

****
blank

1. Mở đầu:
Là đệ tử Phật, 

ngày cũng như đêm, 

chí thành trì tụng, 

tám điều tri thức

của bậc Đại nhân.

 

2. Nội dung:
Điều tri thức thứ nhất:

Thế gian vô thường

Thể chế tạm bợ,

Tự tính bốn đại:

rỗng không, khổ não.

Năm ấm vô ngã

sinh diệt biến đổi

lường gạt hư dối

không có chủ thể.

Tâm là nguồn ác;

Thân là đầm tội,

Chiêm nghiệm như thế, 

thoát dần sinh tử.

 

Điều tri thức thứ hai:

Dục nhiều là khổ.

Sống chết cực nhọc,

Từ tham dục sinh

Ít điều mong muốn,

Thì không tạo tác.

Thân-tâm thành đạt

Tự chủ an nhàn.

 

Điều tri thức thứ ba:

Tâm không biết đủ

Chán ngánxa lìa,

Chỉ luôn tham cầu

Khiến tội sinh trưởng.

Bồ-tát Đại sĩ

không được như vậy.

Thường trực suy niệm

Về sự biết đủ.

An nhànthanh bần

giữ gìn đạo hạnh,

Chỉ lấy Tuệ giác

để làm sự nghiệp.

 

Điều tri thức thứ tư:

Lười biếng lơ đễnh, 

tất sẽ đọa lạc.

Nên phải thường xuyên

hành trì tinh tấn.

phá tan phiền não 

hàng phục bốn ma,

vượt thoát ngục tù 

thủ ấm và giới.

 

Điều tri thức thứ năm:

Si mê ám độn

Là gốc sinh tử

Do đó, Bồ-tát

Phải thường khắc niệm:

Tri thức uyên bác

tăng trưởng Tuệ giác,

Thành tựu biện tài

ngõ hầu giáo hóa 

hết thảy chúng sinh

Đạt an vui lớn.

 

Điều tri thức thứ sáu:

Khốn cùng nghèo khó

thì nhiều oán giận

hay bị ác duyên 

ngang trái trói buộc.

Bồ-tát bố thí

Thường trực nhớ nghĩ:

“Kẻ oán người thân 

bình đẳng không khác”

Không nhớ điều ác, 

không ghét người ác.

 

Điều tri thức thứ bảy:

Năm thứ dục lạc,

là tội và họa.

Tuy người thế tục

nhưng không đắm nhiễm 

dục lạc thế gian.

Thường nhớ ba y, 

Bát đất, pháp khí.

Giữ chí xất gia, 

Vẹn đạo trong sạch

Phạm hạnh cao xa

Bủa lòng từ bi 

ra khắp tất cả.

 

Điều tri thức thứ tám:

Sanh tử bùng cháy, 

khổ não vô cùng,

Tâm cần khởi hành

trên xe đại thừa,

Hóa độ hết thảy.

Nguyện thay chúng sinh,

Chịu vô lượng khổ.

Khiến cho vạn loại,

thành tựu đích điểm

an vui vĩ đại.

 

3. Tổng kết 

Tám điều cơ sở

Vừa kể ở trên

Là nguồn tri thức

Của đấng Phật-đà,

Các vị Bồ tát 

và bậc Đại Nhân,

Các ngài đã từng 

tinh tấn hành đạo,

Tu tập từ bi

Cùng với tuệ giác,

Nương thuyền Pháp thân,

lên bờ Niết-bàn,

hội nhập sinh tử,

độ thoát chúng sinh

cũng lấy điều này

Chỉ lối rộng bày,

Khiến mọi chúng sinh

Nhận thức được rằng:

« Sinh tử khổ đau»,

Mà buông năm dục 

Tu tâm Thánh đạo.

Nếu là con Phật,

Phải thường trì tụng 

tám điều như thế,

Thì trong mỗi niệm,

Diệt vô lượng tội,

Lập tức tiến thẳng 

đến ngôi Tuệ giác,

Mau chóng thành đạt 

Giác ngộ đích thực,

Vĩnh viễn đoạn trừ 

Lẽ sống và chết

Thường trú tịch lạc.

PHƯỚC NGUYÊN dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 2021(Xem: 3009)
05 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 5917)
09 Tháng Năm 2016(Xem: 7297)
Ngày 26/04/2016 (nhằm ngày 20/03 Bính Thân) nằm trong chương trình tu học của khóa tu Phật thất lần thứ 82, chùa Hoằng Pháp tiếp tục thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 10 với chủ đề: “Cây Đời Mãi Xanh”. Nhân vật chính trong chương trình lần này là Phật tử Nhà giáo, Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Hậu, pháp danh Phúc Lương Nhã.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 6616)
Việt - Nhật Những Câu Chuyện Phật Giáo - Phim Tài Liệu là Video rất tốt được trình chiếu trên VTV2. Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật Giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển Tập Anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây.