Chương 04

07 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 8014)


THOÁT VÒNG TỤC LỤY 

Bản Dịch của Quảng Độ
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản năm 1987


Chương Bốn

Cách mấy hôm, sau khi biết Ngọc Lâm đã bằng lòng kết hôn với nàng, Vương tiẻu thư trở lại khỏe mạnh.Mọi người trong tướng phủ đều bận rộn, kẻ ra, người vào tấp nập cả ngày; họ đang chuẩn bị cho lễ thành hôn của Vương tiẻu thư.

Ngày cưới rể đã đến. Ngọc Lâm vào từ biệt hòa thượng Thiên Ẩn:

- Bạch hòa thượng, con chưa phải là người tu hành đắc quả, ra đi, không biết con có giữ được bản chất của kẻ học đạo không, nhưng dầu sao con cũng xin hòa thượng từ bi chỉ dạy đôi lời để con ghi nhớ luôn luôn. Còn chức đèn hương trên điện Phật, xin hòa thượng tạm cử người thay con trong hai hôm, sau đó hãy quyết định. Vậy giờ xin hòa thượng có điều gì chỉ dạy? Sau khi hiểu rõ ý câu nói của Ngọc Lâm, hòa thượng Thiên Ẩn gật gù, nói:

- Chuyến đi này là vì làm rạng tỏ cho Đạo, quí lắm! quí lắm!

Ngọc Lâm không nói gì nữa, chàng từ biệt sư phụ rồi bước ra đi. Lúc đó những người phù rể trong tướng phủ phái ra đón rước cũng đã đến. Ngọc Lâm đỡ lấy bộ áo lộng lẫy của tướng phủ mặc vào, chàng cởi bỏ chiếc áo tu hành lam lũ ra rồi từ từ gấp lại thật vuông vắn và tỏ vẻ luyến tiếc. Những người trong tướng phủ thấy thế tủm tỉm cười, họ cho rằng chàng rể quá keo kiệt, bao nhiêu thứ trân bảo ngọc ngà đang chờ đón chàng kia rồi, mà còn cứ mân mê thương tiếc mãi manh áo nâu cũ mèm, rách mướp! Rõ thật lẩn thẩn! Song họ đâu có biết Ngọc Lâm coi chiếc áo ấy như một của báu vô giá!

Trên đường về tướng phủ, Ngọc Lâm ngồi trong xe suy nghĩ, những dòng tư tưởng lại cuồn cuộn nổi lên, chàng luôn luôn nghĩ đến câu sư phụ nói lúc ra đi, "chuyến đi này là vì làm rạng tỏ cho Đạo", đó là một việc thiêng liêng vinh diệu! Trong lòng chàng đã lập chí kiên quyết, chàng tự nhận mình là người có sứ mạng làm rạng tỏ cho đạo, chàng quyết không để cho sắc đẹp và vàng bạc lung lạc, cám dỗ!Song Ngọc Lâm cũng cảm thấy việc đó hết sức khó khăn, tuy tha thiết với đạo nhưng chàng vẫn là con người, nhất lại là thanh niên, trước sắc đẹp và tiền tài liệu chàng có khống chế nổi tình cảm không? Liệu có khỏi vẽ hổ đã chẳng thành lại hóa ra chó? Hơn nữa còn tình người, tuy Vương tiẻu thư si tình song dầu sao nàng cũng vì chàng mà thành bệnh, ngoài chàng ra, liệu có phương pháp gì cứu thoát? Cho nên chàng có cảm giác áo não, nhưng còn nhớ câu nói của hòa thượng trụ trì để tăng cường lòng tự tin của chàng.

Hôm ấy trong tướng phủ tưng bừng nhộn nhịp. Vương tể tướng cũng biết rằng cưới một vị sư về làm rể là một việc khó coi, không hợp tình lý, cho nên ngoài một số họ hàng và bạn bè chí thiết ra, ông không cho mời ai và cũng không muốn phô trương đám cưới cho linh đình.

