Phần Ii Những Bữa Trưa Cùng Krishnamurti

17 Tháng Năm 201200:00(Xem: 6683)

J. KRISHNAMURTI
GHI CHÉP tại NHÀ BẾP
1001 Bữa trưa cùng J. Krishnamurti
THE KITCHEN CHRONICLES
1001 Lunches with J. Krishnamurti
 Tác giả: Michael Krohnen
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 4-2011–


PHẦN II

NHỮNG BỮA ĂN TRƯA CÙNG

KRISHNAMURTI

Chương 5

TRONG THUNG LŨNG

CỦA MẶT TRĂNG

 

Khai vị

Xà lách xanh trộn dầu ô liu và gia vị hoặc sốt sữa chua.

Rau tươi: cà chua lát mỏng, dưa chuột lát mỏng, cần tây thái hình khối và cà rốt nạo với chanh và mật.

Súp đậu lăng với tiêu, hành, cần tây, cà rốt, cà chua và ngò tây.

Món chính

Gạo lứt hấp với quả hạnh lạng mỏng.

Súp rau kiểu Pháp, chứa tỏi, hành, nấm, ớt ngọt, bí xanh, cà chua và quả cà, ăn cùng phó mát Gruyere nạo tươi.

Tráng miệng

Xà lách trái cây nhiệt đới, với dứa, đu đủ, chuối, quít và đào, trang trí với những lát dừa tươi.

 

 

S

au khi tham gia những nói chuyện tại Brockwood Park và New Delhi vào tháng mười một, tôi đi Đông Nam Á trong một năm, cuối cùng đến Land of the Rising Sun suốt mùa hoa đào của năm 1975. Khi đang dạy học tại một trường tư ở Kyoto, tôi trải qua một thời kỳ mãnh liệt, thâm nhập bố cục và qui trình thuộc sống của tôi. Sự giới thiệu đến công việc của Krishnamurti đã thay đổi một cách cơ bản tầm nhìn của tôi về sống, và thỉnh thoảng sự tiếp xúc cá nhân cùng ông suốt bốn năm qua đã mở toang cánh cửa dẫn đến điều gì tôi nghĩ là một kích thước khác hẳn của ý thức. Nhưng nó chỉ là một thoáng của mảnh đất hứa, cái gì đó mà dường như cách xa sự nhận ra trong đang sống hàng ngày của tôi. Cấu trúc-cái trí của tìm kiếm cái thiêng liêng đang vận hành trọn vẹn, và đang sống trong những văn hóa có một truyền thống Phật giáo, như Nepal, Lào, Thái lan và Nhật, trao tặng cho tôi một thấu triệt bắt buộc vào sự kiện rằng bất kỳ công việc thuộc tôn giáo nào, khi được tổ chức và được hệ thống hóa, sẽ sản sinh một cách nổi bật những hình thức trống rỗng, những mê tín, những giáo điều, và những nghi lễ, xa rời bản thể đang sống của sự thật.

 Thấy điều này, tôi thắc mắc liệu không thể cùng nhau làm việc cùng những con người có cái trí như thế trong một hoàn cảnh mà không có những thứ bậc, xung đột, ganh đua và áp lực, và không rơi vào những cái bẫy mà tất cả, hay hầu hết, những tổ chức đã rơi vào. Tôi ao ước làm công việc gì đó có ý nghĩa, vượt khỏi những chu vi chật hẹp của sự quan tâm đến cái tôi mà tôi đã quan sát quanh tôi và trong tôi, cái gì đó mà có lẽ chuyên chở tiềm năng của sự thay đổi ý thức con người.

 Vừa lúc đó, tôi nhận được một lá thư từ một người bạn ở Ojai, cho tôi biết rằng một ngôi trường Krishnamurti mới sẽ bắt đầu ở đó vào tháng chín. Vẫn còn có vài công việc cần đến – một người làm vườn, một người nấu nướng và một người bảo trì – mà tôi có thể làm đơn xin nếu tôi thấy hứng thú. Điều này giống như một thông điệp từ thiên đàng, chính xác đáp lại những ao ước và những nghi vấn của tôi. Tôi đến điện thoại và gọi cho người bạn của tôi ở Ojai để khẳng định rằng tôi rất thích làm việc ở trường đó, trong bất kỳ công việc nào.

 Tôi đã gặp Alan Hooker và vợ ông, Helen tại Rishi Valley năm 1972 và chúng tôi đã bắt đầu tình bạn qua thư từ. Họ là những người chủ của nhà hàng Ranch House nổi tiếng, quen thuộc với rất nhiều người nổi tiếng trên sân khấu và trên màn ảnh. Ông đề nghị rằng tôi ngừng lại ở Saanen cho những nói chuyện ở đó, trước khi tiếp tục đến California. Điều đó nghe có vẻ một kế hoạch hoàn hảo, và chúng tôi đồng ý gặp nhau ở Thụy sĩ vào tháng bảy.

 

*

 

Lắng nghe Krishnamurti ở Saanen năm đó là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với tôi – giống như lắng nghe ông lần đầu tiên. Dĩ nhiên, tôi đã nghe những từ ngữ đó trước kia, đã đọc chúng, đã suy nghĩ chúng. Nhưng điều gì ông đạt được để chuyển tải trong cái lều bên cạnh bờ sông có một chất lượng của trạng thái cách mạng mới mẻ. Viễn cảnh của làm việc cùng ông trên một đề án giáo dục mới ở Ojai tràn ngập tôi bằng một ý thức liên quan trong một sự nghiệp có tầm quan trọng sống còn cho nhân loại.

 

*

 

Khi tôi đến Ojai giữa tháng tám, tôi phát giác chính mình ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới mẻ. Sự ngạc nhiên đầu tiên là vẻ đẹp của thung lũng tại cao độ của mùa hè, nóng và khô, kèm theo sự khắc nghiệt đặc trưng của miền sa mạc, mùi thơm ngát của cây sơn và cây ngải đắng, và một bầu trời đêm của những vì sao sáng rực. Đất đai nơi tôi sống và làm việc tại cuối phía đông của thung lũng; nó là một tòa nhà kiểu trang trại rộng lớn được cấu trúc trong phần đầu tiên của thế kỷ và được bao bọc bởi hàng tá mẫu rừng trồng cam và lê. Nó được gọi một cách thích hợp là Arya Vihara, viết tắt là A. V., những từ ngữ tiếng Phạn có nghĩa ‘nơi ở cao quý’, và Krishnamurti, người em trai của ông, và những người kết giao cùng ông, đã sống ở đây từ năm 1922. Ngoại trừ những vườn trái cây, có vô số cây cối: cây khuynh diệp, cây bách, cây thông, cây sung, cây hồng vàng và nhiều loại cây khác cũng như vô số loại bụi hoa khác nhau, như trúc đào, hoa hồng, và hoa nhài. Khu đất dễ thương này không chỉ là nơi cư ngụ của khối giáo viên, nhưng còn cả những phòng học, ít nhất cho đến thời điểm khi những building trường mới tại đầu kia của thung lũng, kế cận Oak Grove, sẽ sẵn sàng để sử dụng.

 Sự ngạc nhiên lớn nhất đối với tôi là khi tôi hiểu ra rằng tôi sẽ là đầu bếp của trường. Trong một khoảnh khắc tôi hoàn toàn câm lặng, bởi vì tôi đã ngây thơ tưởng tượng rằng tôi sẽ có một chọn lựa trong vấn đề. Thật ra, tôi đã tưởng tượng mình như một người làm vườn và người coi đất đai, mặc dù kinh nghiệm làm vườn của tôi gần như là con số không. Nhưng tôi không phải mất bao nhiêu thời gian để điều chỉnh đến tình huống hoàn toàn khó khăn này ở phía bên trong. Có sự tự do vô cùng trong khởi sự từ bàn tay trắng, từ zero tuyệt đối. Tôi nhận ra rằng tôi không biết gì cả và, vì vậy, được tự do khám phá và tìm ra cho chính tôi. Tôi không ấp ủ bất kỳ sự giả vờ nào về khả năng và sự quan trọng của tôi và cảm thấy như một đứa trẻ, tự do rong chơi và thâm nhập. Trạng thái này của cái trí cũng khiến cho tôi khoét sâu vào những vấn đề bếp núc. Một tình huống mà giúp đỡ tôi nhiều trong kiếm được từ nghệ thuật nấu nướng là sự gần gũi của gia đình vợ chồng Hookers, những người đã tặng cho tôi quyển sách nấu chay mà Alan đã viết cho món khai vị.

 Trong vài tháng kế tiếp tôi tìm hiểu từ đầu đến cuối về những loại rau thơm và gia vị, cân đo, băm nhỏ, quấy và thử. Nó đã trở thành một quyển kinh thánh về nấu nướng, đủ mọi loại, và lại hóa ra rất tiện lợi khi tác giả yêu cầu tôi trả lời những câu hỏi và dạy tôi kinh nghiệm thực hành những bí quyết của nấu nướng. Thật ra, cả Alan và Helen là những giáo viên tuyệt vời, không bao giờ tự khẳng định, không bao giờ áp đặt bất kỳ thứ gì hay tác động đến tôi, nhưng chỉ đưa ra sự trợ giúp: cách đúng đắn của người thầy – cho phép học sinh, thậm chí nếu anh ấy là một người ngu dốt, làm nó theo cách riêng của anh ấy, và chỉ giúp đỡ khi cần thiết.

 Một yếu tố khác mà giúp đỡ tôi thoải mái trong vai trò mới mẻ của quán triệt nghệ thuật nấu chay là hoàn cảnh rằng số lượng học sinh và giáo viên không khi nào vượt quá mười người, ít ra trong vài tháng đầu tiên của tôi tại A. V. Thậm chí như thế, tôi hoàn toàn không được miễn trừ khỏi căn bệnh tâm lý lạ lùng mà làm khổ sở quá nhiều người khi phải giải quyết sự cân bằng giữa nghề nghiệp và sống riêng tư, cụ thể là: sự căng thẳng, sự đòi hỏi của công việc, hay chỉ là áp lực của thời gian. Dĩ nhiên, trong trường hợp của tôi, đa phần nó bị gây ra bởi những cây kim đồng hồ của nhà bếp, mà điều khiển lạnh lùng giờ ăn trưa hay giờ ăn tối.

 Khi hiệu trưởng chỉ rõ những trách nhiệm của tôi như đầu bếp chính của School cũng như của Foundation, ông giải thích rõ ràng rằng chuẩn bị những bữa ăn cho Krishnamurti trong suốt những lần viếng thăm của ông đến Ojai là một phần của công việc đó. Đây là một ngạc nhiên vô cùng, mà gây chấn động, phấn khích và hài lòng cho tôi. Tôi vẫn còn cần mở rộng sự thành thạo nấu nước của tôi nhiều lắm và, vì vậy, cảm thấy không đủ khả năng cho một nhiệm vụ của mệnh lệnh đó. Ngoài ra, tôi nhận thấy nấu nướng cho Krishnamurti là một trách nhiệm lớn lao. Điều gì xảy ra nếu có gì đó sai trái?

 Nhưng, tại một mức độ khác, tôi cảm thấy phấn khởi bởi khía cạnh không mong đợi này của vị trí của tôi. Chắc chắn nó là một đặc ân và vinh dự khi nấu nướng cho người nào đó mà người ta khâm phục và quý mến, và, ngoài việc học hành những món ăn và cách nấu nướng mới, tôi cố gắng khám phá càng nhiều càng tốt những ưa thích và không ưa thích về thức ăn của Krishnamurti. Lại nữa, chính Alan đã có khả năng nhét đầy sự hiểu biết của tôi về những cần thiết cốt lõi của nấu nướng cho Krishnamurti. Ông ấy chỉ nấu ăn cho Krishnamurti trong vài dịp suốt hai mươi năm vừa qua, nhưng cũng đã có công lớn trong việc xây dựng nhà bếp tại Brockwood Park School.

 Trong một chế độ ăn chay cơ bản, những giới hạn ăn uống của Krishnamurti không nhiều lắm: không thức ăn béo bổ, mà có nghĩa sử dụng tối thiểu những chất béo và những chất dầu và những phó sản; hoàn toàn không dùng kem và bơ, cũng như bột tinh lọc và sản phẩm đường, và những thức ăn chế biến sẵn khác. Không có những loại gia vị cay nhiều, như ớt đỏ cayenne. Sử dụng những thực phẩm tươi nhất có sẵn, có nguồn gốc hữu cơ, nếu có thể được.

 Vì Krishnamurti thường đến California vào cuối tháng hai, hầu như tôi có nửa năm để tôi luyện những kỹ năng nấu nướng của tôi và giỏi giang trong chuẩn bị thức ăn phù hợp sự ưa thích của ông.

 

*

Bỗng nhiên, vào cuối tháng mười năm 1975, cái gì đó giống như một trạng thái của khẩn cấp được thể hiện trong cái trí của tôi. Nó là nguyên nhân cho cả sự hoảng hốt lẫn sự hân hoan: Krishnamurti đã hủy bỏ chuyến đi thường lệ ba tháng đến Ấn độ và thay vì thế, ông sẽ đến California. Lý do cho sự thay đổi ấn tượng này là rằng, vào đầu năm, thủ tướng Indira Gandhi đã tuyên bố một tình trạng khẩn cấp, mà tuyên bố sự kiểm duyệt chính của tất cả những xuất bản, những phương tiện truyền thông đại chúng, và những nói chuyện trước công chúng. Những nói chuyện như của Krishnamurti rơi vào sự phân loại sau, và, bởi vì ông không sẵn lòng vận hành dưới những kiềm chế như thế, ông đã dứt khoát hủy bỏ chuyến viếng thăm Ấn độ. Có vài trớ trêu trong việc này, bởi vì thủ tướng thường xuyên tìm kiếm lời khuyên thuộc tinh thần và thậm chí cả thực tế của ông. Nhưng ngay cả nếu ông được trao tặng sự ngoại lệ đặc biệt để không bị kiềm chế trong những luật lệ khẩn cấp, rõ ràng ông sẽ không chấp thuận những ân huệ như thế. Thế là, ông đến California.

 Thoạt đầu ông ở Malibu nhưng cuối cùng, chúng tôi cho rằng, ông sẽ đến thăm ngôi trường mới ở Ojai.

 Đó là một buổi sáng có nắng, ấm áp bất thường vào tháng mười một và tin tức đã lan truyền nhanh rằng Krishnamurti sẽ viếng thăm chúng tôi tại A. V. và ở lại ăn trưa. Ngay lập tức tôi thấy công việc này như để thử nghiệm sự kiểm tra quan trọng đầu tiên của tôi, thể hiện điều gì tôi đã học hành được trong lãnh vực nấu nướng suốt ba tháng vừa qua. Nó là một thách thức mà vừa gây kích thích lẫn làm tôi sợ hãi.

 Thật tốt lành khi Alan và Helen xuất hiện hai tiếng đồng hồ trước giờ ăn trưa để giúp đỡ công việc chuẩn bị bữa ăn và sắp xếp bàn ăn. Bất kể cơ hội có triển vọng tốt đẹp, tôi không ở trong tâm trạng nào cho việc nấu nướng thử nghiệm hay ngông cuồng nhưng đơn giản chỉ muốn cho nó an toàn. Thực đơn ăn trưa cho mười bốn người bắt đầu bằng món xà lách tươi trộn, với một chọn lựa của nước sốt sữa chua hay dầu ô liu trộn gia vị, được theo cùng bởi nhiều loại rau sống: cà chua xắt lát, dưa leo xắt lát, cần tây cắt khối và cà rốt nạo, món sau trộn lẫn chanh và mật. Tiếp theo là món súp đậu lăng có tiêu, hành, cần tây, cà chua và ngò tây, tất cả đều thái nhỏ. Những món chính được hấp: cơm gạo lứt, cùng quả hạnh lạng, và một món hầm nhừ thơm phưng phức của súp rau kiểu Pháp, có tỏi và hành, nấm và ớt ngọt, bí xanh và cà chua, và cà tím, được cắt thành khoanh khá lớn và bắt đầu nấu tách rời với những loại rau thơm tương ứng, trước khi được trộn chung trong một cái nồi và ninh nhỏ lửa từ từ đến mức độ người ta hy vọng là hoàn hảo. Chút ít pho mát Gruyere nạo tươi tô điểm để bên cạnh.

 Tôi đang chuẩn bị món tráng miệng, xà lách trái cây nhiệt đới, gồm có thơm, đu đủ, chuối, quít, và đào, được tô điểm bởi những miếng dừa tươi khi người hiệu trưởng vội vã vào nhà bếp. Ông ấy bảo với tôi rằng Krishnamurti đang trên đường đến từ Pine Cottage, nhà của ông ở Ojai từ đầu những năm hai mươi, tách khỏi những building A. V. khoảng năm mươi yards của cánh rừng cam. Ông sẽ gặp gỡ những giáo viên trong phòng khách trong vài phút nữa.

 Gặp Krishnamurti luôn luôn là một sự kiện mà tôi không bao giờ có thể hoàn toàn quen thuộc, và trông thấy ông lúc này trong khả năng mới mẻ của tôi như người đầu bếp khiến cho nó gây phấn khích đặc biệt. Sau khi tắt nồi đốt bằng gas trên mặt bếp lò, tôi cởi tạp dề và đi vào khu nghỉ của tôi, kế cận nhà bếp. Tôi yên lặng tắm rửa, nhìn kỹ trong gương để trông được chỉnh tề đôi chút, chải tóc và chấm nhẹ chút nước hoa cologne trước khi đi qua nhà bếp và phòng ăn để vào thư viện.

 Những người trong ban quản trị, những giáo viên và những người tự nguyện, toàn bộ mười hai người, đang đứng quanh trong những nhóm nhỏ, trao đổi câu chuyện với nhau trong giọng điệu kính trọng. Nó trông hao hao giống như một cảnh trong một vở kịch, trong đó những diễn viên đang vui chơi với nhau một cách ép buộc, giữ gìn mỗi người có sự kiểm soát, có thể như vậy, trong khi người giữ vai chính thực sự, sự tập trung của chú ý, tách khỏi một mình, để hết tâm trí vào vở kịch độc thoại nội tâm riêng của anh ấy. Vậy là nó đây nè: Krishnamurti, mặc thanh lịch đơn giản, đang đứng một mình phía trước kệ sách dùng che một bức tường, đang tìm hiểu những gáy sách, thỉnh thoảng lấy ra một quyển và, sau khi đọc lướt nó, đặt nó lại trên kệ.

 Mặ dù tôi biết mọi người trong phòng, tôi cảm thấy khá nhút nhát và hơi căng thẳng và, đang đứng một mình, quan sát Krishnamurti trong chốc lát, trước người hiệu trưởng, một người đàn ông cao ráo có hai mắt xanh lơ rất đáng chú ý, nhận thấy sự vô vọng đăm chiêu của tôi và ra hiệu cho tôi đến gần, để cho ông ấy có thể giới thiệu tôi với Krishnamurti.

 “Xin lỗi, Krishnaji,” ông ấy nói với Krishnamurti, người vừa quay lại để đối diện chúng tôi, một quyển sách trong hai tay ông.

 Đặt lại quyển sách, ông chú ý, “Vâng, thưa bạn.”

 “Thưa ông, đây là Michael Krohnen, người đầu bếp mới của chúng tôi.”

 “Bạn khỏe không, thưa bạn?” Krishnamurti hỏi tôi khi chúng tôi bắt tay nhau.

 “Cám ơn ông, thưa ông. Thật tuyệt vời khi có mặt ở đây và làm việc tại ngôi trường mới. Nhưng tôi vẫn còn có nhiều điều phải học hành lắm,” tôi nhận xét một cách trịnh trọng.

 Không ai trong chúng tôi nói về những gặp gỡ trước của chúng tôi, và tôi cũng không chắc chắn rằng ông có ghi nhớ về chúng. Dường như không đặt thành vấn đề, bởi vì chúng tôi đang ở trong một hình dạng mới của những sự kiện, như thể gặp gỡ lần đầu tiên. Trong khi tôi vẫn còn đang mò mẫm tìm ra những từ ngữ để nói thêm, bị tràn ngập bởi một trỗi dậy của ngây ngất, Krishnamurti quay lại để tìm hiểu những tựa đề của những quyển sách. Bỗng nhiên tôi nhận thấy trên nóc kệ, ngay phía trên ông, một điêu khắc bằng thạch cao của đầu Phật trong kiểu Gandhara, kết hợp cùng những đặc điểm Indic và Hellenic, và không hiểu vì sao lại giống hệt khuôn mặt của Krishnamurti.

 Khi tôi quay lại nhà bếp, tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng không những tôi là một khán giả và một chứng nhân nhưng còn là một diễn viên trong một vở kịch đang tự nhiên mở ra, hình dáng và những nét chính của nó tôi vẫn chưa thể dò dẫm.

 Sau khi tôi đã tô điểm hoàn chỉnh cho bữa trưa, chúng tôi mang những món ăn đến bàn phục vụ trên hành lang phía sau ngay phía bên ngoài nhà bếp. Vẫn còn có nắng và ấm áp dễ chịu, và hai cái bàn gỗ đỏ với những ghế băng dài trên hai phía của nó được bày biện những miếng vải lót cốc đĩa, muỗng nĩa dao và những cái ly, với bánh mì và bơ, và những cái bình đựng nước, sữa và nước ép trái cây. Mọi người xếp hàng để tự phục vụ, và tôi nhận thấy rằng Krishnamurti là người đứng cuối cùng. Sau khi tôi đã thu xếp công việc ở nhà bếp, tôi cầm một cái đĩa và bước đến đứng sau ông. Đúng là ông phải cảm thấy sự hiện diện của tôi bởi vì ông quay lại, nhìn tôi bằng hai mắt thân thiện.

 “A, Michael,” ông nói. Bước qua một bên để nhường cho tôi qua, ông thúc giục tôi một cách lịch sự, “Làm ơn, thưa bạn, đi trước đi.”

 “Không, làm ơn, thưa ông,” tôi xin lỗi đầy cứng rắn, “sẽ không đúng phép nếu tôi đi trước ông: người chuẩn bị thức ăn nên là người cuối cùng. Tôi có ý, nó luôn luôn giống như thế – trong nhà, tại bữa tiệc, và vân vân.”

 Có một lấp lánh hài lòng thật mau trong hai mắt ông khi ông lắng nghe sự biện bác của tôi, quan sát tôi cặn kẽ hơn. “Được rồi, thưa bạn,” ông chấp nhận bằng một nụ cười, thốt ra những từ ngữ bằng một nhấn mạnh nghiêm nghị nhưng vui vẻ, “bạn sẽ là người cuối cùng trong hàng.”

 Trong hai nơi còn lại nơi bàn, ông chọn một chỗ ngồi trong bóng râm. Tôi ngồi cách ông vài chỗ, nhưng hầu như không tự nguyện, những thoáng nhìn của tôi thường lang thang trong hướng riêng của ông. Đang nhai thức ăn, ông lặng lẽ theo dõi sự nói chuyện không quá sôi nổi diễn ra giữa chúng tôi. Dường như ông khá nhút nhát và, khi được hỏi một câu hỏi, ông trả lời vắn tắt nhưng lịch sự. Chỉ đến khi nói chuyện quay về chủ đề xe hơi, những giới hạn về tốc độ, và những luật lệ giao thông trong những quốc gia khác nhau, sự quan tâm của ông mới hoạt bát lên. “Tôi đang đi với tốc độ chín mươi dặm một giờ trên tuyến đường xe hơi ở Thụy sĩ vào đầu mùa hè này,” ông kể lại đầy hào hứng, và, nhận thấy sự ngạc nhiên đột ngột trong số vài người khách, thêm vào, “Không phạm luật ở đó. Và nó rất an toàn, tôi đang lái chiếc xe Mercedes.”

 Một vài người trong chúng tôi cười, khi chúng tôi hình dung ông đang lái xe thật nhanh.

 “Tôi phải kể cho các bạn một câu chuyện vui,” ông bắt đầu, nhưng sau đó hỏi hơi tinh nghịch, “Không có ai là người Thiên chúa giáo ở đây phải không?”

 “Tất cả chúng tôi đều là những người Thiên chúa giáo, Krishnaji,” một phụ nữ đùa giỡn đáp lại, “hay hầu hết chúng tôi đều như vậy – cho đến khi chúng tôi nghe ông nói.” Nhiều tiếng cười hơn.

 “Được rồi, vậy thì bạn sẽ không bực bội khi tôi kể cho các bạn câu chuyện vui này về thiên đàng,” ông tiếp tục. “Một người đàn ông bị chết, Mr. Smith, một người buôn bán xe cũ, và đi tới thiên đàng. St. Peter tiếp nhận ông ấy tại cổng Pearly Gates và, rà soát lại danh sách hàng ngày của vị thánh, nói với ông ấy, “Được rồi, Mr. Smith, ông đã theo một sống khá đứng đắn, không phạm quá nhiều tội lỗi, ông có thể vào thiên đàng. Ông có bất kỳ ước muốn nào, chúng tôi sẽ thực hiện.” Ngay lập tức người đàn ông, “A, tôi luôn luôn ao ước một chiếc xe Ferrari mui trần mới toanh.” St. Peter trả lời, “Không vấn đề gì cả. Chúng tôi có mọi kiểu, màu sắc, năm sản xuất mà bạn có thể mơ ước. Chỉ cần theo tôi.” Và thánh đưa ông đến một bãi xe thật lớn trên những đám mây, chứa hàng dãy xe đẹp nhất. “Lấy bất kỳ kiểu xe nào bạn ưa thích.” St. Peter nói với người đàn ông. Thế là ông ấy lấy một chiếc xe ưa thích, mới toanh và láng bóng. Và St. Peter nói với ông, “Nhưng tôi phải nói với bạn rằng chúng tôi có sự giới hạn tốc độ ở đây – nó là luật lệ của cõi trời: bạn không thể chạy trên ba mươi lăm dặm một giờ. Mọi người phải tuân theo luật lệ này; và nếu bạn vi phạm, bạn sẽ bị thu hồi xe. Tôi hy vọng bạn hiểu rõ điều này.” Và Mr. Smith đồng ý điều đó. Và thế là ông lái xe chạy loanh quanh rất hạnh phúc, luôn luôn giữ trong giới hạn cho phép. Rồi thì có một ngày, một chiếc xe vù qua ông tại tốc độ một trăm dặm một giờ. Ông rất bực bội về việc này nên lái xe tới St. Peter. “Một chiếc xe hơi vừa qua mặt tôi với tốc độ một trăm dặm một giờ,” ông phàn nàn, “và tôi luôn luôn giữ…” St. Peter ngắt lời ông, “Nó là loại xe nào?” thánh hỏi. “Ồ, tôi nghĩ nó là một chiếc xe mui trần màu đỏ, một chiếc Porsche,” Ông Smith trả lời. “Bạn thấy người lái xe? Ông ấy có bộ râu quai nón và mái tóc dài phải không?” St. Peter dò hỏi. Người đàn ông ngạc nhiên và nói, “Điều đó đúng. Làm thế nào ông biết?” “Ồ,” St. Peter nói cùng một thở dài và một nhún vai thô bạo, “chúng ta không thể làm gì cả – đó là con trai của ông chủ.’”

 Tất cả chúng tôi đều bật ra những tiếng cười, không những về chính chuyện vui, nhưng còn cả về cách vui nhộn mà Krishnamurti kể nó, với những cử chỉ sinh động và những diễn tả hài hước trên khuôn mặt. Rõ ràng rằng ông vui vẻ lắm khi kể lại nó.

 

*

 

Trong khi những lớp học cho ba học sinh đầu tiên của Oak Grove School, như nó đã được đặt tên từ trước, sẽ được giảng dạy tại A. V., buiding trường học đầu tiên, Pavilion, đang được xây dựng cách khoảng ba mươi dặm về hướng tây, tại đầu cuối của thung lũng. Krishnamurti và Mrs. Mary Zimbalist, người chủ nhà và thư ký của ông, đến sau khi lái xe từ Malibu, hầu như vào mọi kỳ nghỉ cuối tuần. Họ sẽ dùng bữa trưa cùng nhóm giáo viên cư ngụ tại A. V., và tôi sẽ mang bữa tối của họ đến Pine Cottage, nơi họ nghỉ đêm ở đó. Vào những ngày có nắng, chúng tôi sẽ phục vụ bữa trưa ngoài trời trên hành lang lộ thiên phía sau.

 Những lần gặp ăn trưa này cùng Krishnamurti có một tác động ma thuật nào đó cho tôi. Có một không khí của tinh lọc và một dễ dàng của sự thâm nhập lạ thường. Hơn nữa, nó là một cơ hội quan trọng để quan sát và phản ứng qua lại với ông. Nhưng thoạt đầu tôi cảm thấy quá ngượng ngập nên không cố gắng lôi kéo ông vào bất kỳ loại nói chuyện nào khác hơn nói chuyện ngắn ngủi bình thường, đặc biệt trong sự hiện diện của những người khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng tôi sẽ có một gặp gỡ tình cờ và trao đổi mọi loại vấn đề khác. Một thứ bảy, khi tôi đang mang chén đĩa từ nhà bếp đến bàn phục vụ phía bên ngoài, bỗng nhiên tôi thấy ông đang đứng phía trước cái máy gọi là ‘máy tự do’ mà chúng tôi đã lắp đặt tại hàng hiên sát tường vài ngày trước. Ông đang cẩn thận tìm hiểu cái máy kỳ cục, mà tỏa ra một rực rỡ hơi xanh, theo cùng bởi tiếng ồn rền rền.

 “Đây là gì vậy, thưa bạn?” ông hỏi tôi.

 “Ồ, Krishnaji,” tôi nói một cách kính trọng, “nó là một cái máy bằng điện được thiết kế để thu hút những con bọ, ruồi và những côn trùng có cánh khác và để, để – loại bỏ chúng.”

 Không phản ứng nào, giống như khiếp sợ hay kinh tởm, mà tôi đã chờ đợi ông có lẽ có khi thấy cái dụng cụ hủy diệt đó, sắp xảy ra. Ông chỉ thể hiện một loại quan tâm về khoa học điềm tĩnh, không có bất kỳ đánh giá thuộc luân lý hay cảm xúc.

 “Nó thu hút chúng bằng cách nào?” ông tìm hiểu.

 “Tôi nghĩ ánh sáng xanh dịu kích thích chúng, đặc biệt vào ban đêm,” tôi đoán.

 “Và nó giết chúng như thế nào?” ông tiếp tục không khách sáo, sử dụng từ ngữ tôi đã cố gắng tránh. Tôi đang bắt đầu cảm thấy căng thẳng và hơi bấn loạn, bởi vì chính tôi đã gợi ý lắp đặt dụng cụ đó để loại bỏ những con bọ sống bằng cách ăn trái cây bị sâu của cánh rừng cam và là một loại gây khó chịu suốt những bữa ăn trưa ngoài trời của chúng tôi.

 “Ông thấy sợi dây kim loại này đang giăng trước những bóng đèn? Nó có nạp điện. Khi một côn trùng bay về hướng ánh đèn, nó chạm cái lưới bởi hai cánh và bị điện giật,” tôi giải thích.

 Vừa lúc đó, như thể minh họa cho sự giải thích của tôi, một con ruồi bay về hướng ánh sáng cám dỗ đó, và, khi hai cánh vung vẩy của nó đập vào một sợi dây thép, có một tiếng nổ nhỏ của những tia lửa được theo cùng bởi một tiếng rít ngắn và sắc cạnh. Tôi nhìn ông một cách ngờ vực khi ông quan sát hành động hủy diệt của cái máy. Một trạng thái tĩnh lặng thoáng qua ông, và hai mắt của ông có sự tỉnh táo của quan sát. Ông mau lẹ bước lùi lại bởi âm thanh xèo xèo nhưng tiếp tục quan sát mãnh liệt qui trình, cho đến khi hoạt động đột ngột tắt dần. Quay về phía tôi, ông nói một cách thực tế, “Nó quá hủy diệt, đúng chứ?”

 Tôi kinh ngạc khi ông chăm chú theo dõi mà không đánh giá gì cả về cái máy hủy diệt côn trùng mau lẹ và sự kiện rằng chúng tôi sử dụng nó ở đây, bởi vì trong những nói chuyện và những đối thoại ông chỉ trích mạnh mẽ bất kỳ hành động giết chết động vật nào bởi con người, gọi việc giết chóc một con người bởi một người khác là điều tội lỗi nhất trong mọi tội lỗi. Tự nhiên tôi kết luận rằng điều này, giống như một giáo điều, chắc chắn bao hàm mọi việc. Nhưng giáo điều trong bất kỳ hình thức hay khuôn mẫu nào chắc chắn không liên quan gì đến nó. Sự thông minh của ông nhận biết được toàn ngữ cảnh, không bị trở ngại bởi những lý tưởng hay những niềm tin và được hướng dẫn chỉ bởi những sự kiện thực tế; vì vậy có thể vận hành trong bất kỳ lãnh vực nào – thậm chí những lãnh vực nhỏ nhoi nhất, và có vẻ tầm thường.

 Tôi gật đầu để đáp lại nhận xét của ông và chỉ vào một miếng đồng đính vào cái máy. “Ông thấy, thưa ông, họ gọi nó là gì?”

 Ông nhìn sát và đọc, “‘Cái máy tự do’. Trời ơi?”

 Tôi bật cười lớn tiếng bởi câu diễn tả và sự mỉa mai ngược đời nghịch lý của cái tên. Krishnamurti tham gia chút ít với tiếng cười của tôi, trước khi nghiêm túc lại.

 “Nhưng nó ngửi gớm quá,” ông nhận xét.

 Tôi nhún vai xin lỗi. “Có lẽ chúng ta nên tắt nó khi chúng ta ăn trưa,” tôi gợi ý.

 “Đó là ý kiến hay, thưa bạn,” ông nói và quay vào nhà bếp qua cái cửa có lưới chắn côn trùng.

 

Chương 6

TỤ HỌP CÙNG KRISHNAMURTI

Khai vị

Xà lách trộn dầu ô liu và gia vị hoặc nước xốt kem mịn.

Củ jimaca lát, chuẩn bị với chanh và ngò tây băm.

Guacamole làm bằng quả bơ avocado đặc.

Món chính

Bắp nguyên trái hầm.

Đậu rằng nấu trong nước xốt của cà chua và ớt.

Ớt nhồi: ớt xanh nhồi bơ Montery Jack và nấu trong một hỗn hợp loãng của trứng, sữa và bột.

Tráng miệng

Dâu to sequoia, phục vụ cùng một nước xốt của kem chua và gừng ngọt.

 

 

 

T

in tức tôi nhận được trong giữa tháng hai gây ra cả kinh sợ lẫn phấn khích. Trong khoảng dưới một tháng, tháng ba, năm 1961, một hội nghị sáu ngày với Krishnamurti và hơn hai mươi người khoa học và giáo sư từ khắp Bắc Mỹ sẽ diễn ra tại A. V. Nó được tổ chức bởi Dr. David Bohm, một người kết giao gần gũi của Krishnamurti, với chủ đề, “Trong một xã hội đang phân hóa, hành động đúng đắn cho sự sinh tồn trong tự do là gì?”

 Nó sẽ ảnh hưởng tôi trong nhiều cách hơn là chỉ công việc bếp núc, bởi vì tôi sẽ phụ trách tất cả những phục vụ ăn uống cho gặp gỡ này. Tất cả, sẽ có khoảng bốn mươi lăm và năm mươi khách ăn trưa, bao gồm những người dự hội nghị, vợ chồng của họ và những giáo viên. Gần tròn sáu tháng kiếm được một phương thức hoạt động cơ bản với sự nấu nuớng các món chay, tôi, người mới mẻ, sẽ soạn thảo và chuẩn bị những thực đơn ăn trưa và ăn tối cho sự kiện dài một tuần lễ. Dường như nó là một nhiệm vụ nản chí, nhưng rất may mắn Alan và Helen đến, cả hai đã giúp đỡ và đưa ra những ý kiến chuyên môn thông thạo của họ. Ngoài ra, nhiều nguời tự nguyện có năng lực bỗng nhiên xuất hiện, sẵn lòng giúp đỡ một tay.

 Trong khi những bữa ăn được phục vụ tại A. V., hội nghị diễn ra tại ngôi nhà gần bên của Theo và Erna Lilliefelt, ủy viên quản trị của Foundation và những nguời bạn lâu đời của Krishnamurti. Sau mỗi buổi họp sáng, những tiến sĩ và giáo sư và những người vợ của họ sẽ đến tại A. V. vào đầu buổi chiều, vẫn còn bị phấn khởi bởi những tranh luận vừa xảy ra, và sẽ tiếp tục bàn luận về những chủ đề suốt bữa ăn trưa. Ở giữa những người học thức, bị mê đắm bởi những lý lẽ của họ, Krishnamurti có vẻ rất đăm chiêu, khá dè dặt. Rất lôi cuốn khi quan sát sự trao đổi của ông với thế giới học thức, mà, ở một phía, gợi sự tò mò cho ông và mà, ở phía kia, ông rất cứng rắn để không bị khuất phục. Ông, người đã rớt nhiều lần trong kỳ thi nhập học những trường đại học nổi tiếng của nước Anh và không có một bằng cấp hay tước hiệu thêm vào cái tên của ông, một cách cơ bản, đang thách thức những giáo sư và những nguời khoa học tập hợp.

 Vào ngày đầu tiên của những gặp gỡ, ông làm nổ tung một quả bom tâm lý tại ngay trung tâm của họ bằng cách tuyên bố rằng “tất cả suy nghĩ đều dẫn đến sự đau khổ.” Trạng thái tuyệt đối của câu phát biểu đơn giản đó không những nghi ngờ những nền tảng của sự hiểu biết mà dựa vào nó sinh kế và những nghề nghiệp của hầu hết những nguời có mặt đều phụ thuộc, nó cũng ngấm ngầm phủ nhận tuyệt đối những cấu trúc giá trị tập thể và cá nhân của họ. Vì vậy, không gây ngạc nhiên gì lắm khi sự phản ứng theo sau đã không kết thúc đến khi hội thảo chấm dứt.

 Sự hiện diện của những người tham gia phô trương đã gia tăng ý nghĩa của vở kịch, mà lan tỏa khắp hội nghị. Thật mau lẹ, một giáo sư từ một trường đại học Canada bộc lộ sự cư xử lập dị. Vì tuyệt vọng khi ông ấy phát giác rằng ông ấy sẽ không có một cơ hội để trình bày sự tranh luận lê thê của ông về cái tôi, ông ấy trở nên thô lỗ và lớn tiếng. Sau sự la ó lăng mạ nào đó, ông hấp tấp rời khỏi hội thảo vào ngày thứ ba. Một học giả từ Southern California đội một cái mũ cowboy rộng vành có một sợi lông chim trên nó, ngay cả khi ông ngồi xuống để ăn. Ông nói về nó như ‘cái mũ quyền lực’ của ông ấy, một ý tuởng được tiếp thu từ những tác phẩm của Carlos Castaneda, người mà tại thời gian đó đã bắt đầu nổi tiếng. Giáo sư cố gắng rút ra những tương đồng giữa những giảng dạy của nhân vật trung tâm của những tác phẩm, Don Juan, và những lời giảng của Krishnamurti. Một phụ nữ quyến rũ khoảng chừng ba mươi tuổi đến hội nghị không tiết lộ tung tích nhưng lộ diện ngày hôm sau. Hóa ra bà là người vợ nổi tiếng của một người lãnh đạo quốc gia có địa vị danh tiếng nhiều.

 Giữa tất cả những xảy ra sôi nổi, Krishnamurti vẫn bình thản, yên lặng quan sát việc gì đang xảy ra chung quanh ông. Suốt một nói chuyện vào bữa ăn trưa bàn về sự xung đột giữa hai siêu thế lực, Mỹ và Liên xô, ngay lập tức ông tham gia câu chuyện, hỏi, “Tôi xin phép kể một chuyện vui? Vào rất khuya, một nguời say rượu loạng choạng đi qua Red Square phía trước Kremlin, hát vang lớn tiếng, ‘Brezhnev là một người ngu! Brezhnev là một người ngu!’ Ngay lập tức, nhiều mật vụ KGB vây chặt ông ấy và giam giữ trong tù. Sáng hôm sau ông ấy xuất hiện trước quan tòa, mà tuyên bố kết tội ông ấy, ‘Hai mươi năm và hai ngày lao động khổ sai ở Siberia.’ Người đàn ông la gào không tin tuởng, ‘Hai mươi năm và hai ngày! Nhưng tại sao? Tôi chỉ say rượu nơi công cộng.’ Và quan tòa trả lời, ‘Hai ngày vì uống rượu nơi công cộng. Hai mươi năm vì phản bội một bí mật của chính thể.’”

 Có một tràng cười tại bàn ăn, và ngay lập tức một vài giáo sư kể lại những chuyện vui của riêng họ. Krishnamurti lắng nghe rất chú ý những câu chuyện của họ, cười buông thả hết mình về một vài câu chuyện, cho đến khi có một khoảng im lặng ngắn. Tiếp theo ông kể một chuyện vui khác từ kho lưu trữ của ông. “Các bạn có lẽ nhớ được thời điểm khi những nguời Liên xô đưa những phi hành gia đầu tiên vào không gian. Khi họ quay lại mặt đất, họ được khoản đãi long trọng tại một bữa tiệc đặc biệt ở Kremlin. Tất cả những người lãnh đạo đảng đều hiện diện, kể cả chủ tịch Brezhnev. Khi ông ấy đang gắn những huy chương trên lồng ngực của họ, ông ấy nói nhỏ với họ, ‘Vui lòng đến gặp tôi tại nơi tôi ở sau khi tan tiệc.’ Họ tuân lệnh và đến gặp ông ấy. Và ông ấy hỏi họ, ‘Khi các bạn lên trên đó trong không gian vũ trụ cách xa quả đất, liệu bạn có lẽ gặp một người rất già có bộ râu quai nón bạc dài và một hào quang quanh đầu ông ấy?’ Những phi hành gia trả lời, ‘Ồ, có, thưa đồng chí Chủ tịch, chúng tôi có thấy thực sự một nguời như thế ở trên đó.’ Brezhnev gật đầu, ‘Đó là điều gì tôi đã nghĩ. Nhưng chú ý, các đồng chí. Không được thổ lộ bất kỳ lời gì về việc này cho bất kỳ ai! Nó là một bí mật của chính thể. Nếu các đồng chí kể cho bất kỳ nguời nào về việc này, Siberia và nhà tù Gulag sẽ đón tiếp các bạn. Các bạn hiểu chứ?’ Những phi hành gia kính cẩn chào, ‘Vâng, thưa đồng chí Chủ tịch.’ Tiếp theo họ thực hiện một chuyến đi khắp những quốc gia Cộng sản Đông Châu âu và cũng viếng thăm Ý, nơi có một đảng Cộng sản lớn. Đức giáo hoàng nghe về chuyến viếng thăm này và thết đãi họ tại một bữa tiệc thịnh soạn ở Vatican. Sau đó, họ được dẫn đến gặp ngài để nhận được một ban ơn đặc biệt, và ngài khe khẽ yêu cầu, ‘Làm ơn đến gặp tôi trong khu ở riêng của tôi.’ Những phi hành gia kinh ngạc quan sát khu ở riêng của Giáo hoàng, vượt hẳn nơi ở độc đáo và rực rỡ của Chủ tịch. Và Đức giáo hoàng hỏi họ, ‘Khi các bạn ở trên đó nơi vũ trụ bao la, liệu có lẽ các bạn nhìn thấy một ông già tóc bạc dài và một hào quang quanh ông ấy?’ Những phi hành gia ngạc nhiên nhìn nhau, sau đó lắc đầu, ‘Không, thưa đồng chí Giáo hoàng, chúng tôi không gặp ai giống như thế ở trên đó.’ Giáo hoàng đăm chiêu vuốt cằm, ‘Ồ, đó là điều gì ta đã nghĩ. Nhưng làm ơn đừng bảo cho bất kỳ linh hồn nào biết điều này.’”

 Khi câu chuyện đến đó, toàn bàn ăn bật ra những tiếng cười cởi mở.

 Cuối hội thảo sáu ngày, đã có những câu hỏi về sự thành công của nó. Krishnamurti, bằng sự nghi ngờ nghiêm khắc, không tin rằng nó đã đạt được điều gì nó sắp đặt để thực hiện: tìm hiểu vai trò của sự suy nghĩ và hiểu biết trong một cách hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, từ một góc độ nhà bếp chật hẹp, hội thảo là một thành công. Thậm chí không một vị khách thường ăn thịt phàn nàn về món chay mà chúng tôi phục vụ. Thật ra, đã có nhiều khen ngợi, và thỉnh thoảng hỏi tôi về cách chế biến. Tôi cảm thấy nó là một thử thách nấu nướng đầu tiên.

 

*

 

Đầu tháng hai có hai tuần nói chuyện truớc công chúng tại Oak Grove. Chúng thu hút nhiều ngàn người khắp quốc gia, ngay cả từ nước ngoài, mà tụ họp trên cỏ và ngồi trên những cái ghế dưới một cái vòm của những cây sồi cổ. Nó là một vùng tách biệt của thiên nhiên nguyên sơ mà đã không bao giờ được xây dựng và được sử dụng cho những mục đích thương mại. Trên phía bắc của Oak Grove, một cái bục đã được dựng lên giữa những cái cây, Krishnamurti ngồi trên một cái ghế gỗ đơn giản ở nơi đó, sẽ nói chuyện với những người tụ họp. Họ là những người thân thiện, tánh tình dễ chịu và tự nhiên trong phong cách của những người vùng Southern California, và thỉnh thoảng lập dị: một tầng lớp pha tạp của nhân loại, với những chủng tộc, những dân tộc, giai cấp và tuổi tác khác biệt.

 Trong một xã hội nơi sự giải trí không những có một vai trò quan trọng nhưng còn chiếm giữ một vị trí cao trong xã hội, Krishnamurti thường xuyên nhấn mạnh và khẳng định rằng sự tụ họp này không là một giải trí, cũng không là một bài giảng, cũng không là bất kỳ loại tuyên truyền hay giảng đạo nào. Đối với ông, nó là đang cùng nhau thâm nhập vào nhiều vấn đề của sự hiện diện, nó là đang cùng nhau liên tục chất vấn, nghi ngờ, và tìm hiểu phương cách chúng ta sống những sống của chúng ta. Từ ngữ cốt lõi là ‘cùng nhau’. Nếu không có chuyển động cùng nhau này giữa ông, nguời nói và chúng tôi, người lắng nghe, tại cùng khoảnh khắc, tia lửa sáng tạo sẽ không có. Những hòn núi xanh trong cảnh nền, sự nô đùa của ánh sáng và bóng râm qua những cây sồi già nua sinh động, và đang lắng nghe mãnh liệt của khán giả đến từng từ ngữ được khuếch đại qua những cái loa, tất cả được kết hợp để sáng tạo trong cái trí của tôi ấn tượng của một sự kiện ngất ngây.

 

*

 

Sau những nói chuyện ở Oak Grove, Krishnamurti đi máy bay tới New York và từ đó đến Châu âu và Ấn độ. Tuy nhiên, lần này, những trách nhiệm tiếp tục của tôi tại Oak Grove School khiến cho tôi không tham gia bất kỳ những tụ họp nào, và mãi đến tháng hai năm sau chúng tôi mới gặp nhau lại tại Ojai.

 Một hội nghị vào tháng ba năm 1977, lên chương trình kéo dài suốt ba tuần lễ, sẽ tập hợp cùng nhau những ủy viên của năm Krishnamurti Foundation quốc tế. Những học viện có đặc quyền thuộc quốc gia đã sắp xếp những nói chuyện trước công chúng của ông trong những quốc gia liên quan, thu xếp những sách báo xuất bản và những tài liệu phiên dịch, trông nom sự quản trị của những trường khác nhau mang tên của ông, và thâu gom những cống hiến ủng hộ những hoạt động này. Khoảng hai mươi ủy viên từ Mỹ, Canada, Anh, Ấn và Châu mỹ Latinh đã đến Ojai và nhiều người trong số họ đang ở tại A. V. trong thời gian có hội nghị. Tôi có trách nhiệm phải nấu nướng cho họ suốt thời gian đó.

 Tôi rất đam mê khi thấy sự trao đổi hàng ngày giữa Krishnamurti và những người kết giao lẫn những bạn bè gần gũi trong nhiều năm. Một khía cạnh, ông hoàn toàn dân chủ và bình đẳng trong cách ông đối xử với những người chung quanh. Từ người tự nguyện, người làm vườn, và người nấu nướng đơn giản đến những người kinh doanh thành công và những người quý tộc nổi tiếng, tất cả họ dường như đều giống hệt đối với ông; ông cư xử với mọi người bằng sự tôn trọng và ân cần bình đẳng. Không chỉ rằng ông xưng hô với mọi người bằng những từ ngữ ‘thưa ông’ hay ‘thưa bà’, người ta cũng có thể thấy sự quan tâm thân ái và quan sát sâu thẳm của ông đối với mọi con người. Những thú vật, những bông hoa, những cái cây và những sự vật trong sống hàng ngày không bị loại trừ khỏi sự chăm sóc và ân cần dịu dàng đó. Tôi chưa bao giờ gặp một người có cách cư xử đẹp đẽ như thế, thật ra là hào hiệp, mà trong mọi khía cạnh, không đang gây ảnh hưởng và máy móc.

 Mặt khác, tôi không thể kềm hãm được ấn tượng của đang ở tại một cung điện triều đình của một đấng tối cao, cùng tất cả mọi loại của những phân biệt thứ bậc tinh tế và không-quá-tinh-tế. Sự tập trung tự nguyện của chú ý là Krishnamurti, mà mọi người bày tỏ sự tôn kính một cách tự nhiên. Ông là mục đích duy nhất của sự yêu quý, mà mọi người thực sự thương yêu, và dường như sự gần gũi hay cách xa ông là do bởi một thứ bậc tinh tế. Nhưng chính là chúng tôi mới tạo ra những phân biệt thuộc tâm lý này, cùng những so sánh ngấm ngầm lẫn những rào chắn gây phân chia.

 Thậm chí như thế, những bữa ăn trưa là những thời gian dễ chịu, và có Krishnamurti trong chúng tôi, chúng tôi cảm thấy như ở trong một gia đình đông người, và đối với tất cả mọi người, sự so sánh, đố kỵ và ghen tuông hầu như không còn hiện diện, nhưng nơi mà những nói năng, ý muốn tốt lành đều lan tỏa. Mặc dù tôi không tham gia những bàn luận tại nhà của Lilliefelt, tôi có thể thâu lượm đầy đủ thông tin từ những nói chuyện tại bữa ăn trưa tiếp theo, và từ tâm trạng và thái độ chung của những người khách, đạt được một ấn tượng của những gặp gỡ và khuynh hướng chung của họ.

 Rõ ràng, ông đang dắt họ vào nhiệm vụ; những vẻ mặt nghiêm túc của họ khi đến dự bữa ăn trưa chứng thực điều đó. Họ không có vẻ u ám hay buồn bã, nhưng trái lại khá trầm tư và hướng vào bên trong – như thể người nào đó đã chỉ cho họ một viên ngọc quý, mà sự chiếu sáng của viên ngọc đó phát ra từ những quả tim riêng của họ. Thông thường, trong suốt những gặp gỡ của ông cùng nhân viên hay công chúng, ông dắt chúng tôi đến nhiệm vụ, mà không có bất kỳ càu nhàu hay la mắng, nhưng trái lại đang chiếu rọi chúng tôi là gì tại ngay khoảnh khắc đó, đang phác họa, nếu có thể nói như thế, cả những đường viền lẫn bản thể thuộc những sống của chúng tôi. Nhưng ở đây, trong những bạn bè và những người đồng hợp tác, rõ ràng ông ra ngoài điều đó, hỏi han đủ mọi thứ, kể cả sự đóng góp của họ vào công việc của ông, cũng như đề cập đến sự kiện tương lai về cái chết của ông và nó sẽ gây ảnh hưởng ra sao đối với họ và công việc của những Foundation. Sự quan tâm của ông không phải về sự sống còn thuộc tài chánh của chúng, cũng không phải về sự duy trì những tác phẩm được ghi lại của ông, nhưng trái lại về chất lượng đang sống của nó: liệu ngọn lửa có thể được cháy mãi bất kể cái chết của ông. Liệu những người đã làm việc cùng ông suốt nhiều năm có thể chuyển tải ý nghĩa và cảm thấy của nó là như thế nào khi sống cùng ông với một người không bao giờ gặp được ông, ông hỏi những ủy viên của ông. “Bạn sẽ nói gì khi một người từ Seattle đến đây để tìm hiểu về K, mà không biết gì cả về những việc này? Bạn sẽ chuyển tải nó cho anh ấy như thế nào?” ông hỏi đầy khẩn thiết. Tiếp theo, con người tưởng tượng từ Seattle trở thành một người hơi hơi huyền thoại.

 Và, như thể đo lường sức mạnh của sự cam kết của họ, ông khéo léo đưa ra trường hợp của một môn đồ tiếp tục sống sau Phật, và hỏi liệu họ sẽ đi đến tận cùng của quả đất để gặp một con người như thế với mục đích qua ông ấy hiểu rõ được sống cùng Phật ra sao.

 

*

 

Trong khi tất cả việc này đang xảy ra, tôi ở trong nhà bếp, đang chuẩn bị bữa ăn trưa cho khoảng ba mươi lăm người. Bữa ăn hôm đó có một chủ đề Mexico, gồm có xà lách xanh với củ jicama cắt lát mỏng, guacamole làm bằng quả bơ avocado đặc từ vườn cây của chúng tôi, và bắp hầm nguyên trái. Ngoài ra, còn có món đậu rằng nấu trong nước xốt ớt và, như một món ăn chính, ớt nhồi, ớt xanh nhồi bơ, thay vì xào kỹ, được nấu trong một hỗn hợp loãng gồm trứng, sữa và bột. Món tráng miệng gồm dâu to sequoia từ cánh đồng Oxnard gần bên, được phục vụ cùng một món xốt sữa chua và gừng ngọt.

 Những ủy viên và khách mời ăn trưa khác đã đến và đang ở trong phòng khách, trao đổi đầy sôi nổi với nhau trong khi chờ Krishnamurti đến. Mười lăm phút sau, ông vào nhà bếp từ hàng hiên với một câu nói, “Chào buổi sáng, Michael,” mặc dù đã một giờ trưa. Tôi ngừng công việc đang làm và hướng sự chú ý đến ông. “Chào buổi sáng, Krishnaji,” tôi trả lời.

 Ông mặc quần jeans xanh và một áo len đan bằng len màu xanh phủ trên một cái áo sơ mi vải bông hình bàn cờ màu xám. Ông trông vui vẻ và vô tư và khi tôi nhìn ông đầy yêu mến, có một cảm thấy đột ngột của hoàn toàn trong khoảnh khắc hiện tại, một ý thức của trạng thái mới mẻ rung động mà tôi thường trải nghiệm trong sự hiện diện của ông.

 “Có gì cho bữa ăn trưa đây, thưa bạn?” ông hỏi, đang bước thẳng đến bếp lò để nhìn vào những cái nồi. Tôi đưa ra một tóm tắt của thực đơn. Khi tôi đề cập đến món ớt nhồi, ông hỏi, “Chúng cay lắm không?”

 “Chúng có lẽ hơi tê tê,” tôi trả lời, “nhưng tôi đã lấy hết hạt và màng nhày để khiến cho chúng bớt cay.”

 “Vậy thì tôi phải cẩn thận và chỉ ăn một chút xíu thôi,” ông nhận xét. Trong khi tôi bận rộn lấy một cái đĩa nấu bằng gốm ra khỏi bếp lò, bỗng nhiên ông bật ra tràng cười vui vẻ. Ông trả lời cho cái nhìn tò mò của tôi bằng cách chỉ vào miếng dán cao su mà tôi găm vào tủ lạnh.

 “Tôi không tham lam, tôi chỉ muốn cái tổng thể,” ông đọc lớn tiếng, cười đầy hài lòng, “Câu đó hay quá: bạn kiếm nó ở đâu vậy?”

 “Alan tặng nó cho tôi,” tôi giải thích. “Tôi nghĩ nó có vẻ thích hợp.”

 Lau sạch nước mắt từ hai mắt của ông, ông vui vẻ hỏi, “Mọi thứ sẵn sàng chưa, thưa bạn? Tôi sẽ tuyên bố với họ là bữa ăn sắp sửa được phục vụ chứ?”

 “Vâng, làm ơn, Krishnaji. Mọi việc còn lại là chỉ mang thức ăn đã nấu xong đến bàn ăn.”

 “Tôi xin phép mang giúp món gì đó nghe?” ông đề nghị.

 Tôi ngần ngừ chốc lát và sau đó chỉ vào cái đĩa được chất cao ngất những trái bắp hầm nguyên trái. “Nếu ông không phiền, thưa ông, ông có thể mang giúp cái đĩa này.” Tôi đưa cho ông hai miếng vải lót và đẩy cánh cửa tự động có chắn lưới cho ông khi ông cẩn thận cân bằng cái đĩa, đặt nó trên bàn ăn nơi hành lang, trước khi tiến vào phòng khách để thông báo cho những người khách rằng bữa ăn trưa đã sẵn sàng.

 Tôi tình cờ đang ngồi với ông tại cùng bàn ăn, cùng tám người khách khác, hầu hết trong số họ là những ủy viên từ Ấn và Mỹ. Tại khoảng thời gian nào đó, nói chuyện hướng về truyền thống của Ấn độ rằng sự thật được chuyển tải từ người thầy sang môn đồ, nhấn mạnh vào giá trị của ở trong sự hiện diện của một người đã được khai sáng hay một người thầy tinh thần, mà những người Ấn giáo gọi là darshan. Có thể mọi người tại bàn ăn đều nhận biết rằng Krishnamurti nghi ngờ rất nhiều về ý tưởng này. Trong khi lắng nghe bàn luận, tôi chợt lóe ra rằng hầu hết chúng tôi ở đây, trong cách này hay cách khác, lại khác hẳn trong trạng thái của lắng nghe người thầy, mặc dù trong những hoàn cảnh thoải mái và không nghiêm túc lắm.

 Krishnamurti đang theo sát nói chuyện, thỉnh thoảng đóng góp vài câu của riêng ông, rồi bỗng nhiên một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt ông và ông loan báo, “Tôi phải kể cho các bạn một câu chuyện.” Mọi người tại bàn ăn im lặng và hướng về ông. “Một người trẻ tuổi muốn tìm được sự thật nên đến gặp một đạo sư nổi tiếng. ‘Thưa thầy, xin thầy dạy cho con về thiền định và sự thật?’ cậu ta hỏi. Vị đạo sư đồng ý, và người môn đồ ngay tức khắc ngồi tư thế kiết già, nhắm hai mắt lại và hít thở đúng nhịp điệu để thể hiện việc gì cậu ta biết. Người thầy không nói gì cả nhưng nhặt lên hai hòn đá từ dưới đất và bắt đầu chà xát chúng vào nhau. Nghe tiếng ồn lạ, người đệ tử mở mắt ra và hỏi, ‘Thưa thầy, thầy đang làm gì vậy?’ Vị đạo sư trả lời, ‘Ta đang chà xát hai hòn đá này vào nhau để mài láng chúng thành một cái gương để cho ta có thể soi mặt mình.’ Người môn đồ cười, ‘Nhưng, thưa thầy, xin phép thầy cho con được nêu ý kiến: thầy sẽ không bao giờ có thể tạo ra cái gương từ hai hòn đá này bằng cách chà xát chúng vào nhau. Thầy có thể làm nó cả đời nhưng sẽ không thành công.’ ‘Giống như vậy thôi, người bạn của tôi,’ người thầy nói, ‘Con có thể ngồi như thế suốt đời, nhưng con sẽ không bao giờ thiền định hay hiểu rõ sự thật.’”

 Những tiếng cười tán thưởng bật ra quanh bàn ăn, khi ông kết thúc câu chuyện cùng những ứng dụng phong phú của nó.

 

*

 

Sau hội nghị của những ủy viên quốc tế tại A. V., ông thực hiện những bàn luận và những nói chuyện trước công chúng ở Oak Grove, trước khi đến New York City cho một hội thảo cuối tuần với những chuyên gia tâm lý học và tâm thần học. Nhưng thay vì tiếp tục đi Châu âu, như ông thường thực hiện, ông quay lại California để trải qua một giải phẫu tuyến tiền liệt tại một bệnh viện ở Los Angeles. Sau khi nghỉ hồi sức hai tuần lễ ở Malibu, ông viếng thăm Ojai một vài lần. Sau bữa ăn trưa hậu giải phẩu đầu tiên ở A. V., ông yêu cầu tôi pha chế món nước ép quả quất cho ông và phục vụ nó suốt những bữa ăn, và tôi lập tức thực hiện. Ngay trước bữa ăn trưa ngày hôm sau, tôi bất ngờ gặp ông trên bồn cỏ sau hành lang và, tò mò về sự ưa thích nước ép quất của ông, tôi hỏi ông về điều đó. Ông giải thích do bởi lời khuyên của những bác sĩ nên ông đang dùng nước ép đặc biệt này, bởi vì nó rửa sạch thận và hệ thống tiểu tiện. Sau đó, ngạc nhiên thay, ông tiếp tục đưa ra cho tôi một diễn tả vắn tắt nhưng đủ chi tiết của bệnh tật đã làm khổ sở ông và loại giải phẫu ông đã trải qua. Ông hoàn toàn ngây thơ về nó, một chân thật mà chuyển động sâu thẳm nơi thân tâm của tôi.

 Vào cuối buổi chiều, tôi mang cái khay có bữa ăn tối của ông đến Pine Cottage. Khi tôi rung chuông, ông ra mở cửa và ngay lập tức tôi cảm thấy một chất lượng của sự thân thiện không kềm hãm, của đang ở trong sự hiện diện của một con người đã vượt khỏi những rào chắn thuộc tâm lý. Sau khi tôi đặt cái mâm trên bàn ăn, ông nói với tôi, “Michael, bạn có thể nấu món xúp đó giùm tôi?”

 “Dĩ nhiên, Krishnaji, ông đang nghĩ về món xúp gì vậy?” tôi đồng ý.

 “Thỉnh thoảng bạn đã nấu món xúp với đậu trong nó, nhiều loại đậu khác nhau,” ông giải thích. “Bạn gọi nó là gì?”

 Sau khi rà soát danh mục bên trong của những thành phần và công thức chế biến của tôi trong vài giây, tôi rút ra được một cái tên khả thi, “Ông có ý món xúp chín loại đậu?”

 “Vâng, chính xác là nó. Bạn đã nấu nó ngày nào đó. Mrs. Zimbalist sẽ đi vắng vài ngày, và tôi sẽ ở Malibu một mình. Vì vậy có lẽ bạn có thể nấu nó thật nhiều và bỏ nó trong một cái thẩu thủy tinh một gallon, để cho chúng tôi có thể dễ dàng vận chuyển và làm đông nó.”

 “Ông không phiền khi phải ăn cùng món thức ăn trong nhiều ngày liên tiếp – và được làm đông lại như thế?”

 “Nó là một món xúp ngon và bổ dưỡng, đúng chứ? Chính xác là một bữa ăn trong chính nó. Và mọi việc tôi phải làm là hâm nóng nó. Tôi không biết nhiều về nấu nướng nhưng tôi có thể làm việc đó.”

 “Ông không bao giờ nấu nướng hay sao, Krishnaji?”

 “Lúc đầu khi em tôi và tôi đến đây, chúng tôi thường chuẩn bị những bữa ăn của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải học cách làm bánh mì nướng, chiên trứng, nấu cơm, và vân vân,” ông kể lại, sự hồi tưởng những ngày trẻ trung cách đây nửa thế kỷ khiến cho một nụ cười lan trên khuôn mặt ông.

 “Và nó hóa ra như thế nào?”

 “Chúng tôi thường làm cháy mọi thứ, chúng ăn dở lắm,” ông tiếp tục và bắt đầu cười. “Có một lần tôi sống một thời gian trong núi, trong dãy núi High Sierras có những cây sequoia cổ thụ. Tôi sống một mình trong một cái cabin và phải chuẩn bị thức ăn riêng của tôi. Tôi quẳng mọi thứ vào một cái nồi và khuấy đều nó cho đến khi nó thành một chất đặc sệt.” Lúc này ông đang cười thật cởi mở, hai mắt lóng lánh, và sự thích thú của ông lây lan đến độ tôi chỉ còn cách chia sẻ sự vui vẻ cùng ông. Ông đang bắt chước những cử chỉ của quăng mọi thứ vào trong một cái nồi và quậy mạnh lên. Tiếng cười của chúng tôi sáng tạo một khoảng khắc hân hoan giữa chúng tôi khi những từ ngữ của ông khơi dậy hình ảnh của Krishnamurti non nớt, trẻ trung trong một cái chòi trên núi đang khuấy món hầm của ông.

 “Và liệu món đó ăn được?” tôi tò mò.

 Ông tiếp tục cười, nước mắt lăn xuống hai má của ông. “Tôi không có sự chọn lựa. Không có món nào khác để ăn.”

 Một tràng cười vui vẻ nữa lan tràn qua hai chúng tôi. Khi bình thản lại, chúng tôi nhìn nhau đầy trìu mến và không chút gì bối rối cả.

 “Ông muốn bao nhiêu bình xúp đậu, thưa ông?”

 Lau sạch hai mắt ướt của ông bằng khăn mùi soa, ông đồng ý, “Được rồi, thưa bạn. Tôi nghĩ hai bình là đủ rồi.”

 Khi ông quay lại Ojai kỳ nghỉ cuối tuần sau, ông nói riêng với tôi sau bữa ăn trưa, “Cám ơn bạn rất nhiều về món xúp đó, thưa bạn. Nó ngon lắm. Chúng tôi vẫn còn nửa bình xúp. Tôi không nghĩ rằng nó lại ngon như thế.” Và ông nhấp nháy hai mắt diễn tả bằng sự ngạc nhiên, vội vàng bảo đảm với tôi. “Và chúng tôi sẽ không quẳng nó đi đâu, thưa bạn. Nó sẽ bảo quản được lâu khi đông lại chứ?”

 “Nếu ông bảo quản nó đông đặc, chắc chắn vẫn còn ăn được khoảng một tháng hay hơn,” tôi nói liều.

 Cuối tháng sáu, ông rời đây để đi Châu âu, tiếp theo chuyến đi hàng năm cho những nói chuyện và bàn luận ở Thụy sĩ, Anh và Ấn độ, trong khi tôi vẫn ở Ojai chăm sóc những nhu cầu nấu nướng cho nhân viên.

 

 

Chương 7

CHỜ ĐỢI KRISHNAMURTI

 

 

Khai vị

 

Xà lách xanh trộn với nhiều loại rau vườn tươi, chọn lựa ăn với nước xốt dầu ô liu và gia vị hoặc mè tahini.

Mầm cỏ linh lăng và củ cải.

Cà chua đỏ và bơ avocado cắt lát chấm với chanh.

 

Món chính

 

Khoai mỡ.

Xúp chín loại đậu, chế bởi chín loại đậu khác nhau và quả đậu, với hành, ớt to, rau cần và cà rốt, ngò tây và rau thơm.

Lá rau spinach chiên khuấy nhanh với một chút dầu ô liu và tỏi.

 

Tráng miệng

 

Táo vụn được chế biến bằng táo nạo, nho khô và quả hạnh, được tăng độ ngọt bởi mật và quế, một chút nuớc cốt chanh tươi; được nấu trên lò và được phủ trên mặt bởi một lớp yến mạch, bột mì, đường và bơ, phục vụ cùng kem đánh một bên.

Trái cây tươi theo mùa

 

 

Đ

ó là năm 1978 và suốt vài tháng vừa qua một loạt những cơn bão đã quét vào California từ biển Thái bình dương, thổi qua vùng ven biển với sức mạnh khủng khiếp. Vào sâu hơn trong đất liền, những khe núi sâu, những con sông khô cạn, đã được biến thành những dòng nước lũ cuồng nộ, lật gốc cây cối và cuốn trôi xe cộ, nhà cửa và con người.

 Nhưng buổi chiều đặc biệt này vào cuối tháng ba lại êm ả, cùng bầu không khí trong sáng lạ lùng, được rửa sạch những chất bẩn và phơi bày vẻ đẹp của thung lũng trong những màu sắc rực rỡ. Một nhóm nhỏ những nhân viên và những ủy viên tập hợp tại dưới cây tiêu cổ thụ phía trước Pine Cottage, đang chờ đợi Krishnamurti đến. Cái cây đó có một cái thân đồ sộ với những chỗ u lên thật to, và những cành quằn xuống của nó vươn rộng vào không gian, tạo ra một cái vòm của những chiếc lá giống như cái màn ren đang lọc ánh nắng của mặt trời. Có hàng trăm con ong đang bay vù vù giữa những bông hoa trắng bé tí, đung đưa trong những sợi dây dài từ những cành cây. Toàn cảnh là một hình ảnh đồng quê thanh bình.

 Có mười người chúng tôi đang đứng chờ dưới cây tiêu, đằng trước garage dành cho hai xe, từ đó có một con đường lát bằng phiến đá dẫn đến Pine Cottage. Ngôi nhà nơi Krishnamurti đã sống từ năm 1922, được đặt tên bởi những cây thông lúc trước vây quanh nó, đã được xây dựng lại hoàn toàn suốt năm vừa qua. Ngôi nhà là một kiến trúc thanh nhã được xây bằng gạch không nung, quét vôi trắng, với nhiều cửa sổ lớn, và bởi vì Mary Z. đã bỏ ngôi nhà của bà ở Malibu, Krishnamurti sẽ biến Pine Cottage thành ngôi nhà của ông lại. Bởi một sự trùng hợp kỳ lạ, ông cũng vừa được trao quyền thường trú ở Mỹ, vì vậy trở thành một ‘người ngoại kiều thường trú’ và người có một ‘thẻ xanh’.

 Một vài người chúng tôi đang đứng trên bức tường đá thấp được xây quanh cây tiêu cổ thụ để bảo vệ, trong khi những người khác đi đứng luẩn quẩn trên vòng tròn tráng nhựa giữa cái cây và garage. Buổi chiều ấm áp có vẻ thong dong quá, và một nói chuyện thoải mái, dễ chịu đang trôi chảy giữa chúng tôi.

 Tôi đang bước đi nhàn nhã tới lui dọc theo đường lái xe, hơi xa khỏi những người khác. Tôi cảm thấy một pha trộn lạ lùng của sự phấn khích vui vẻ và sự bình thản vô cùng bên trong tôi, không chỉ bởi vì gặp lại Krishnamurti, nhưng còn bởi vì viễn ảnh hồi hộp và hoàn toàn mới mẻ của có ông sống cùng chúng tôi nguyên ba tháng trường trong năm. Việc đó hứa hẹn là một thay đổi quan trọng cho tôi và có thể cho tất cả chúng tôi ở School và Foundation. Đặc biệt nó hàm ý gặp gỡ ông hàng ngày suốt ba tháng mùa xuân, bởi vì tôi sẽ chuẩn bị những bữa ăn trưa hàng ngày cho ông và những người khách của ông tại A. V. Suốt thời gian đó, tạm thời tôi sẽ ngừng những bổn phận khác ở trường của tôi.

 Những tia nắng mặt trời đang nghiêng tại một góc thấp qua cây cối khi tôi nghe một chiếc xe hơi đang tiến đến gần. Chốc lát sau, chiếc sedan Mercedes xuất hiện trên đường lái xe dài qua vườn cây ăn quả. Mọi người ngừng nói chuyện khi thấy chiếc xe hơi. Những người đang ngồi đứng dậy, và dường như theo bản năng chúng tôi tự sắp xếp thành một hàng thẳng trật tự, giống như một hàng rào danh dự. Sau khi chiếc sedan từ từ ngừng lại trước garage, cửa sau mở ra – và ông đó kìa, trông khá yếu ớt và mảnh khảnh, trong một bộ com lê và cà vạt thanh lịch. Tôi cảm thấy một thúc đẩy mãnh liệt để mở cửa và giúp đỡ ông ra khỏi xe hơi, nhưng tôi biết rằng ông rất kiên định trong sự từ chối giúp đỡ bất kỳ vấn đề gì liên quan đến con người của ông.

 Chầm chậm ông đặt chân xuống đất, đẩy thân thể của ông ra khỏi chỗ ngồi khi đang bám vào cái cửa để giữ cho vững vàng. Ông nhìn chăm chú vào nhóm người nghênh đón đang đứng rất chú ý. Có một không gian vô hạn của sự tĩnh lặng, một khoảnh khắc của nhận biết hiệp thông giữa chúng tôi. Sau đó một tiếng cười đột ngột phá tan sự yên lặng. Krishnamurti cảm thấy buồn cười bởi sự vô lý của tình huống, đang cười vang lớn tiếng, “Tại sao tất cả các bạn đang đứng đó trang trọng như thế?”

 Như thể được đánh thức bởi sự mơ mộng của một khoảnh khắc, chúng tôi tham gia cùng tiếng cười của ông khi ông mau lẹ tới bắt tay từng người một, trao đổi vài từ ngữ chào mừng thân thiện và thậm chí còn rất lịch sự hôn tay một phụ nữ. Cuối cùng, ông bước về phía tôi, người cuối cùng trong hàng nghênh đón. Ông cẩn thận nhìn tôi từ đầu đến chân, như thể đánh giá tình trạng sức khỏe cả thể xác lẫn tinh thần của tôi. Bắt tay tôi, ông hỏi, “Bạn thế nào, Michael?”

 Tại câu hỏi đơn giản đó, một cơn sóng trìu mến trỗi dậy trong tôi, bóp nghẹt dây thanh quản của tôi. Tôi nhận biết một chân thật và ân cần lan qua từ ông như thể nguời ta chỉ bắt gặp được nơi những người bạn thân nhất. Điều mà ông đã xưng hô với tôi bằng cái tên Michael làm gia tăng cảm giác của thân thiện này.

 “Cám ơn ông, Krishnaji,” tôi trả lời, “chúng tôi rất bận rộn ở đây, chuẩn bị đón tiếp ông. Thật tuyệt vời khi gặp lại ông và có ông ở đây cùng chúng tôi lúc này.”

 “Đúng rồi, thưa bạn,” ông nói, bắt tay tôi lần nữa. Khi ông quay đi khỏi chúng tôi, ông nhìn ngắm đầy trân trọng những loại hoa khác nhau dùng trang trí lối đi, nhận xét, “Và lúc này tất cả nghênh đón này đã được chăm sóc…”, đang hàm ý rằng nghi lễ chính thức nào đó đã chấm dứt và tất cả chúng tôi có thể tiếp tục những hoạt động bình thường của chúng tôi.

 Nhưng, thật ra, điều đối nghịch lại đúng: sự tham gia của ông vào hoàn cảnh đang thay đổi phong cách thuộc những sống hàng ngày của chúng tôi rồi và, giống như một chất xúc tác của thay đổi, đang gây ảnh hưởng lãnh vực của sự trải nghiệm của chúng tôi.

 Lúc này khi ông đi trên con đường lát đá dẫn về ngôi nhà, ông thâu nhận quang cảnh chung quanh ông bằng hai mắt phấn khích của một đứa trẻ.

 “Đây là một vùng quê đẹp quá!” ông la lên bằng sự hân hoan, đang nấn ná để ngưỡng mộ những bụi hồng cao phía trước hành lang có mái phủ. Những bông hồng màu đỏ, vàng và hồng đang nở rộ, và ông dịu dàng cầm một bông hoa, ôm trọn màu đỏ thắm trong hai bàn tay của ông, hít vào hương thơm của nó.

 Trong khi một trong những giáo viên và tôi mang những chiếc va li nặng từ xe hơi đến phòng của Krishnamurti hay vào phòng ngoài của ngôi nhà, ông nấn ná chờ đợi trong cái sân nhỏ phía trước cửa ra vào sơn màu đỏ cam. Có nhiều thảm hoa, với những bông hoa violet, hoa pansy và hoa forget-me-not. Ông nhìn ngắm chúng bằng niềm hân hoan dịu dàng, chân thật, như thể tại khoảnh khắc đó ông đang hiệp thông cùng chúng.

 Bước xuống những bậc thêm rộng bằng đá từ ngôi nhà, tôi thấy ông đang đứng trước những bông hoa violet, lặng lẽ đắm chìm trong vẻ đẹp của chúng. Tôi ngừng bên cạnh ông và nhận xét sau một khoảnh khắc trầm ngâm, “Chúng đẹp quá, phải không?”

 Ông quay một phía hướng về tôi, trao tặng cho tôi một cái nhìn phong phú, khen ngợi, như thể ông thấy tôi lần đầu tiên. Sau đó ông vỗ nhẹ nhàng và trìu mến trên cái bụng hơi hơi nhô ra của tôi bằng một bàn tay, phát biểu một thực tế, “Bạn đã mập hơn, đúng chứ?”

 Thường thường tôi rất nghiêm túc về trọng lượng cơ thể của tôi và, trong một tích tắc, cảm thấy rất bối rối bởi sự quan sát thẳng thắn của ông. Tôi vẫn còn ngơ ngác không tìm được những từ ngữ khi ông nhắc nhở tôi trong một giọng chăm sóc và không khiển trách, “Bạn phải quan tâm nhiều đến trọng lượng của bạn, Michael.”

 Tôi lắp bắp xin lỗi, “Ồ, điều đó đúng – tôi vừa tăng cân.”

 Việc này gợi lên một tràng cười thân thiện, tự tin từ ông. Ông trìu mến vỗ trên vai đầy đặn của tôi. “Vừa tăng cân!” ông cười.

 Mary X., vừa đi xuống con đường và chắc chắn đã loáng thoáng nghe được sự trao đổi của chúng tôi, cũng bắt đầu cười. Khuất phục sự bối rối của tôi, cuối cùng tôi không thể kềm hãm nổi và tham gia vào sự vui vẻ. Một thanh thoát lạ thường tự chuyển tải khi chúng tôi chia sẻ một tràng cười giải thoát, sung sướng.

 

*

 

Có Krishnamurti cùng chúng tôi một thời gian đã thay đổi rất nhiều nhịp điệu và chất lượng của những sống của chúng tôi tại A. V., nơi những bữa ăn trưa hàng ngày được chuẩn bị và phục vụ. Số người tham gia thay đổi từ ngày này sang ngày khác, trung bình mười hai người suốt tuần lễ và lên đến hai mươi hay nhiều hơn tại những kỳ nghỉ cuối tuần. Tại những thời điểm nào đó, tôi cũng chuẩn bị những bữa ăn tối, đặc biệt khi Dr. Bohm và người vợ Sarah viếng thăm. Tuy nhiên, Krishnamurti và Mary Z. thường ăn tối tại Pine Cottage.

 Từ khi bắt đầu công việc của tôi như đầu bếp tại A. V., tôi được thuyết phục rằng tôi là một chứng nhân trong lý tưởng giải thoát và sự nảy mầm của một văn hóa toàn cầu mới mẻ. Tại cơ bản, con người đến A. V. để ăn trưa cùng nhau. Nhưng, còn nhiều hơn cả một bữa ăn, chính là ý tưởng và sự hiện diện của Krishnamurti mới kéo lại quá nhiều những cái trí, cả bình thường lẫn nổi tiếng, đến bàn ăn trưa. Vẻ đẹp của bố cục, thức ăn, và một nói chuyện hay giữa những con người có cái trí giống nhau, tất cả kết hợp để sáng tạo một bầu không khí đặc biệt.

 Luôn luôn, những nói chuyện bao phủ toàn lãnh vực của sự quy định của con người, một cách tự do nhưng không phù phiếm hay hời hợt. Mọi người đều trình bày tự nhiên điều gì họ muốn, diễn tả những quan điểm của họ, đưa ra những câu hỏi của họ. Không có bất kỳ lịch trình hay mong đợi, cũng không có bất kỳ cấm đoán ngoại trừ những thô tục quá lố. Một cách dễ dàng và không chủ ý, Krishnamurti trở thành sự tập trung của chú ý. Sự ảnh hưởng không tìm kiếm của sự hiện diện của ông giống như một hiện tượng tự nhiên: như gió đang thổi một hướng bẻ quặp những cọng cỏ cao của mùa hè trong hướng đối nghịch, sự ảnh hưởng của cá nhân ông vào chúng tôi cũng giống như vậy.

 

 

Chương 8

ĂN TRƯA CÙNG KRISHNAMURTI

 

 

Món khai vị

Xà lách trộn giòn ăn với nước xốt dầu ô liu và gia vị hoặc bơ loãng Roquefort.

Xà lách cà chua, với quả ô liu thái nhỏ, tỏi băm, bày biện thêm nụ bạch hoa giầm.

Xà lách Taloubi chế biến bởi lúa mì Bulgur, ngò tây tươi thái nhỏ và lá bạc hà, hành xanh và cà chua, gia vị dầu ô liu và nước ép chanh.

Món chính

Xúp minestrone ăn cùng bánh mì nướng và phó mát Parmesan nạo.

Mì Capelli di Angeli ăn cùng một món xúp pesto gồm lá rau húng quế tươi, dầu ô liu, quả hạch, phó mát Parmesan, tỏi, muối và tiêu.

Măng tây tươi, hầm mau và nhúng vào rau thơm, dầu ô liu, và nước chanh.

Món tráng miệng

Kem cây chocolate và bánh quy bột yến mạch.

Trái cây tươi theo mùa.

 

M

ột mình tôi ở trong nhà bếp. Đã hơn tám giờ sáng thứ bảy có nắng, và tôi đang sẵn sàng bắt đầu những chuẩn bị cho bữa ăn trưa. Tôi đã đi chợ chiều hôm trước ở Santa Barbara và Ojai – tại nhiều cửa hàng mà tôi biết có sản phẩm tươi và sạch. Tôi dự tính lên kế hoạch một bữa ăn quanh những gì sẵn có của rau tươi theo mùa và trái cây, hữu cơ nếu có thể được. Sáng nay tôi sẽ chuẩn bị ba món xà lách. Một trong chúng là món Ả rập được gọi là tabouli, món thứ hai là xà lách cà chua với quả ô liu thái nhỏ, ít tỏi băm và rau húng quế tươi, tô điểm bởi nụ bạch hoa giầm; món thứ ba được chế biến từ rau tươi – tôi thường cố ý nấu một phần tương đương của thức ăn vừa chín và vừa sống – là một món xà lách tươi, với nước xốt chung quanh.

 Kế tiếp trên danh sách là món xúp minestrone, dùng với bánh mì nướng và phó mát Parmesan nạo. Tôi đều đặn nấu món xúp, bởi vì Krishnamurti ưa thích chúng. Thêm vào, tôi sẽ làm món mì tươi, capelli di angeli, trên cái máy chế biến mì mà mới đây người nào đó đã tặng cho nhà bếp, và phục vụ nó kèm theo nước xốt pesto gồm lá rau húng quế tươi, quả hạch, phó mát Parmesan, một ít tỏi, muối và tiêu. Món này sẽ được thêm vào bởi một ít măng tây ngon vừa đến mùa, hầm mau và được nhúng vào lắc rắc rau thơm, dầu ô liu và nước cốt chanh. Tôi đã không phục vụ nó kèm theo nước xốt hollandaise, chỉ bởi vì nó quá béo và chứa nhiều cholesterol. Cho món tráng miệng, sẽ có món kem cây mà, dĩ nhiên, không thể được nghĩ là có calori ít hay thấp.

 Tôi thích yên lặng làm việc một mình trong nhà bếp. Nó có nhiều ánh sáng và không gian, và những dụng cụ nhà bếp rất thuận tiện khi cần sử dụng. Sau khi làm việc trong yên lặng khoảng một hay hai tiếng đồng hồ, tôi vặn radio chương trình nhạc cổ điển. (Thỉnh thoảng, tôi chuyển qua phần tin tức để theo dõi những phát triển mới nhất trong tình hình của toàn thế giới.) Tôi hình dung hoạt động nấu nướng của tôi như một dạng nhảy múa, một chuỗi bố trí điệu múa ba lê của những chuyển động, tập trung quanh cái bàn bằng ván cắt đặt giữa nhà bếp. Từ đó nó tỏa ra chậu rửa chén đĩa, bếp lò, tủ lạnh, và những cái kệ chứa đồ, mang lại cùng nhau những thành phần và những đồ dùng, hòa hợp chúng cùng những điệu nhạc. Tuy nhiên, khi cắt, băm hay thái rau, một tâm trạng trầm tư sẽ nảy sinh, và nó có vẻ như thể mọi thứ đang chuyển động theo sự hòa hợp riêng của nó, và mọi việc tôi phải làm là nhìn ngắm những sự việc khai mở và những hương thơm pha trộn.

 Khoảng mười một giờ hay mười một giờ rưỡi, Alan và Helen đến A. V. Họ thường giúp đỡ bằng cách bày biện bàn ăn, chuẩn bị một món ăn, và nhiều việc khác nữa. Đồng thời, nhân dịp đó tôi sẽ học thêm tài nấu nướng của Alan. Ông là một trong những người đổi mới vĩ đại cho cách nấu nướng của Nam California, sẵn lòng trả lời bất kỳ những câu hỏi nào của tôi và đưa ra những lời khuyên thực tế xuất sắc, mà không bao giờ ra vẻ một thái độ kẻ cả.

 Mặc dù hôm đó là một ngày thứ bảy, chỉ có mười bốn người đã thông báo với tôi rằng họ sẽ đến ăn trưa. Alan và Helen đã đi đến phòng khách để tham gia cùng những người khách khác, trong khi tôi quét rác nền nhà, lau chùi đồ dùng nhà bếp, rửa ráy và dọn dẹp những cái quầy, cố gắng hết sức sắp xếp cho không gian của nhà bếp ra vẻ trống trải và thoáng đãng. Tôi cảm thấy một ý thức dễ chịu của sự thanh thản và một bột phát của năng lượng. Tại mức độ cảm xúc và tinh thần nào đó, tôi đang mong ngóng và tự chuẩn bị chính mình cho điều gì tôi nghĩ đến như là ‘lối vào sự kết nạp’, Krishnamurti đến ăn trưa. Thời gian đó là cao điểm trong ngày và thường thường xảy ra khoảng 1:30 chiều.

 Suốt vài năm qua, khi tôi vẫn còn sống trong căn phòng nhỏ kề cận nhà bếp, tôi thường sử dụng khoảng thời gian trống giữa sự dọn dẹp và phục vụ bữa ăn để rút lui vào góc nhá nhem tối của cái tủ đứng thật to đi vào được của căn phòng. Ngồi kiết già trên một cái gối khoảng vài phút, hít thở sâu và cố ý, tôi thường hướng về làm trống không cái trí khỏi những áp lực và những lo âu bị tích lũy suốt vài tiếng đồng hồ vừa qua. Theo cách đó, sau khi phía bên trong tôi đã chuẩn bị chính mình cho sự gặp gỡ sắp tới với Krishnamurti và những người khách khác, tôi đi vào phòng tắm kế bên để tắm rửa thay quần áo. Sau khi di chuyển đến căn nhà nhỏ bên ngoài nhà bếp chỉ cách vài bước chân, họa hoằn lắm tôi mới tìm được thời gian để đắm chìm trong sự tĩnh lặng trước bữa ăn trưa, bởi vì rất khó khăn để theo dõi khi ông đến từ đó và canh chừng để mắt vào bất kỳ thứ gì đang sôi sùng sục trên bếp lò. Lúc này, tôi vội vã chải tóc và bệt vào chút ít dầu cologne. Đứng trước gương, tôi cẩn thận nhìn ngắm hình dáng của tôi và thay áo sơ mi của tôi.

 Sau khi chúng tôi gặp gỡ nhiều lần một ngày, tôi trải nghiệm mỗi lần như điều gì đó đặc biệt. Không hiểu vì sao, nó là một thách thức khi tiếp xúc với ông, tăng lên mức độ của năng lượng và sự bén nhạy của nhận biết của tôi. Hoàn toàn trong khoảnh khắc, giống như ông, luôn luôn có một mới mẻ quanh ông mà cũng gây ngạc nhiên như sự bắt đầu của một ngày mới. Và dường như không gì có thể khiến cho người ta chuẩn bị sẵn sàng cho sự thật của sự kiện đó.

 Đi vào lại căn phòng, tôi rà soát những điều khiển nhiệt độ trong bếp lò. Có vẻ mọi thứ đều ở trong trật tự. Tôi đi đến cái máy radio, tắt và xếp gọn ghẽ nó dưới quầy bếp. Giờ ăn trưa chính thức là một giờ, nhưng hiếm khi Krishnamurti và Mary Z. xuất hiện trước 1:30. Và mặc dù hầu hết khách đều có khuynh hướng đúng giờ, dường như không ai phiền hà khi phải chờ đợi họ.

 Khi tôi đang lấy món xà lách ra khỏi tủ lạnh, tôi nghe Krishnamurti và Mary Z. phía trước cửa ra vào có chắn lưới. Ngước nhìn đồng hồ trên tủ lạnh, tôi thấy đã 1:15. Họ hơi sớm hơn thường lệ. Bước thẳng đến cửa ra vào, tôi thấy ông đang thăng bằng một đống quần áo được gấp lại ngăn nắp trong một bàn tay và, với bàn tay khác, đấu tranh để mở cách cửa có chắn lưới. Mary Z. đứng phía sau ông với hai chai nhựa đựng nước trong hai tay bà. Bà đang nài nỉ ông, “Làm ơn, thưa ông, để tôi mở cửa giúp cho.”

 Dường như ông chẳng để ý gì đến lời cầu khẩn của bà nhưng chỉ đang quan sát những chuyển động riêng của ông bằng sự chú ý mãnh liệt. Do lò xo tự động cực mạnh của cái cửa ra vào, nó phải cần một sức kéo mạnh để mở ra. Khi ông cố gắng làm nó, ông quả quyết, “Không, đừng Mary. Tôi có thể mở nó. Hai tay của bạn đang cầm đồ rồi.”

 “Chào buổi sáng, Krishnaji. Chào buổi sáng, Mary,” tôi nói, cẩn thận mở cửa từ bên trong.

 Krishnamurti nhìn tôi thật nhanh và trả lời, “Chào buổi sáng, Michael,” rồi nhẹ nhàng di chuyển qua tôi.

 “Chào buổi chiều,” Mary Z. nói, sửa chữa sự đánh giá thời gian của chúng tôi. Vì một lý do không rõ ràng lắm đối với tôi, tôi thường chào hỏi ông bằng câu “Chào buổi sáng”, mặc dù rõ ràng là đã qua buổi trưa rồi, và ông cũng có ý định theo cách đó.

 “Tôi cầm giúp những thứ này nhé?” tôi hỏi Mary Z.

 “Vâng, cám ơn,” bà trả lời bằng một nụ cười. Sau khi đưa cho tôi hai bình chứa một gallon, bà đi qua và vào phòng khách qua cửa sổ kiểu Pháp của hành lang.

 Trong khi tôi đang đặt những chai nước không trên cái bàn kế cận thùng rác năm gallon, ông đang đặt đống quần áo trên cái quầy dài, bảo đảm rằng nó được sạch sẽ.

 “Đây là vài cái áo sơ mi, thưa bạn. Chúng sạch. Xem thử liệu có cái nào vừa với bạn. Nếu không, đưa chúng cho người nào đó.” Ông phác một cử chỉ gạt bỏ nhẹ nhàng. Tôi nghĩ quá vinh dự khi được trao tặng những quần áo mà ông đã mặc. Hầu hết chúng đều còn mới, sạch sẽ không tì vết và ủi mới toanh, có thể do bởi Mary Z. Bà chăm sóc hầu hết công việc giặt ủi quần áo của ông trong khi họ ở Pine Cottage.

 Cám ơn ông một cách chân thật, tôi xem xét những chiếc áo sơ mi để xem thử có cái nào vừa vặn tôi. Ông yên lặng đứng bên cạnh tôi, quan sát tôi. Thật kỳ diệu làm sao khi có lẽ tôi mặc vừa tất cả những chiếc áo mà ông ấy cho, vì những kích cỡ của chúng tôi khá khác biệt. Nhưng nhiều quần áo của ông được may ở Ấn độ đều có khuynh hướng cắt khá rộng và thỉnh thoảng lại thừa rộng rãi cho tôi mặc.

 Ngoại trừ những chiếc áo sơ mi, có một chiếc vest bundi Ấn độ không khuy và không cánh tay được may rất đẹp và có một cảm giác dễ chịu đối với nó. Thử nó vào, tôi kêu lên phấn khích, “Cái này vừa tôi quá, thưa ông. Nó thật tuyệt vời. Nó làm bằng gì vậy?”

 “Nó bằng lụa nguyên chất.”

 “Cám ơn ông, Krishnaji.”

 “Không có gì đâu,” ông bình thản trả lời, đặt bàn tay của ông trên hai quyển sách bìa giấy, mà gần như là hai vật trên quầy. “Đây là hai quyển sách trinh thám, thưa bạn. Có lẽ bạn đã chưa đọc chúng.”

 Trong khi tôi đang đọc những tựa đề và những chương mục của những quyển sách, ông sải chân sang phía bên kia nhà bếp và bắt đầu đổ đầy một trong những cái bình không từ bình chứa nước. Khi ông đứng phía trước cái bình lớn bằng nhựa, cái lưng hẹp, mảnh khảnh của ông quay về tôi, trông ông có vẻ mỏng manh lạ thường. Ông đang chú ý cẩn thận vào việc gì ông đang làm, một tay cầm cái chai kê sát vòi nước, tay còn lại đang ấn vào cái cần đẩy, chăm chú nhìn xuống khi nước chảy từ cái bình lớn sang cái chai nhỏ, được phụ họa bởi những tiếng ọc ọc lớn. Tôi đã ấp ủ một nghi vấn, mà lúc này bật ra trong cái trí của tôi, và tôi bước thẳng sang phía bên phải của ông, dự tính đưa ra cho ông. Nhưng, bởi vì tôi không muốn làm xao nhãng sự chú ý của ông, tôi yên lặng đứng đó quan sát ông.

 Khi ông kéo cái chai đầy nước ra khỏi đầu vòi, ông đánh giá sai lầm thời gian một phần giây, bật lại cái cần đẩy hơi trễ. Chút ít nước đổ trên nền nhà. Ông lùi lại bằng tốc độ thật nhanh, tránh tia nước và cùng lúc kêu lên, “Ồ, tôi xin lỗi. Tôi đã làm đổ một ít nước. Tôi xin lỗi, thưa bạn. Tôi sẽ lau sạch nó.”

 Dường như ông không chỉ bị chán nản bởi sự không chú ý ngắn ngủi của ông nhưng còn cả bị bực dọc với mình bởi vì đã gây ra việc đổ nước. Tôi vội vàng bước sang bên kia, xé một vài giấy lau từ cuộn giấy, và cam đoan với ông, “Tôi sẽ làm nó, Krishnaji. Tôi có thể lau sạch nó.”

 Tuy nhiên ông quả quyết, “Tôi sẽ lau sạch nó, thưa bạn.”

 Nhưng trước lúc đó, tôi đã gập người xuống, lau sạch những giọt nước từ nền nhà, “Tôi đang làm nó, thưa ông. Nó đã được làm rồi.”

 Chỉ đến lúc đó ông mới lùi lại để nhìn tôi lau sạch vài giọt nhỏ cuối cùng. “Được rồi, thưa bạn,” ông nói, “Cám ơn bạn.”

 Sau khi ông đã thành công trong việc đổ đầy chai thứ hai bằng sự cẩn thận nhiều hơn, và không rơi xuống một giọt, tôi bắt đầu đưa ra nghi vấn của tôi cho ông, “Krishnaji, tôi xin phép hỏi ông một điều?”

 Như tôi đã nhận thấy từ những dịp trước đó, cách xử sự và phạm vi năng lượng của ông chung quanh ông thay đổi lạ thường khi ông được đặt ra một nghi vấn nghiêm túc. Một khoảnh khắc ông đã thư giãn và khoan dung – bất kể sự rủi ro nhỏ nhoi nào – khoảnh khắc kế tiếp có vẻ ông hoàn toàn thâu gom bên trong chính ông, với một chú ý được tập trung lạ thường khiến cho người khác phải chú ý. Hai mắt của ông tỏa ra một lóng lánh rạng rỡ và dán chặt vào tôi bằng một nhận biết thụ động, sẵn sàng cho sự thâm nhập thông minh nhất. May quá, nghi vấn của tôi, như thường xuyên như thế, có tính cá nhân nhiều hơn là tìm hiểu và không thể sánh bằng sự rung động yên lặng của ông.

 “Cứ hỏi đi, thưa bạn.”

 “Ngày hôm qua khi ông đến dùng bữa ăn trưa tôi đã hỏi ông không hiểu ông có bị đói hay không. Và ông trả lời rằng ông không bao giờ bị đói – tôi không chắc liệu ông nhớ.”

 “Vâng, điều đó đúng.”

 “Qua câu đó ông có ý rằng đơn giản là ông không trải nghiệm cảm giác của đói?”

 Dường như ông đang chuyển động thay đổi lực của bộ não, mà trong khoảnh khắc đã được chuyển sang tốc độ cao nhất. Nhẹ nhàng đặt một bàn tay trên mặt bàn bếp làm bằng gỗ thích, ông nhíu hai hàng mi hơi thấp xuống, trước khi trả lời, “Đơn giản là cơ thể không cảm thấy đói. Chúng tôi đã thí nghiệm nó. Suốt nguyên một tuần lễ, chúng tôi không ăn gì cả. Dĩ nhiên, chỉ một chút nước.”

 “Và không đói gì cả, thậm chí chẳng lúc nào thấy đói?”

 “Không có ý thức của đói. Nhưng người ta cảm thấy cơ thể đang mỗi lúc một yếu đi ra sao. Cuối cùng, người ta phải có chút lương thực, nếu không…” Ông kết thúc câu nói bằng một cử chỉ xua đuổi, thể hiện cơ thể sẽ đang cạn kiệt như thế nào. Ông nói nó bằng một háo hức rất trẻ thơ riêng biệt. “Bạn biết, thưa bạn,” ông tiếp tục, chạm nhẹ vào khủy tay của tôi bằng một cử chỉ đặc trưng của ông, “Chúng tôi đã thí nghiệm tất cả những việc này: đi loanh quanh bịt mắt nguyên một tuần lễ, hay không nói một lời với bất kỳ ai trong nhiều ngày, sự yên lặng tuyệt đối.”

 “Nhưng tại sao ông muốn làm việc đó?”

 Ông cười, “Tôi chỉ muốn biết nó như thế nào, bạn biết: không thể nói – yên lặng, chỉ lắng nghe. Chỉ để vui mà thôi, thấy nó cảm thấy như thế nào. Hay thấy nó như thế nào khi bị mù lòa.”

 “Và nó cảm thấy như thế nào?”

 “Tất cả những giác quan khác trở nên nhạy cảm lạ thường. Cả xúc giác lẫn thính giác trở nên rất sắc sảo. Người ta có thể nghe những âm thanh nhỏ nhất. Cách xa một inch, người ta có thể nhận biết được một vật, một bức tường hay một cái ghế.” Ông dơ cao những đầu ngón tay nhọn và đẹp, hơi hơi rung rung, để minh họa sự nhạy cảm cao độ của xúc giác. “Nhưng tất cả việc đó đã cách đây nhiều năm rồi.”

 Vừa lúc đó một tiếng ồn kèn kẹt có thể nghe được đến từ cái cửa có lưới chắn.

 “Cái gì vậy, thưa bạn?” Krishnamurti hỏi.

 Đi về phía cái cửa, tôi la lên, “Nhìn kìa, Krishnaji, đó là con mèo.”

 Ông tiến về phía tôi và chúng tôi cùng nhau theo dõi cảnh tượng. Một con mèo đực có sọc màu xám đang đứng trên chân sau của nó, oằn cơ thể có lông của nó sát vào cái lưới chắn, với những cái móng dương ra, đang cào cái mắt lưới nhỏ. Việc này gây ra một tiếng ồn hỗn tạp, đang tưng tưng thật sắc bén trên những dây thần kinh của người ta. Cùng thời điểm, con mèo khua khua cái đầu có ria mép của nó qua lại hai chân trước của nó, nhìn thẳng vào chúng tôi từ hai mắt xanh to rực sáng của nó và kêu meo meo ai oán. Krishnamrti cười khi nhìn cảnh hài hước đó. “Đó là con mèo,” ông nói, “nó muốn vào.”

 Thật ra, nó là Alexander the Grey, con mèo nhà của A. V. Ngay sau khi trường bắt đầu tại A. V. năm 1975, con mèo đực trưởng thành bị thiến đã xuất hiện tại cửa nhà bếp và không chịu bị đuổi đi. Không người láng giềng nào biết nó ở đâu, nhưng nó có vẻ hoàn toàn đã thuần hóa, bộc lộ một tình cảm không sợ sệt đối với con người, chan hòa với con người, trong những phạm vi bình đẳng, bằng sự khẳng định. Nó ưa thích được bồng lên bởi mỗi người và mọi người, phản ứng đến bất kỳ vỗ về nào bằng một cái lưng oằn lên ngay tức khắc và co rúm cái đuôi cong, kêu ư ư. Một trong những học sinh đầu tiên của trường, đã đặt tên nó là Alexander, và sau đó được khai triển bởi một trong những ủy viên thành Alexander the Grey. Tuy nhiên, cái tên yêu quý của con mèo mà ngay tức khắc nó đáp lại, là “kitty-kitty-kitty”, được ưa thích khi phát âm bằng một giọng cao. Sự ưa thích lạ lùng để có sự bầu bạn với con người của nó phù hợp, một cách ngược lại, bởi thái độ kinh tởm những con mèo khác của nó, những con mèo mà nó luôn luôn dùng biện pháp đe dọa hoặc lẩn tránh. Vào nhiều dịp chúng tôi thấy nó đang rượt những con chó to hơn nó rất nhiều. Nó thường đứng ưỡn trên hai chân sau và cào cào cái núm cửa khi muốn ra ngoài. Hay nó sẽ đẩy cái cửa lò xo tự động cho đến khi cái cửa chuyển động tới lui, cho phép nó đi qua thật mau lẹ từ nhà bếp đến phòng khách, nơi nó thích cuộn mình trên cái ghế bành mềm mại. Nhưng kể từ khi cái đuôi của nó bị kẹp giữa cánh cửa và khung cửa, nó khá sợ hãi khi thực hiện màn trình diễn này.

 Krishnamurti ưa thích và mê đắm thú vật, hoang dã lẫn thuần hóa. Thỉnh thoảng ông thích kể cho chúng tôi một câu chuyện của những gặp gỡ bất ngờ với thú vật trong vùng hoang dã.

 Lúc này, ông yêu cầu, “Cho nó vào. Nó muốn thức ăn.”