Sau lễ thành hôn, cặp vợ chồng mới cưới được đưa đến động phòng, tân khách cũng dần dần ra về, sau một hồi huyên náo.Ngọc Lâm ngẩng đầu nhìn Vương tiẻu thư đang ngồi bên cạnh giường: yêu kiều, diễm lệ, tưởng đâu một nàng tiên giáng trần. Bất giác Ngọc Lâm cũng phải ngây ngất cảm thán trong lòng: "Ghê gớm thay nữ sắc!"Ngọc Lâm lấy lại bình tĩnh và lòng nói với lòng: "Tiểu thư, nét mặt như bông hoa phù dung của nàng chẳng qua cũng chỉ là một khối thịt, xương; vẻ yêu kiều, diễm lệ của nàng chỉ là một lợi khí giết người mà thôi." Lúc đó lòng chàng phẳng lặng như mặt biển dưới ánh chiêu dương sau một đêm sóng gió, bão táp. Bầu không khí yên lặng bao trùm gian phòng bên ngoài cũng không còn một tiếng động. Ngọc Lâm tưởng đã đến giờ phút nên chữa bệnh cho tiểu thư, chàng mới quay sang nói khẽ với nàng:

- Tiểu thư, cô thật sung sướng và cũng thật thông minh! Cô biết tìm đến tôi để đưa cô ra khỏi bể khổ.

- Đúng vậy � Vương tiẻu thư khẻ gật đầu � mong chàng đừng bỏ em, em cảm động vô cùng!

- Vậy có làm theo việc tôi chỉ bảo không?

- Dạ. Xin theo!

- Thế còn điều kiện của tôi?

- Em đã sung sướng nhận rồi!

- Thế thì tốt lắm, vậy bây giờ chúng ta bắt đầu đi niệm hương nhé?

-...? Vương tiẻu thư ngơ ngác nhìn Ngọc Lâm.

- Tôi nói là bây giờ chúng ta đi niệm một tuần hương!

Ngọc Lâm nói nhấn mạnh lại một lần nữa.

- Em chả hiểu "niệm hương" là gì cả!

- Đó là một phương pháp tu hành trong các chùa � Ngọc Lâm giải thích � Chúng ta lấy một nén hương thắp lên rồi đi vòng quanh, đợi khi nào nén hương ấy cháy hết thì nghỉ. Đó cũng là một cách vận động bổ ích.

- Từ trước đến giờ em chưa làm qua. � Vương tiẻu thư nhíu mày.

- Thế thì bấy giờ làm đi � Ngọc Lâm đứng dậy lấy hương và thắp lên.

Vương tiẻu thư tỏ vẻ khó chịu.

- Tôi mong cô phải tôn trọng lời hứa!

Tiểu thư không biết làm cách nào, bất đắc dĩ phải đứng dậy.

- Tôi đi trước, cô đi sau, phải trông tôi và theo đúng như tôi mà đi.

Ánh sáng hồng tràn ngập gian phòng, dưới mắt Ngọc Lâm, đó là một căn tịnh thất rất tốt để tu luyện.Trong lòng Vương tiẻu thư cũng ngầm thán phục đạo tâm của chồng, mặc dầu hồi tục song chàng không quên việc tu trì.Như trước đã nói, Ngọc Lâm tự nhận mình chưa phải người đắc quả, vậy trước sắc đẹp sao giữ cho khỏi động tâm? Lúc này theo sau chàng, một người con gái đẹp như hoa, nàng thở hổn hển, từ hai gò má trắng mịn, những giọt mồ hôi lấm tấm, trông như những hạt châu, thỉnh thoảng một mùi thơm phưng phức hắt vào mũi chàng, Ngọc Lâm đã phải vận dụng hết nghị lực và trí sáng suốt để chống lại dục tình. Thật là một cuộc thử thách vô cùng cam go. Giờ phút ấy, phương pháp quán tưởng đối với chàng là một của báu vô giá: người mà ta tưởng là xinh đẹp kia chẳng qua chỉ nhờ sự trang diện bề ngoài, nếu đem mổ xẻ ra thì đó chỉ là một chiếc túi da chứa đựng bao nhiêu thứ hôi thúi, và là tổ của vi trùng. Nhờ thế mà lý trí chàng rất sáng suốt, và câu "chuyến đi này là vì làm rạng tỏ cho Đạo", trở thành một bó đuốc rực rỡ soi đường chỉ nẻo cho chàng để thực hiện kế hoạch.

Vạn vật như chìm trong cảnh tỉnh mịch của đêm khuya, không một âm thanh đồng vọng, tai Ngọc Lâm chỉ còn nghe thấy tiếng chân đi niệm hương của chàng và Vương tiẻu thư trong gian phòng trầm tỉnh của đêm tân hôn.Ngọc Lâm đi mỗi lúc một nhanh hơn và càng nhanh thì tinh thần chàng càng phấn khởi. Trái lại, Vương tiẻu thư, vì không quen, khi đi nhanh nàng thấy gần như không theo nổi. Song nén hương vẫn chưa cháy hết nên Ngọc Lâm không chịu nghỉ, vả lại chàng định làm cho nàng mệt mỏi để dục tình bớt đi.Vương tiẻu thư dùng hết sức để đi theo.