 Tôi đẩy cửa lưới ra một ít, và con mèo mau lẹ len vào. Cái đuôi lạ lùng tò mò của nó cong thẳng đứng và vòng lại, chạm vào lưng của nó. Nó ngênh ngang đi thẳng đến Krishnamurti và, cạ vào chân của ông, ngước nhìn ông bằng đôi mắt hiểu biết, bật ra những âm thanh meo meo nho nhỏ và lo lắng.

 “Nó đói,” Krishnamurti chẩn đoán, khi ông cúi gập xuống vỗ vào lưng của nó bằng những đầu ngón tay của ông. Nó phát ra tiếng miu miu ngay tức khắc.

 “Krishnaji, nó là con mèo đực,” tôi nói rõ, như tôi đã làm nhiều lần trước kia. “Tôi đã cho nó ăn sáng nay. Còn khá nhiều thức ăn trên cái đĩa của nó.” Nhưng dĩ nhiên, tôi biết rằng Alexander thích được cho ăn từng chút một bởi những con người, như thể muốn có một liên hệ cá nhân.

 Krishnamurti không thèm lưu ý sự nhận xét của tôi, “Cho nó chút thức ăn, thưa bạn.”

 Một trong những đặc điểm của Krishnamurti là, dường như sự liên hệ của ông với thú vật tạm thời át hẳn giới hạn của con người. Tôi lấy một miếng phó mát từ tủ lạnh và bẻ nó thành nhiều phần nhỏ, đặt chúng trên cái bàn kế cận Krishnamurti, “Có lẽ ông muốn cho nó ăn một ít phó mát này. Nó thích phó mát lắm.”

 Ông lấy một ít phó mát và đưa nó về hướng con mèo, ngân nga, “Đây nè, kitty-kitty.”

 Con mèo ngồi chồm hổm và nhướng lên một chút, tham lam giật lấy miếng phó mát giữa những cái móng và răng của nó, cẩn thận không làm đau đớn bàn tay đang cho. Chúng tôi yên lặng quan sát con mèo ngồi chồm hỗm, dầm nát miếng phó mát trong kiểu cách thanh lịch của nó. Khi đã nhấm nháp xong, nó chùi mép một vài lần, liếm những miếng vụn và, giật mình bởi bỗng nhiên nhớ lại sự vui thú, ngước lên nhìn chúng tôi, chắc hẳn sẵn sàng mong đợi vài miếng phó mát nữa.

 “Nó thèm ăn nữa,” Krishnamurti nói, và ông lấy những miếng phó mát còn lại rồi đặt chúng trên nền nhà trước mặt con mèo.

 Trong khi ông tiếp tục nhìn ngắm con mèo. Tự nhiên, tôi nhận biết được sự yên lặng vô cùng đang bao phủ ông: như thể đang quan sát con mèo là việc duy nhất trong thế giới. Tôi cũng trở nên rất yên lặng, và trong một khoảng ngừng ngắn ngủi chỉ còn lại âm thanh chóp chép của con mèo đang nhai miếng phó mát. Trong khoảnh khắc đó sự kiện rằng một tá khách đã tập hợp phòng kế bên, đang chờ đợi được phục vụ bữa ăn, hoàn toàn không có trong cái trí của tôi.

 Chùi sạch cẩn thận những ria mép, một tiếng ngáp lớn thỏa mãn và, co rúm cái đuôi cong cong của nó, Alexander the Grey vênh váo đi khỏi để đến tô đựng nước và tô thức ăn đặt bên dưới chậu rửa chén đĩa.

 “Nó có cái đuôi lạ lùng,” Krishnamurti kêu lên.

 Theo sau con mèo, tôi chờ nó làm một ngụm nước từ cái tô trước khi thả nó ra ngoài cửa.

 Trong khi đó, Krishnamurti đã bước gần hơn đến mặt bếp lò để nhìn món gì đang được nấu.

 “Món gì vậy, Michael?” ông hỏi, vươn một tay để nhấc nắp vung của cái nồi xúp.

 “Cẩn thận, Krishnaji,” tôi cảnh báo, “có lẽ nó nóng lắm.”

 Bàn tay của ông chậm lại nửa chừng, và ông vỗ nhẹ lên cái núm của nắp đậy bằng những đầu ngón tay, vội vã kéo chúng lại. Ông quay về phía tôi. Hai mắt nâu kéo dài được tô đậm bởi hai hàng lông mi, đã trở thành tròn xoe bởi sự diễu cợt trêu chọc, lóng lánh bởi những tia lửa ngạc nhiên của trẻ con.

 “Chúa ơi!,” ông la lên, “nóng thật.”

 Lấy hai miếng cầm nồi từ bên cạnh giá đựng ớt kế bên bếp lò, tôi đưa chúng cho Krishnamurti. “Đây, thưa ông. Làm ơn dùng chúng.”

 Với sự trợ giúp của miếng cầm nồi, ông cẩn thận nhấc nắp nồi lên và nhìn vào cái nồi, cẩn thận giữ cái đầu tránh khỏi đám mây của hơi nước đang bốc lên.

 “Xúp,” ông nói, đặt lại cái nắp, “Loại xúp gì vậy, thưa bạn?”

 “Nó là món xúp minestrone, Krishnaji.”

 “A, minestrone,” ông nói bằng một ngữ điệu tiếng Ý. Ông ưa thích nước Ý, văn hóa và cách nấu nướng của nó. Ông đã sống một thời gian khá lâu ở đó và rất thông thạo tiếng Ý.

 “Và chúng ta có món gì cho bữa trưa nữa đây?” ông tìm hiểu.

 “Ồ, thưa ông,” tôi bắt đầu, “ngoại trừ món xúp và xà lách trộn, sẽ có mì, capelli di angeli, với pesto di genoa, và cũng cả măng tây hầm.”

 “Capelli di angeli,” ông lặp lại đầy thích thú, thả cho những âm thanh tiếng Ý cuộn tròn khỏi cái lưỡi của ông.

 Trong khi tôi đang đặt một thanh bơ trên cái đĩa đựng bơ bằng sứ, ông nhàn nhã đi đến bức tường cạnh cửa chắn lưới. Một quyển lịch có tranh hàng tháng được gắn trên đó, kế cận một cái bảng có những móc nhỏ dùng treo chìa khóa của tủ đựng dụng cụ và nhà để xe, kế đó là một bức tranh lớn mà người nào đó đã tặng A. V.; cuối cùng tôi đã đính nó bằng những cây đinh bấm vào phần còn trống duy nhất của bức tường. Một hàng chữ lớn công bố tựa đề: ‘Luật của Murphy’. Một tiêu đề nhỏ đưa ra định nghĩa: ‘Mọi thứ mà có thể sai lầm sẽ sai lầm’. Một bức ảnh đen trắng tại trung tâm minh họa bằng biểu đồ câu phát biểu. Một kiểu xe hơi hoàn hảo Ford T bị lún sâu trong một cánh đồng bùn lầy. Mọi bộ phận có thể nhận biết được bị gãy vụn hay đã rời khỏi chiếc xe hơi. Người tài xế, mặc bộ quần áo ô tô lỗi thời, đứng trong bùn ngập đến tận đầu gối kế cận chiếc xe của anh ấy, suy nghĩ vô vọng về thảm họa và đang gãi đầu. Phần còn lại của bức tranh gồm có khoảng năm mươi câu nói châm biếm – một thánh giá giữa thấu triệt, đùa cợt và phi lý – những mỉa mai của sống đã được giản lược hoàn hảo. Bức tranh đã hiện diện ở đó một khoảng thời gian, và Krishnamurti đều đặn ngừng trước mặt nó, cảm thấy lý thú lắm mặc dù đã đọc lặp đi lặp lại.

 Lúc này ông bật ra tiếng cười lớn về một trong những câu cách ngôn, và tôi tò mò đi đến đứng cạnh ông.

 “Chuyện gì vui vậy, Krishnaji?” tôi hỏi ông.

 ‘“Mọi thứ tôi ưa thích lại là hoặc đồi bại hoặc ủy mị’,” ông đọc ra, vẫn còn cười và dụi mắt. “Câu đó rất thông minh.”

 Tôi tham gia cùng tiếng cười của ông. Rất dễ chịu và ấm lòng chân thật khi chia sẻ cùng ông một cười đùa hay ho về bi hài kịch của con người.

 “Còn câu này thì sao, Krishnaji?”

 Ông đọc cẩn thận nó và cười thầm trước khi chỉ vào một câu khác mà ông thấy đặc biệt trớ trêu.

 Thế là chúng tôi tiếp tục một lúc lâu trước bức tranh, cười cợt những mỉa mai và những vô lý của sống, và có lẽ cũng ngấm ngầm nơi chúng tôi. Tại những khoảnh khắc như thế này, ý thức của tình bằng hữu cởi mở có một thấm thía không thể quên được.

 “Mọi thứ sẵn sàng chưa, thưa bạn?” Krishnamurti hỏi.

 “Tôi nghĩ xong rồi, thưa ông,” tôi trả lời, đang xem lại món măng tây. Mất rất ít thời gian để hầm nó, và người ta phải thật cẩn thận không được nấu nó chín quá. Tôi lấy một chùm măng ra khỏi nồi bằng một cái kẹp, sau khi cởi sợi dây buộc chúng lại cùng nhau, đặt từng cọng bên cạnh nhau trong một cái đĩa ăn bằng gốm.

 “Tôi mang giúp món gì chứ?” Krishnamurti hỏi.

 “Vâng, nếu ông không phiền, Krishnaji, có lẽ ông có thể mang nồi xúp.”

 Rất cẩn thận ông cầm hai quai của cái nồi không vết bẩn và thăng bằng nó qua cái cửa lò xo, mà tôi đang giữ mở cho ông đi qua. Hôm nay chúng tôi sẽ dùng bữa trưa trong nhà. (Bởi vì ông thích ăn trưa trong phòng ăn hơn là trên hàng hiên, lúc này chúng tôi hầu như đều ăn trong nhà.) Ông nhẹ nhàng đặt cái nồi kế cận cái giá đựng những tô xúp trên cái bàn tròn cứng trong khu phục vụ nhỏ sát phòng ăn. “Đây là nơi đặt nó phải không?’ ông hỏi.

 “Vâng, cám ơn ông, thưa ông,” tôi trả lời và đi lấy vài món ăn còn lại từ nhà bếp, trong khi ông lặng lẽ xem xét khung cảnh bữa ăn trưa.

 “Hôm nay có nhiều người quá,” ông quan sát. “Tất cả mọi món đầy đủ rồi phải không? Tôi sẽ mời họ ăn chứ?”

 “Vâng, làm ơn, Krishnji,” tôi nói, “nếu ông không phiền.”

 Trong một hay hai năm đầu tiên, tôi thường dùng một cái chuông đồng nhỏ để báo cho những người khách đến bàn. Lúc đầu cái chuông đó là một vật trang hoàng cho một con voi trong một diễu hành lễ hội. Không hiểu vì sao nó đã bị mất và tôi đã phải đảm trách vai trò của nguời quản gia, đi đến những người khách trong phòng khách và tuyên bố sang sảng rằng bữa ăn trưa đã sẵn sàng. Lời tuyên bố của tôi thường thường được đón chào bằng sự yên lặng sửng sốt bởi đám đông đang ra rả, và sau một khoảng ngừng chút xíu họ lại tiếp tục những nói chuyện của họ như thể không có gì đã xảy ra. Tôi thường xuyên cảm thấy thất vọng khi một lời mời thứ hai phải được phát ra và nhiều dỗ dành hòa nhã hơn được cần đến để đưa những người khách vào xếp hàng cho bữa ăn tự phục vụ. Công việc đó sẽ hiệu quả hơn nhiều khi Krishnamurti thực hiện lời tuyên bố rằng bữa ăn trưa đã sẵn sàng.

 Tôi vẫn đứng tại cái cửa lò xo, nhìn ngắm làm thế nào ông, lặng lẽ, hầu như nhút nhát, đi hết chiều dài của phòng ăn và tiếp cận những người khách, đang thơ thẩn trên ghế sofa hay đang đứng loanh quanh theo từng nhóm. Ngay lập tức mức độ ồn ào lắng xuống, khi những người khách bắt đầu nhìn thấy ông. Có một khoảng ngừng của yên lặng trước khi ông lễ phép cúi đầu trước nhiều phụ nữ và tuyên bố bằng sự trang trọng bình thản, “Madame est servie.” Nó là một màn trình diễn xuất sắc, đến độ thậm chí một người quản gia giỏi nhất cũng không thể trội hơn. Ngay lập tức mọi người đứng dậy để phụ họa cùng lời mời đến bàn ăn. Nhưng một tắc nghẽn khác đang đe dọa trong những lối đi chật quanh bàn ăn trưa. Bằng sự lịch sự kiên trì mỗi người đều quả quyết rằng người còn lại đi trước ông ấy hay bà ấy, cho đến khi sau vài đưa đẩy tới lui Krishnamurti đề nghị bằng một nụ cười yên lặng, “Quí bà trước.” Nhưng, khi những phụ nữ đã tập hợp thành nhóm, không ai muốn gánh nhiệm vụ phải là người đầu tiên tự phục vụ thức ăn cho chính người ấy. Sau vài phản kháng bối rối, một phụ nữ ủy viên đã thành công khi mời một người khách đặc biệt chọn món ăn cho mình.

 Trong khi chờ đợi, tôi ép mình xếp cuối hàng, phía sau Krishnamurti. Ông đang nắm chặt cánh tay của người hiệu trưởng, mà bằng một nụ cười thú vị đang nói với ông, “Làm ơn, thưa ông, ông đi trước.” Có một đùa giỡn nhẹ nhàng trong giọng nói của Krishnamurti vừa đủ để thuyết phục người kia, “Không, thưa bạn. Bạn đi trước.”

 Người hiệu trưởng thua cuộc, vì ông biết khá rõ rằng Krishnamurti rất sắt đá trong việc nhường những người khác đi trước ông, ngay cả những người thỉnh thoảng đến trễ. Như tôi biết được, Krishnamurti cư xử như thế này chỉ tại Ojai, có lẽ bởi vì ở đây phần lớn ông ở trong một nhóm bạn bè ít hơn, thân mật hơn những nơi ông ở lại khác.

 Tôi yên lặng quan sát người hiệu trưởng và ông trao đổi vài thông tin về Oak Grove School, khi bỗng nhiên ông nhận ra sự hiện diện của tôi phía sau ông. Quay người lại, ông nắm chặt cánh tay tôi và khẩn khoản, “Làm ơn, thưa bạn, đi trước đi.”

 Tôi nhìn ông bằng một cảm giác dịu dàng trong quả tim của tôi, bởi vì tôi nhận ra đây không là một cử chỉ thói quen của ông: chính là sự khiêm tốn tự nhiên của ông khi nghĩ về những người khác trước tiên.

 Tôi phản đối bằng một nụ cười bối rối, “Tôi xin lỗi, Krishnaji, tôi phải đi cuối cùng. Bởi vì, tôi nấu nướng thức ăn. Và người nấu nướng nên nhường cho tất cả những người khác lấy thức ăn trước ông ấy. Thực ra, đó là một truyền thống nấu nướng.

 Ông chăm chú tìm hiểu tôi bằng nụ cười mỉm nghi ngờ đặc trưng của ông.

 “Nó cũng giống hệt trong một ngôi nhà, đúng chứ?” Tôi tiếp tục nhấn mạnh. “Dường như hoàn toàn hợp lý và khôn ngoan.”

 Cuối cùng ông phải nhượng bộ bởi sự tranh luận thuyết phục của tôi, thừa nhận, “Được rồi, thưa bạn. Bạn đi sau cùng.”

 Chúng tôi đã đùa giỡn trò chơi vụn vặt này, thỉnh thoảng trải qua cùng sự tranh luận như thế, hàng tá lần trong vài năm vừa qua. Một pha trộn lạ thường của sự nghiêm túc và sự hài hước tinh tế tiềm ẩn trong sự trao đổi diễu cợt của chúng tôi. Lạ lùng thay, nó không bao giờ cảm thấy lặp lại nhưng có một chất lượng trìu mến đối với nó. Nó nhắc tôi nhớ lại câu chuyện Hoàng tử Bé tí của tác giả Saint Exupery đang thuần hóa con cáo nhỏ. Dĩ nhiên, tôi thấy chính bản thân mình như con cáo.

 Đến lúc này mọi người đã ngồi vào chỗ, trong khi tôi và Krishnamurti là những người cuối cùng đi quanh bàn phục vụ. Tôi đang sải bước đằng sau ông, sẵn sàng cung cấp thông tin về nấu nướng mà ông thường xuyên yêu cầu. Ông đang thăng bằng cái đĩa trong cả hai tay, dựa nó trên mặt bàn kế mỗi món ăn, khi ông cúi xuống nhìn cặn kẽ những món nhỏ trước khi tự phục vụ một chút ít món đó.

 “Món gì đây, thưa bạn?” ông tìm hiểu.

 “Nó được gọi là tabouli, Krishnaji,” tôi giải thích. “Nó được chế từ lúa mì bulgur, một loại lúa mì bị vỡ nấu sẵn. Nó được pha trộn với nhiều ngò tây và bạc hà tươi băm mịn, ít hành và cà chua xanh, và thêm hương vị bởi dầu ô liu và nuớc ép chanh.”

 Ông thẳng băng cơ thể khi tôi trình bày cách thực hiện món đó, lắng nghe chú ý điều gì tôi đang nói. Khi tôi kể lê thê, ông tròn xoe hai mắt trong sự khâm phục khích lệ và vui đùa nhận xét, “Tôi sẽ thử món đó, thưa bạn.”

 Sau khi đổ hai muỗng lớn vào đĩa của ông, ông tiếp tục lấy những phần nhỏ của những món còn lại. Nhìn vào những thứ gì còn lại – một ít mì, nhiều cọng măng tây, và ít xúp – ông do dự và quay lại tôi. “Hầu như chẳng còn lại gì cả, Michael.”

 Cảm thấy hơi hơi phải bảo vệ, tôi quan sát, “Nhưng Krishnaji, chúng ta là những người cuối cùng trong hàng. Ông không nghĩ rằng từng này là đủ cho hai chúng ta hay sao?”

 “Ồ, thưa bạn,” ông quả quyết, “Bạn đang cắt giảm thức ăn kỹ càng quá.”

 “Krishnaji,” tôi phản đối, “tôi đang cố gắng chuẩn bị vừa đủ cho mọi người, để cho sẽ không có quá nhiều thức ăn dư thừa và phí phạm.”

 “Được rồi, thưa bạn, nhưng bạn đang đong đo nó kỹ càng quá.”

 Bỏ vài cọng măng tây trên đĩa của ông, ông thêm vào bằng một nụ cười xoa dịu, “Bạn là tay đầu bếp gớm lắm.”

 Ông thường thường tránh sự khen ngợi cá nhân và không bao giờ nịnh nọt bất kỳ ai, như tôi có thể thấy được. Cảm thấy hơi hơi mơ hồ về vấn đề phải thâu nhận câu nói của ông như thế nào, tôi tọc mạch nhìn ông và kết luận rằng không có sự châm biếm cố tình nào.

 Ngừng lại trước một cái bàn nhỏ bên hông, nơi trái cây và thức ăn tráng miệng đang bày biện, ông hỏi, “Đây là gì vậy, Michael?”

 “Đó là món tráng miệng, Krishnaji. Món mousse chocolate.”

 Khi đề cập đến từ ngữ ‘chocolate’, mặt của ông chuyển thành một biểu lộ giật mình của không ưa thích. “Ồ, tôi sẽ không đụng đến nó,” ông tuyên bố.

 Trước kia tôi đã nhận thấy ông tránh món chocolate và bất kỳ thứ gì có chứa nó nhưng chưa bao giờ hiểu rõ những lý do cho sự không ưa thích này.

 “Tại sao ông không thích món chocolate, thưa ông?”

 Một thoáng tối tăm của ác cảm hiện lên trên nét mặt nhân từ của ông. “Nó là một loại thuốc, một chất kích thích, bạn biết chứ, thưa bạn. Và nó quá nhiều chất béo: dầu, đường, và vân vân.”

 Tôi là một người khá chuộng chocolate và ngạc nhiên khi nghe nó được diễn tả như một loại thuốc kích thích. Tuy nhiên, tôi đã đọc về những chất kích thích trong nó, mà được nói là làm hoạt động một hormon giống như chất bộ não đã sản sinh khi một người đang yêu. Không công nhận chất béo, ngọt ngay lúc đó và sau đó, tôi nói một cách bảo vệ, “Tôi hiểu rồi.”

 Tiên đoán sự ác cảm của ông, tôi đã chuẩn bị một món tráng miệng khác. “Nhưng tôi cũng làm những bánh quy bột yến mạch – bánh quy tròn.” Tôi tự sửa chữa, chấp nhận thuật ngữ tiếng Anh ông thường sử dụng.

 Khuôn mặt của ông sáng lên với sự thú vị trẻ con. “Tốt. Tôi sẽ dùng một chút sau khi ăn xong.”

 Đặt đĩa của ông cạnh nồi xúp, ông dùng muôi múc một ít xúp vào một cái tô, tuyên bố đầy nhiệt tình, “Minestre.” Đang rắc ít Parmesan trên nó, ông thích thú thêm vào, “Con parmigiano.”

 Trong tiếng Ý tốt nhất của tôi, tôi phát âm, “C ′e bene.”

 “C ′e buono,” ông sửa nó.

 “À, vâng,” tôi nói, “buono – tĩnh từ.”

 “Tôi sẽ quay lại món đó,” ông nói, đang gật đầu vào tô xúp, khi ông quay lại để mang cái đĩa của ông đến bàn ăn, nơi những người khách đã bắt đầu ăn rồi.

 “Tôi sẽ mang nó, thưa ông.”

 Nó cho tôi một sự thỏa mãn giác quan khó hiểu khi làm những sự việc giùm ông. Thậm chí khi thực hiện những công việc nhỏ nhoi – được yêu cầu hay không – là một nguồn hân hoan vô cùng. Ông bình thản ngước nhìn tôi, “Cám ơn bạn, thưa bạn.”

 Đó là một bữa ăn trưa sinh động, và nói chuyện chạm vào hoàn cảnh xã hội hiện nay khắp thế giới và những thái độ văn hóa khác nhau đối với sự liên hệ đàn ông-đàn bà. Thỉnh thoảng, dường như Krishnamurti theo những quan điểm hao hao thời Victoria, mặc dù nó cũng khá rõ ràng rằng, không chỉ trích gì về tình dục, ông chỉ không chấp nhận sự phơi bày và trục lợi của nó.

 Chúng tôi đang nói về thói quen so sánh giữa các nền văn hóa của một vài giáo sĩ, nữ tu và thầy tu để kiêng cử tránh làm bất kỳ sự tiếp xúc thân mật nào với người khác phái bằng cách theo đuổi những lời thề trong trắng. Krishnamurti nghi ngờ ý nghĩa của truyền thống này. “Tôi không hiểu, thưa bạn, liệu sự độc thân có bất kỳ liên quan gì đến đời sống tôn giáo thực sự,” ông bình phẩm với những ủy viên đang ngồi đối diện ông. “Giữ một lời thề sống trong trắng…nhưng phía bên trong họ đang cháy bỏng bởi thất vọng và ham muốn, sôi sục bởi nó. Đè nén, đè nén, thậm chí đừng nhìn một người đàn bà, một khuôn mặt đẹp đẽ! Việc đó không liên quan gì với cái trí tôn giáo.” Ông ngừng lại sau khi đưa ra câu nói cuối cùng này, hơi nhấn mạnh và bằng nhiều đam mê. “Tôi phải kể cho bạn một câu chuyện hay về vấn đề này. Có hai thầy tu ở Ấn độ, đang đi từ làng này sang làng kia, xin của bố thí. Vào một ngày họ bắt gặp một thiếu nữ còn trẻ đang khóc một mình gần bờ sông. Một trong hai người thầy tu tiến đến gần cô gái và hỏi, ‘Thưa cô, tại sao cô đang khóc vậy?’ Cô ấy trả lời, ‘Thầy thấy ngôi nhà đó bên kia sông? Đó là nơi tôi sống, và sáng sớm nay tôi đã lội qua sông mà chẳng sao cả. Nhưng lúc này nước đã dâng cao, và tôi không thể quay lại và không có con thuyền nào để đưa tôi sang’. ‘Đừng lo,’ người thầy tu nói, ‘tôi sẽ giúp cô.’ Và ông ấy nhấc cô gái lên cõng trên lưng băng qua bờ bên kia an toàn. Và hai thầy tu tiếp tục đi về hướng làng kế bên. Họ đi trong yên lặng nhiều tiếng đồng hồ, khi bỗng nhiên người thầy tu thứ hai cất tiếng nói, ‘Anh ơi, anh đã phạm một tội lỗi khủng khiếp. Chúng ta đã có một lời thề sống trong trắng, không bao giờ chạm vào một người đàn bà. Anh không cảm thấy một cảm xúc mạnh khi anh chạm thân thể cô gái đó, hay sao?’ Người thầy tu thứ nhất trả lời, ‘Tôi đã bỏ cô gái ấy lại cách đây hai tiếng đồng hồ – nhưng anh, rõ ràng, vẫn còn đang mang theo cô ấy cùng anh.’ Bạn hiểu rõ câu chuyện này, thưa bạn?”

 Chúng tôi bật cười khi nghe câu chuyện, nhưng Krishnamurti chăm chú nhìn chúng tôi bằng hai mắt nghiêm túc.

 

 

 

 

Chương 9

“TIN GÌ ĐÂY, THƯA BẠN?”

 

 

 

Món khai vị

Xà lách trộn rau diếp, cải bắp đỏ tách ra, giá và cà chua ăn với nước xốt dầu và giấm hoặc mè ngâm.

Xà lách bí zuchini nạo và củ cải nạo, chuẩn bị bằng nhúng nước cốt cam tươi và vỏ cam.

Món chính

Khoai tây thìa là nướng.

Bánh phó mát Thụy sĩ làm bằng vụn bánh quy giòn, mù tạc, hành xanh, mùi tây, phó mát Emmenthal nạo, trứng và kem chua.

Cải hoa, cà rốt và đậu xanh hầm được tô điểm bằng mùi tây băm và quả ô liu cắt lát.

Món tráng miệng

Kem mơ làm bằng quả mơ phơi nắng ngâm mềm trong nước và hòa với kem và va ni.

Trái cây tươi theo mùa.

 

 

 

S

uốt những tuần và những tháng tiếp theo của mùa xuân năm 1978, chúng tôi được mời đến những gặp gỡ đối thoại thường xuyên cùng Krishnamurti tại Pine Cottage. Những gặp gỡ này thông thường gồm có những ủy viên, những giáo viên Oak Grove School, một vài phụ huynh và những người tình nguyện. Chúng diễn ra trong phòng khách lớn tại Pine Cottage mới. Dường như nó là một gặp mặt thích hợp cho sự đối thoại nghiêm túc, một không gian mở lớn có nhiều ánh sáng: một hàng những cửa sổ mái nhà ngay dưới chóp nóc của trần nhà có đầu hồi cao, thêm vào nhiều cửa sổ lớn và một cái cửa sổ kiểu Pháp cho phép ánh sáng ban ngày tràn ngập căn phòng. Những bức tường, trần nhà và những rui nhà cắt phần trên cao của căn phòng được sơn màu trắng, đá lát nền trắng của Ý có một thiết kế hoa văn tinh tế. Một lò sưởi lớn với khoảng lát đá tự nhiên trước mặt là điểm tập trung quanh đó được bày biện những ghế sofa, ghế bành, và những cái bàn thấp cùng những cái đèn và lọ hoa. Những giá sách không đậy và nhiều bức tranh hiện đại mềm mại trang trí những bức tường, tất cả trong một màu sắc dịu. Có hai đứa bé có cánh thuộc nghệ thuật Baroque mạ vàng đang đỡ cái chụp đèn, nhiều chậu cảnh và một cây sung cao trang trí làm sinh động căn phòng. Nó là một nơi đơn giản tuy nhiên thanh lịch và tinh tế, thoáng khí và sáng rực, và thậm chí sự hiện diện của năm mươi người không làm chật chội không gian của nó. Ở đây, Krishnamurti thường gặp gỡ chúng tôi để thâm nhập những nghi vấn nghiêm túc nhất liên quan đến những sống hàng ngày của chúng tôi, đến cách nhận biết suy nghĩ và hành động của chúng tôi, và đến cách chúng tôi giáo dục những người trẻ được giao phó cho chúng tôi.

 Suốt những đối thoại này, ông thường đề cập Mind in the Waters Cái trí trong Những Dòng nước, một cụm từ cuốn hút sự chú ý của tôi. Tôi phải mất một thời gian để hình dung rằng ông đang trình bày về vô vàn hình thức của sự sống thuộc loại động vật có vú trong những đại dương của quả đất. Thật ra, nó là tựa đề của một quyển sách mà ông vừa đang đọc. Ông mê say những diễn tả sinh động về sự thông minh của những động vật biển có vú, mà chắc chắn rất gần gũi với chủng loại riêng của chúng ta. Như thể ông khám phá tức khắc một lãnh vực hoàn toàn mới mẻ của sự sống, và những tường thuật trên truyền hình, những bức ảnh và những chuyện kể về cá voi và cá heo không ngớt gây thú vị vô cùng cho ông. Vì lý do đó, ông cảm thấy kinh hãi bởi sự hủy diệt dã man mà những con người gây ra cho những con hải cẩu, cá voi con và những động vật dưới nước khác. Bất kỳ khi nào ông chỉ trích những độc ác này, giọng nói của ông nặng trĩu sự tuyệt vọng và đau khổ chân thật, và khuôn mặt của ông phản ảnh sự đau đớn khủng khiếp mà loài người đã gây ra cho những sinh vật bằng hữu của nó, môi trường tự nhiên của nó, và chính nó.

 Ngoài Cái trí trong Những Dòng nước, có nhiều chủ đề trên phương tiện truyền thông đại chúng thông báo những đối thoại của chúng tôi tại bàn ăn trưa của A. V. Trong một khoảng thời gian, chính là cuốn phim tài liệu “The Ascent of Man” “Sự Thăng hoa của Con người” của Jacob Bronowski thôi thúc những nhận xét thường xuyên bởi Krishnamurti. Mặc dù ông bị ấn tuợng bởi phong cách và sự trình bày của những chương trình truyền hình, ông hùng hồn tranh luận đầy ngờ vực về sự mãn nguyện rằng nhân loại đã tiến hóa qua sự hiểu biết mỗi lúc một gia tăng của quyển sách đó. Trái lại, ông nêu lên rằng ngày nay đàn ông và đàn bà thuộc tâm lý vẫn còn ban sơ như những tổ tiên thời Đồ đá của họ – bị đè nặng bởi sợ hãi và mê tín, ích kỷ, độc ác và hung bạo – bất kể sự tiến bộ khủng khiếp trong khoa học và công nghệ. Những chương trình tin tức như “60 phút” và “Giờ tin tức McNeil-Lehrer” cung cấp nhiều thông tin sống cho sự xem xét lại hàng ngày của chúng ta về tình hình của thế giới hiện nay. Những diễn viên chính trong hiện trường của toàn cầu trong cuối những năm 70 là hai siêu cường quốc, Mỹ và Liên xô, mà vẫn còn đang ganh đua với nhau, mặc dù ‘Chiến tranh Lạnh’ đã được thay thế chính thức bởi ‘tình trạng bớt căng thẳng’. Một vài tháng trước, Jimmy Carter đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, và mọi người tại bàn ăn trưa có vẻ ưa thích ông ấy. Trong khi chúng tôi đang bàn luận làm thế nào vị Tổng thống mới có thể thân thiện với người lãnh đạo Sô viết, Leonid Brezhnev, Krishnamurti nói, “Tôi phải kể cho bạn câu chuyện này nếu tôi được phép.” Và ông lễ phép nhìn quanh bàn ăn. Mọi người tự nhiên yên lặng và quay về phía ông, háo hức để nghe câu chuyện của ông. “Điều này xảy ra trong thời gian khi Nixon vẫn còn là Tổng thống,” ông giải thích bằng một nụ cười. “Brezhnev gọi Nixon qua đường dây nóng và nói, ‘Xin chào, Mr. President, ông khỏe không? Tôi đã nghe rằng ông có siêu máy tính hiện đại nhất trong toàn thế giới.’ Nixon trả lời, ‘Ồ, Mr. Chairman, tôi không biết ông nhận được tin tức này như thế nào bởi vì nó là tối mật. Nhưng tôi có thể nói với ông rằng nó là máy tính nhanh nhất trong thế giới và có thể tiên đoán những sự kiện trước ba mươi năm. Brezhnev bị ấn tượng, ‘Ba mươi năm: việc đó đáng kinh ngạc. Thậm chí ở đây, Sô viết chúng tôi cũng không có bất kỳ thứ gì như thế. Thật ra, tôi muốn yêu cầu ông một ân huệ, nếu ông không phiền.’ Nixon trả lời, ‘Bất kỳ điều gì ông muốn, vì tình trạng giảm căng thẳng, miễn là nó không thuộc một bí mật quốc gia hay đi ngược lại những lợi ích của nước Mỹ.’ Brezhnev, ‘Tôi sẽ không mơ ước về bất kỳ những thứ đó. Nhưng ông làm ơn hỏi máy tính của ông ai sẽ là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản ở đây trong năm 2000?’ Tổng thống trả lời, ‘Dễ thôi, Leonid, chỉ cần chờ tôi một phút thôi.’ Và đường dây điện thoại yên lặng trong khi ông ấy đang hỏi ý kiến máy tính. Brezhnev ấn lại vào cái ống nghe nhưng chỉ có những tiếng rung của điện thoại khi từng phút trôi đi. Cuối cùng ông ấy hỏi, ‘Ông vẫn còn đó chứ, Richard?’ (họ đã gọi nhau bằng tên) ‘Ồ, còn, Leonid,’ Nixon trả lời, ‘Nhưng tôi không thể tìm hiểu được.’ ‘Nhưng nó nói gì?’ Không còn kiên nhẫn nữa Brezhnev hỏi. Và Nixon trả lời, ‘Đó chính xác là nó. Tôi không thể đọc được nó nói gì – tất cả đều bằng tiếng Trung quốc.’”

 Mọi người bật ra những tràng cười hết sức vui vẻ. Tôi đang ngồi đối diện với Krishnamurti và thấy ông thích kể những chuyện vui nhiều đến chừng nào. Đầu hơi ngả về sau, ông cười phóng khoáng. Mặc dù hiếm khi nào tôi có thể nhớ những chuyện vui. Luôn luôn tôi lại nhớ những chuyện ông kể, có lẽ bởi vì tôi quá ưa thích khiếu hài hước của ông và sự vui vẻ nó đem lại. Khi tiếng cười đã lắng xuống, tôi hỏi ông, “Ông biết chuyện nào nữa không, thưa ông?”

 “Một chuyện nữa?” ông nhướng mày lên.

 “Vâng, làm ơn, thưa ông.”

 Ông nhìn những khuôn mặt chờ đợi quanh bàn ăn, sau đó nhìn tôi, và, hít một hơi thở, nói, “Được rồi, thưa bạn, tôi biết một câu chuyện nữa, cũng về Brezhnev. Ông ấy là Tổng bí thư đảng Cộng sản và Chủ tịch Sô viết được vài năm, và quốc gia này có quyền lực rất lớn. Cứ cách mỗi chủ nhật, người mẹ già nua của ông ấy từ vùng quê viếng thăm ông ấy tại Kremlin. Lần này bà mang cho ông ấy một ít bánh hấp ưa thích. Trước khi rời đi, bà nói với ông là bà lo lắng lắm. Brezhnev cố gắng trấn an bà, ‘nhìn kìa, thưa mẹ, không có gì đáng phải lo lắng đâu. Ở đây con có đủ ăn và căn phòng ấm lắm.’ Nhưng bà cứ tiếp tục, ‘Không, không, con trai ơi, mẹ lo lắng cho con và quốc gia.’ Hai tuần sau bà lại đến thăm và mang cho ông đôi găng tay ấm và một khăn choàng cổ che cả mũi và miệng. Ông ấy cám ơn mẹ và bảo với mẹ mọi thứ đều quá tuyệt vời, nhưng bà quả quyết, ‘Không không, con trai Leonid yêu mến, tất cả đều không tốt cả đâu. Mẹ thực sự lo lắng cho con và mọi việc đang xảy ra. Ai mà biết được việc gì có thể xảy ra?’ ‘Nhưng, mẹ yêu quý,’ ông ấy nói, ‘Thật ra con sống một sống rất an toàn và tốt đẹp ở đây. Có những người bảo vệ ở ngoài cửa để bảo vệ cho con, và con đang kiểm soát mọi thứ, sai bảo mọi nguời phải làm gì.’ ‘Không, không,’ bà lầm bầm khi đang rời, ‘tất cả đều không tốt đẹp đâu.’ Hai tuần sau, bà lại đến, mang cho ông một chai rượu vokda làm ở nhà ưa thích nhất của ông ấy. Sau một lúc bà lại bày tỏ những lo lắng sâu thẳm của bà cho ông ấy nghe. Brezhnev cố gắng làm vơi nỗi sợ hãi của bà lần cuối cùng. ‘Mẹ yêu quý,’ ông ấy nói, ‘con có đủ mọi thứ mà bất kỳ người nào đều mơ ước – ngay cả chiếc xe thể thao đắt tiền nhất từ phương Tây suy đồi. Con đang mặc quần áo đẹp nhất và ăn những thức ăn ngon nhất. Thật ra, con là người có quyền hành nhiều nhất trong toàn quốc gia. Vì vậy, mẹ làm ơn bảo cho con biết tại sao mẹ cứ lo lắng hoài?’ ‘Leonid, con trai của mẹ,’ mẹ nói với ông, ‘con không biết sao? Những người Cộng sản có thể tiếp quản quốc gia này.’”

 Nói đến đó, mọi người tại bàn ăn bật ra những tiếng cười khan cả cuống họng. Cách ông kể những chuyện đùa hoàn toàn không thể bắt chước được, với những cử chỉ minh họa và những diễn tả trên khuôn mặt giống như kịch câm, và một tự tin lạ lùng.

 

*

 

Ngoại trừ Krishnamurti và Mary Z., có một nhóm trung tâm gồm khoảng sáu đến tám ủy viên và giáo viên đều đặn tham gia những bữa ăn trưa hàng ngày tại A. V. Tất cả họ đều ưa thích những vấn đề văn hóa và chính trị thời sự và đều đặn theo dõi những tin tức trên truyền hình và báo chí. Tôi cũng tình cờ là một người hâm mộ tin tức thế giới và thường cố gắng đọc những nhật báo từ đầu đến cuối.

 Rõ ràng, Krishnamurit cũng rất quan tâm đến việc gì đang xảy ra trong thế giới và dường như được thông báo rất rõ về những phát triển mới nhất. Trong khi tôi đặt mua tờ Christian Science Monitor, Mary nhận tờ Los Angeles Times. Sau khi chúng in ấn xong, tôi thường hoặc nhận nó muộn vào buổi chiều hoặc Krishnamurti sẽ mang nó đến tại giờ ăn trưa.

 Buổi chiều đặc biệt đó, ông vào nhà bếp như ông thường làm, qua cái cửa chắn lưới phía hàng hiên. Chào hỏi tôi thân thiện, ông sải bước đến cửa sổ và đặt một tờ Los Angeles Times trên bàn. “Đây nè, thưa bạn,” ông nói, “quá nhiều giấy.”

 “Cám ơn ông, Krishnaji. Ông thực sự đọc nó?”

 “Không, thưa bạn,” ông trả lời, đơn giản là nhiều quá không đọc hết nổi. Ngày qua ngày, tất cả những bài báo dài này. Và chúng luôn luôn đề cập đến cùng mớ vớ vẩn – lặp lại, lặp lại, lặp lại. Thỉnh thoảng tôi nhìn những đầu đề, đó là tất cả.”

 “Ồ,” tôi nói, hơi thất vọng bởi thái độ ngờ vực của ông, mà khác hẳn những tìm hiểu riêng nhiệt thành của tôi, “nhưng còn những truyện tranh hài thì sao, thưa ông? Ông có đọc những phần đó không?”

 “Tranh hoạt hình? Tôi thích những họat hình trong tuần báo New Yorker, chúng thường rất bén nhạy. Hay cậu bé nhỏ, tên cậu ta là gì nhỉ?”

 “Charlie Brown trong tranh hài ‘Peanuts’?”

 “Không,” ông nói. “Cậu bé này luôn luôn gặp rắc rối. Cậu ta khá tinh nghịch.”

 Rà soát lại kho ký ức về những nhân vật hoạt hình của tôi, tôi mau lẹ bắt gặp một nhân vật khả dĩ nhất, “Có phải đó là Dennis the Menace, Krishnaji?”

 “Vâng, chính xác là cậu ta – quá nghịch ngợm, nhưng rất quyến rũ.”

 Hôm đó chỉ có vài người chúng tôi dùng bữa trưa – cái vòng tròn phía bên trong, có thể nói như vậy. Thường thường khi chúng tôi en famille trong gia đình, chúng tôi sẽ có những bàn luận rất sinh động, nhưng lần này mọi người khá giảm bớt cảm xúc, và nói chuyện rất rời rạc. Tôi đang ngồi đối diện Krishnamurti, và rất thường xuyên cái nhìn chăm chú của tôi sẽ lang thang đến ông. Ông đang nhai cẩn thận và từ từ với hai mắt hơi hơi khép lại. Bàn tay trái dài, khép lại đặt trên miếng khăn giấy màu trắng bên cạnh cái đĩa ăn của ông. Ông có vẻ hoàn toàn tự chủ và bình thản, không bộc lộ sự căng thẳng hay lo lắng vì sự yên lặng lan tỏa quanh bàn ăn. Khi mắt chúng tôi tiếp xúc nhau, tôi cảm thấy hơi rụt rè và mất tự nhiên nhưng không nhận ra bất kỳ phản ứng nào trên hai mắt của ông. Chỉ có một chất lượng như gương soi trên hai mắt của ông.

 Bị bứt rứt bởi sự trầm lặng đang tiếp tục, tôi cảm thấy một thôi thúc phải giải trí cho ông bằng điều gì đó. Tôi nghiêng về trước và hỏi ông bằng một giọng nhỏ nhẹ, “Xin lỗi, Krishnaji. Ông có nghe được việc gì đang xảy ra ở Trung quốc?” Ông nhìn thẳng vào tôi nhưng không chút hàm ý của sự tò mò: tôi chỉ có thể phát hiện sự phẳng lặng như cái guơng. Có một khoảng ngừng ngắn ngủi, mà cảm thấy giống như một hành động thăng bằng trên một sợi dây thép cao, khi tôi đáp lại cái nhìn chăm chú của ông, chờ đợi câu trả lời của ông. Sau đó, một lóng lánh vui vẻ vào hai mắt của ông, và ông nói, “Không, tôi chưa nghe gì cả. Việc gì đang xảy ra ở Trung quốc, thưa bạn?”

 Tôi bắt đầu một bài thuyết trình khá dài về những phát triển mới nhất ở Trung quốc và Đông nam á, vắn tắt một chút ít ở đây, nói thêm một chút ít ở đó, và thông thường bổ sung cho dồi dào những chi tiết về một bài báo tôi đã đọc ngày hôm trước. Khi bắt đầu câu chuyện, tôi cảm thấy không tự tin lắm, nhưng ngay khi tôi đã từ bỏ bất kỳ mong ước để được khuyến khích, và không còn tìm kiếm những dấu hiệu quan tâm nơi người lắng nghe tôi, luận văn vắn tắt của tôi gánh vác động lượng riêng của nó. Tôi hâm nóng chủ đề đó khi tôi đang trình bày, vẽ ra một phác họa về lịch sử cổ xưa và mới đây của Trung quốc, cùng những mảnh thông tin rải rác mà bất chợt đến với tôi từ nơi nào chỉ có trời mới biết. Tôi bắt đầu hứng chí khi tôi tiếp tục về những phong tục của Khổng tử và những thái độ thuộc tâm lý. Krishnamurti lắng nghe bằng sự mãnh liệt đang gia tăng, đưa ra nhiều câu hỏi, mà thêm vào trọng lượng cho bài luận văn của tôi. Cuối cùng những người khác tại bàn ăn hưởng ứng, đóng góp vào một nói chuyện sinh động về sự sống còn của truyền thống trong những xã hội cách mạng.

 Bỗng nhiên Krishnamurti giơ tay lên, “Điều này nhắc tôi nhớ về một chuyện vui tôi vừa mới nghe. Việc này xảy ra tại Kremlin ở Moscow, vị trí của quyền lực tối cao. Mỗi buổi sáng người đội trưởng đội bảo vệ đi vào phòng ngủ của Chủ tịch Brezhnev, mang bữa điểm tâm của ông ấy trên cái khay, kèm theo tờ nhật báo Pravda. Người đội trưởng kéo những bức màn từ cái cửa sổ lớn nhìn ra Red Square, chào nghiêm chỉnh và nói vắn tắt cho ông về những diễn biến mới nhất trong thế giới. Khi chấm dứt, Brezhnev nói, ‘Được rồi, đồng chí, liệu đó là tất cả?’ Người sĩ quan ngập ngừng, ‘Ồ, đồng chí Chủ tịch, còn một việc nữa: có một đám đông lớn phía bên ngoài, trong Red Square, và dường như họ đang picnic.’ Brezhnev trả lời một cách hào hiệp, ‘Sáng hôm nay đẹp trời lắm, và mặt trời đang chiếu sáng; hãy cho phép những công nhân tận hưởng một lần.’ Người sĩ quan chào và rời phòng.” Mỗi lần ông đề cập người sĩ quan, Krishnamurti giơ hai tay lên trán của ông, bắt chước kiểu chào mạnh mẽ của người sĩ quan. Sáng hôm sau lại cùng công việc: bữa điểm tâm, báo, màn kéo lên, chào, báo cáo những biến cố mới nhất, và vân vân. Và Brezhnev hỏi, ‘Còn bất kỳ điều gì tôi nên biết không?’ Người đại úy nói, ‘Còn, đồng chí Chủ tịch, có một đám đông thậm chí còn lớn hơn ở ngoài đó trong Red Square, có lẽ một trăm ngàn người, và dường như họ đang picnic.’ ‘Cho phép họ, cho phép họ,’ Chủ tịch trả lời. ‘Vào một buổi sáng nắng ráo như thế này, những người chủ nghĩa vô sản nên thụ hưởng một chút ít.’ Người sĩ quan chào và mau lẹ rút lui. Sáng kế tiếp, cùng sự việc như cũ. ‘Còn bất kỳ điều gì nữa không?’ Brezhnev hỏi khi kết thúc. Và khi người đại úy bắt đầu, chỉ xuống Red Square, Chủ tịch cười cười giơ bàn tay của ông lên và chặn đại úy lại, ‘Được rồi đồng chí, ta nghĩ ta biết chính xác ngươi sẽ nói gì: vào một buổi sáng đẹp trời như thế này, có một đám đông khoảng một triệu người đang ở dưới Red Square đó, và họ đang có một picnic. Tôi nói đúng chứ?’ ‘Vâng, ngài nói đúng, đồng chí Chủ tịch,’ người sĩ quan trả lời. ‘Nhưng còn một điều khác nữa: tất cả bọn họ đều đang ăn bằng đũa.’”

 Sau khi chúng tôi đã cười được một lúc, Krishnamurti quay về tôi và hỏi, với hai mắt nhấp nháy và chút ít châm biếm trong giọng nói của ông, “Liệu có bất kỳ tin tức quan trọng nào mà tôi phải biết không?” Câu hỏi này bật ra những tiếng cười mới của chúng tôi, và nó cũng thêm dầu mỡ vào ngọn lửa của tôi. Tôi nhớ lại một lưu ý vắn tắt trong cột khoa học của tờ Times diễn tả sự khám phá mới đây về thiên thể, được gọi là một chuẩn tinh, trong vùng phụ cận giải ngân hà của chúng ta. Người ta nói rằng chuẩn tinh này có năng lượng phi thường. Krishnamurti hoàn toàn bị cuốn hút bởi câu chuyện của tôi về sự khám phá vũ trụ, đang lắng gnhe đầy chú ý.

 Được cảm hứng bởi sự trình diễn ứng khẩu này, tôi sẽ, trong những ngày và những tuần lễ kế tiếp, kể một câu chuyện của những sự kiện thế giới nổi bật nhất cho Krishnamurti, đặc biệt khi có một thời gian trầm lặng trong nói chuyện. Nhưng tôi sẽ chỉ làm như thế khi chúng tôi ở trong một vòng tròn nhóm nhỏ và khi tình cờ tôi đang ngồi cạnh Krishnamurti, bởi vì chính do ông mà tôi mới đang tường thuật. Kể cho ông những tin tức mới của thế giới dần dần trở thành một nhiệm vụ mới trong công việc của tôi. Thái độ vui đùa của ông đối với nguồn tin tức tin cậy tại bàn ăn trưa của tôi định đoạt nó nhiều lắm. Rõ ràng ông thích thú phần điểm lại báo chí vắn tắt và đầy đủ tin tức về những biến cố toàn cầu, và, chẳng mấy chốc, bắt đầu khuyến khích tôi, đặc biệt mỗi khi tôi quên thực hiện những tuyên bố tin tức hàng ngày của tôi, bằng cách hỏi tôi rất nghiêm túc, “Tin gì đây, thưa bạn?”

 Nó đã trở thành trò chơi nho nhỏ trìu mến giữa chúng tôi, mà, mặc dù vui đùa tại một mức độ nào đó, đã cho phép một hình thức mới của sự nghiêm túc. Nó là một giao kèo đặc biệt giữa chúng tôi mà đã xảy ra một cách tự nhiên, thực tế với sự tự nguyện riêng của nó, không động cơ hay kế hoạch ở cả hai người. Sư hài hước phong phú và sự hiếu kỳ chân thật của ông về việc gì đang xảy ra trong thế giới khiến cho nó sinh động. Cũng có một đùa giỡn quanh nó, và tôi rất sung sướng khi có một trung gian cụ thể để hiệp thông cùng ông, mặc dù việc này không phải độc quyền, bởi vì bất kỳ người nào cũng có thể tham gia tại bất kỳ thời điểm nào.

 Khi bắt đầu trò chơi của chúng tôi, tôi tường thuật tin tức do bởi sự thôi thúc của khoảnh khắc không cố ý trong cái trí của tôi, không có bất kỳ sự suy nghĩ hay rà soát từ trước. Nhưng khi “Tin gì đây, thưa bạn?” trở thành một câu hỏi đều đặn, và hầu như xảy ra hàng ngày, nó cũng trở thành một thách thức. Hiếm khi nào tôi phát giác mình không thể rút ra một chủ đề xứng đáng để tường thuật từ nguồn phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng thỉnh thoảng những sự kiện tôi tường thuật, hay góc độ đặc biệt của sự trình bày của tôi, sẽ bị thách thức bởi một người ăn trưa có nhiều thông tin. Vì vậy tôi phải khiến cho những sự kiện của tôi trung thực, với mục đích cởi mở và không giữ thế thủ quanh họ. Đồng thời, tôi cảm thấy một thôi thúc vô cùng để cả chính xác lẫn xuất sắc trong sự giải trí mà tôi cung cấp. Tại cơ bản sự thách thức được truyền cảm hứng bởi Krishnamurti, người mà dường như không cần nỗ lực hay cố ý đã sáng tạo sự mong muốn cao độ của một con người.

 Nơi dựa dẫm tin cậy về tin tức ứng khẩu khởi đầu của tôi dần dần trở nên tinh tế và văn chương hơn, nhưng cũng ít lặp lại hơn. Thoạt đầu, tôi chỉ trích dẫn đơn giản những đầu đề và cung cấp một tóm tắt về những sự kiện nổi bật nhất trong ngày. Krishnamurit có thể quen thuộc với hầu hết điều gì tôi đang nói. Thậm chí như thế, ông rất chú ý lắng nghe sự tóm tắt của tôi về những đề tài nổi bật trong ngày, và hiếm khi nào ông ngắt lời tôi bằng, “Tôi biết, thưa bạn, tôi biết.” Vì vậy, tôi có khuynh hướng tập trung mỗi lúc một nhiều hơn vào những sự kiện ít công khai hơn. Thật mau lẹ, tôi phát giác rằng tôi đang hiến dâng một lượng thời gian và năng lượng đáng kể vào sự tìm hiểu những việc đang xảy ra cực kỳ phức tạp trong đấu trường thuộc chính trị. Tuy nhiên, cơ sở chỗ dựa chính của tôi vẫn là cái máy radio để bàn nhỏ cổ lỗ mà tôi mở liên tục đến đài tin tức.

 Khi có nhiều khách hay người nào đó đặc biệt được mời đến ăn trưa, chúng tôi sẽ hoãn trò chơi “Tin gì đây, thưa bạn?” Vào những dịp này, hiếm khi Krishnamurti quên chất vấn tôi trong nhà bếp, hay, giống như ý tưởng nảy ra trễ, ông sẽ đi thẳng đến tôi sau bữa ăn trưa và hỏi, “Tin gì đây, thưa bạn?” chỉ giữa hai chúng tôi. Trò chơi tin tức của chúng tôi tiếp tục trong nhiều năm tháng, bắt đầu mới mẻ lại mỗi mùa khi Krishnamurti đến ở tại Ojai. Mỗi lần, nó khoác vào một hình thức hơi khác biệt, bởi vì “Tin gì đây, thưa bạn?” đã trở thành cái gì đó của một cơ sở giáo dục tại A. V.

 Nhưng, dĩ nhiên, trò chơi của chúng tôi không phải là trò chơi duy nhất trong thị trấn: tôi đã khám phá rằng Krishnamurti ưa thích chơi những trò chơi nhỏ với nhiều nguời bạn của ông. Một trong số họ, Mr. Lilliefelt, một người ngoại giao Liên hiệp quốc của Thụy điển đã về hưu, có một dụng cụ đo mức độ mưa trong vườn của ông ấy. Krishnamurti thường hỏi ông ấy, “Bao nhiêu inch vậy, thưa bạn?”

 “Sáng nay chúng ta có một inch mưa, Krishnaji.”

 Và họ tiếp tục bày tỏ sự thỏa mãn thú vị của họ bởi sự phong phú của nước trong thung lũng và tham gia một trao đổi vắn tắt về lượng mưa trung bình và từng mùa.

 

*

 

Một trò chơi khác xoay quanh cái đồng hồ bỏ túi Patek-Philipe quý giá của Krishnamurti. Ở đề tài này, câu hỏi là, “Bao nhiêu giây vậy, thưa bạn?” Khi ông phát giác rằng cái đồng hồ của ông chậm nhiều giây, ông rất háo hức muốn nó chạy đúng lại. Người bảo trì đồng hồ mà ông thường so sánh thời gian đề nghị kiểm soát lại và điều chỉnh nó giùm ông. Ông ấy lau chùi nó và chỉnh theo Giờ tiêu chuẩn thế giới, sau đó gửi lại cái đồng hồ cho Krishnamurti. Bất kỳ khi nào ông ấy đến ăn trưa, Krishnamurti sẽ đi thẳng đến và đưa cái đồng hồ cho ông ấy, hỏi trong lúc nó được trả lại, “Bao nhiêu giây, thưa bạn?” và người bảo trì sẽ trả lời, “Nó vẫn chậm nửa giây, thưa ông.” Việc này tiếp tục khoảng vài tuần, cho đến khi cuối cùng câu trả lời là, “Nó chính xác đến từng giây, thưa ông.”

 Mặc dù những trò chơi và những chuyện đùa thương yêu này mang lại một yếu tố thư thái cho những tụ họp bữa trưa của chúng tôi tại A. V., chúng không bị lệch khỏi ý thức của sự nghiêm túc thăm thẳm mà Krishnamurti thể hiện giữa chúng tôi. Sự nghiêm túc của ông giống như một tảng đá, và không gì có thể xê dịch được nó. Nó được bám rễ trong thực sự của khoảnh khắc đó, trong cái nguồn đang sống của năng lượng, nhưng nó không loại trừ tiếng cười và hài hước.

 

 

 

 

Chương 10

NHỮNG DÒNG NƯỚC THIÊN ĐÀNG

 

Món khai vị

Xà lách xanh trộn ăn với nước xốt dầu ô liu và gia vị hoặc rau mùi tây.

Xà lách yến mạch nước được chuẩn bị với nho Hy lạp, cây bạch hoa, hạt thông và cà chua ướp phơi nắng.

Cà rốt nạo, nhúng chanh và mật.

Món chính

Hạt kê hầm được bày biện với lát quả hạnh nướng.

Đậu garbanzo hầm, được nấu trong nước xốt riêng của nó với bột mè tahini và nước ép cam, hành, cần tây và mùi tây băm nhỏ.

Củ cải Thụy sĩ, được hầm và trải với dầu ô liu, tỏi, nước ép chanh và một khoanh bột hạt nhục đậu khấu tươi.

Món tráng miệng

Bánh phồng khoai lang, được làm bằng khoai lang nướng, siro nhựa cây thích, bơ, trứng và vỏ cam.

Trái cây tươi theo mùa.

 

1978

 là một năm có lượng mưa dồi dào ở Nam California, kèm theo lũ lụt kinh hoàng, đặc biệt ở những vùng núi như Ojai Valley. Suốt nhiều ngày cho đến khi kết thúc, mưa trút xuống liên tục từ những bầu trời phủ đầy những đám mây đen có màu xám xịt. Hẽm núi khô cạn của Thacher Creek, mà cắt ngang McAndrew Road dưới một cái cầu cách A. V. một trăm yard, gần như đang bị chảy tràn qua bởi dòng nước xoáy có màu nâu sậm.

 Trong khi chúng tôi tụ họp quanh bàn ăn trưa, chúng tôi có thể nghe không chỉ tiếng trống đánh rất mạnh của cơn mưa trên mái nhà, nhưng còn cả tiếng gầm thét của Thacher Creek và sự va chạm lớn tiếng của những tảng đá láng khổng lồ đang đập vào nhau. Chúng tôi đang bàn luận về việc gì sẽ xảy ra với ‘Những nói chuyện trước công chúng’, mà đã được lên thời khóa biểu để bắt đầu tuần tới, vào đầu tháng tư. Một ủy viên nữ phác họa một kế hoạch để đối phó những việc xảy ra bất ngờ. Bà ấy nói, rõ ràng rằng Những Nói chuyện không thể xảy ra ở Oak Grove như đã được lên kế hoạch, ngay cả đến lúc đó mưa đã chấm dứt, bởi vì khu đậu xe là một cánh đồng đầy bùn. Trong hầu hết Những Nói chuyện cuối tuần, những sắp xếp đã được thực hiện để Krishnamurti nói chuyện tại phòng tập thể dục của Nordhoff High School. Những Gặp gỡ câu hỏi-trả lời Thứ ba và Thứ bảy sẽ được tổ chức tại Libbey Bowl, nếu thời tiết cho phép. Nó là một bàn luận sinh động và mọi người nói xen vào, trong khi Krishnamurti nghiêng về phía sau trong ghế của ông và lắng nghe một cách yên lặng nhưng mãnh liệt đến điều gì đang được nói. Thoạt đầu, có vẻ lạ lùng đối với tôi rằng khi, trong vấn đề có sự quan tâm cốt lõi đối với ông, ông thường vẫn giữ vẻ khá ít nói. Chỉ khi suy nghĩ kỹ càng tôi mới chợt hiểu ra rằng đơn giản đây là cách của ông: ông đã giao trách nhiệm sự tổ chức Những Nói chuyện cho những ủy viên, và họ đang thu xếp nó. Dĩ nhiên, họ sẽ hỏi ý kiến ông và sẽ không làm bất kỳ việc gì trái nguợc những mong ước của ông, nhưng tại cơ bản ông để cho họ làm công việc của họ mà không có sự can thiệp không hợp lý của ông.

 Mưa như trút nước vẫn tiếp tục và sự lo lắng chung của chúng tôi về Những Nói chuyện sắp tới tạo ra một ý thức mãnh liệt của cùng nhau trong chúng tôi, khi chúng tôi hội ý với nhau quanh bàn. Trong khi mười người khách khác tham gia một bàn bạc sôi nổi về ngày tháng, vị trí và những việc thay thế, tôi đang quan sát ông. Sự diễn tả trên khuôn mặt của ông là không gì cả, khi ông đang chú ý theo dõi những việc đang diễn ra. Ngay lúc bàn tay của ông với tới cái ly hết nước của ông, như thể ông muốn uống, thế là tôi vội vàng cầm bình nước kế cận tôi và chuẩn bị rót nước vào cái ly. Bị ngạc nhiên bởi phản ứng mau lẹ của tôi, ông ngước mắt về phía tôi.

 “Cho tôi một chút thôi, thưa bạn.” ông nói.

 Tôi đã rót khoảng dưới nửa inch vào ly của ông trước khi ông nói, “Cám ơn bạn, thưa bạn. Từng đó đủ rồi.”

 Tôi luôn luôn ngạc nhiên bởi một lượng nước rất ít ông tiêu thụ suốt những bữa ăn. Thỉnh thoảng, khi tôi đã rót cho ông chút ít nước, tại cuối bữa ăn ông thường cẩn thận chỉ rõ cho tôi rằng ông đã không chạm đến nó. Luân phiên, tôi sẽ cam đoan với ông rằng nó sẽ không bị đổ đi và rót nó vào cái ấm cho tách trà kế tiếp. Ông sẽ mỉm cười, hài lòng về tính tiết kiệm của tôi.

 Lúc này, ông nhấp một chút nước từ cái ly và hướng sự chú ý đến bàn luận đang xảy ra. Sau vài phút, duờng như hầu hết mọi chi tiết đã được rõ ràng, và một trong những ủy viên phụ nữ quay về phía Krishnamurti và hỏi, “Việc đó nghe như thế nào đây, Krishnaji? Ông nghĩ chúng ta có thể xúc tiến như vậy?”

 Ông mỉm cười rạng rỡ với bà và trả lời, “Vâng, nó có vẻ được đó. Chỉ có điều, chúng ta sẽ làm gì nếu có mưa vào một ngày của đối thoại?”

 Người phụ nữ thở dài, “Ồ, Krishnaji, vậy thì chúng ta hoặc phải hủy bỏ nó, hoặc chúng ta có lẽ thuê giảng đường Art Center. Ông nghĩ gì đây?” bà hỏi nguời hiệu trưởng.

 “Đó là một khả năng,” nguời hiệu trưởng trả lời. “Chỉ có điều là sức chứa khá giới hạn: tối đa một trăm năm mươi hay một trăm bảy mươi lăm người, tôi nghĩ. Và người chỉ huy ngành Cứu hỏa khá nghiêm khắc về điều này.”

 Ngay lúc đó một cơn mưa bất thình lình tạo ra một ồn ào lớn ngắt ngang và mọi người im lặng. Sau một lúc Krishnamurti nói, “Các bạn sẽ thực hiện được nó.” Kèm theo một liếc nhìn quanh thật mau, ông tiếp tục, “Cơn mưa này nhắc tôi nhớ lại một câu chuyện hay. Có lẽ trước kia bạn đã nghe nó rồi. Narada là một yogi thành công đến độ vào một ngày thần Vishnu hiện ra trước mặt ông và nói, ‘Narada, ta ban cho ngươi bất kỳ ao ước nào ngươi muốn. Chỉ cần kể cho ta và ngươi sẽ có được nó.’ Thế là Narada nói với Vishnu, ‘Tất cả mọi điều mà con muốn là hiểu rõ Maya, sức mạnh của ảo tuởng.’ Và Vishnu thở dài, ‘Thực hiện việc đó khó lắm. Liệu không có ao ước nào khác hay sao, tiền bạc hay quyền lực, hay sự vui thú thiêng liêng nào đó?’ Nhưng Narada quả quyết, ‘Đó là tất cả mà con muốn.’ Vishnu nói, ‘Vậy thì, được rồi. Nhưng hôm nay là ngày đẹp trời, vì vậy chúng ta hãy đi dạo trong khi ta giải thích điều này cho ngươi.’ Họ đang dạo bộ giữa những quả đồi như hai người bạn, nhìn ngắm những hòn núi có đỉnh phủ tuyết hoành tráng xa xa. Nắng rất gắt, và Vishnu ngừng lại dưới một cái cây có bóng râm và nói với Narada, “Trời ơi, nóng quá và ta rất khát. Vì vậy, trước khi chúng ta nói về việc này, ngươi có thể lấy cho ta ít nước từ cái nhà tranh dưới kia? Ta sẽ đợi ở đây.” Narada nói, “Được thôi, thưa ngài. Con sẽ trở lại ngay.” Và cậu ta phóng thẳng đến cái nhà đó và gõ cửa. Cửa được mở bởi một cô gái tuyệt đẹp. Cậu ta hoàn toàn bị mê hoặc khi cô gái mời vào nhà. Cậu ta gặp gia đình của cô gái và họ mời cùng ăn trưa với họ, và trước khi cậu ta hiểu rõ mọi việc thì cậu ta đã mê đắm cô gái trẻ rồi. Họ mời cậu ta ở lại đêm đó, và cuối cùng cậu ta lấy cô gái. Họ có con cái và huởng một cuộc đời giàu có và hạnh phúc. Thế nhưng, vào một năm, những cơn mưa gió mùa mạnh nhất từ trước đến nay đã xảy ra. Mưa liên tục ngày này sang ngày khác, gây ngập lụt những cánh đồng và cuốn trôi nhiều nhà cửa. Vì nước cứ dâng cao, Narada nắm chặt vợ và con cái bằng tay, trên vai cõng đứa nhỏ nhất, và cùng nhau họ cố gắng cứu mạng sống bằng cách leo lên mái nhà. Nhưng con cái, đứa này tiếp theo đứa khác, bị cuốn trôi bởi dòng nước cuồng nộ. Và ngay lúc Narada cố gắng kéo vợ lên mái nhà, cô ấy cũng bị nuốt trọn bởi cơn lụt. Narada cảm thấy bị tan nát hoàn toàn bởi sự mất mát toàn bộ mọi thứ mà cậu ta nâng niu. Cậu ta đang bám chặt vào cuộc đời đáng quý này và, trong sự tuyệt vọng, cậu ta bắt đầu hăng hái cầu nguyện, ‘Thần ơi, làm ơn giúp con qua khỏi sự đau khổ này.’ Và qua tiếng nước gầm thét vang lên giọng nói của Vishnu, ‘Vậy thì ly nước của ta đâu rồi?’”

 Giữa tiếng ồn ào của cơn mưa đang trút xuống, chúng tôi bật ra những tiếng cười. Nghe Krishnamurti kể một chuyện vặt hay chuyện đùa luôn luôn là một hân hoan vô cùng cho tôi. Nó không bao giờ hết gây ngạc nhiên cho tôi rằng một người mà sống và hình thành một lời giảng của thấu triệt và siêu phàm độc nhất lại cũng ưa thích kể những chuyện bông đùa. Dĩ nhiên, nó là những câu chuyện hữu ích. Trong trường hợp này, tôi nhận ra câu chuyện như một bài tóm tắt ngắn của thần thoại Ấn giáo về Narada và Vishnu, mà cũng được kể lại trong chương cuối của The Glass-Bead Game Trò chơi Hạt-Thủy tinh được viết bởi Herman Hesse.

 

*

 

Cuối cùng, Những Nói chuyện trước công chúng năm 1978 được tổ chức tại phòng tập thể dục Nordhoff High School và Libbey Bowl. Mưa bắt buộc một trong những gặp gỡ đối thoại phải được chuyển đến Ojai Arts Center vào phút cuối. Sảnh nêm chật người, và hơn một trăm năm mươi người đang chờ đợi để vào nghe. Bởi vì không còn chỗ nào nữa, nhiều cái loa mau chóng được lắp đặt phía bên ngoài, để cho những người đứng ngoài trong cơn mưa có thể theo dõi đối thoại được bảo vệ bởi những cái dù và những vật dụng tránh mưa.

 Phía bên trong, có vẻ ngộp thở, với những con nguời dồn ép vào nhau. Thậm chí trên bục thềm nhỏ, Krishnamurti cũng không thể tránh khỏi bị vây chặt bởi những người không còn nơi nào nữa để ngồi hay đứng. Nhiều nhân viên của trường, kể cả tôi, hình thành một vòng tròn loại bảo vệ quanh ông, để cho ít ra ông có thể có một khoảng trống tối thiểu nào đó để cựa quậy. Ngoài ra, hệ thống âm thanh của sảnh, kết hợp với những tiếng ồn của cơn mưa đang trút xuống, khiến cho ông rất khó khăn khi nghe rõ điều gì đang được trình bày. Do vậy, ông nhờ một trong những giáo viên đang ngồi cạnh ông lặp lại câu hỏi và câu nói từ khán giả. Bất kể sự sắp xếp có vẻ kỳ cục này, nó hóa ra lại là một gặp gỡ câu hỏi-trả lời rất sinh động và sôi nổi. Chất lượng đặc biệt của cùng nhau của nó có lẽ đã được sáng tạo, phần nào, bởi sự gần gũi thuộc vật chất của chúng tôi và sự bất lợi của những yếu tố nghịch cảnh.