Sau một thời gian khá lâu, tóc trên đầu nàng xổ ra, rối bù, những bông hoa gài trên tóc cũng lần lượt rơi xuống, tàn tạ, lớp phấn trên má nàng gợn thành ngấn vì những giọt mồ hôi, ngoằn ngoèo như những con giun. Ngọc Lâm biết là nàng không thể đi được nữa, chàng mới bảo nàng dừng lại bên cạnh một tấm gương. Lòng tiểu thư khấp khởi mừng thầm. Nàng đứng sát vào Ngọc Lâm.

- Ấy chớ! Cô hãy đứng thẳng lên!

Vừa nói Ngọc Lâm vừa đưa tay đỡ thân hình mềm mại, ẻo lả của Vương tiẻu thư định ngả vào người chàng. Nàng miễn cưỡng đứng thẳng lại.

- Cô xem tôi có đẹp không? � Ngọc Lâm hỏi.

- Dĩ nhiên là chàng đẹp rồi!

Giọng tiểu thư nũng nịu và nàng mỉm cười duyên.

Thân hình của Ngọc Lâm vốn đã đẹp trai, sau khi đi niệm hương, cặp má chàng lại ửng hồng trước mắt Vương tiẻu thư, chàng là một thần tượng tượng trưng cho vẻ đẹp trang nghiêm.

- Tiểu thư, mời cô hãy đến trước tấm gương xem!

Vương tiẻu thư lắc đầu.

- Cô hãy nhìn lại dung nhan một chút.

- Thôi....

Không soi gương thì thôi, chứ nếu soi Vương tiẻu thư cũng phải ngán, cái thân yêu kiều, diễm lệ của nàng lúc này trông như một con ma trơi: đầu bù tóc rối, những vệt phấn loang lổ đầy mặt, mồ hôi nhễ nhãi, thật nàng không tưởng tượng được rằng, đêm tân hôn, trước mặt người chồng, thân hình nàng bỗng trở nên khó coi đến thế

Ngọc Lâm mời Vương tiẻu thư ngồi bên cạnh chàng trên chiếc trường kỷ:

- Nếu nói theo quan niệm đẹp, xấu của thế gian, thì dung mạo của cô như thế này có đáng làm vợ tôi không? Giả sử một người chưa từng biết cô bao giờ mà lúc này được thấy cô, chắc họ phải chạy!Vương tiẻu thư xấu hổ, cúi đầu, nàng bỗng nhớ lại quãng đời tiền kiếp khi dâng phong bao, nàng đã làm cho sư ông thư ký (tiền kiếp của Ngọc Lâm) phải hổ nhục.

- Tiểu thư, có phải cô thấy tôi đẹp đẽ nên muốn trọn đời sống bên tôi?

Vương tiẻu thư khẽ gật đầu.

- Song, với tôi, trái lại, chính vì đẹp đẽ thế này nên tôi mới xuất gia!

Ngọc Lâm bỏ mũ ra, để lên mặt bàn:

- Điều đó có lẽ cô không hiểu, vì tôi muốn đem vẻ đẹp của hình hài để đổi lấy vẻ đẹp của sự sống. Bởi lẽ vẻ đẹp hình hài của chúng ta ngắn ngủi, tạm bợ, như bông hoa sớm nở, tối tàn, còn vẻ đẹp của sự sống thì mãi mãi bất diệt. Cô đừng tưởng vẻ thanh tú của tôi sẽ mãi mãi như thế này, năm tháng trôi qua, một ngày kia tuổi xuân tàn tạ, tôi sẽ trở thành một ông lão tóc bạc, da mồi, chính cái thân của cô rồi cũng vậy. Đang lúc thanh xuân mặt hoa da phấn, điểm trang lộng lẫy, nhưng rốt cuộc rồi cũng chỉ là một đống xương tàn chôn ngoài đồng hoang, nội cỏ. Nghĩ đến kiếp sống vô thường của con người, chúng ta há lại ham mê vẻ đẹp hình hài giả dối và ngắn ngủi hay sao?

Mấy giọt lệ lượn quanh tròng mắt của Vương tiẻu thư, Ngọc Lâm nói tiếp:

- Chao ôi! Cuộc hành trình của kiếp người mờ mịt, chúng sinh trôi dạt trong biển khổ mênh mông mà ít người nghĩ đến bến bờ chung cùng của mình.

Ngọc Lâm như nói với Vương tiẻu thư, nhưng cũng lại nhắc nhở cho bản thân chàng. Vương tiẻu thư gục đầu xuống bàn nức nở.

- Bao nhiêu người đang sầu não, đắm chìm trong sự mê muội, tại sao chúng ta không nghĩ đến họ, lại cứ khăng khăng tìm hạnh phúc cho riêng mình? Tôi vì muốn thoát vòng tục lụy và vì chân hạnh phúc của mọi người, mới xuất gia học đạo, mong vượt qua bể khổ sinh tử, không ngờ kiếp trước đã có duyên nghiệp với cô, nay phải bỏ giới, hồi tục, thế là cô muốn tôi phải chìm đắm mãi trong vòng luân hồi...

- Chàng, chàng đừng nói nữa, em đau lòng lắm rồi!

Vương tiẻu thư có vẻ đau đớn, chặn ngang lời Ngọc Lâm.

- Tôi thấy chúng ta đắm đuối như thế này, há không đau lòng thật hay sao?

- Em đã biết rõ sự ngu si của em rồi, em không nên ràng buộc chàng, không nên hại chàng, không nên ép chàng hồi tục, sáng mai chàng hãy trở về chùa tiếp tục tu học!

Vương tiẻu thư vừa nói vừa lau nước mắt, tỏ ra cương quyết, không còn một chút "nhi nữ thường tình" trong thái độ của nàng.

- Song, tôi yêu tất cả mọi người, tôi cũng yêu cô tha thiết, tôi không nỡ thấy cô phải khổ!

Vương tiẻu thư quá xúc động, bất giác những giọt lệ lại từ từ lăn xuống hai gò mà nhợt nhạt của nàng. Lúc này nàng thấy Ngọc Lâm không phải người con trai có thân hình đẹp làm nàng mê say, mà nàng có cảm tưởng chàng là một vị hiện thân Bồ Tát, từ bi, thanh tịnh!

- Ngọc Lâm! ? không, thầy! Xin thầy đừng lo!

Vương tiẻu thư nắm chặt lấy tay Ngọc Lâm:

- Tôi đã hiểu mình phải tìm cách vượt ra ngoài hố sâu của khổ đau rồi; tôi rất kính phục thầy, nhân cách và tình thương của thầy đã làm tôi cảm động, giờ đây tôi chỉ thấy thầy là người cao cả, siêu việt! Tôi đã phạm một tội lớn, đã cản trở bước tu tiến của thầy, xin thầy tha thứ; nếu thầy vẫn thương tôi, xin thầy hãy chỉ cho con đường nên đi, để tôi cũng được siêu thoát!

- Tôi sợ cô chưa bỏ được sự sung sướng giả tạm ở thế gian!

- Tôi xin hứa trước mặt thầy, thầy hãy tin tôi!

- Sau đừng hối hận?

- Quyết không bao giờ hối tiếc!

- Vậy tôi khuyên cô cũng nên xuất gia tu học.

Sau khi suy nghĩ một lát, Vương tiẻu thư nói một cách quả quyết:

- Vâng. Tôi xin tuân theo lời chỉ dạy của thầy. Mai tôi sẽ bẩm với cha mẹ tôi, tôi chắc người cũng sẽ vui lòng, và tôi tin rằng người còn sung sướng hơn khi thấy tôi gặp được một vị minh sư.Ngọc Lâm rút tay mình ra khỏi bàn tay của Vương tiẻu thư, trên môi nở một nụ cười khoan khoái, hiền từ.

Từ phía đông, vừng hồng cũng bắt đầu ló dạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 4808)
Thời Đức Phật tại thế ở nước Xá Vệ, có một huyện nhân dân đều quy Tam bảo, phụng trì năm giới và thực hành mười thiện nghiệp của Phật dạy. Khắp huyện không bao giờ sát sanh, người uống rượu nấu rượu cũng không có.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 8354)
Một ngày kia, khi Đức Phật ngụ tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), một số Tỳ Kheo hỏi ngài là có lợi ích gì không, khi giết dê, cừu, và những sinh vật khác để cúng giỗ người thân đã qua đời.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 12833)
Do duyên: Trước năm 1975, có vị giáo sư người Thiên chúa giáo, khi đọc truyện Thái tử Tu-đại-noa bố thí vợ con, vị ấy đã lên án khá gay gắt trong một bài viết, nói rằng, hành động bố thí vợ con là quá đáng, là không có nhân tính (tôi nhớ có thể nhầm, ngại không đúng nguyên văn). Vừa rồi, độc giả Thái Kim Du, có lẽ là một cư sĩ, trong một comment dưới bài viết của tôi trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen, có nội dung sau: ....