 

*

Mỗi lúc một trở nên rõ ràng rằng thỉnh thoảng Krishnamurti gặp khó khăn khi nghe, đặc biệt khi có nhiều nhiễu loạn của bối cảnh, hoặc khi nhiều người đang nói cùng một lúc. Suốt những bàn luận cùng nhân viên tại Pine Cottage và tại những đối thoại trước công chúng thường thường rất cần thiết phải lặp lại những câu hỏi nhiều lần trước khi ông hiểu rõ nó. Một vài nhân viên tỏ ý lo ngại về tình trạng bị điếc đang gia tăng của ông. Nói chuyện về vấn đề đó với Krishnamurti và Mary Z., họ đề nghị rằng ông nên sử dụng máy trợ thính. Sau những suy tính lâu và sự do dự ban đầu, ông đồng ý thử dùng nó. Sau khi mang dụng cụ đó nhiều lần, ông không thể quen thuộc với công việc điều chỉnh mức độ âm thanh, mà sinh ra một tiếng rít rít gây nhức nhối. Ông cũng không thích cảm giác của bị nhét chặt cái gì đó đằng sau dái tai của ông. Thế là, chúng tôi phải tiếp tục lặp lại những câu hỏi.

 

*

 

Nói chuyện cuối cùng trong một chuỗi nói chuyện ở Ojai năm 1978 xảy ra tại một địa điểm khá không phù hợp, sân thể thao của Nordhoff High School. Một sân khấu nhỏ đã được dựng lên trên sân bóng phía trước khán đài không mái che. Đó là một buổi sáng rõ ràng và lóng lánh, và một cơn gió lạnh đang rượt đuổi những đám mây trắng qua bầu trời xanh sẫm. Có vẻ là một tình huống kỳ cục – những băng ghế xếp thành tầng trên một phía sân chật cứng người túm tụm vào nhau trong những cái áo khoác và những cái mền, và, phía sân bên kia, một con người cô đơn đang nói từ một cái bục trong một cái sân trống không khác hẳn. Gió tạo ra những ảnh huởng âm thanh vù vù trên hệ thống loa phóng thanh, trong khi, phía bên trái, những chiếc xe hơi đang vù vù chạy qua dọc theo Maricopa Highway. Nhưng vào một buổi sáng đẹp như thế này Krishnamurti có vẻ không bị bối rối bởi những hoàn cảnh bất thường. Bình thản và hầu như nghiêm nghị, ông nói về thiền định, chết, tình yêu và cái thiêng liêng.

 

*

 

Một vài ngày sau khi kết thúc những nói chuyện, ông và Mary Z. đến thăm Wolf Lake School mới trên Vancouver Island ở British Columbia. Sau khi quay lại Ojai, ông chỉ ở lại một tuần lễ trước khi bắt đầu chuyến hành trình hàng năm của ông, mà đưa ông đến Brockwood Park vào đầu tháng năm, sau đó đến Saanen, trở lại Brockwood Park, và tiếp tục đến Ấn độ vào tháng mười.

 

*

 

Tôi ở lại California và bận rộn tại Oak Grove School, nhưng tôi lỡ tham gia những nói chuyện trong những địa điểm khác nhau. Tháng chín năm 1978 chúng tôi bắt đầu nhận được những lá thư gửi chung cho mọi người từ ông. Những lá htư này sau đó được xuất bản với tựa để Letters to the Schools Thư gửi Trường học. Trong văn phong súc tích và sắc sảo, chúng nhấn mạnh vào sự chú ý của cả những giáo viên lẫn những học sinh về những nghi vấn nghiêm túc của sống. Chúng dài trung bình khoảng một và hai trang, tóm lược bản thể của lời giảng của ông và ý nghĩa của sự giáo dục như ông nhìn thấy nó. Trong chúng, ông thường sử dụng những cụm từ kinh ngạc, như là ‘những lý tưởng làm hư hỏng cái trí’; ‘kiếm sống là sự phủ nhận của sống’; ‘Thượng đế là vô trật tự’; ‘chúng ta sống bằng những từ ngữ và những từ ngữ trở thành ngục tù của chúng ta’; và vân vân. Mặc dù chúng được viết trong một văn phong không cá nhân và gửi cho hàng trăm giáo viên và hàng ngàn học sinh tại những trường học ở Ojai, Canada, Anh và Ấn độ, tôi cảm thấy chúng đang nói với tôi một cách cá nhân. Khi chúng tôi nhận chúng được nhiều năm, chúng trở thành nền tảng cho nhiều bàn luận sinh động của giáo viên về ý nghĩa của sự giáo dục và vai trò của chúng tôi trong nó.

 

*

 

Krishnamurti quay lại Ojai vào tháng hai năm 1979. Đã có khoảng mười sáu người khách tại bữa ăn trưa thứ bảy sau khi ông đến. Mọi người vui mừng khi gặp lại ông, và nó cảm thấy giống như một gia đình lớn, một tập họp của những người bạn nghênh đón lại con người mà không hiểu vì sao đã mang tất cả họ lại cùng nhau. Tôi đang ngồi chéo góc với Krishnamurti và nhận thấy rằng ông khá trầm ngâm và kín đáo. Mặc dù ông theo dõi nói chuyện sinh động, hiếm khi nào ông tham gia nó. Vì ông chỉ mới từ Ấn độ đến, ngừng lại chút xíu tại Brockwood Park, vài người hỏi ông về những trường học ở đó, nhưng chỉ nhận được những câu trả lời đại khái. Cái gì đó đang làm bận tâm cái trí của ông.

 Hầu hết những người khách đã bắt đầu thưởng thức món mouss chocolate của họ, khi bỗng nhiên Krishnamurit từ bỏ sự xa xăm của ông và nói chuyện với hai người ngồi cạnh ông. Như thường lệ, câu hỏi của ông tưởng là đơn giản nhưng dễ bị lầm lẫn trong cách nói, tuy nhiên nó có một tác động của một triển vọng hoàn toàn khác hẳn câu hỏi của những bộ não khác. Và dường như nó có liên quan trực tiếp đến tình hình hiện nay. Rất bất ngờ ông hỏi, “Cái trí Mỹ là gì?”

 Những người ngồi quanh bàn đáp lại trong sự yên lặng hiệp thông khi họ thâm nhập câu hỏi: mọi người ngừng nhai, hạ thấp muỗng nĩa, và quay đầu hướng về cái nguồn của câu hỏi. Nó nhắc nhở tôi về một chương trình truyền hình: khi Krishnamurti nói, mọi người lắng nghe. Tôi cũng mang máng nhớ rằng Krishnamurti đã đưa ra cùng câu hỏi như thế nhiều lắm trước khi ông đến California. Có lẽ ông hỏi nó bởi vì những ấn tượng tức khắc của văn hóa và xã hội Mỹ vẫn còn mới mẻ trong cái trí của ông.

 Không trả lời tức khắc nào có sẵn. Ông lặp lại nó một cách khẩn thiết vào sự yên lặng được tạo ra bởi một tá bộ não đang suy ngẫm những từ ngữ của ông: Cái trí Mỹ là gì? Hầu như tôi có thể nghe những chuyển động tinh thần đang quay cuồng và răng rắc trong mỗi hộp sọ của cá thể, bởi vì nó không là một câu hỏi bình thường và khiếm nhã nhưng một câu hỏi mà đã chạm vào những gốc rễ thuộc văn hóa của hầu hết mọi người hiện diện tại đây. Chỉ một vài người trong chúng tôi, giống như Krishnamurti và tôi, là những ngoại kiều.

 Sau một khoảng thời gian, nhiều người bắt đầu đưa ra những quan điểm của họ. Một phụ nữ lớn tuổi tự nguyện, “Ồ, những quan tâm về thương mại hay vật chất chắc chắn là những nét quan trọng của cái trí Mỹ. Tiền bạc, của cải, và tiêu chuẩn sống vật chất có thể được ấp ủ nhiều hơn bất kỳ thứ gì khác.”

 “Dĩ nhiên, nó là Mơ ước của người Mỹ,” người nào đó bày tỏ sự đồng tình.

 “Mơ ước của người Mỹ là gì?” Tôi hỏi, có một nhận thức mơ hồ về điều gì được hàm ý bởi thuật ngữ được nghe thường xuyên này.

 “Nó là có một ngôi nhà riêng của bạn, một chiếc xe hơi riêng của bạn, và cũng cả sự mong đợi và sự tin tưởng rằng mọi thứ sẽ luôn luôn trở thành tốt đẹp hơn,” Alan giải thích.

 “Không, không,” Krishnamurti nói bằng một cử chỉ tự phát, “thật ra điều đó không trả lời câu hỏi. Rốt cuộc, hầu hết thế giới phương Tây, có lẽ thậm chí toàn thế giới, đều rất vật chất và có tính buôn bán. Đó không là đặc điểm độc nhất của người Mỹ. Không, Cái trí Mỹ là gì – trong bản thể của nó? Điều gì khiến cho nó khác biệt với cái trí Pháp, cái trí Anh, cái trí Trung quốc?”

 Một trong những ủy viên phát biểu, “Cái trí Mỹ có đặc điểm rất cá nhân. Sự nghiệp và sự chủ động cá nhân được đánh giá cao…”

 Một lắc đầu không đồng ý khác bởi Krishnamurti, người đã kiềm chế chặt chẽ theo đúng hướng của bàn luận đó, đang bám chặt nó trong giới hạn của câu hỏi của ông. “Không, không…”

 “Có một chất phác ở đó, một hồn nhiên của cái trí, một chất lượng trẻ con, mà hiếu kỳ với mọi thứ – đùa giỡn, nhưng cũng rất rộng lượng,” một phụ nữ khác gợi ý.

 Điều này gợi tò mò cho Krishnamurti và rốt cuộc được thâm nhập bởi ông và nhiều người khác, mà đồng tình với nó như một đặc điểm của cái trí Mỹ. Trong nhiều khía cạnh, nó phù hợp với một số trong những ấn tượng đầu tiên của Krishnamurti về nước Mỹ, khi ông và người em Nitya của ông đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ năm 1922. Ông đã viết một chủ đề về sự tiếp xúc đầu tiên với Thế giới Mới này, trong nó ông diễn tả đầy nhiệt thành về vẻ đẹp của đất đai và không gian khoáng đạt, tinh thần không thành kiến của con người, với sự say mê trẻ trung cho sống. Bất ngờ gặp gỡ một thái độ khoan dung nhiều hơn thái độ ông đã tìm thấy ở nước Anh và những vùng đất khác của thế giới, nơi nước da đen ngăm ngăm của ông thỉnh thoảng gây ra sự nhạo báng công khai, rõ ràng đã có một tác động tích cực vào cái trí trẻ thơ của Krishnamurti. Nhưng, dĩ nhiên, nhiều việc đã thay đổi ở nước Mỹ và những nơi khác suốt sáu mươi năm này. Không những nước Mỹ đã phát triển khủng khiếp trong dân số và trong sức mạnh kinh tế lẫn quân sự, nhưng cũng còn có những thể hiện rõ ràng của sự suy đồi xã hội.

 Một phần nào đó ông đồng tình với quan điểm được đưa ra, nhưng ông cũng không đồng ý lắm. Tôi không nghĩ ông đã đạt được một trả lời cụ thể cho câu hỏi của ông và đang chờ đợi chúng tôi khám phá nó, nhưng ông có một nhận biết cụ thể, và có thể rất tổng thể về chất lượng của cái trí Mỹ. Lúc này cái trí Mỹ này, qua sự thâm nhập chung hòa hợp, được khám phá khi đang vận hành thực sự.

 Ông cẩn thận che giấu trả lời của ông bằng cách nói, “Vâng, có cái gì đó đối với cái trí đó. Có một chân thật và hồn nhiên nào đó, nhưng nó không hoàn toàn thể hiện chất lượng độc đáo của cái trí đó.”

 Một người khác cố gắng diễn đạt những cảm nghĩ về chất lượng hoàn hảo của tinh thần người Mỹ. “Nhưng, thưa ông, liệu sự tự do không là thành tựu vĩ đại nhất của người Mỹ, hay sao? Tự do xã hội, tự do chọn lựa, những cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người?”

 Sự gợi ý của bà gây ra những tiếng cười, trong đó Krishnamurti tham gia, bởi vì quá nhiều đề nghị trong lời giảng của ông đã được tập trung vào sự tự do như một thực sự thuộc tâm lý. Vẫn vậy, ông đã sử dụng từ ngữ ‘tự do’ trong một ý nghĩa rất tinh tế và thuần khiết. Nó không phải ‘tự do khỏi’ hay ‘tự do để’ mà ông đang yêu cầu, cũng không phải thuần khái niệm chung như ‘tự do của chọn lựa’ hay ‘tự do làm việc gì người ta ưa thích’. Không tự do nào trong những thứ này dính dáng vẻ đẹp bên trong của chất lượng cơ bản của sự hiện diện mà ông đang ám chỉ. Sự hình thành thuộc từ ngữ gần gũi nhất mà tôi có thể suy nghĩ là ‘sự tự do quan sát’.

 Lúc này một người khách khác gợi ý, “Thật ra người ta có thể đề nghị điều đó, trong xã hội này, một bình đẳng cơ bản thực sự hiện diện cho mọi người. Nó được minh họa bởi hệ thống pháp luật, mà mọi người đều có sự tiếp cận như nhau.”

 Một bàn luận sinh động, đồng ý hay không đồng ý, trong đó những ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống luật pháp Mỹ được đánh giá. Một giáo viên tranh luận, “Ồ, đúng thực rằng mọi người đều có sự tiếp cận bình đẳng đối với luật pháp. Điều đó thực sự có nghĩa rằng mọi người đều có thể thưa kiện bất kỳ người nào vì lý do cũ kỹ. Dĩ nhiên, có một giải pháp thực thi của công lý bằng luật pháp trong đó nhưng…”

 Một trong những ủy viên ngắt lời ông, “Nhưng hãy thấy điều gì xảy ra: chúng ta có xã hội ưa thích kiện tụng nhất trong thế giới. Từ ngữ của bất kỳ người nào không còn có ý nghĩa gì cả; bất kỳ loại thỏa thuận hay hợp đồng nào đều phải được viết ra trong những giấy tờ, được đóng dấu, được chứng thực, và được ký bởi những thẩm phán và những luật sư.”

 Một phụ nữ đồng ý, “Hoàn toàn đúng, hiện nay có trên 700.000 luật sư trong quốc gia này, hàng ngàn người đang được thêm vào mỗi năm – nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong thế giới. Nhưng liệu có bất kỳ quan tâm thực sự nào về công lý? Mọi luật sư chỉ muốn thắng được vụ kiện của họ, bất kể những yếu tố thực sự của vấn đề.”

 “Nhưng bạn còn muốn đề nghị một hệ thống luật pháp vận hành cởi mở hơn như thế nào nữa đây?” một luật sư chặn lại.

 “Làm ơn,” Krishnamurti làm dịu bớt những cơn sóng bập bềnh, chỉ để châm ngòi một sóng thần của riêng ông, “chúng ta hãy đối diện sự kiện đơn giản: không có công lý trong thế giới này. Không có ở đây và cũng không có ở bất kỳ nơi nào khác. Đó là một sự kiện không thể tranh cãi. Công lý không hiện diện. Hãy đối diện nó, thưa các bạn!”

 Trong một khoảnh khắc tôi cảm thấy bị sét đánh bởi nhận xét đơn giản của ông. Không phải rằng tôi chưa bao giờ nghe hay ấp ủ một nhận thức như thế, nhưng, bởi vì như thường lệ, những quan sát của ông, được diễn tả trong những từ ngữ chính xác, đơn giản có một sức mạnh lạ thường và dường như tác động ngay tại chiều sâu ý thức của tôi. Tôi cảm thấy tôi đang hiệp thông sự thật của điều gì ông đang nói, cùng những hàm ý phong phú của nó. Như thể trong một tích tắc tôi đang quan sát toàn mạng lưới của ảo tưởng đó, mà đã được tạo ra bởi ý tưởng ‘công lý’, và sự tin tưởng ngấm ngầm rằng nó hiện diện hay có lẽ đã được thực hiện bởi sự nỗ lực của con người. Đồng thời, đối với tôi rõ ràng rằng thấu triệt này không phủ nhận sự ao ước, thật ra là cần thiết, cho bất kỳ cấu trúc xã hội nào của con người đều phải tranh đấu cho công lý, công bằng, và bình đẳng trước luật pháp. Nhưng hiểu rõ sự kiện rằng công lý không hiện diện và không là gì cả ngoại trừ một cấu trúc của sự suy nghĩ là điều kiện tiên quyết khiến cho thấu triệt này có thể xảy ra được.

 Mọi người tại bàn ăn dường như cũng bị choáng váng như tôi và chú ý lắng nghe, khi Krishnamurti tiếp tục giải thích quan điểm của ông. “Có công lý gì trong điều này: bạn được sinh ra ở đây, trong quốc gia này – giáo dục tốt, gia đình giàu có và vân vân. Người khác được sinh ra ở Châu phi, hay quốc gia nghèo khổ khủng khiếp nào đó – gia đình nghèo khổ, đói khát, không có sự giáo dục. Có công lý nào trong điều đó? Hay bạn bị rắc rối,” ông nói bằng một tiếng cười kiềm hãm, có lẽ bởi sự vô lý của tất cả nó, “bạn bị rắc rối bởi luật pháp. Bạn có tiền bạc để thuê một luật sư giỏi, và bạn thoát được nó. Người khác – nghèo khổ, không được giáo dục, và tất cả điều đó – anh ấy bị bỏ tù trong cùng vi phạm, đúng chứ? Bạn biết tất cả điều đó, phải không? Không, công lý không hiện diện.”

 Có một khoảng ngừng yên lặng thật lâu sau câu phát biểu này. Tôi nhìn quanh và thấy mọi người đang theo đuổi những suy nghĩ riêng của họ, hay đang lắng nghe phía bên trong khi sự tiết lộ kinh ngạc lắng sâu.

 Không phải là bất thường khi những khoảnh khắc yên lặng đó xảy ra quanh bàn ăn, lắng xuống nhẹ nhàng giống như tuyết trên phong cảnh đồi núi. Người ta có thể cảm thấy tiếng đập của quả tim và nhịp điệu của hơi thở người ta, và cùng nhau chúng tôi yên lặng.

 “Không, không, không,” Krishnamurti nói. “Cái trí Mỹ là gì? Trả lời câu hỏi của tôi, thưa các bạn. Chất lượng cơ bản của nó là gì?”

 Một ủy viên phụ nữ đưa ra một phản đối đột ngột, “Nhưng, Krishnaji, liệu đó là câu hỏi đúng đắn? Ông có ý gì qua từ ngữ ‘cái trí Mỹ’? Đó là một câu tổng quát vô cùng, đúng chứ? Và đây không là điều gì tạo ra những thành kiến về những quốc tịch và những văn hóa khác biệt, hay sao?”

 Krishnamurti lắng nghe cô bằng một nụ cười, sau đó nhìn người giáo viên đang ngồi đối diện ông, mà đã không cất lời suốt toàn nói chuyện. Không phản đối trực tiếp sự tranh luận của người phụ nữ, anh ấy nói với ông, “Lắng nghe, thưa ông. Dĩ nhiên nó là một tổng quát đúng đắn. Nhưng có cái gì đó giống như cái trí Mỹ – điều đó rõ ràng đúng chứ? Cái trí Mỹ khác biệt cái trí Ấn độ, mà rất thông minh, mê tín, ủy mị, tin tưởng thứ bậc, uy quyền, truyền thống, và vân vân. Hay cái trí Pháp – rất cá nhân, ích kỷ, phân tích, nhạy bén, ngôn ngữ. Hay cái trí Anh – hẹp hòi, cô độc, kênh kiệu, và tất cả điều đó.”

 Đề mục về những đặc điểm thuộc quốc gia được nhận xét hăm hở và mọi người bày tỏ những quan điểm và những quan sát của họ, cuối cùng cho đến khi Krishnamurti kiểm soát bàn luận bằng cách lặng lẽ kiên trì, “Cái trí Mỹ là gì?”

 Bởi vì không ai nói gì cả, ông tiếp tục trả lời câu hỏi riêng của ông bằng cách kết hợp nhiều gợi ý lúc trước, “Được rồi. Cái trí Mỹ rất nhẹ dạ, hời hợt, thông tục. Nó rất thay đổi và tin tưởng tất cả loại người chuyên môn cho mọi khía cạnh của sống. Có một người chuyên môn cho tôn giáo, cho tình dục, làm thế nào để cư xử, sống, làm thế nào để ngồi, và làm thế nào để chải tóc của bạn. Nó bị say đắm trong giải trí, rất buôn bán và vân vân. Nhưng nó cũng rất rộng lượng, ngây thơ, cởi mở, hiếu kỳ và năng động.”

 Đến lúc này người giáo viên đang ngồi đối diện Krishnamurti và đã không nói nhiều lắm đưa ra sự nhận xét của anh ấy về cái trí Mỹ bằng cách cố ý nêu lên một từ ngữ: “Chủ nghĩa nhiều.” Dường như Krishnamurti bị hấp dẫn bởi sự đánh giá hơi bí mật này. Một vài người tại cuối bàn hỏi, “Anh ấy đã nói gì?”

 Người giáo viên sẵn lòng lặp lại và khai triển sự nhận xét của anh ấy. “Chủ nghĩa nhiều. Nó hàm ý rằng cái trí và văn hóa Mỹ chấp nhận những quan điểm, những phong cách sống, những giá trị và những nhóm người khác nhau. Những nhóm thiểu số, văn hóa, chính trị hay tôn giáo có thể tự do thực hiện những hoạt động tương ứng của họ, có thể tự tổ chức và truyền bá những quan điểm của họ. Những quyền lợi của thiểu số được bảo vệ bởi Hiến pháp và Luật pháp của quốc gia.”

 Sự phác họa chính xác của anh ấy cuốn hút Krishnamurti, có lẽ bởi vì nó tiếp cận gần hơn bất kỳ quan điểm nào đã được đề cập lúc trước về điều gì ông cảm thấy là bản thể của cái trí Mỹ. Sự trình bày kỹ lưỡng của anh ấy nhắc tôi nhớ lại khẩu hiệu phương châm ‘E pluribuc unum’ ‘Trong số nhiều, một’ được viết trên tất cả và tiền giấy một đô la tiền cắc Mỹ, mà diễn tả ý tuởng của hợp nhất và nhiều.

 “Đúng, thưa bạn,” Krishnamrti xác nhận. “Cái trí Mỹ có tính nhiều. Điều đó có nghĩa, đúng chứ, thực sự không có một sự việc như một cái trí Mỹ, bởi vì nó không có truyền thống; nó vẫn còn trẻ trung, đang chuyển động, đang thay đổi. Nhưng nó cũng có thể bị vỡ vụn, bị phân chia và bị hỗn loạn.”

 “Giống như hầu hết chúng ta,” một trong những ủy viên phụ nữ chua xót nói.

 Điều này nắm bắt một cách phù hợp cái gì có thể được nói về sự hiện diện hay không hiện diện của cái trí Mỹ. Hầu hết mọi người đang gật đầu đồng ý một cách yên lặng. Tuy nhiên, đến lúc này, gần như đã ba giờ chiều và nhiều người miễn cưỡng đứng dậy và xin lỗi phải rời bữa ăn bởi vì đã có những cuộc hẹn.

 Nói chuyện thay đổi vẩn vơ từ vấn đề này sang vấn đề khác: buổi hòa nhạc piano hay vào tối qua, cuộc biến động chính trị mới đây ở Iran, vài vấn đề của trường học, và vân vân. Tại một vấn đề, một phụ nữ hỏi ông, “Krishnaji, khi ông thực hiện một nói chuyện trước công chúng, như ở Oak Grove, ông có thể nói liệu có bất kỳ ai trong số khán giả hiểu rõ điều gì ông đang nói?” Câu trả lời của ông ngắn gọn và dường như thể hiện rằng ông không quan tâm đến sự theo đuổi vấn đề đó, “Không, thưa bà, tôi không có ý tưởng nào cả.”

 

*

 

Tháng sau, cuối tháng ba, một hội thảo kéo dài một tuần lễ cùng những nghệ sĩ trẻ tuổi, những người khoa học và những người triết lý được lên chương trình diễn ra tại Pine Cottage. Một giáo sư vật lý người Đức, mà, cùng người vợ được sinh ra ở Đan mạch của ông, đã tham gia công việc của trường hai năm trước tổ chức cuộc hội thảo. Những gặp gỡ mang lại cùng nhau một nhóm người từ những nền tảng văn hóa khác biệt. Có một giáo sĩ Do thái, nhiều người cực đoan Nam Mỹ, và thậm chỉ cả một cặp vợ chồng từ Persian Gulf. Hiếm khi nào lại có chuyện những người có nền tảng Hồi giáo lại quan tâm đến lời giảng của Krishnamurti. Vì vậy, quá ngạc nhiên khi thấy hai người Ả rập trẻ tuổi từ Kuwait và Bahrain, cả hai là những sinh viên tại California University ở Santa Barbara, đến tham gia hội thảo. Qua những gặp gỡ, nguời thanh niên trẻ tuổi này luôn luôn lặp lại quan điểm của anh ấy, mà thực sự không được chia sẻ bởi bất kỳ người nào hiện diện ở đó, ngoại trừ có lẽ người bạn gái của anh ấy, mà không nói gì cả. Sự cố chấp của anh ấy làm rối tung dòng chảy của đối thoại. Cùng lúc, anh ấy bị xôn xao bởi sự phản đối anh ấy gặp phải.

 Sau bữa ăn trưa thứ hai được phục vụ trên hàng hiên sau, Krishnamurti đến ngồi cạnh anh ấy. Họ trao đổi rất sôi nổi về một số trong những chủ đề bận tâm. Người thanh niên Ả rập trẻ tuổi, đẹp trai và mái tóc quăn, nét mặt đen sẫm, sôi nổi trong việc bảo vệ những niềm tin của anh ấy. Krishnamurti cũng rất sôi nổi, nhưng trong một thái độ mềm mỏng. Bởi vì nó không là một nói chuyện riêng tư, một nhóm nhỏ chúng tôi vẫn còn đang ngồi tại những cái bàn gỗ đỏ, háo hức lắng nghe những trao đổi. Người sinh viên phát biểu quan điểm của anh ấy rất sôi nổi, tuôn ra những âm bật hơi tại cổ họng. Anh ấy phản đối kịch liệt sự gợi ý rằng ‘Thượng đế’ có lẽ chỉ là một ý tưởng được tạo ra bởi sự suy nghĩ của con người, và rằng sự tiến hóa thuộc tâm lý có lẽ không hiện diện. Nhưng Krishnamurti đang hàm ý điều gì đó khác hẳn. Ông quan tâm đến tổng thể sống của con người trong sự thể hiện hàng ngày của nó, cùng những khuôn mẫu được sinh ra mà đã tích lũy vào tình trạng bị quy định luôn gia tăng, đến độ từng chút một, vẻ đẹp bao la của sự sống bị thâu hẹp vào một góc nhỏ xíu của lề thói và những chuyên biệt.

 Tại một mấu chốt, Krishnamurti ấn mạnh ngón trỏ dài và thon trên mặt bàn nâu sẫm. Tôi bị cuốn hút bởi sự mềm dẻo mà hai khớp nối đầu của ngón tay gập vào tại một góc gần bằng chín mươi độ. Ông nói rất phân loại, “Được sinh ra.” Ông ngừng lại để nhìn người còn lại cho một thể hiện rằng ông đã nắm bắt được ý nghĩa của anh ấy. Nhưng, rõ ràng, người thanh niên Ả rập không là người duy nhất trông hoang mang: không hiểu vì lý do gì hầu hết chúng tôi đều cảm thấy bối rối.

 Krishnamurti trượt ngón tay bẻ gập của ông về phía phải mười inch và nói, “Chết.” Và lại nữa, ông nhìn quanh cho một dấu hiệu của hiểu rõ trước khi thốt ra điểm mấu chốt, “Đó là tất cả?”

 Không có trả lời. Tôi cảm thấy khá khó hiểu, thậm chí hoang mang, về điều gì ông đang nói. Trong nhiều khoảnh khắc, tôi bị mê hoặc bởi sự chuyển động của ngón tay ông phía bên kia bàn đến độ tôi nghĩ rằng ông đang nói chuyện về chính cái bàn. Sau đó tôi chợt nhận ra rằng ông đang minh họa sự ngắn ngủi và sự giới hạn của đời người cá nhân. Ông lặp lại cùng sự chuyển động, lần này mau lẹ hơn, sử dụng cùng những từ ngữ để diễn tả những điểm hoàn toàn đối nghịch của sự chuyển động: “Sinh-chết. Đó là tất cả?”

 Cử chỉ và những từ ngữ của ông bắt đầu đảm đương quyền năng của một công án Zen. Người Ả rập trẻ tuổi mỗi lúc một mất kiên nhẫn và đang ở trong trạng thái của lẩn tránh chủ đề bằng cách bộc lộ những ý tuởng riêng của anh ấy. Thậm chí trước khi anh ấy há miệng ra, Krishnamurti rất mau lẹ đoán trước chuyển động của người thanh niên và nắm chặt bàn tay của anh ấy. Lại nữa, ông lặp lại cử động ngón tay trên bàn, phát biểu nhấn mạnh, “Sinh-chết. Đó là tất cả?”

 Một trong những người lắng nghe, một ủy viên phụ nữ, giúp đỡ người thanh niên trẻ tuổi bằng cách hỏi, “Ồ, còn có gì nữa, Krishnaji? Người ta được sinh ra, người ta sống và người ta chết.”

 Ông liếc nhìn bà bằng sự ngạc nhiên diễu cợt, như thể bị kinh ngạc bởi cái trí đơn giản của bà. Sau đó ông nhún vai, quăng hai bàn tay lên trong một cử chỉ của cam chịu, “Nếu đó là tất cả – sinh ra và chết đi – vậy thì…”

 Ông đột ngột ngưng lại câu nói dở dang, để cho sự tưởng tượng của mọi người tự do lấp đầy khoảng trống.

 Người thanh niên Kuwait không theo dõi tranh luận và quay lại khẳng định của anh ấy rằng Thượng đế nhúng tay trong tất cả việc đó. Mỗi lần anh ấy thực hiện quan điểm, Krishnamurti dịu dàng cầm bàn tay của người thanh niên trong bàn tay của ông, đặt hai bàn tay nắm chặt của họ trên bàn giữa hai người. Tôi hiểu nó như một cử chỉ của tình bằng hữu không cá nhân: rằng, bất kể những quan điểm khác nhau, không có sự phân chia giữa họ. Bất kỳ khi nào người thanh niên Ả rập nói, anh ấy vô tình rút bàn tay ra khỏi sự nắm chặt của người đàn ông già, và ngay khi đến phiên Krishnamurti nói ông lại cầm bàn tay của người thanh niên. Việc này xảy ra nhiều lần, khiến cho những người bàng quan phải kiềm chế sự buồn cười, trong khi người thanh niên trẻ trong tình trạng bị kích động của anh ấy có vẻ không nhận biết được cử chỉ thương yêu được lặp đi lặp lại. Cuối cùng, Krishnamurti cố ý nắm chặt bàn tay của người thanh niên trẻ và giơ cao nó lên cho mọi người nhìn thấy, giống như một người trọng tài giơ cánh tay của người chiến thắng trong đài boxing. Chúng tôi bắt đầu cười lớn tiếng. Lúc này, người thanh niên nhận biết được kiểu nắm tay, thả tay, và mỉm cười một cách ngượng ngùng, trước khi tham gia sự vui vẻ chung. Krishnamurti, đang giơ hai bàn tay nắm chặt của họ một lần nữa, cười, “Tôi chỉ không để cho bạn theo hướng đó.”

 Nhiều tuần sau, người thanh niên Kuwait xuất hiện tại A. V. với một giỏ đan lớn đựng quả chà là, trái cây khô và kẹo mà anh ấy muốn tặng cho Krishnamurti. Hai năm sau đó, tôi tình cờ gặp lại anh ấy tại những nói chuyện ở Oak Grove. Người bạn gái Bahrain của anh ấy, bây giờ là vợ, theo cùng anh ấy, và họ bảo với tôi rằng họ sắp sửa quay về quê nhà của họ ở Persian Gulf.

 

 

 

Chương 11

MỘT CON NGƯỜI CÓ

MỘT CÁI TRÍ TÔN GIÁO

 

 

Món khai vị

Lát dưa đỏ nhúng nước ép chanh.

Xà lách xanh lật qua lại ăn với nước sốt dầu ô liu và gia vị hoặc nước sốt gia vị 1000 đảo.

Rễ rau spinach ướp.

Cà rốt nạo.

Cải bắp xanh trộn.

Món chính

Xúp đậu tươi rời, chế với hành, ớt chuông, cần tây, và cà rốt thái hình khối với nhiều rau mùi tây.

Khoai tây nướng với kem chua.

Cải hoa hầm, ăn với sốt ô liu – quả ô liu, nụ bạch hoa giầm và men ươm khói trong dầu ô liu.

 

Món tráng miệng

Bánh gạo, chế biến với gạo trắng basmati, nho khô, quả hạnh, đường, va ni, me, trứng và sữa.

Trái cây tươi theo mùa.

 

S

au kết luận của hội nghị, chỉ còn có một tuần lễ trước khi bắt đầu Những Nói chuyện trước Công chúng vào ngày 7 tháng tư năm 1979. Vào ngày thứ tư chen giữa, chúng tôi en famille trong gia đình quanh bàn ăn trưa. Nó là một bữa ăn trưa đơn giản cho mười bốn người, bắt đầu bằng món dưa đỏ và xà lách xanh lật qua lại, rễ rau spinach ướp, cà rốt nạo, và cải bắp xanh trộn. Món ăn nóng là xúp đậu xanh rời, khoai tây nướng với kem chua, và cải bắp hầm với sauce olivos. Món tráng miệng là bánh gạo.

 Mọi người đều thư giãn, và nói chuyện dễ tính xoay quanh thi ca. Nhiều người chúng tôi đang kể về những thi sĩ ưa thích của chúng tôi. Để trả lời một câu hỏi, tôi nói, “Tôi thực sự ưa thích Rilke, nhưng cũng cả Lorca, Neruda, và một vài thi sĩ Pháp, như Villon, Rimbaud và Baudelaire.” Nhận thấy rằng Krishnamurti vẫn chưa tiết lộ những người ưa thích của ông. Tôi hỏi ông (ông đang ngồi chéo góc đối diện tôi), “Có bất kỳ thi sĩ nào ông ưa thích, Krishnaji?”

 Sự chú ý của mọi người chuyển về ông, khi ông ngả về phía sau và bằng một nụ cười thích thú nói, “À, thơ của Keat rất đặc biệt. Nó được gọi là gì, Ode…?”

 “Ode to a Nightingale?” tôi gợi ý.

 “Không, bài thơ khác,” ông nói, bỗng nhiên nhớ ra nó, “Ode on a Grecian Urn: ‘Thou still unravish′d bride of quietness’, đó là cách bài thơ bắt đầu, và nó chấm dứt với ‘Beauty is truth, truth beauty – that is all / Ye know on earth, anh all ye need to know.’ ” Trong khi ông đang ngâm những câu thơ, hai mắt của ông nhắm lại, và giọng của ông bị xúc động mạnh. Người ta có thể nói rằng ông yêu thi ca. Mở hai mắt ra lại, ông hít vào thật sâu, lắc đầu một chút xíu như thể xua tan một cảm xúc đang tràn ngập và, bằng một nụ cuời mãn nguyện, nói, “Lúc trước tôi có thể ngâm cả bài thơ nhưng lúc này tôi đã quên gần hết – cũng cả những thi sĩ lãng mạn mà hồi trước chúng tôi thường đọc: Shelly, Lord Byron, Coleridge, và Wordsworth.”

 Một nữ giáo viên trẻ tuổi hỏi, “Liệu đúng thật rằng, thưa ông, lúc trước ông thường đọc Bible Kinh thánh?”

 Ông trả lời bằng một tiếng cười gọn gây kinh ngạc chúng tôi, “Có chứ, nhưng chỉ một phần rất cũ, nó được gọi là gì đây, Old Testament Cựu ước trong bản dịch của King James.”

 “Tại sao ông thường đọc Scriptures, Krishnaji? Tôi nghĩ ông đã nói rằng ông không bao giờ đọc bất kỳ quyển sách tạm gọi là Những Quyển sách Thiêng liêng nào?”

 “Tôi ưa thích ngôn ngữ, thi ca của nó,” ông trả lời. “Tôi không quan tâm đến những câu chuyện khó tin về một vị thần tức giận và mọi thứ vớ vẩn như thế. Tôi không đọc nó bởi vì tôi tin nó chứa đựng một thông điệp đặc biệt về sự thật, hay là loại tiết lộ thần thánh nào đó. Đó là điều vô lý hoàn toàn. Không quyển sách nào có thể chứa đựng sự thật. Sự thật là một sự việc đang sống. Nó là…” Ông giơ bàn tay đầy nhiệt thành với những ngón tay xòe ra hết, cố gắng tìm ra một từ ngữ để diễn tả cái không thể diễn tả được. Ông bỏ lại câu nói đu đưa trong không gian, tình trạng chưa hoàn thành của nó kéo dài vào sự yên lặng mỗi lúc một gia tăng. Bỗng nhiên ông quay về phía người hỏi và hùng hồn ngâm bài thơ, “Người yêu quý của tôi cất giọng, và nói với tôi, đứng lên, tình yêu của tôi, người thương yêu của tôi, và rời khỏi, vì, mùa đông là quá khứ, mưa đã chấm dứt và qua rồi: những bông hoa xuất hiện trên quả đất; thời gian líu lo của chim chóc đến, và tiếng hót của con cu gáy được nghe trong đất đai của chúng ta; dậy đi tình yêu của tôi, người thương yêu của tôi, và rời khỏi.”

 Cách ông ngâm những vần thơ thật là cuốn hút, và ngay tức khắc sự đam mê được ôm ấp trong chúng trở nên sinh động, “Các bạn thấy vẻ đẹp của những từ ngữ này?” Ông hỏi sau một khoảng ngừng rung động. “Chúng đã xuất hiện cách đây trên ba ngàn năm. Bài ca của những Bài ca hay Bài ca của Solomon – nó thật lạ thường, đúng chứ?” Một ủy viên phụ nữ đồng tình, “Và suy nghĩ về thi ca của Psalms, hay Book of Job – chúng là những tuyệt tác văn chương.”

 Một phụ nữ trẻ vừa nhận công việc thư ký tại văn phòng Foundation đang ngồi đối diện Krishnamurti. Cô có thể là người duy nhất tại bàn ăn không đặc biệt quan tâm đến những lời giảng, bởi vì lý do chính cho sự hiện diện của cô ở đây là ở cùng người bạn trai của cô. Vì vậy, hình ảnh về Krishnamurti của cô, tương phản rõ rệt với phần còn lại của chúng tôi, có thể là rất hời hợt; cô thấy ông như một người quí phái già quyến rũ, ‘duyên dáng’, như có một lần cô bảo cho tôi. Cô đã yên lặng theo dõi nói chuyện và lúc này quay về phía Krishnamurti, “Còn về truyện trinh thám thì sao, thưa ông? Ông có khi nào đọc loại sách đó?”

 Ông không trả lời ngay câu hỏi của cô nhưng nhìn cô bằng một diễn tả bối rối. Mau lẹ cô nói rõ ý nghĩa, “Ông biết – những truyện ly kỳ, những truyện trinh thám?”

 Một lóng lánh hài lòng lóe lên mắt ông. “Vâng, những truyện gay cấn,” ông trả lời. “Tôi thích đọc chúng. Chúng thì sao?”

 “Tôi cũng thế! Tôi thích những chuyện ly kỳ. Vậy thì, tác giả ưa thích của ông là ai, Krishnaji?”

 “Tôi đọc nhiều truyện của Agatha Christie. Và tôi thích những truyện được viết bởi Rex Stout. Tên của nhân vật đó là gì, người thám tử mập?”

 “Nero Wolfe.”

 “Và người trợ tá của ông ấy, một loại…luôn làm hỏng việc.”

 “Archie,” cô nói. “Raymond Chandler thì sao, có khi nào ông đọc bất kỳ truyện nào của ông ấy?”

 “Ông ấy là ai vậy?”

 “Ông ấy sáng chế nhân vật Philip Marlow, thám tử tư cương nghị, sống ở Los Angeles những năm 40 và 50.”

 “À, có, tôi nghĩ tôi đã đọc tất cả những quyển đó.”

 “Và ông có biết John D. MacDonald? Ông ấy là một trong những tác giả ưa thích của tôi.”

 “John D. –?”

 “Nhân vật chính là Travis McGee, và tựa đề của mỗi quyển có cốt truyện khác nhau trong nó. Và nó thường xảy ra ở Florida…”

 “Và ông ấy sống trên một cái thuyền và lái chiếc xe Rolls-Royce – nhân vật đó phải không?”

 “Đúng. Và luôn luôn có nhiều triết lý trong nó. Nhưng cũng có những tình tiết lãng mạn, khi nhân vật chính dính dáng đến một phụ nữ. Tôi nghĩ chút chút tình dục, ông không nghĩ thế sao?”

 Cô hỏi điều này khi liếc nhìn nhanh vào những người ngồi quanh bàn ăn.

 Krishnamurit trả lời không biểu lộ sự bối rối, “À, tôi luôn luôn bỏ qua những phần đó. Tôi không thấy hứng thú khi đọc chúng, vì vậy tôi chỉ liếc qua chúng thật nhanh.”

 Cô đang cười cởi mở khi thấy ông diễn tả nơi khuôn mặt, mà giống như sự diễn tả của một đứa trẻ không hài lòng khi phải chứng kiến cuộc sống tình yêu của những người lớn tuổi. Lúc này những người khác tại bàn ăn cũng cười lớn tiếng. Krishnamurti bắt đầu ý thức được phản ứng tùy tiện của ông và tham gia sự vui vẻ chung.

 “Nhưng ông làm gì, Krishnaji,” cô tiếp tục, “khi ông xem một cuốn phim hay một chương trình trên TV, và họ ôm nhau và hôn nhau?”

 “Đơn giản là tôi chỉ nhắm hai mắt lại,” ông tuyên bố, che hai mắt bằng hai bàn tay, sau đó mở những ngón tay ra và nhìn qua kẽ tay. “Và khi nó chấm dứt, tôi xem tiếp.”

 Tiếng cười lan ra giống như lửa dại quanh bàn ăn.

 Khi, sau bữa ăn trưa, tôi đi lau chùi bàn phục vụ thức ăn, tôi thấy Krishnamurti đang đứng trước kệ sách chiếm nửa bức tuờng của phòng để thức ăn. Nó chất đầy sách bìa mềm, hầu hết là truyện trinh thám và gián điệp. Tôi ngừng công việc đang làm và đến kế ông, để xem thử ông chọn quyển truyện gay cấn nào.

 “Nói cho tôi biết quyển nào hay thực sự đây,” ông nói. “Bạn biết: cốt truyện hay và viết truyền cảm, không phải mớ tình cảm lăng nhăng đó.”

 Tôi do dự chốc lát. “Ồ, Krishnaji, ông có thể đọc hầu hết những quyển truyện ở đây. Tôi vừa đọc vài quyển gián điệp được viết bởi Eric Ambler, chúng hay lắm.” Tôi lấy ra một quyển từ kệ sách và đưa nó cho ông. “Đây là một trong số chúng.”

 “The Mask of Dimitrios,” ông đọc lớn tiếng và gọn gàng lật qua trang bìa và trang cuối. “Tôi nghĩ tôi đã đọc nó rồi,” ông nhận xét và đặt lại nó trên kệ.

 “Hay còn Ross McDonald thì sao,” tôi gợi ý, chỉ vào một số gáy sách mang tên ông ấy. “Ông ấy là tác giả hay và sống ở Santa Barbara nơi hầu hết những bối cảnh của ông ấy xảy ra.”

 “Được rồi, thưa bạn, cho tôi hai quyển hay nhất.”

 Tôi lựa ra hai tựa đề mà tôi nghĩ đang cuốn hút độc giả. Ông tìm hiểu những mục lục trên hai bìa một chốc lát rồi nhận xét sâu sắc, “Có lẽ tôi đã đọc hai quyển này lâu rồi, nhưng tôi không thể nhớ được. Không đặt thành vấn đề, chỉ cho qua thời gian thôi. Không gì phải giữ lại.”

 Ông vỗ vai tôi thân mật và thật nhanh, kẹp hai quyển sách dưới cánh tay và quay lại rời đi. “Chào bạn, thưa bạn,” ông nói, “cám ơn bạn.”

 “Cám ơn ông, Krishnaji,” tôi trả lời.

 

*

 

Vài ngày sau, một nam và một nữ diễn viên người Ấn độ đến gặp Krishnamurti và được mời đến dùng bữa trưa cùng chúng tôi. Cô ấy khá cao, với nét mặt cổ điển Ấn độ đẹp kinh ngạc và mái tóc đen bóng mượt thả xuống hai vai của cô ấy. Mặc trong một sari cực kỳ tinh tế, với những sợi chỉ vàng chảy qua lụa xanh da trời, cô chuyển động bằng tư thế thanh lịch. Một chấm bindi màu đỏ thẫm nằm giữa hai mắt của cô tô điểm vẻ đẹp diễm ảo của chúng.

 Suốt bữa ăn trưa người phụ nữ, một nữ hoàng sắc đẹp biến thành một ngôi sao màn ảnh, nói rằng cả hai người đang trên đường đến Holywood – cô đóng vai đầu tiên ở Mỹ trong một cuốn phim khoa học giả tưởng, anh đóng vai chính trong một cuốn phim phiêu lưu cho truyền hình. Cô tiếp tục kể rằng vai diễn của cô yêu cầu cô phải cạo sạch mái tóc bóng mượt. Nhìn thấy nó đang rũ xuống hai vai của cô, rất khó khăn cho tôi khi tưởng tượng rằng cô sẽ thực sự thực hiện công việc đó và trong khoảnh khắc tôi đã nghĩ rằng cô chỉ đang kể một câu chuyện phóng đại quá mức.

 Khi nói chuyện xoay quanh chủ đề phim ảnh, đóng phim, và những nam nữ diễn viên, Krishnamurti nhận xét khá tổng quát, “Những diễn viên đều đang sống trong ảo tưởng.” Khi nghe như thế, người nữ diễn viên ngừng nhai thức ăn và hai mắt đen của cô lóe sáng, có lẽ bởi vì cô thâu nhận sự nhận xét của ông như đang nhắm trực tiếp vào cô. Trấn tỉnh, cô vặn lại mà không biểu lộ sự tức giận nhưng bằng một ngữ điệu khá bình thản, “Nhưng, Krishnaji, ông cũng không hơi hơi ảo tưởng hay sao? Rốt cuộc, ông chải tóc của ông để che kín khoảng da đầu bị hói trên trán của ông.”

 Cách nói bình thản, thực tế làm dịu lại câu phát biểu thẳng thắn và tạo ra một yên lặng chút xíu quanh bàn ăn. Tôi, lần đầu tiên, bị ngạc nhiên quá đỗi, cả do bởi sự quan sát tinh tế của cô và cũng bởi sự kiện rằng trước đó tôi đã không nhận ra rằng ông có một khoảng da đầu không tóc rộng mà bị che kín bởi một dải tóc phiêu lưu.

 Krishnamurti không phản ứng gì cả. Ông im lặng nhìn cô trong một giây không thở, không nháy mắt, cũng không thốt ra một từ ngữ. Với một nụ cười nhỏ xíu trên hai môi, ông đưa cái nĩa lên miệng để nhận thức ăn. Nói chuyện tiếp tục một cách hòa nhã. Sau bữa trưa, Krishnamurti đưa cặp vợ chồng trẻ dạo bộ qua Oak Grove, xanh rì sau những cơn mưa.

 Nhiều tháng sau, gần cuối năm, tôi đi xem cuốn phim người phụ nữ diễn, Star Trek One. Thoạt đầu tôi gặp khó khăn khi nhận ra cô với một cái đầu trọc lóc. Bất kể cái đầu không tóc này, hay có lẽ do bởi nó, bỗng nhiên cô đẹp kinh ngạc.

 

*

 

Những cơn mưa nhiều lắm suốt vài tuần lễ vừa qua và chúng tôi hồi hộp chờ đợi để xem thử liệu chúng sẽ ngừng đúng lúc cho Những Nói chuyện tại Oak Grove, hay liệu chúng tôi sẽ phải chạy khắp thị trấn lại, như chúng tôi đã làm năm trước. Cuối cùng, hóa ra là mảnh đất đã rất khô ráo cho chúng tôi tiếp tục như đã lên kế hoạch. Mọi thứ đều xanh tươi và đang bừng bừng, và có vẻ đã sẵn sàng cho một sự kiện, mà đối với tôi đã gợi lên một cảm giác của lễ hội – như thể Giáng sinh, Phục sinh và Năm mới đang xảy ra cùng một ngày.

 Hàng ngàn người khắp thế giới đang tụ họp trong thung lũng để nghe Krishnamurti nói. Không nghi ngờ gì cả, nó là một sự kiện văn hóa của trật tự đầu tiên, đang thâm nhập và đang đặt nền tảng cho một ý thức mới mẻ, thậm chí có lẽ còn báo trước một văn hóa mới mẻ. Suốt vài nói chuyện đầu tiên, ông thâm nhập vào điều gì ông nghĩ là cái nguồn của một văn hóa mới mẻ – tốt lành. “Một xã hội tốt lành – những người Ấn độ, những người Hy lạp, những người Ai cập cổ xưa, đều mơ ước xã hội này,” ông tuyên bố.

 Trong nhiều khía cạnh, dường như ông khắc sâu bản thể của văn hóa mới mẻ trong con người riêng của ông, bởi vì văn hóa là một sự việc đang sống đối với ông, không phải cái gì đó được ghi lại, chết rồi và lỗi thời. Thấy ông đến cho một nói chuyện, bước lên bục, và thực hiện một nói chuyện cùng nhiều ngàn người là thấy một con người có một văn hóa và sự tinh lọc mới mẻ. Không có bất kỳ thứ gì kênh kiệu và phù phiếm quanh ông. Ông được bám rễ trong thông minh, trong nhận biết của khoảnh khắc đó ngay lúc này, và trong từ bi chân thật cho tất cả những sinh vật đang sống. Dường như ông thể hiện điều gì từ ngữ ‘văn hóa’ mới mẻ hàm ý: một tôn trọng và chăm sóc sâu thẳm cho quả đất, cho những động vật, những cái cây và những bông hoa của nó, và, nhiều hơn bất kỳ thứ gì, sự tôn trọng cho những con người – tất cả những con người, bất kể địa vị, giai cấp và nền tảng xã hội của họ.

 Trong khi nhận biết ‘tốt lành’ như con suối không cạn của một văn hóa mới mẻ, ông quả quyết một khác biệt tinh tế nhưng rõ ràng giữa cái trí sáng tạo của văn hóa và sức mạnh sáng tạo khởi nguồn của thiên nhiên và vũ trụ. Viết một bài thơ xuất thần, sáng tác một bản hòa âm, hay dựng lên một thánh đường hoành tráng – không thứ nào, ông cảm thấy, chạm đến nền tảng nguyên thủy của sự sáng tạo. Ngay cả những diễn tả văn hóa tinh tế và tinh vi nhất vẫn còn được chắt lọc từ sự suy nghĩ và cái tôi, cái ngã với sự quan tâm được xác định chật hẹp của nó. “Trạng thái sáng tạo thực sự không cần diễn tả,” ông nói. Và, đang hàm ý khía cạnh tổng thể của một văn hóa mới mẻ được bám rễ trong sống cá thể đó, “Nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật của đang sống.”

 

*

 

Hôm nay là thứ hai sau hai nói chuyện cuối cùng của tuần đầu tiên tại Oak Grove, và chúng tôi có khoảng hai mươi người khách dùng bữa ăn trưa. Nhiều ủy viên từ những Foundation khác và tất cả những ủy viên KFA đều có mặt. Bầu không khí khá trang trọng hơn thường lệ, và nói chuyện tập trung quanh những chủ đề của nghệ thuật và văn hóa. Krishnamurti đang nói với một trong những ủy viên nước Anh, “Bạn đã thấy Chartres, đúng chứ? Một thánh đường nguy nga lạ lùng! Hãy suy nghĩ về năng lượng to tát và sự đồng hợp tác phi thường để xây dựng cái gì đó như thế. Chắc chắn đã phải mất nhiều thập niên, thậm chí hàng thế kỷ.”

 “Tất cả đều được sáng tạo bởi những người nhiệt thành về tôn giáo, vì tôn vinh Thượng đế.”

 “Và hoàn toàn vô danh, bạn hiểu chứ? Không ai biết người kiến trúc là ai. Tại thời gian đó, không người nào ký tên vào tác phẩm như họ làm bây giờ. Những con người có thể thực hiện những công việc phi thường nhất khi họ tập trung vào nó. Đi đến mặt trăng cần có một trăm ngàn người làm việc cùng nhau, tôi nghĩ, nhưng họ đã thực hiện nó.”

 Một người khách Ấn độ bắt đầu kể về những kỳ quan kiến trúc của quốc gia ông ấy, về những ngôi đền, những hang động, và những thánh đường Hồi giáo đã được sáng tạo bởi những con người có cảm hứng từ tinh thần tôn giáo. Ông ấy đề cập đến ngôi đền hang động Ellora và Ajantha, Taj Mahal, Konarak và Puri. Krishnamurti đang lắng nghe câu chuyện của ông ấy và lúc này yên lặng chen vào, “Và có một hòn đảo gần Bombay nơi vài thầy tu đã khắc những ngôi đền trong đá. Nó chắc đã phải cách đây một ngàn năm. Một trong những điêu khắc bằng đá này là thần Shiva đang thể hiện ba khuôn mặt của thần. Nó là một bức tượng tuyệt vời.”

 Nhận ra sự diễn tả của một cảnh mà tôi đã viếng thăm cách đây vài năm, tôi nhận xét, “Elephanta Island và thần Mahesh.”

 “Vị thần ba mặt này, như nó được gọi,” ông tiếp tục, “thực sự là một hình ảnh lạ thường, đầy chiều sâu và cao quý. Hãy tưởng tượng trạng thái của người khắc chạm nó phải như thế nào!” Có một ý thức của kính phục trong giọng nói của ông, khi ông suy ngẫm về ý thức đó mà đã sáng tạo bức tượng của vị thần ba mặt. Một khoảng ngừng yên lặng quanh bàn ăn, như thể cái trí tôn giáo đang thể hiện trong chúng tôi. Cuối cùng tôi bạo dạn nói, “Chắc là họ phải có sự cảm hứng và hiến dâng to tát.”

 “Không, thưa bạn,” ông trả lời. “Chắc chắn họ đã hiểu rõ điều gì đó, đã có một thấu triệt vào cái trí tôn giáo đó.”

 Ông thực hiện một cử chỉ nhấn mạnh, bằng những ngón tay mở rộng như cái quạt. Mọi người dường như nắm bắt được điều gì ông đang nói: cái trí tôn giáo, mà ông tin là chìa khóa cho sự hiểu rõ về sự hiện diện của con người và sine qua non điều kiện cốt lõi cho sống hiệp thông và sự khởi đầu của một văn hóa mới mẻ.

 

*

 

Sau khi kết thúc những nói chuyện vào cuối tháng tư, ông gặp khối giáo viên tại Pine Cottage cho nhiều bàn luận. Như thường lệ, ông nhấn mạnh sự quan trọng của lắng nghe, “Lắng nghe bằng toàn thân tâm của bạn, bằng tất cả quả tim và cái trí của bạn, và tất cả những giác quan của bạn. Lắng nghe âm thanh của một cái cây, không phải của gió hay những chiếc lá, nhưng âm thanh của thân cây, âm thanh yên lặng của những cái rễ.” Sau đó, suốt bữa ăn trưa, chúng tôi đang nói về âm nhạc và một vài người trình diễn hiện nay về nhạc cổ điển, khi Krishnamurti đề cập rằng người nào đó đã gửi cho ông một băng cassette về nhạc được chơi bằng dụng cụ cổ điển của vùng Nam ấn. Nó nghe thật lạ thường, và ông mời chúng tôi đến nghe nó sau bữa ăn trưa.

 Khoảng mười người chúng tôi kéo đến Pine Cottage và vào phòng khách nhỏ kế phòng ngủ của ông. Nó được trang bị đồ đạc thật tao nhã và đơn giản. Chúng tôi hiếm khi nào có dịp vào khu ở riêng tư của ông, vì vậy nó cảm thấy như một đặc ân khi được hiện diện cùng ông ở đây. Chúng tôi được mời ngồi trên những cái ghế dựa sắp xếp dọc theo tường, và, mặc dù nó là một không gian tuơng đối nhỏ cho mười người, nó không cảm thấy bị đông đúc. Tôi phát hiện chính mình đang trở nên yên lặng bên trong tôi khi suy ngẫm về lắng nghe mãnh liệt mà đã xảy ra bên trong những giới hạn này trong thời gian dài.

 Như lời giới thiệu, Krishnamurti nói với chúng tôi, “Bây giờ các bạn có thể nghe loại nhạc hoàn hảo – không phải loại mà các bạn nghe từ những nhạc sĩ Ấn độ nổi tiếng mà thực hiện nó cho phương Tây. Họ chỉ bị hư hỏng và thoái hóa bởi công chúng và tiền bạc. Thế là, âm nhạc trở thành thứ phụ, bởi vì họ thực hiện nó vì những lý do thương mại, vì tiền bạc. Nhưng đây là âm nhạc thực sự, bằng sự hiệp thông lạ thường, không chỉ bằng lợi lộc. Nó là âm nhạc thiêng liêng.” Những tiêu chuẩn của nghệ thuật thuần khiết của Krishnamurti là mộc mạc và không thỏa hiệp, đòi hỏi không những sự hoàn hảo về kỹ thuật nhưng còn cả một trạng thái hiến dâng không cái tôi. Không có bất kỳ động cơ nào, từ joie de vivre niềm vui sống, một người trình diễn nhạc vì lợi ích riêng của nó.

 Lúc này, ông mở máy. Những âm thanh vang dội của đàn dây và bộ gõ và những giai điệu du dương của một cây sáo trúc khơi dậy một quang cảnh và một không khí khác hẳn, và một truyền thống nhạc khác hẳn. Tôi theo đuổi khuynh hướng tự nhiên của tôi và nhắm hai mắt lại để hòa hợp cùng âm thanh thấp đều đều liên tục của những nhạc cụ. Dường như nó giống như một phơi bày không hình ảnh của âm thanh thuần khiết, đang tái sáng tạo một vũ trụ của âm thanh phía bên trong, đang kể một câu chuyện về những chu trình vô tận của sự sáng tạo và sự hủy diệt vũ trụ.

 Khi âm nhạc kết thúc và tôi mở hai mắt ra, trong một khoảnh khắc tôi đã nghĩ rằng tôi đang nhìn thấy một thế giới mới mẻ. Dường như những người quanh tôi đều có những khuôn mặt mới, như thể một ánh sáng bên trong đang chiếu sáng những nét mặt của họ. Một liên kết của yên lặng và lắng nghe gắn chặt chúng tôi lại cùng nhau trong một tích tắc, và người ta cảm thấy nhút nhát và mỏng manh lạ lùng. Sau đó, không có bất kỳ bình phẩm hay bàn luận nào, chúng tôi cám ơn Krishnamurti về buổi thết đãi lắng nghe và nối đuôi nhau ra khỏi phòng khách về những nơi riêng của chúng tôi.

 

*

 

Nhiều ngày sau (đó là tuần lễ thứ hai của tháng năm), tôi ở trong nhà bếp đang xếp đặt những món cuối cho bữa ăn trưa cuối cùng của mùa này cùng Krishnamurti. Tôi đã mở cái radio trên bàn và đang làm việc theo những âm thanh của bản giao hưởng Choral của Beethoven, mà đang lan tỏa khắp không gian có nắng của nhà bếp. Tôi không còn ý thức của thời gian, bởi vì khi sắp sửa kết thúc phần nhạc thứ ba, Krishnamurti đi vào nhà bếp. Tôi đi đến bàn để tắt máy radio, nhưng ông mau lẹ ngăn tôi lại và nói, “Ồ, không, thưa bạn, đừng tắt nó. Nó là bản giao hưởng Thứ chín của Beethoven.”

 “Ông biết nó rất rõ, Krishnaji.”

 “Vâng, dĩ nhiên. Tôi đã sống một mình trong một cabin cũ trong dãy núi High Sierras và chỉ có một cái đĩa, mà tôi nghe mỗi ngày. Nó là bản giao hưởng Thứ Chín của Beethoven và nó là một trong những máy hát đĩa cổ, mà người ta phải lên giây, và cái loa thật khủng khiếp.” Ông làm cử chỉ để diễn tả cái loa mà kêu giống như cái sừng dê đựng nhiều hoa quả trong nó.

 “Chỉ có một cái đĩa nhạc ở đó – bản giao hưởng Thứ Chín của Beethoven – và tôi nghe nó hàng ngày, hàng tuần cho đến khi về, lắng nghe mọi sắc thái tinh tế, mọi nốt nhạc và giai điệu. Sau một hay hai tuần lễ dường như tôi có thể phân biệt rõ ràng những nhạc cụ khác nhau. Cuối cùng tôi thuộc lòng toàn bộ bản giao hưởng. Tôi nghe nó mỗi buổi sáng lúc mười một giờ.

 “Tại sao luôn luôn lúc mười một giờ, thưa ông?”

 “Đó là sau bữa điểm tâm, và tôi đã rửa chén đĩa. Nó là khoảnh khắc nhàn rỗi, ánh nắng mặt trời đang chiếu vào phòng. Nó sáng tạo một ý thức của trật tự đang diễn tiến của một ngày trong vùng hoang dã.”

 Một hình ảnh lóe lên qua cái trí của tôi: nơi nào đó trong thế giới núi non, trong một cabin nhỏ giữa những cây sequoia, những chứng nhân một ngàn năm của sự yên lặng, Krishnamurti trẻ tuổi đặt cái kim trên cái đĩa hát đen bóng và, ngồi trên cái ghế băng bằng gỗ, hai mắt nhắm lại, lắng nghe

những giai điệu của bậc thầy bị điếc.

 Khi những giọng hát hợp xướng trên radio bắt đầu vang lên bài hát của tình huynh đệ toàn cầu, “Freude, schoner Gotterfunken…alle Menschen werden Bruden…”, tôi yên lặng chăm chú nhìn Krishnamurti, khi ông đứng cạnh tôi đang lắng nghe nhạc. Tôi cảm thấy một ý thức bất ngờ, đột ngột của sự tự do vô hạn. Trong một khoảnh khắc không có sự vội vã, không có thời gian và áp lực, không khoảnh khắc kế tiếp và không suy nghĩ, chỉ đang lắng nghe. Sau đó, qua những hợp âm, tôi nghe tiếng nói của ông đang hỏi, “Món gì cho bữa ăn trưa vậy, Michael?”

 Trong một tích tắc và không có bất kỳ lý do gì, tôi cảm thấy như bật ra tiếng cười hân hoan. Kềm hãm lại, tôi mỉm cười với ông và trả lời, “Hôm nay, chúng ta sẽ dùng thức ăn Mexican: xà lách sốt bơ avocado và củ jimaca, món enchilada, bắp nguyên trái và đậu đen, xà lách trộn xoài và đu đủ ăn với bánh dẹt tròn, bánh quy, từng đó.”

 “A, ngon lắm. Tôi giúp gì chứ?”

 “Vâng, thưa ông,” tôi nhiệt thành trả lời.

 Nó là một bữa ăn trưa thong dong với tất cả mười sáu người. Bởi vì Krishnamurti và Mary Z. sẽ đi nước Anh ngày hôm sau, nhiều nói chuyện xoay quanh giờ đi và đến của họ, hãng máy bay họ đi, và những vấn đề đi lại khác. Nhiều người trong chúng tôi sẽ không gặp ông suốt nhiều tháng. Nhưng có vẻ, không ai trong chúng tôi buồn bã hay ủy mị, không chỉ bởi vì ông kinh hãi cách cư xử thuộc cảm xúc nhưng đơn giản chỉ vì ông vẫn còn ở cùng chúng tôi tại khoảnh khắc và sự hiện diện của ông trọn vẹn và át hẳn mọi suy nghĩ khác.

 Ngay lập tức ông nói, “Tôi phải kể cho bạn một câu chuyện tôi đã nghe lúc trước. Nó xảy ra nơi Ấn độ cổ xưa. Có một yogi nổi tiếng về sự thành tựu và khổ hạnh của ông. Ông chỉ có hai miếng khố – một để giặt và một để mặc. Ông đến thăm thủ đô của vua và sự nổi tiếng của ông đến tai nhà vua, người mời yogi viếng thăm cung điện của ngài. Nhà vua chào hỏi vị yogi bằng sự kính trọng xứng đáng, đưa đi thăm khắp cung điện, và đưa đến hầm chứa của cải, nơi vua có vô số nữ trang và vàng. Vua nói với yogi, ‘Bất kỳ ngài muốn gì ta đều trao tặng hết. Chỉ cần bảo cho ta ngài ưa thích món gì, và ngài có thể nhận nó.’ Nhưng vị yogi kiêu hãnh từ chối, ‘Những tài sản thế gian không có ý nghĩa gì đối với ta. Trong thế gian này ta chỉ có hai cái khố.” Vị vua bị ấn tượng và nói với ông, ‘Làm ơn ở với tôi một ngày và chỉ cho tôi sự bí mật về tánh từ bỏ và sự thông thái của ngài.’ Và yogi chấp nhận lời mời. Người hầu đưa yogi đến một căn phòng trống không, nơi ông nghỉ đêm. Giữa đêm, có sự ồn ào khủng khiếp, mọi người đang la hét và chạy trốn. Người nào đó mở toang cửa phòng của yogi và la lớn, ‘Chạy đi để cứu mạng sống! Cung điện đang bị hỏa hoạn.’ Yogi chạy vọt ra khỏi phòng. Có đầy lửa và khói trong những hành lang, và mọi người đang chạy. Khi yogi chạy ra ngoài vào màn đêm, ông thấy vị vua khoác chiếc áo choàng đang gần bên ông. Và khi họ đang nhìn lại phía sau để thấy cung điện đang sụp đổ trong cơn bão lửa, vị vua nói với yogi, ‘Ồ, tất cả đồ trang sức và của cải của ta đều tan thành mây khói. Nhưng ta không màng nữa: ngài đã dạy ta rằng tài sản không quan trọng, và mọi điều ta cần chỉ là bộ quần áo đơn giản.’ Nghe những từ ngữ đó, yogi bỗng nhiên quay lại và chạy về hướng cung điện đang cháy. Vị vua không hiểu yogi đang làm việc quái quỉ gì, đang tìm đến cái chết. Vì thế vua chạy theo ông và theo kịp, ‘Ngài đang làm gì vậy? Ngài điên à? Ngài sẽ chết cháy trong ngọn lửa đó. Tại sao?’ Và yogi quay về phía ngài với khuôn mặt đầy lo âu và sợ hãi và nói, ‘Cái khố của ta, cái khố còn lại của ta, ta bỏ quên nó trong cung điện, ta phải lấy được nó, nó là tất cả mà ta có.’ Và bỗng nhiên vị vua cười ngặt nghẽo, ‘Ngài sẵn lòng từ bỏ mạng sống của ngài chỉ vì cái khố đáng thương đó? Và ngài đang dạy tôi về sự từ bỏ và tự do khỏi những sở hữu!’ ”

 “Vậy là, luân lý của câu chuyện là gì?” một phụ nữ hỏi. “Đừng cố gắng cứu tài sản của bạn khi ngôi nhà đang cháy?”

 “Không, nó nói về sự quyến luyến,” người nào đó nhận xét. “Không đặt thành vấn đề liệu người ta quyến luyến đến cái gì đó quý giá hay cái gì đó nhỏ nhoi, nó vẫn còn là sự quyến luyến.”

 “Nhưng nó cũng không nói về sự ham muốn, hay sao?” một phụ nữ lớn tuổi gợi ý. “Thậm chí muốn được tự do khỏi sự ham muốn vẫn còn là sự ham muốn.”

 “Đừng quyến luyến.” Krishnamurti nói, “Đừng quyến luyến bất kỳ người nào hay bất kỳ thứ gì.”

 Khi tất cả chúng tôi đứng lên rời bàn ăn, mọi người mang những chiếc đĩa bẩn của họ đến chậu rửa chén đĩa, tôi nghĩ nó là một câu chuyện tạm biệt thích hợp.

 Rất khiêm tốn, bởi vì ông làm tất cả mọi việc, Krishnamurti giúp đỡ công việc dọn dẹp bàn ăn, mang những bình nước, chén đĩa và những cái tô vào nhà bếp. Nhìn thấy ông giúp đỡ công việc nhà bếp, ngay tức khắc những vị khách và những ủy viên đều làm theo. Ngay cả những người mà từ trước đến nay thông thường không nghĩ ngợi về sự giúp đỡ vào dịp này cũng thay đổi thái độ và hỏi tôi họ có thể làm gì để giúp đỡ. Thế là tôi vui vẻ gia ơn bằng cách phát ra những găng tay cao su, khăn lau chén đĩa, miếng tạp dề và những cái chổi, và đưa ra những hướng dẫn vắn tắt về việc gì cần được làm.

 Trong khi mọi người đang bận rộn với công việc dọn dẹp, Krishnamurti đứng yên lặng giữa cái tủ lạnh và bàn thái thức ăn và quan sát hoạt động quanh ông bằng sự vui đùa kiên nhẫn. Tôi đang bỏ những thức ăn còn dư vào những cái thùng cất giữ bằng nhựa, và ông hỏi tôi, “Bạn sẽ làm gì với thứ này, thưa bạn?”

 “Chúng tôi sẽ ăn nó chiều nay, Krishnaji. Nó vẫn còn ăn được. Chúng tôi thường tận dụng hết những thức ăn còn thừa. Tôi không thích phí phạm lương thực hay quẳng nó đi.”

 “Tốt.”

 Lúc này ông hơi hơi mất kiên nhẫn và gọi vọng tới Mary mà, với găng tay và tạp dề, đang bận rộn tại chậu rửa chén đĩa. “Maria,” ông gọi bằng sự vui vẻ kiểu Ý, “chúng ta phải đi. Bạn vẫn còn phải sửa soạn quần áo của bạn.”

 “Tôi sắp sửa xong rồi, thưa anh,” bà trả lời và quay lại nhìn ông, “Tôi vừa rửa xong vài cái đĩa cuối cùng này.”

 Ông thấy rằng tôi đang để những cái bánh quy còn thừa trong một cái hộp thiếc. Tiến thẳng đến nơi tôi đang đứng, ông thỉnh cầu bằng một giọng nói thấp, “Bạn có thể cho chúng tôi vài cái bánh đó để ăn trong chuyến đi không?”

 “Được thôi, Krishnaji, tôi sẽ gói nó ngay,” tôi trả lời và cuốn tròn khoảng tám cái, đầu tiên trong loại giấy trong suốt và sau đó trong lá nhôm. “Cái này sẽ bảo quản cho nó được tươi. Ông nghĩ từng đó đủ chưa?”

 “Thừa rồi, thưa bạn, cám ơn bạn,” ông trả lời. Cầm gói bánh, ông gọi vọng tới một lần nữa, “Maria.”

 “Vâng, thưa anh, tôi đang đến đây,” bà trả lời.

 

 

 

Chương 12

MỘT NGƯỜI BẠN BẤT TỬ

 

 

Món khai vị

Xà lách trộn nhiều loại rau xanh ăn với nước sốt dầu ô liu và gia vị hay nước sốt tỏi và sữa chua.

Xà lách Hy lạp, chế biến với cà chua, dưa leo, ớt chuông, quả ô liu, và phó mát feta.

Xà lách bông cải xanh và quả ô liu trộn.

Món chính

Mì ống phẳng rau spinach chế biến ở nhà, được xếp nhiều tầng trong nước sốt trắng và cà chua, ăn với pho mát mozzarella và parmesan.

Măng tây hầm, trong nước sốt chanh và dầu ô liu với chút muối thảo mộc.

Món tráng miệng

Bánh nướng cam phơi, chế biến với nguyên quả cam và nho khô, ăn cùng kem đánh.

Trái cây tươi theo mùa.

 

G

iống như chúng tôi nghênh đón ông đến Ojai, chúng tôi cũng từ giã ông khi ông khởi hành đi Châu âu. Một nhóm tám hay mười người chúng tôi tập họp ngay dưới cây tiêu buổi chiều tháng năm đó. Chúng tôi đã chất xong hành lý vào chiếc xe của trường. Hiệu trưởng sẽ lái xe đưa Krishnamurti và Mary Z. đến Los Angeles Airport, từ đó họ sẽ đi thẳng đến London. Lúc này tất cả còn sót lại là một tạm biệt mau và không xúc động, và chúng tôi quay lại công việc đều đặn của chúng tôi.

 Krishnamurti, bảnh bao trong một áo khoác thể thao và cà vạt, đeo găng tay bằng da mềm, bước ra khỏi nhà, theo cùng bởi Mary Z. cũng mặc quần áo thanh lịch cho chuyến hành trình. Krishnamurti, người luôn luôn cảm thấy và cư xử như một người khách, bắt tay từng người một đứng quanh, cám ơn từng người và mọi người vì đã tiếp đãi ông ở đây. Luân phiên chúng tôi cám ơn ông vì đã ở cùng chúng tôi. Sau khi xong, họ lên xe của trường và đi khỏi.

 Chúng tôi nhìn lẫn nhau và thở dài. Dường như thật lạ lùng đối với tôi, nhưng ngay lập tức tôi cảm thấy một mình. Có sự đau nhói của chia ly, một ý thức lạ lùng của vắng mặt, một trống không, giống như chết. Nhưng có một minh bạch đối với nó; nó không là một chất nặng bởi cảm xúc, và nó cũng không lưu lại một hương vị chua xót.

 

*

 

Mùa hè và mùa thu trôi qua, và tôi bận rộn những công việc thông thường ở trường, bao gồm công việc nấu nướng cho khối giáo viên và học sinh tại Oak Grove School, dạy những lớp học và tiếp tục những dạo bộ trên cánh đồng. Ngoài ra, tôi giúp đỡ những hội thảo cuối tuần hay nguyên một tuần lễ của Adult Center tại Arya Vihara, được thực hiện hàng tháng bởi giáo sư vật lý người Đức và vợ của ông ấy. Trước Giáng sinh và Năm mới 1980, những suy nghĩ của tôi, mà không bao giờ hoàn toàn rời xa Krishnamurti, bắt đầu nghĩ đi nghĩ lại về việc trở lại vào đầu tháng hai của ông.

 Ông đến giống như cơn gió trong lành đang mang hương thơm của một mùa mới. Trước một tuần, tôi đã bắt đầu gầy dựng nhà bếp Arya Vihara cho những bữa ăn trưa sắp tới ở đó. Suốt thời gian tôi vắng mặt, người đầu bếp phụ đảm trách những bổn phận nấu nướng của tôi tại Oak Grove School. Đó là một thay đổi thích thú, và tôi phải cám ơn vì cơ hội được nấu nướng cho Krishnamurti và những người khách của ông nguyên ba tháng.

 Tại bữa ăn trưa đầu tiên, sau khi những câu hỏi thông thường liên quan đến những chi tiết về chuyến đi của ông đã được nói hết, bỗng nhiên ông quay về phía người hiệu trưởng, đang ngồi đối diện ông, và hỏi, “Những đứa trẻ, những học sinh có tin tưởng bạn không? Các em có tin tưởng những giáo viên không?”

 “Ồ, đến một mức độ nào đó, chúng có tin tưởng. Các em càng trưởng thành bao nhiêu, các em càng ít tin tưởng những người lớn tuổi bấy nhiêu.”

 “Từng đó không đủ,” Krishnamurti tuyên bố. “Phải có sự tin tưởng: tin tưởng thực sự, không phải sự tin tưởng giới hạn. Các em phải cảm thấy hoàn toàn an toàn, hoàn toàn ở nhà cùng bạn.”

 Khi nói chuyện tiếp tục, tôi nhận ra rằng chủ đề chính đã được thăm dò. Lần này nó là ‘tin tưởng’. Đã có một khuôn mẫu nào đó đối với cách mà chủ đề được đưa ra lúc đầu, mặc dù mỗi năm nó thay đổi và hình thức của những thay đổi về chủ đề cũng thay đổi. Một năm nó là ‘trách nhiệm’, năm sau ‘áp lực tâm lý’, được tiếp theo bởi ‘quan tâm và quan tâm về chính mình’, và năm sau đó ‘tôn trọng’. Thông thường Krishnamurti đưa ra chủ đề trước tại bàn ăn trưa, sau đó khai triển nó tại những bàn luận và những đối thoại cùng những ủy viên, những giáo viên và những phụ huynh. Nếu có bất kỳ hội thảo hay hội nghị nào cùng những người khoa học và những nghệ sĩ, ông sẽ thường sử dụng chủ đề này để tiếp cận những chủ đề khác mà là sự tập trung của sự thâm nhập của ông vào ý thức, sống, chết và thiền định. Luôn luôn nó là một tiến hành đang sống của thâm nhập, một chuyển động có hệ thống mà khai mở giống như một bông hoa. Và, cuối cùng, chủ đề sẽ đan quyện vào những nói chuyện trước công chúng tại Oak Grove.

 “Tin tưởng là gì đối với bạn?” ông đang hỏi một trong những ủy viên. “Liệu bạn tin tưởng bất kỳ người nào? Bạn tin tưởng người vợ của bạn? Bạn tin tưởng một phần, ở đây nhưng không ở đó? Tin tưởng là gì đối với bạn, thưa bạn?”

 Người đàn ông ngập ngừng. “Nếu tôi tin tưởng ông,” ông ấy nói, “Vậy thì tôi có thể nương dựa ông, vậy thì tôi có sự tin tưởng nơi ông.”

 Nhưng những trả lời giống như thế hiếm khi nào thỏa mãn Krishnamurti. Ông thường chuyển tải một ý nghĩa rất cụ thể đến bất kỳ từ ngữ trọng điểm nào mà ông đang sử dụng tại khoảnh khắc đó, trao cho nó một chiều sâu và minh bạch mà mở toang cánh cửa dẫn đến một nhận biết mới mẻ về sống.

 “Tôi không có ý nương dựa. Nếu thế tôi phụ thuộc bạn,” ông giải thích. “Và tôi cũng không có ý sự trung thành. Đó là điều gì Giáo hội Thiên chúa giáo đã và đang yêu cầu suốt hàng trăm năm, ‘Hãy trung thành, hãy tin tưởng Chúa Jesus.’ Điều đó nhắc tôi nhớ lại một chuyện vui mà tôi vừa mới nghe. Các bạn muốn nghe nó? Một người Thiên chúa giáo đang đứng trên một hòn núi và nhìn xuống vẻ đẹp của thung lũng. Bỗng nhiên ông ấy trượt chân và rơi xuống vực thẳm và chỉ vừa đủ để bám vào một nhánh cây đang mọc ló ra khỏi vách đá. Dưới ông ấy là một vực thẳm sâu một ngàn feet. Không biết phải làm gì nên ông ấy cầu nguyện, ‘Làm ơn, Chúa ơi, giúp con. Cứu con khỏi chết đi Chúa ơi.’ Và một tiếng nói từ trên trời vọng xuống, ‘Hãy tin tưởng, buông tay ra!’ Và người đàn ông ngước lên và nói lớn tiếng, ‘Có ai ở trên đó không?’”

 Trong khi tất cả chúng tôi đều đang cười, Krishnamurti nhìn chúng tôi bằng hai mắt sáng rực, cuối cùng hỏi, “Tin tưởng là gì? Bạn có tin tưởng? Không phải tin tưởng điều gì đó, ý tưởng hay lý tưởng của tôi, chỉ tin tưởng.”

 Cuối bữa ăn, chúng tôi đứng dậy cùng nghi vấn vẫn còn không được giải đáp. Đối với tôi, nó lảng vảng trong khi tôi đang quét nền nhà bếp, và tiếp theo suốt ngày nó trở đi trở lại. Bởi vì tôi cứ suy nghĩ về nó, tôi nghĩ tôi đang thoáng nắm được điều gì ông hàm ý: tin tưởng như một trạng thái của cái trí, trong nó không có sợ hãi, không lo âu, không nghi ngờ và xung đột; một cái trí không có áp lực, không có những vấn đề cá nhân.

 

*

 

Vài ngày sau chúng tôi hủy bỏ bữa ăn trưa bởi vì Krishnamurti muốn nghỉ ngơi một ngày, như thỉnh thoảng ông thực hiện để bảo toàn năng lượng của ông (lúc này ông đã tám mươi lăm). Tôi sửa soạn vài món ăn đơn giản, sau đó mang trên một cái khay đến Pine Cottage. Sau khi đặt khay trên bàn, tôi hỏi ông khi nào tôi phải quay lại để thu dọn bữa ăn.

 “Hãy đến sau một tiếng đồng hồ, thưa bạn,” ông nói. “Đừng rung chuông, chỉ đi vào thẳng. Tôi sẽ để cửa mở.”

 Khi tôi quay lại một tiếng đồng hồ sau, tôi choáng váng bởi quang cảnh tôi bất ngờ gặp phải trong phòng ăn. Krishnamurti đang ngồi không ngay thẳng tại bàn ăn, cũng không nhai thức ăn trong miệng ba mươi hai lần, cũng không tiêu hóa những hoa màu của quả đất một cách thiền định. Ông đang cúi người trên cái đĩa trong một dáng điệu rất thoải mái, đang cầm cái nĩa trong một tay và một quyển sách trong một tay còn lại. Dường như ông mê mải đọc quyển sách. Nó như thể một hình ảnh trong những hình ảnh của tôi đang bị xé nát: ông không làm mọi thứ bằng sự chú ý trọn vẹn 100%. Không thể kềm hãm sự ngạc nhiên tôi nói, “Ông đọc trong khi ông đang ăn, Krishnaji?”

 “Thỉnh thoảng thức ăn cũng chán lắm,” ông trả lời, sau đó mau lẹ thêm vào, “Nó ăn ngon lắm, ngon lắm, thưa bạn. Chỉ khi nào bạn ngồi một mình nhai nó, nó mới hơi chán một chút.”

 Sự giải thích đơn giản của ông khiến cho tôi nguôi bớt và mang lại một nụ cười toe toét hân hoan trên khuôn mặt của tôi. Thu dọn những cái đĩa trên khay, tôi hỏi, “Ông đang đọc gì vậy, thưa ông?”

 “Một quyển trinh thám, viết bởi Rex Stout,” ông trả lời và giơ trang tựa đề ra.

 Khi tôi đang rời Pine Cottage, ông mỉm cười và nói, “Cám ơn bạn, Michael! Gặp bạn ngày mai.”

 

*

 

Cái tên ‘Krishnamurti’ có nghĩa ‘yêu quý Krishna’, và nói về người anh hùng thần thánh của thần thoại Ấn giáo, Krishna. Khi ở Madras, tôi phát giác nó là một cái tên thông dụng ở Nam Ấn: quyển danh bạ điện thoại có nhiều trang về nó trong những đánh vần khác nhau. Trong thế giới phương Tây, với sự vui đùa của chúng tôi, tên của ông thường bị phát âm và đánh vần sai. Một số những lá thư của người hâm mộ và thư linh tinh mà ông nhận được đề gửi đến Krishna Murphy, Christian Murphy, Kristy Moorty, Christoph Murphy và còn nhiều tên nữa.

 Ông có cách đặc trưng riêng của ông khi nói về mình. Suốt những nói chuyện trước công chúng ông sẽ thường sử dụng thuật ngữ ‘người nói’ và ‘người ta’, ‘chúng ta’ và ‘bạn’ trong một nỗ lực từ bỏ từ ngữ ‘tôi’. Ông thường thích chế giễu mình, với những cụm từ ‘cái người trên bục’, ‘gã tội nghiệp’, ‘lão già’, và những diễn tả tương tự. Nhưng nói chung cách thường xuyên nhất mà ông nói về mình, cả trước công chúng hay nơi riêng tư, đơn giản là ‘K’. Có lẽ do bởi sự giấu tên bằng một ký hiệu chữ cái gây ra sự hấp dẫn cho ông.

 

*

 

Tại những bữa ăn trưa đầu tháng ba, chúng tôi là một nhóm thân thiết tương đối ít người cùng một người khách đặc biệt, một phụ nữ lớn tuổi người Ấn độ, mà đã là một người bạn và người cộng tác của Krishnamurti suốt nhiều năm. Bà đang ngồi đối diện ông, trong một sari màu đỏ sẫm với một chấm bindi màu đỏ trên trán của bà. Ông đang trao chú ý trọn vẹn vào bà, nghiêng người trên bàn khi họ trao đổi. Dường như nó giống như một nói chuyện riêng tư, mặc dù nó diễn ra trong sự hiện diện của mười hai người khác. Họ đang nói về con người và những sự kiện cách đây lâu lắm rồi, mãi đến tận những ngày tháng của Theosophical Society. Sự nhớ lại của Krishnamurti về những ngày đó dường như khá lờ mờ. Ông cứ hỏi người phụ nữ về những chi tiết của những tình huống cụ thể, bà ấy cứ nhắc ông về việc gì ông đã làm và người nào đã có mặt lúc đó. Nghe ra có vẻ ngạc nhiên cũng như khá huyền bí. Tại một vấn đề, ông ngả người ra phía sau và thắc mắc lớn tiếng, “Tại sao cậu trai đó không bị ảnh hưởng hay hư hỏng bởi tất cả nịnh nọt, tiền bạc và quyền hành?” Qua từ ngữ ‘cậu trai’ ông đang nói về mình như một thiếu niên suốt những ngày đầu tiên ở Theosophy.

 Tôi đã nghe ông hỏi vấn đề tương tự vào một dịp trước. Có vẻ nó không giống như một câu hỏi khoa trương. Có những khía cạnh khó hiểu của con người và sống của ông, mà có vẻ là một huyền bí đối với ông cũng giống hệt như những người chúng tôi.

 “Liệu nó là một cái trí ráo hoảnh?” ông dò dẫm, “Cậu trai mơ mộng, trống rỗng, hầu như khờ dại. Không bám chặt thứ gì; mọi thứ chỉ thoáng qua cái trí. Nó giống như một cái sàng, không giữ lại bất kỳ thứ gì.” Ông nhìn dò hỏi, đầu tiên người phụ nữ, sau đó chúng tôi, như thể một trong chúng tôi có thể cung cấp một trả lời cho những sự kiện bất thường đã tạo ra sống của ông.

 “Khi cậu ta đi bằng xe lửa,” ông nhớ lại, nửa ngạc nhiên và nửa vui vui, “họ thường dành riêng một ngăn cho cậu ta. Hai ngăn kế, trước và sau, dành cho những người theo cùng.”

 “Nhưng tại sao?” tôi hỏi.

 “Để bảo vệ cậu ta,” ông cười. “Để bảo đảm rằng không người nào gây phiền hà cậu ta, và để giữ gìn cho cậu ta được thuần khiết và không vấy bẩn. Không người nào được phép chạm vào người cậu ta hay những đồ dùng cá nhân của cậu ta. Và luôn luôn có người nào đó theo cùng cậu ta.”

 “Và người em nhận được cùng sự đối xử?” tôi hỏi, nói về người em của ông, Nityananda đã chết tại Arya Vihara năm 1925.

 “Ồ không,” ông trả lời, và, chọc một ngón tay thon dài vào ngực, thêm vào bằng một tiếng cười mỉa mai, “Đây là Phương tiện. Tất cả những người khác phải chăm sóc cậu ta. Họ thường phủ phục người xuống trước cậu ta, tôn thờ một cách thực tế cậu ta. Nhưng không nịnh nọt và nhặng xị nào có thể gây xúc động cậu ta. Không việc gì có ý nghĩa đối với cậu ta, các bạn hiểu chứ, thưa các bạn? Tại sao như thế? Tại sao cậu ta không bị hư hỏng bởi tất cả việc đó? Liệu nó là cái trí trống không của cậu ta?” Ông bỗng nhiên yên lặng, trầm ngâm suy tuởng về sự huyền bí của thời xa xưa.

 

*

 

Ngày tiếp theo, chúng tôi ăn trưa món xà lách trộn kiểu Hy lạp, xà lách trộn bông cải xanh và quả ô liu, mì ống phẳng spinach chế biến với một nước sốt trắng và một nước sốt cà chua, măng tây, và bánh nướng cam phơi cho món tráng miệng. Chúng tôi đang nói về Oak Grove School và sự liên hệ của nó với cộng đồng, và Krishnamurti hỏi hiệu trưởng, “Người công nhân bình thường đang làm việc tại quầy tính tiền của chợ Meiner′s Oak nghĩ gì về Oak Grove School? Anh ấy, hay chị ấy, có bất kỳ ý tuởng nào về việc gì chúng ta đang làm? Hay họ nghĩ rằng chúng ta là tôn giáo phương Đông kỳ dị nào đó?”

 Một số người chúng tôi mỉm cười bởi câu hỏi, mà nghe có vẻ ngây thơ nhưng có một góc độ liên quan. Hiệu trưởng trả lời, “Ồ, Krishnaji, tôi nghi ngờ liệu có bất kỳ những công nhân bậc thấp nào đã nghe về ngôi trường hay về ông.”

 Một giáo viên thêm vào, “Có thể họ đã thấy biển chỉ đường khi họ đang lái xe chạy qua, vì vậy ít nhất họ biết rằng có một trường học.”

 “Nếu họ không có con cái riêng của họ ở đây, họ sẽ chẳng quan tâm gì đến ngôi trường cả,” người nào khác thừa nhận.

 Krishnamurti không thỏa mãn với những trả lời. “Không, thưa bạn, tôi biết tất cả việc đó. Nếu không có người nội trợ nào ngoài chợ, ví dụ một người nào đó có giáo dục khá mà có sự nhận biết nào đó về việc gì đang diễn ra ở Ojai Valley và trong thế giới.” Ông bắt đầu cười lớn tiếng với dòng suy nghĩ riêng của ông. “Được rồi, thưa bạn, ví dụ một người rất có giáo dục, khá thông minh, một bác sĩ, một luật sư – không, không phải một luật sư – ví dụ hiệu trưởng Thacher School: họ nói gì về Oak Grove School?”

 Hiệu trưởng trả lời, “Ồ, thưa ông, ông biết rằng chúng tôi vừa dựng lên một cái bảng bằng gỗ thật lớn tại lối vào của trường và…”

 “Tôi biết tất cả việc đó, thưa bạn. Làm ơn tiếp cận câu hỏi. Vấn đề là gì? Liệu nó là cái tên? Cái tên ‘Krishnamurti’?”

 Sự chân thật thấm thía và không mất tự chủ của ông cắt đứt hoàn toàn ý thức của dao động đang nảy sinh, bất kỳ khi nào đề tài ‘cái tên’ được đưa ra. Một giáo viên thẳng thắn nói, “Krishnaji, cái tên ‘Krishnamurti’ gợi lên sự sợ hãi, nếu không thành kiến, trong những người Mỹ trung bình. Nó gợi lên những ý nghĩ về cái gì đó ngoại lai, về những đạo sư, những giáo phái, những nghi lễ lạ lùng nào đó. Sự liên tưởng đầu tiên là phong trào Krishna Consciousness, mà đã được biết đến khắp thế giới. Những người biết rất ít về tất cả điều này hầu như có sự liên tưởng tự động giữa những cái tên này – Krishna, Krishna Consciousness, Krishnamurti. Nó nghe giống y hệt đối với họ, và trong cách nào đó nó là giống y hệt. Dĩ nhiên nó là một phản ứng rất hời hợt, nhưng nhiều người đã từng nghe về Krishna Consciousness hơn là nghe về ông.”

 “Vậy thì bỏ nó đi,” Krishnamurti tuyên bố rất nhấn mạnh và không chút do dự. “Bỏ cái tên đi, thưa bạn. Cái tên không quan trọng gì cả. Nếu nó là một cản trở, bỏ nó đi.”

 Hành động của ông là tức khắc và không chọn lựa. Tuy nhiên, mọi người khác có mặt tại bàn ăn phản ứng bằng những mức độ khác nhau của sự choáng váng đối với lời đề nghị của ông. Một ủy viên nói, “Nhưng Krishna, làm thế nào chúng tôi bỏ cái tên đó? Chúng ta là Krishnamurti Foundation.”

 Một người khác lắp bắp, “Chúng ta không thể bỏ cái tên đó – làm thế nào người ta có thể…?”

 Một giáo viên nói, “Nó không có ý nghĩa. Chúng ta sẽ gọi chúng ta là gì, Học viện Giáo dục?”

 Tâm trạng lo lắng bất ngờ tràn ngập nhóm người, bởi vì ngay lập tức mọi người đưa ra quan điểm của mình. Tôi đang nhìn Krishnamurti, người mà những từ ngữ của ông đã châm ngòi sự khuấy động thuộc cảm xúc. Ông đang ngả người trong ghế, bình thản gấp hai bàn tay trên đùi và quan sát bằng một diễn tả xa cách việc gì đang xảy ra quanh ông. Ông có ý về điều gì ông đã nói. Một cái tên – dù nó là của riêng ông hay người nào khác – chẳng có chút xíu quan trọng nào đối với ông, đặc biệt nếu nó cản đường cái gì đó vĩ đại và đầy sức sống hơn.

 Hiệu trưởng nói, “Krishnaji, ông biết rằng chúng tôi vừa dựng lên cái biển chỉ đường mới.” Ông ấy đang nói về một cái biển bằng gỗ to lớn, và vừa được dựng lên tại lối vào đường xe hơi dẫn đến khuôn viên trường. Nó là, ‘Oak Grove School of the Krishnamurti Foundation of America’, hàng thứ hai nổi bật hơn hàng thứ nhất.

 “Phải mất thời gian nhiều lắm…”

 “Hạ nó xuống.”

 “Ông có ý…?”

 “Hạ cái biển xuống và thay thế nó bằng một cái biển mà chỉ đề cập đến tên trường. Việc đó sẽ chăm sóc cho nó. Chấm dứt. Đủ rồi.”

 Lúc này, ông có một khả năng hiếm có để cắt đứt những lang thang của sự suy nghĩ, cắt đứt những tính toán dài dòng của ủng hộ hay phản đối, và đạt đến một quyết định. Nhưng ông không phải là không thể sai lầm, khi ông là người đầu tiên sẽ thừa nhận. Đặc biệt trong những vấn đề cá nhân hay thực tế, thỉnh thoảng những quyết định của ông hóa ra lại sai lầm. Và quá thường xuyên, chúng tôi có khuynh hướng tuân theo sự ham muốn của chúng tôi để làm vui lòng ông và không thách thức ông đúng mức.

 Kết thúc vấn đề, ông nhận xét, “Có lẽ tôi nên thay đổi cái tên của tôi thành Christopher Murphy.”

 Sự căng thẳng phát sinh quanh bàn ăn được giải phóng, và một trong những ủy viên nhận xét hóm hỉnh, “Việc đó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, Krishnaji.”

 Như một kết luận của nói chuyện này, biển chỉ đường trước ngôi trường được hạ xuống và được thay thế bởi một cái biển nhỏ hơn mà chỉ viết đơn giản, ‘Oak Grove School’.

 

*

 

Tháng ba, Krishnamurti bắt đầu gặp gỡ đều đặn giáo viên và phụ huynh vào những buổi chiều cuối tuần tại Pine Cottage. Những bữa ăn trưa vào những ngày đó được tham gia đông lắm. Nhiều giáo viên tận hưởng cơ hội để đưa ra cho ông những câu hỏi về sống của ông, và ông tự nguyện và cởi mở trả lời những tìm hiểu của họ.

 Một trong những giáo viên, đang ngồi cạnh ông tại bữa ăn trưa vào ngày đặc biệt này, mong muốn biết về những người nổi tiếng mà ông đã gặp ở California. Mặc dù ông nhớ lại đã gặp Stravinsky, Isherwood, Chaplin, Greta Garbo và John Barrymore, trong số những người nổi tiếng khác, ông không có nhiều giai thoại về họ. Chỉ đến khi bạn ấy đề cập Aldous Huxley, người viết tiểu thuyết Anh, ông bắt đầu thao thao và kể lại câu chuyện của tình bằng hữu lâu dài và phong phú của họ.

 “Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau trước chiến tranh và thường thăm viếng nhau, và liên lạc thư từ. Mỗi lần tôi đến gặp bạn ấy và người vợ Bỉ, Maria, ở Mojave Desert, nơi họ vừa dọn đến. Tôi vừa viết ra một vài quan sát của tôi và đưa nó cho Aldous đọc. Lúc đó tôi nhút nhát lắm. Nhưng bạn ấy đọc nó say mê, nói rằng nó rất mới mẻ, và thúc giục tôi tiếp tục viết. Bạn ấy nói rằng chưa bao giờ thấy văn phong này trong văn chương thế giới trước kia – một diễn tả tự nhiên được theo sau bởi một đoạn văn triết lý dài và một đối thoại. Bạn ấy khuyên tôi viết đều đặn, có lẽ một hay hai trang một ngày, và thế là tôi tuân theo điều đó.” Ông phác một cử chỉ xin lỗi nhe nhẹ, như ông thỉnh thoảng làm khi đang nói về mình. “Chúng tôi thường dạo bộ rất lâu trong những quả đồi, và bạn ấy sẽ thuyết trình lê thê về những bông hoa và những cái cây bên đường đi và những con thú mà chúng tôi bất ngờ gặp phải.” Một ý thức sâu thẳm của thương yêu chiếu sáng qua những từ ngữ của ông khi ông nói về người bạn đã chết mười bảy năm trước. “Aldous có sự hiểu biết lạ thường về mọi thứ. Bạn ấy là quyển tự điển bách khoa sống. Bạn có thể hỏi bạn ấy về bất kỳ điều gì, và bạn ấy có thể cho một bài diễn thuyết uyên bác về nó, dù là tôn giáo, âm nhạc hay nghệ thuật, một con côn trùng lạ hay một cái cây.” Ông ngừng lại và nhìn người phụ nữ bên cạnh ông. “Nhưng bạn ấy nhận ra rằng sự hiểu biết phi thường của bạn ấy là một gánh nặng và ngăn cản bạn ấy không trải nghiệm mọi thứ mới mẻ lại. Tất cả mớ ký ức được lưu trữ đó khiến cho bạn ấy không hiệp thông cùng cái mới mẻ và khởi nguồn. Và bạn ấy nhận biết rất rõ ràng về nó. Thỉnh thoảng bạn ấy thường nói với tôi, ‘Tôi sẽ sung sướng từ bỏ mọi thứ, tất cả sự hiểu biết và sự thông thái của tôi, để nắm bắt một chút xíu về cái đó, để nhận được một nhận biết hiệp thông của sự thật.’ Và Krishnamurti phác cử chỉ nhấn mạnh, chỉ thẳng vào cái đó mà vượt khỏi những từ ngữ. “Chúng tôi có một liên hệ thật lạ lùng – rất thương yêu và tế nhị. Thường xuyên trong suốt những chuyến dạo bộ cùng nhau chúng tôi sẽ không nói một lời, hay chúng tôi sẽ ngồi yên lặng cùng nhau.”

 “Liệu ông ấy cũng không sử dụng những loại thuốc ảo giác một thời gian, hay sao?” cô ấy hỏi.

 “Ông ấy đã viết về nó trong The doors of Perception Cánh cửa của Sự Nhận biết Heaven and Hell Thiên đàng và Địa ngục,” tôi chen vào.

 “Đúng, bạn ấy có thử nghiệm chúng,” Krishnamurti trả lời. Mặc dù tôi biết rằng ông không chấp nhận thuốc men thuộc bất kỳ loại nào và chối từ giá trị của những trải nghiệm nhờ vào thuốc men, tôi không nhận thấy bất kỳ âm điệu đánh giá nào trong giọng nói của ông. “Bạn ấy thường kể cho tôi về những cảm giác của bạn ấy: những màu sắc của những bông hoa trở nên rực rỡ và sinh động ra sao, và không gian giữa bạn ấy và bông hoa biến mất như thế nào.”

 Ông ngừng lại một chút và mỉm cười. Nhìn thấy những khuôn mặt háo hức của chúng tôi, ông hỏi, “Tất cả những điều này gây hứng thú cho các bạn à?”

 Khi nhiều người trong chúng tôi trả lời đầy nhiệt tình, “Có, có,” ông biểu lộ một trong những nhún vai đặc trưng của ông, thể hiện rằng nó hoàn toàn tùy vào chúng tôi. “Bạn ấy bị mù một mắt,” ông tiếp tục, “và có thị lực sút kém nơi mắt còn lại. Bạn ấy thường thực hành một phương pháp đặc biệt về tập thể dục cho mắt, Bates Method. Bạn ấy giải thích cho tôi từng chi tiết, và tôi đã thực hành nó kể từ đó.”

 “Ông thực hành nó hàng ngày?” tôi hỏi.

 Ông gật đầu, “Hàng ngày khoảng nửa tiếng đồng hồ.”

 “Những bài tập thể dục này gồm có gì?” một giáo viên đeo kính hỏi đầy hứng thú.

 Ngay tức khắc Krishnamurti trình bày những bài tập đơn giản, như xoa bóp hai mí mắt trong kiểu vòng tròn, chuyển nhãn cầu trong những phương hướng khác biệt, và tập trung vào những vật tại một khoảng cách xa, trong khi che một mắt bằng bàn tay. Thật vui khi nhìn thấy sự thỏa mãn ông nhận được trong diễn tả những khía cạnh khác nhau của phương pháp Bates, và tôi kinh ngạc bởi sự cẩn thận mà ông giải thích những vấn đề dường như nhỏ nhặt như thế. Vào một dịp trước ông đã giải thích rõ ràng về cách đánh bóng đôi giầy, công việc mà ông làm đều đặn. Một lần khác ông giải thích cho chúng tôi làm thế nào để đi đúng cách trong những rặng núi từ một đội trưởng của toán leo núi Alps.

 Kể hết câu chuyện về tập thể dục hai mắt của ông, ông vắn tắt quay lại để nói về người bạn vĩ đại của ông từ nước Anh. “Aldous hút thuốc nhiều lắm. Cuối cùng bạn ấy bị ung thư lưỡi. Đó là lý do tại sao bạn ấy chết.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn