Phần Ii

17 Tháng Hai 201200:00(Xem: 4958)

J. KRISHNAMURTI
LỬA TRONG CÁI TRÍ
Đối thoại cùng J. Krishnamurti
FIRE IN THE MIND
Dialogues with J. Krishnamurti
Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 2-2012 –

luatrongcaitri

PHẦN II


 SINH TỒN THUỘC SINH HỌC

VÀ THÔNG MINH


PUPUL JAYAKAR (PJ): Có điều gì đó mà Krishnaji đã nói trong nói chuyện của anh ngày hôm qua. Tôi không biết liệu nó có thể làm chủ đề trong bàn luận này. Nó là một câu phát biểu rất kinh ngạc. Nghi vấn anh đã đưa ra là, liệu những tế bào não có thể tự xóa sạch chính chúng khỏi mọi thứ, ngoại trừ chuyển động của sự sinh tồn, sự cần thiết thuộc sinh học thuần túy, mà một mình nó, làm cho các cơ quan cơ thể hiện diện? Dường như Krishnaji gợi ý rằng, trước khi bất kỳ chuyển động nào trong kích thước mới mẻ có thể xảy ra, sự xóa sạch hoàn toàn này đến mức độ thành một phiến đá trơ trụi, láng bóng là cốt lõi. Trong một ý nghĩa, anh ấy trở lại một vị trí hoàn toàn thuộc vật chất.

P. Y. DESHPANDE (PYD): Nếu anh có sự sinh tồn như kích thước của sự hiện diện, không có kích thước nào khác. Liệu chúng ta có thể thâm nhập theo phương hướng này? Liệu một xóa sạch mọi yếu tố của ý thức như chúng ta đã hiểu rõ nó, có thể xảy ra được? Chúng ta luôn luôn khẳng định rằng con người là cái gì đó còn nhiều hơn cả sự thôi thúc cho sinh tồn.

MAURICE FRIEDMAN (MF): Những tế bào não không là kho lưu trữ của văn hóa hay sao?

PJ: Nếu anh tước đoạt con người khỏi mọi yếu tố thuộc tâm lý ngoại trừ sự thôi thúc cho sinh tồn thuộc cơ thể, làm thế nào anh ấy không khác biệt với thú vật?

J. KRISHNAMURTI (K): Chúng ta biết cả sự sinh tồn thuộc sinh học lẫn thuộc tâm lý. Nhưng những yếu tố cho sự sinh tồn thuộc tâm lý, như chủ nghĩa quốc gia, đã khiến cho sự sinh tồn thuộc sinh học đó hầu như không thể được. Sự phân chia thuộc tâm lý đang hủy diệt vẻ đẹp của sinh tồn. Liệu người ta có thể xóa sạch con nguời khỏi tất cả những yếu tố thuộc tâm lý?

PJ: Ngoại trừ yếu tố thuộc tâm lý và sinh học, liệu có bất kỳ yếu tố nào khác? Anh đã nói về xóa sạch chính anh khỏi tất cả những yếu tố. Tôi đang hỏi anh, liệu có bất kỳ yếu tố nào khác ngoại trừ yếu tố sinh học và tâm lý?

K: Như chúng ta biết được, đây là hai yếu tố duy nhất vận hành trong con người.

MF: Liệu không có một yếu tố như sự sinh tồn thuộc tâm lý, tách khỏi sự sinh tồn thuộc hệ thần kinh cơ thể, hay sao?

K: Mà có nghĩa sự sinh tồn của cái tinh thần. Cái tinh thần mà là kết quả của môi trường và của di sản. Chiều hôm qua khi chúng ta sử dụng từ ngữ ‘ý thức’, chúng ta đã nói tổng thể của ý thức là nội dung của ý thức. Nội dung của ý thức là sự xung đột, sự đau khổ; tổng thể của điều đó là ý thức.

PYD: Anh cũng đã nói rằng thông minh còn thâm sâu hơn ý thức.

K: Hãy chờ đã. Chúng ta đã nói rằng hiểu rõ về sự kiện của ý thức và vượt khỏi nó, là thông minh. Bạn không thể đến thông minh đó nếu ý thức này ở trong xung đột. Lúc này tất cả mọi điều mà chúng ta biết là sự sinh tồn thuộc sinh học và sự sinh tồn của ý thức thuộc tâm lý. Nghi vấn kế tiếp là gì?

PJ: Ngày hôm qua anh đã nói hay hàm ý rằng có một cần thiết phải xóa sạch ý thức khỏi mọi thứ ngoại trừ những yếu tố mà bảo đảm cho sự sinh tồn thuộc sinh học.

K: Bạn không thể xóa sạch toàn nội dung của ý thức thuộc tâm lý hay sao? Trong đang xóa sạch đó, thông minh vận hành. Lúc đó chỉ còn lại những yếu tố mà bảo đảm sự sinh tồn thuộc sinh học và thông minh – không còn thứ gì khác.

PJ: Ngày hôm qua anh đã không nói về thông minh. Anh đã nói: Khi có một xóa sạch hoàn toàn của ý thức và không còn thứ gì khác, sự vận hành đó là chuyển động thuộc sinh học của sự sinh tồn; chính là chuyển động đó mà nhận biết. Liệu có một thấy như thế?

K: Lúc đó, cái trí không chỉ là yếu tố-sinh tồn, nhưng còn có một chất lượng khác trong nó mà nhận biết.

PJ: Chất lượng đó là gì?

K: ‘K’ đã nói gì ngày hôm qua?

PJ: Anh ta đã nói rằng có một xóa sạch của ý thức, và rằng chỉ có chuyển động của sinh tồn trong yên lặng. Và sự yên lặng đó thấy.

K: Hoàn toàn đúng. Lúc này sự yên lặng là gì? Bản chất của sự yên lặng là gì?

P: Không, thưa anh. Thấy đó là cái gì đó mà chúng ta có thể khẳng định. Nhưng điều gì đó đã được nói ngày hôm qua và, vì vậy, chúng ta không thể không hỏi: Nếu con người được xóa sạch mọi thứ mà chúng ta nghĩ là những yếu tố khiến cho anh ấy là con người…

K: Mà là xung đột, đau khổ.

PJ: Không những điều đó, nhưng còn cả từ bi…

S. BALASUNDARAM (SB): Chúng ta nghĩ rằng con người, như đối nghịch với động vật, là loài nguời. Những đặc tính mà khiến cho con người khác biệt với động vật là gì? Thông minh, khả năng phân tích, ngôn ngữ.

PYD: Con người là một động vật mà sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ và con người có liên quan lẫn nhau. Và đây là dấu hiệu của con người mà phân biệt anh ấy khỏi phần còn lại của thế giới động vật. Ngôn ngữ giúp đỡ anh ấy có thể nói ‘tôi là tôi’. Và khoảnh khắc anh ấy vượt khỏi nó, anh ấy phỏng đoán, chiếu rọi; anh ấy nói, ‘tôi là tôi, và trong “tôi” đó bạn có thể chứa đựng toàn vũ trụ’. Không có ngôn ngữ cho những loài khác.

SB: Và một điều nữa. Do bởi ngôn ngữ, con người đã có thể phát triển văn hóa, và anh ấy không thể quay lại chặng đường sinh học.

PYD: Trong hai mươi lăm ngàn năm của sự tiến hóa, của sự suy nghĩ, của nói và vân vân, chẳng có bao nhiêu thay đổi trong con người; môi trường đã thay đổi nhưng, tại cơ bản, chẳng có bao nhiêu thay đổi trong con người.

K: Vâng.

PJ: Người ta nói đúng, hay tôi đồng ý điều gì Balasundaram hay Deshpande nói, nhưng vẫn vậy tôi nhận biết rằng ‘tôi hiện diện’. Câu nói đó là nó hiện diện nơi nào.

K: Balasundaram đang nói rất đơn giản: xóa sạch con người khỏi tất cả những yếu tố thuộc tâm lý, vậy thì sự khác biệt giữa động vật và con người là gì? Ồ, có một khác biệt vô cùng.

PJ: Khoảnh khắc anh thừa nhận một khác biệt, anh đang thâm nhập điều gì đó khác nữa.

SB: Con người nhận biết được chính bản thân anh ấy và động vật lại không nhận biết được; đó là sự khác biệt duy nhất.

K: Chúng ta hãy quay lại. Có sự sinh tồn thuộc tâm lý. Chúng ta muốn sinh tồn thuộc tâm lý và cũng cả thuộc sinh học.

PYD: Tôi nói rằng có cái gì đó khác nữa.

K: Chúng ta sẽ phải tìm ra. Chỉ giả định rằng có cái gì đó khác nữa không có ý nghĩa gì cả.

PYD: Nhưng anh nói rằng tất cả những khía cạnh khác của con người đã kết thúc.

K: Khi xung đột, đau khổ, phiền muộn đã kết thúc…

PJ: Cũng cả sự tưởng tượng, sự thắc mắc, sự ưa thích – tất cả mọi thứ mà đã khiến cho con người vươn ra, thâu vào.

K: ‘K’ đã nói cả cái bên ngoài lẫn cái bên trong.

P: Vâng, nó là cùng chuyển động. Khi anh nói rằng tất cả điều này phải được xóa sạch, việc gì xảy ra? Liệu đó là chính đáng khi hỏi như thế? Liệu chúng ta, trong bàn luận, trong thâm nhập điều này, có thể nhận được cảm thấy của đang xóa sạch đó, đang thấy đó?

K: Chúng ta đã nói rằng thông minh vượt khỏi ý thức và rằng khi cái trí được xóa sạch khỏi những yếu tố thuộc tâm lý, trong chính đang xóa sạch đó có sự phơi bày của thông minh này. Hay thông minh hiện diện trong chính đang xóa sạch. Có sự sinh tồn thuộc sinh học và có thông minh. Đó là tất cả.

 Thông minh không có di sản. Ý thức có di sản. Bên trong cánh đồng của ý thức, chúng ta bị trói buộc trong sự trở thành. Bên trong cánh đồng đó, chúng ta đang cố gắng trở thành cái gì đó. Xóa sạch tất cả điều đó. Làm trống không tất cả điều đó. Hãy cho phép cái trí tự trống không tất cả điều đó. Trong chính đang trống không đó, thông minh hiện diện.

 Thế là, chỉ có hai sự việc còn sót lại: hình thức tột đỉnh của thông minh và sự sinh tồn, mà hoàn toàn khác hẳn đang sống như một động vật. Con người không chỉ là một động vật; anh ấy có thể suy nghĩ, thiết kế, xây dựng.

PJ: Anh có ý nói rằng có một thông minh mà tự thể hiện chính nó trong hành động của đang xóa sạch ý thức?

K: Lắng nghe cẩn thận. Luôn luôn ý thức của tôi đang cố gắng để trở thành, thay đổi, bổ sung, đấu tranh, và vân vân. Việc đó và sự sinh tồn thuộc sinh học là tất cả mà tôi biết. Mọi người vận hành bên trong hai việc này. Và bên trong sự đấu tranh đó chúng ta chiếu rọi cái gì đó vượt khỏi ý thức; nhưng việc đó vẫn còn bên trong ý thức bởi vì nó được chiếu rọi.

 Cái trí thực sự muốn được tự do khỏi cái mớ rối ren, khỏi sự huyên thuyên-quay lại đó hỏi, liệu cái trí có thể tự xóa sạch ‘chính nó’ khỏi nội dung riêng của ‘nó’? Đó là tất cả. (Ngừng) Và thông minh hiện diện trong đang hỏi đó.

PJ: Liệu đang làm trống không là một qui trình vô tận?

K: Chắc chắn không. Bởi vì nếu nó là một qui trình vô tận, tôi bị trói buộc trong cùng hiện tượng.

PJ: Chúng ta hãy ngừng ở đây một chút. Liệu nó không là một qui trình vô tận, hay sao?

K: Nó không là một qui trình vô tận.

P: Anh có ý, ngay khi nó được thực hiện, nó được thực hiện?

K: Chúng ta hãy thâm nhập chầm chậm. Trước hết bạn phải hiểu rõ điều này bằng từ ngữ. Ý thức của tôi được tạo ra từ tất cả mọi việc mà chúng ta đã nói.

PJ: Liệu làm trống không của ý thức cần thời gian hay liệu nó được tự do khỏi thời gian? Liệu nó là từng mảnh? Hay liệu nó là một làm trống không của tổng thể?

K: Có phải nghi vấn là liệu làm trống không đó là từng mảnh hay liệu nó là tổng thể?

PJ: Anh thấy, đặt nghi vấn theo cách đó phơi bày cái tổng thể mà chứa đựng những mảnh.

SB: Đang xóa sạch phải là một tiến hành kết hợp mà bao gồm những mảnh và cái tổng thể.

K: Bàn luận về nó.

PJ: Người ta xóa sạch cái gì? Hay người ta nhận biết cái gì? Hay, liệu có sự tan biến của cái mà trỗi dậy? Không thể có sự tan biến của bất kỳ cái gì. Cái gì trỗi dậy là sự suy nghĩ.

PYD: Nếu tất cả cái này tan biến, còn lại cái gì?

PJ: Khi bạn nói tất cả tan biến, bạn có ý gì?

SB: Chỉ có trạng thái nhận biết còn lại. Trạng thái nhận biết trọn vẹn là cái tổng thể?

PJ: Đúng.

K: Bạn ấy nói, ‘Đúng’. Nghi vấn là gì?

PJ: Liệu sự nhận biết được một điểm của ý thức – được một việc như là ghen tuông – liệu sự nhận biết được một trạng thái đó, là tổng thể của ý thức?

K: Khi bạn sử dụng từ ngữ ‘nhận biết’, bạn có ý gì qua từ ngữ ‘nhận biết’ đó? Nếu bạn có ý nhận biết được những hàm ý – mà trong đó không chọn lựa, không ý muốn, không ép buộc, không kháng cự – chắc chắn nó là như thế.

PJ: Vậy là, tại bất kỳ điểm nào việc này đều có thể xảy ra được?

K: Dĩ nhiên.

PJ: Vâng, bởi vì đó là cánh cửa; cánh cửa của sự tan biến.

K: Không. Hãy ở lại mấu chốt đó một phút.

PJ: Tôi đã sử dụng từ ngữ ‘cánh cửa’ đó một cách cố ý.

K: Hãy chờ đó. Chúng ta hãy bắt đầu chầm chậm, bởi vì tôi muốn thâm nhập từng bước một. Ý thức của tôi được tạo thành từ tất cả điều này. Ý thức của tôi là bộ phận của tổng thể, cả tại tầng bề mặt lẫn tầng sâu thẳm hơn. Bạn đang hỏi, liệu có bất kỳ nhận biết nào mà xuyên thấu đến độ trong chính nhận biết đó cái tổng thể hiện diện? Hay liệu nó hiện diện từng chút một? Liệu có một thâm nhập, liệu có một đang quan sát, một đang phân tích?

PYD: Ý tưởng của yoga là bản chất đó. Nó là một con sông đang chảy. Trong dòng chảy đó, những cơ quan của con người đang hình thành. Ngay khi nó hình thành, nó cũng có khả năng chọn lựa và khoảnh khắc nó chọn lựa, nó tách rời chính nó khỏi ngay lúc này, khỏi con sông. Đây là một qui trình của sự tách rời khỏi dòng chảy và cái sự việc duy nhất mà khiến cho qui trình này hiện diện là sự chọn lựa. Vì vậy, họ nói rằng sự kết thúc của chọn lựa có lẽ mang bạn đến một trống không tổng thể và trong trống không đó bạn thấy.

K: Đúng thưa bạn, đó là một mấu chốt. Nghi vấn của ‘P’ là: Liệu sự nhận biết này là một tiến trình dần dần của xóa sạch từng mảnh một? Liệu sự nhận biết này, mà không có sự chọn lựa trong nó, làm trống không tổng thể của ý thức? Liệu nó vượt khỏi ý thức?

MF: Giả sử tôi không còn chọn lựa, liệu đó là xóa sạch?

PJ: Liệu có một kết thúc đối với xóa sạch?

K: Hay nó là một tiến hành liên tục?

PJ: Và nghi vấn thứ hai là: Nơi nào có thông minh, liệu có xóa sạch?

K: Chúng ta hãy bắt đầu bằng nghi vấn đầu tiên, từng đó cũng đầy đủ rồi. Bạn nói gì? Hãy bàn luận nó.

PJ: Nó là một trong những nghi vấn lạ thường khi anh cũng không thể nói ‘Có’ hoặc cũng không thể nói ‘Không’.

PYD: Nó bám vào thời gian hay không thời gian. Nếu nó được mời mọc, nó là thời gian.

PJ: Nếu anh nói nó không là một vấn đề của thời gian vậy thì nó không là một tiến hành. Năm phút sau nó sẽ trỗi dậy lại. Vì vậy nghi vấn này không thể trả lời được.

K: Tôi không chắc lắm. Chúng ta hãy bắt đầu lại.

 Ý thức của tôi được tạo thành bởi tất cả điều này. Ý thức của tôi quen thuộc với qui trình của thời gian, ý thức của tôi suy nghĩ dựa vào sự dần dần, ý thức của tôi là: luyện tập và qua luyện tập, thành tựu – mà là thời gian. Ý thức của tôi là một qui trình của thời gian.

 Lúc này tôi đang hỏi ý thức đó, liệu nó có thể vượt khỏi điều này? Liệu chúng ta, mà bị trói buộc trong chuyển động của thời gian, có thể vượt khỏi thời gian?

 Nghi vấn đó, ý thức không thể trả lời nghi vấn đó.

 Ý thức không biết nó có nghĩa gì khi vượt khỏi thời gian bởi vì nó chỉ suy nghĩ dựa vào thời gian. Vì vậy, khi được hỏi liệu qui trình này có thể kết thúc – đang dẫn đến một trạng thái không có thời gian – nó không thể trả lời, đúng chứ?

 Lúc này, bởi vì ý thức không thể trả lời nghi vấn, chúng ta nói: Chúng ta hãy xem thử sự nhận biết là gì và thâm nhập liệu sự nhận biết đó có thể sáng tạo một trạng thái không thời gian? Nhưng điều này giới thiệu những yếu tố mới mẻ: Sự nhận biết là gì? Liệu nó ở trong lãnh vực của thời gian, hay liệu nó ở ngoài lãnh vực của thời gian?

 Lúc này sự nhận biết là gì? Liệu trong sự nhận biết có bất kỳ chọn lựa, bất kỳ giải thích, bênh vực, hay chỉ trích nào? Trong sự nhận biết liệu có một người quan sát, hay một người chọn lựa? Và nếu có một nguời quan sát, liệu đó là sự nhận biết? Vì vậy, liệu có một nhận biết mà trong nó người quan sát hoàn toàn không hiện diện?

 Chắc chắn có.

 Tôi nhận biết cái bóng đèn đó và tôi không phải chọn lựa khi tôi nhận biết cái bóng đèn đó.

 Liệu có một nhận biết mà trong nó người quan sát hoàn toàn không hiện diện? – Không phải một trạng thái liên tục của nhận biết mà trong nó người quan sát không hiện diện, mà lại nữa là một câu nói sai lầm.

ACHYUT PATWARDHAN (AP): Thuật ngữ chỉ ra điều này là svarupa shunyata – người quan sát trở thành trống không; anh ấy được xóa sạch.

K: Lúc này, liệu sự nhận biết đó phải được vun quén? Và sự vun quén hàm ý thời gian. Làm thế nào sự nhận biết không người quan sát này hiện diện? Chúng ta đang gặp gỡ nhau?

 Liệu sự nhận biết này phải được vun quén? Nếu nó phải được vun quén, nó là kết quả của thời gian, và cũng là một bộ phận của ý thức đó mà trong nó sự chọn lựa hiện diện.

 Và bạn nói rằng sự nhận biết không là sự chọn lựa; bạn nói rằng nó là sự quan sát mà trong nó không có người quan sát.

 Lúc này làm thế nào việc đó sẽ xảy ra mà không có ý thức đang can thiệp? Liệu nó hiện diện tách khỏi ý thức, nở hoa tách khỏi ý thức? Hay, liệu nó được tự do khỏi ý thức?

PYD: Nó được tự do khỏi ý thức.

PJ: Liệu nó xảy ra khi tôi đặt ra nghi vấn ‘tôi là ai’?

K: Tất cả những người truyền thống đã đặt ra nghi vấn đó.

PJ: Nhưng nó là một nghi vấn cốt lõi. Liệu nó xảy ra khi tôi cố gắng thâm nhập cái nguồn của chính ‘cái tôi’? Hay liệu sự nhận biết hiện diện khi người ta cố gắng khám phá người quan sát đó?

K: Không. Khoảnh khắc bạn cố gắng, bạn ở trong thời gian.

PJ: Nó là một nghi vấn của ngôn ngữ, của ngữ học. Anh có thể xóa sạch ý thức tại bất kỳ điểm nào – người quan sát hiện diện nơi đâu? Chúng ta đang quen thuộc rằng người quan sát ‘hiện diện’.

K: Chúng ta hãy bắt đầu chầm chậm. Người ta thấy ý thức là gì. Bất kỳ chuyển động nào trong lãnh vực đó vẫn còn là một qui trình của thời gian: nó có lẽ cố gắng là hay không là; nó có lẽ cố gắng vượt khỏi, nó có lẽ cố gắng sáng chế cái gì đó vượt khỏi ý thức, nhưng nó vẫn còn là bộ phận của thời gian. Vì thế tôi bị kẹt cứng.

PJ: Tôi muốn sử dụng những từ ngữ mà không là những từ ngữ của anh. Vì vậy tôi đã khước từ tất cả những từ ngữ của anh. Tôi phải sử dụng những dụng cụ riêng của tôi. Cái yếu tố trong tôi mà dường như đối với tôi là uy lực nhất và mạnh mẽ nhất là gì? Nó là ý thức của ‘cái tôi’.

K: Mà là quá khứ.

PJ: Tôi sẽ không sử dụng ngôn ngữ của anh. Rất lý thú khi không sử dụng ngôn ngữ của anh. Tôi nói rằng cái sự việc uy lực nhất là ý thức của ‘cái tôi’? Lúc này liệu có thể có một nhận biết được ‘cái tôi’?

MF: Đó là một nghi vấn sai lầm. Tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao. Bạn hỏi: Liệu tôi có thể nhận biết được ‘cái tôi’?

 Lúc này, ‘cái tôi’ không là gì cả ngoại trừ một khao khát không thể thỏa mãn được phải có sự trải nghiệm.

K: ‘P’ bắt đầu bằng cách hỏi: Tôi là ai? Liệu ‘cái tôi’, ‘cái ngã’ là một hành động của ý thức?

PJ: Vì vậy tôi nói, chúng ta hãy quan sát, chúng ta hãy thâm nhập.

K: Khi tôi tự hỏi, Tôi là ai, liệu ‘cái tôi’ là yếu tố trung tâm trong ý thức?

PJ: Dường như nó là như thế. Và sau đó tôi nói: Hãy cho phép tôi nhìn thấy ‘cái tôi’, hãy cho phép tôi tìm ra nó, nhận biết nó, tiếp xúc nó.

K: Vì vậy bạn đang hỏi, liệu yếu tố trung tâm này có thể nhận biết được bằng những giác quan?

 Liệu yếu tố trung tâm này có thể được tiếp xúc? Liệu nó sẽ được cảm thấy, được nếm trải? Hay, liệu cái yếu tố trung tâm đó, ‘cái tôi’, là cái gì đó mà những giác quan đã sáng chế.

PJ: Việc đó xảy ra sau. Trước hết, tôi thấy liệu nó có thể được tiếp xúc.

K: Khi tôi đặt ra nghi vấn: Tôi là ai? Tôi cũng phải hỏi, ai đang thâm nhập, ai đang đặt ra nghi vấn ‘tôi là ai?’.

PJ: Lúc này, tôi không đặt ra nghi vấn đó. Tôi đã đặt ra nghi vấn đó lặp đi và lặp lại. Tôi đã bàn luận vô tận về sự nhận biết. Tôi không màng đến nó nữa, bởi vì một điều duy nhất mà anh đã nói là: Đừng chấp nhận một từ ngữ mà không là từ ngữ riêng của bạn. Tôi bắt đầu nhìn ngắm. Liệu ‘cái tôi’ này mà là hạt nhân của chính tôi, liệu nó có thể được tiếp xúc? Tôi quan sát nó trong những tầng bề mặt, trong những tầng bề sâu thuộc ý thức của tôi, trong những ngõ ngách tối tăm giấu giếm, và khi tôi lật tung nó, việc gì xảy ra là một ánh sáng, một nổ tung, một lan rộng phía bên trong.

 Một yếu tố khác mà vận hành là rằng, cái mà đã là riêng biệt, loại trừ – lúc này lại trở thành bao gồm tất cả. Từ trước đến nay tôi đã là riêng biệt, lúc này chuyển động thế giới trôi chảy trong tôi.

K: Chúng ta thấy điều đó.

PJ: Và tôi phát giác rằng đây không là cái gì đó mà có thể được tiếp xúc, có thể được nhận biết. Cái gì có thể được nhận biết là cái mà đã hiện diện; nó là một thể hiện của ‘cái tôi’ này. Tôi thấy rằng tôi đã có một suy nghĩ của ‘cái tôi’ này trong hành động, nhưng nó đã qua rồi. Sau đó, tôi thâm nhập: Sự suy nghĩ trỗi dậy từ đâu? Liệu tôi có thể tìm được những con suối của sự suy nghĩ? Hay sự suy nghĩ đi về đâu? Liệu tôi có thể theo đuổi một suy nghĩ? Tôi có thể theo sát một suy nghĩ sâu thẳm đến chừng nào? Tôi có thể ấp ủ một suy nghĩ lâu đến chừng nào? Liệu sự suy nghĩ có thể bị giam cầm trong ý thức? Đây là những nghi vấn xác thực, rành rành mà tôi nghĩ cá thể phải hoàn toàn tự cảm thấy cho chính anh ấy.

K: Chúng ta đã trải qua việc này. Tôi nghĩ chúng ta đã thực hiện tất cả việc này.

MF: Tôi nói tất cả việc này là sự nhận biết.

K: Chúng ta hãy đơn giản lại. Khi tôi hỏi ‘tôi là ai?’, ai đang đưa ra nghi vấn? Và đang thâm nhập người ta phát hiện rằng ‘cái tôi’ là không thể quan sát được, không thể tiếp xúc được, không thể nghe được, và vân vân. Và vì vậy, liệu ‘cái tôi’ ở trong lãnh vực của những giác quan? Hay, những giác quan đã sáng chế ra ‘cái tôi’?

PJ: Chính sự kiện rằng nó không ở trong lãnh vực của những giác quan…

K: Đừng chuyển động khỏi điều đó. Nó cũng không ở trong lãnh vực của những giác quan, hay sao? Chúng ta đã vội vàng quá.

 Liệu đang nhận biết là một nhận biết bằng mắt hay cái gì khác nữa?

PYD: Chúng ta đang thâm nhập vào bản chất của sự nhận biết. Lúc này, làm thế nào sự nhận biết nảy sinh?

PJ: Tôi muốn gạt đi mọi thứ mà Krishnaji đã nói và tôi phát giác rằng chính thâm nhập, chính khoét sâu vào ‘cái tôi’ sáng tạo ánh sáng; nó sáng tạo thông minh.

K: Bạn đang nói rằng chính sự thâm nhập sáng tạo sự nhận biết. Rõ ràng, tôi đã không nói, nó không phải.

PJ: Và, trong sự thâm nhập, người ta có thể chỉ sử dụng những dụng cụ nào đó, mà là những giác quan. Dù sự thâm nhập là ở phía bên ngoài hay phía bên trong, những dụng cụ duy nhất mà có thể được sử dụng là những giác quan, bởi vì đó là tất cả mà chúng ta biết: thấy, lắng nghe, cảm giác – và cánh đồng được chiếu sáng. Cánh đồng của cái bên ngoài và cánh đồng của cái bên trong đều được chiếu sáng. Lúc này, trong trạng thái của chiếu sáng này, bỗng nhiên anh phát giác rằng đã có một suy nghĩ, nhưng rằng nó đã qua rồi.

K: Sự suy nghĩ hiện diện trong lãnh vực của liên hệ và quan sát. Nó không hiện diện một mình nó. Nó hiện diện trong quan sát sự liên hệ – cái đèn.

PJ: Trong điều này, nếu anh hỏi liệu có một xóa sạch từng mảnh hay tổng thể, nghi vấn không có liên quan; nó không có ý nghĩa.

K: Hãy chờ một chút. Tôi không chắc lắm. Liệu sự nhận biết là từng mảnh? Tôi đã thâm nhập qua những giác quan, những giác quan đang sáng chế ‘cái tôi’, đang thâm nhập ‘cái tôi’. Hoạt động mang lại một ánh sáng, một rõ ràng. Không phải hoàn toàn rõ ràng, nhưng sự rõ ràng nào đó.

PJ: Tôi sẽ không sử dụng từ ngữ ‘rõ ràng nào đó’, nhưng ‘rõ ràng’.

K: Nó mang lại sự rõ ràng. Chúng ta sẽ bám vào đó. Liệu rõ ràng đó có thể lan rộng được?

PJ: Bản chất của thấy là như thế – tôi có thể thấy ở đây, và tôi có thể thấy ở đó, phụ thuộc vào khả năng của hai mắt.

K: Chúng ta đã nói rằng sự nhận biết không chỉ bằng mắt nhưng cũng còn bằng không-mắt. Chúng ta đã nói sự nhận biết là cái mà chiếu sáng.

PJ: Ở đây tôi muốn hỏi anh điều gì đó. Anh đã nói rằng đang thấy không những bằng mắt nhưng còn bằng không-mắt. Bản chất của thấy bằng không-mắt này là gì?

K: Chính là bằng không-mắt nên không-thể suy nghĩ được. Bằng không-mắt đó không phụ thuộc vào từ ngữ; nó không phụ thuộc vào sự suy nghĩ. Đó là tất cả.

 Liệu sự nhận biết bằng mắt là sự nhận biết không-từ ngữ?

 Sự nhận biết bằng không-mắt là sự nhận biết mà không có ý nghĩa, sự diễn tả, sự suy nghĩ.

 Liệu có một nhận biết mà không có sự suy nghĩ? Lúc này, hãy thâm nhập đi.

PJ: Và đó cũng không là một việc khó khăn lắm. Tôi thấy có sự nhận biết như thế. Lúc này, sự nhận biết đó có thể thấy gần, có thể thấy xa.

K: Hãy chờ đã. Sự nhận biết. Chúng ta chỉ đang nói về sự nhận biết – không phải khoảng thời gian, chiều dài, kích cỡ hay chiều rộng của sự nhận biết, nhưng nói về sự nhận biết bằng không-mắt, mà không-sâu thẳm hay không-nông cạn. Sự nhận biết nông cạn hay sự nhận biết sâu thẳm chỉ hiện diện khi sự suy nghĩ can thiệp.

PJ: Lúc này, trong đó, liệu có sự xóa sạch từng mảnh hay sự xóa sạch tổng thể? Chúng ta bắt đầu bằng nghi vấn đó.

K: Khi có sự nhận biết không-từ ngữ, bạn đang hỏi điều gì? Bạn đang hỏi điều gì thâm sâu thêm nữa?

MF: Bạn ấy đang hỏi điều này: Trong mọi nhận biết, có yếu tố không-từ ngữ của sự nhận biết thuần túy. Vậy thì có sự siêu-áp đặt thuộc tâm lý. Sự xóa sạch chỉ liên quan đến sự siêu-áp đặt thuộc tâm lý. Liệu có một trạng thái của cái trí mà trong đó sự siêu-áp đặt không xảy ra và không có sự xóa sạch?

PJ: Điều đó đúng. Sự nhận biết là sự nhận biết. Chúng ta đang hỏi, liệu có một nhận biết mà trong nó sự xóa sạch là không cần thiết?

K: Không có sự việc như một nhận biết vĩnh cửu.

PJ: Liệu nó đồng nhất cùng điều gì anh gọi là thông minh?

K: Tôi không biết. Tại sao bạn đang hỏi điều đó?

PJ: Bởi vì nó không-thời gian.

K: Không-thời gian có nghĩa không-thời gian. Tại sao bạn hỏi điều này? Liệu sự nhận biết mà là không-từ ngữ, liệu nó cũng không là không-thời gian, không-suy nghĩ, hay sao? Nếu bạn đã trả lời nghi vấn này bạn đã trả lời nghi vấn kia.

MF: Có thời gian khoảnh khắc của ‘ngay lúc này’. Và có một không-thời gian khác mà trong nó người ta chuyển động và sống.

K: Tôi không hiểu bạn nói điều gì.

MF: Vẫn vậy, sự nhận biết có thể thuộc giác quan.

K: Lúc này, liệu có sự nhận biết mà không-từ ngữ và vì vậy không phụ thuộc vào sự suy nghĩ? Vậy thì, nghi vấn là gì? Một cái trí đang nhận biết không đang đặt ra nghi vấn này, nó đang nhận biết. Và mỗi nhận biết là nhận biết; nó không đang chuyển qua nhận biết. Nghi vấn của xóa sạch hay không xóa sạch nảy ra ở đâu?

PJ: Tôi nói thậm chí trong sự nhận biết mà không liên quan đến sự suy nghĩ, sự nhận biết không bao giờ bị chuyển vào một suy nghĩ khác. Tôi thấy bóng đèn đó. Đang thấy không được chuyển qua. Chỉ sự suy nghĩ đang được chuyển qua.

K: Điều đó rõ ràng. Ý thức của tôi là cái trí của tôi, là những tế bào não của tôi, là kết quả của những nhận biết thuộc giác quan của tôi. Đó là ý thức của tôi. Đó là tất cả ý thức. Ý thức đó là kết quả của thời gian, tiến hóa, tăng trưởng. Nó có thể lan rộng, có thể thâu hẹp và vân vân. Và sự suy nghĩ là bộ phận của ý thức đó. Lúc này, người nào đó đến và hỏi: Tôi là ai? Liệu ‘cái tôi’ là một thực thể vĩnh cửu trong ý thức này?

PYD: Nó không thể như thế.

K: ‘Cái tôi’ này – liệu nó là ý thức?

PYD: Nó không vĩnh cửu.

K: Ý thức là di sản. Dĩ nhiên nó là như vậy.

MF: Chúng ta đang nhầm lẫn ý tưởng của ý thức với trải nghiệm của ý thức.

K: Điều này rất rõ ràng – ‘Cái tôi’ là ý thức đó.

PJ: ‘Cái tôi’ có một thực sự vô cùng đối với tôi, cho đến khi tôi bắt đầu thâm nhập.

K: Dĩ nhiên. Sự kiện là rằng sau khi nhìn ngắm, sau khi quan sát, tôi thấy ‘tôi’ là tổng thể của ý thức này. Đây không là một câu nói bằng từ ngữ. Tôi là di sản đó – tôi là tất cả điều đó. Và liệu cái tôi này có thể được tiếp xúc, có thể được quan sát? Liệu nó có thể được cảm thấy, liệu nó có thể được biến dạng? Liệu nó là kết quả của sự nhận biết và di sản?

MF: Nó không là kết quả của cái di sản. Nó là cái di sản.

K: Và sau đó bạn ấy hỏi: ‘Cái tôi’ đó là ai? Liệu ‘cái tôi’ đó là bộ phận của ý thức, bộ phận của sự suy nghĩ? Tôi nói vâng. Sự suy nghĩ là bộ phận của ‘cái tôi’. Sự suy nghĩ là ‘cái tôi’, ngoại trừ nơi nào sự suy nghĩ đang vận hành một cách công nghệ, nơi đó không có ‘cái tôi’. Khoảnh khắc bạn chuyển động khỏi lãnh vực khoa học, bạn đến ‘cái tôi’ mà là bộ phận của di sản thuộc sinh học.

MF: ‘Cái tôi’ là trung tâm của sự nhận biết; nó là một trung tâm đang làm việc của sự nhận biết, một trung tâm xảy ra khi cần thiết và không theo thể thức đặc biệt, và ‘cái còn lại’ là một trung tâm hiệu quả phù hợp cho khoa học.

K: Hãy đơn giản. Chúng ta thấy ý thức là ‘cái tôi’. Tổng thể của cánh đồng đó là ‘cái tôi’. Trong cánh đồng đó, ‘cái tôi’ là trung tâm.

PJ: Tôi muốn gạt đi mọi thứ và giải đáp nó trong một cách khác. Tôi thấy rằng yếu tố quan trọng nhất trong tôi là ‘cái tôi’. Lúc này ‘cái tôi’ là gì? Bản chất của nó là gì? Người ta thâm nhập điều đó và trong chính tiến hành của quan sát có sự rõ ràng.

K: Chấm hết.

PJ: Sự rõ ràng là không-vĩnh cửu…

K: Nhưng nó có thể được khôi phục lại.

PJ: Tôi nói, có lẽ.

K: Bởi vì tôi có một ý tưởng rằng sự nhận biết là tổng thể.

PJ: Liệu nghi vấn ‘sự rõ ràng là vĩnh cửu’ đó có thể nảy ra một cách chính đáng trong trạng thái này?

K: Nó không nảy ra trong trạng thái của sự nhận biết. Nó chỉ nảy ra hay hiện diện khi tôi hỏi: Liệu tiến hành này là vĩnh cửu, vĩnh viễn?

PJ: Và anh sẽ nói gì?

K: Bạn đang được hỏi. Trả lời. Chờ đã. Bạn phải trả lời nghi vấn này. Tại khoảnh khắc của sự nhận biết, nghi vấn không nảy ra. Khoảnh khắc kế tiếp, tôi không nhận biết rõ ràng lắm.

PJ: Nếu tôi tỉnh táo đến độ thấy rằng tôi không đang nhận biết rõ ràng lắm, tôi sẽ thâm nhập điều đó.

K: Vì vậy tôi đang làm gì? Có sự nhận biết. Đó là tất cả.

PJ: Lối vào ở trong nghi vấn. ‘Chìa khóa’ của lối vào ở trong nghi vấn đó.

K: Chúng ta hãy đơn giản về điều này. Có sự nhận biết. Trong sự nhận biết đó không có vấn đề của thời gian tiếp tục. Chỉ có sự nhận biết. Phút kế tiếp tôi không thấy rõ ràng; không có sự nhận biết rõ ràng; nó bị rối ren. Sau đó, có sự thâm nhập vào sự rối ren, và thế là sự rõ ràng. Rối ren và lại nữa sự nhận biết; đang che kín và đang mở toang – và việc này tiếp tục. Việc này đang xảy ra. Đúng chứ?

MF: Liệu nó là một chuyển động của thời gian?

PJ: Một sự việc rất lý thú xảy ra. Chính bản chất của sự nhận biết này là rằng nó vận hành vào ‘cái còn lại’.

K: Bạn có ý gì qua từ ngữ ‘cái còn lại’?

PJ: Không-chú ý.

K: Hãy chờ. Chú ý và không-chú ý. Vậy là, nhận biết được không-chú ý mà trở thành chú ý. Đang cân bằng này luôn luôn đang xảy ra.

PJ: Tôi quan sát chính bản chất của chú ý. Nó có hành động riêng của nó vào không-chú ý. Lúc này, nếu tôi đưa ra một câu nói: Sự nhận biết giảm bớt không-chú ý. Tôi sẽ không đúng đắn khi nói điều này. Việc duy nhất mà tôi có thể quan sát là rằng có một hành động của chú ý vào không-chú ý.

K: Liệu hành động đó vào không-chú ý xóa sạch không-chú ý để cho không-chú ý không xuất hiện lại.

PYD: Nó là chú ý vào cái không-chú ý.

PJ: Tôi đang thâm nhập sâu hơn là đang chú ý vào cái không-chú ý. Tôi nói rằng bản chất của chú ý này là nó vận hành vào những tế bào não. Tôi rất, rất lưỡng lự khi tôi nói điều này. Chính là bản chất của chú ý để vận hành vào những tế bào não. Cái mà im lìm trong những tế bào não trỗi dậy lại khi nó được phơi bày đến chú ý, và chính bản chất của cái im lìm trải qua một thay đổi. Tôi muốn lãnh vực này được thâm nhập.

K: Chúng ta hãy bắt đầu lại. Sự nhận biết – nếu có sự chọn lựa trong sự nhận biết đó chúng ta quay lại trong ý thức.

 Sự nhận biết là không-từ ngữ. Sự nhận biết không có liên quan với sự suy nghĩ. Sự nhận biết đó chúng ta gọi là chú ý. Điều gì xảy ra khi có không-chú ý: Có không-chú ý. Tại sao bạn nhầm lẫn giữa hai?

 Tôi không-chú ý; có không chú ý; đó là tất cả.

 Trong không-chú ý đó có những hành động nào đó đang xảy ra. Và những hoạt động đó mang lại đau khổ, phiền muộn, rối loạn thêm nữa. Thế là, tôi tự nhủ với mình: Luôn luôn tôi phải chú ý để ngăn cản sự nhiễu loạn này đang xảy ra. Và tôi nói, Tôi phải vun quén chú ý. Và vì vậy chính sự vun quén đó trở thành không-chú ý. Đang thấy về không-chú ý đó mang lại chú ý.

 Chú ý gây ảnh hưởng những tế bào não.

 Hãy nhìn điều gì đã xảy ra. Có chú ý, và sau đó không-chú ý. Trong không-chú ý có sự hoang mang, sự đau khổ, và tất cả mọi chuyện của nó. Lúc này, điều gì xảy ra?

PYD: Xóa sạch không-chú ý đã lắng sâu xuống tầng ý thức bên trong.

PJ: Liệu nó không đúng thực rằng bạn không thể làm gì về nó hay sao?

K: Tôi đồng ý ‘P’, nhưng hãy chờ một chút. Đừng nói rằng không có gì cả. Chúng ta sẽ tìm ra. Chúng ta đang thâm nhập. Có chú ý và có không-chú ý. Trong không-chú ý mọi thứ là sự hỗn loạn. Tại sao tôi muốn đặt hai trạng thái vào cùng nhau? Khi có sự thôi thúc để đặt hai trạng thái vào cùng nhau, vậy thì có một hành động của ý muốn mà là sự chọn lựa. Tôi ưa thích chú ý hơn; tôi không ưa thích không-chú ý – và thế là tôi quay lại trong cánh đồng của ý thức.

 Vì vậy hành động nơi hai trạng thái không bao giờ được mang vào cùng nhau là gì?

 Tôi muốn thâm nhập điều đó một chút xíu.

 Khi có chú ý, sự suy nghĩ như ký ức không vận hành. Không có qui trình suy nghĩ trong chú ý. Chỉ có chú ý. Tôi chỉ nhận biết rằng tôi đã không-chú ý khi hành động đó tạo ra sự bực bội, đau khổ hay nguy hiểm. Sau đó, tôi nói với chính mình: Tôi đã không-chú ý. Và bởi vì chú ý đã lưu lại một dấu vết trên bộ não nên tôi quan tâm đến sự đau khổ mà không-chú ý đã tạo ra. Tiếp theo, trong thâm nhập sự đau khổ đó, chú ý hiện diện lại mà không lưu lại một dấu vết. Thế là, việc gì đang xảy ra? Thật ra, việc gì đang xảy ra? Mỗi lần có không-chú ý liền có sự nhận biết tức khắc, mau lẹ được không-chú ý. Sự nhận biết có một tức khắc; nó không có sự kéo dài. Nó không thuộc thời gian. Sự nhận biết và chú ý không lưu lại dấu vết: Ngay tức khắc của sự nhận biết luôn luôn đang xảy ra.

  

 Bombay

 Ngày 18 tháng 2 năm 1971

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_____________________________________________________

 

 

 

CÁI TRÍ VÀ QUẢ TIM

 

 

 

P

UPUL JAYAKAR (PJ): Thưa anh, chúng ta đã nói chuyện nhiều lần, và từ trước đến nay những bàn luận đều liên quan đến cái trí và những vấn đề của nó. Điều gì chúng ta đã không bàn luận là sự chuyển động của quả tim.

J. Krishnamurti (K): Tôi rất hài lòng khi bạn đã nêu ra vấn đề đó.

PJ: Liệu chuyển động của quả tim là một chuyển động khác biệt chuyển động của cái trí? Liệu chúng là một chuyển động hay hai chuyển động? Và nếu chúng là hai chuyển động, những yếu tố khiến cho hai chuyển động khác biệt là gì? Tôi sử dụng những từ ngữ cái trí và quả tim, bởi vì đây là hai mấu chốt trọng điểm mà quanh chúng những phản ứng giác quan nào đó có vẻ tập trung vào. Thật ra, liệu hai chuyển động này là một chuyển động?

K: Chúng ta hãy bắt đầu. Bạn có ý gì qua từ ngữ chuyển động?

PJ: Bất kỳ loại phản ứng thuộc cảm xúc nào mà chúng ta gọi là tình yêu, ân cần, tốt lành, từ bi, dường như rung động, chuyển động từ một điểm tập trung mà chúng ta nhận dạng như khu vực của quả tim. Những rung động này ảnh hưởng đến quả tim, chúng khiến cho nó, thuộc cơ thể, đập nhanh hơn.

K: Đây là chuyển động thuộc hệ thần kinh cơ thể của những tế bào não, chuyển động thuộc vật chất?

P. Y. DESHPANDE (PYD): Hay liệu do bởi những dây thần kinh mới có một ảnh hưởng vào quả tim?

K: Nó là một phản ứng của những dây thần kinh, quả tim, bộ não, toàn thể các cơ quan, các cơ quan thuộc hệ thần kinh cơ thể. Lúc này, liệu chuyển động của cái trí tách khỏi chuyển động mà thông thường được gọi là quả tim? Chúng ta không đang nói về quả tim vật chất, nhưng về những cảm xúc, những tình cảm, những tức giận, sự ghen tuông, sự cảm thấy tội lỗi – tất cả những cảm xúc mà khiến cho quả tim rộn ràng và đập nhanh hơn. Liệu những chuyển động của cái trí và quả tim là tách rời? Chúng ta hãy bàn luận nó.

PJ: Từ trước đến nay điều gì chúng ta đã và đang nói là rằng, nếu người ta có thể tự xóa sạch cho đến khi không còn sót lại bất kỳ thứ gì ngoại trừ chuyển động của sự sinh tồn, yếu tố duy nhất mà sẽ nhận ra được con người là chuyển động lạ lùng này của quả tim.

K: Tôi nghĩ sự phân chia này là giả tạo. Trước hết, chúng ta không nên bắt đầu theo cách đó.

PJ: Trong khi chúng tôi đã và đang bàn luận cùng anh, đã có một yên lặng của những tế bào não, đã có sự rõ ràng kinh ngạc, tuy nhiên đã không có sự phản ứng từ quả tim; đã không có những lăn tăn.

K: Vậy là bạn đang tách rời hai chuyển động. Có chuyển động của cái trí và chuyển động của quả tim: chúng ta hãy thâm nhập liệu chúng có tách rời? Và cũng vậy, nếu chúng không tách rời, vậy thì khi cái trí được trống không khỏi ý thức, trong ý nghĩa mà chúng ta đã sử dụng từ ngữ đó, chất lượng của cái trí mà là từ bi, mà là tình yêu, mà có sự hiệp thông, là gì? Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách hỏi liệu chuyển động của quả tim là tách rời. Liệu bất kỳ chuyển động nào đều là tách rời?

PJ: Liệu tức giận có sự đồng nhất gì với chuyển động của thương yêu?

K: Tôi đang hỏi: Liệu bất kỳ chuyển động nào đều là tách rời?

PJ: Tách rời khỏi cái gì?

K: Liệu bất kỳ chuyển động nào đều tách rời, hay liệu tất cả mọi chuyển động đều đồng nhất, giống như tất cả năng lượng là đồng nhất, mặc dù chúng ta có lẽ phân chia nó, tách rời nó?

 Tất cả mọi chuyển động đều là một chuyển động; một chuyển động đồng nhất. Người ta đã phá vỡ chuyển động thành những phân loại khác nhau, như chuyển động của quả tim và chuyển động của cái trí. Nhưng chúng ta đang hỏi: Liệu chuyển động của quả tim tách khỏi chuyển động của cái trí? Liệu có một chuyển động của quả tim tách khỏi cái trí, cái trí là bộ não? Tôi không hiểu liệu tôi có thể diễn đạt bằng từ ngữ điều này: Cái trí, quả tim, bộ não, liệu chúng cùng là một đơn vị? – Và từ đơn vị đó, chuyển động trôi chảy; một chuyển động mà là đồng nhất. Nhưng chúng ta phân chia những cảm xúc, những cảm tính, sự hiến dâng, sự hòa nhã, sự đam mê, sự nhiệt thành khỏi những đối nghịch của nó.

PJ: Cũng như vậy với tội lỗi, tàn nhẫn, kiêu hãnh. Có một chuyển động thuộc trí năng thuần túy mà cũng không là cái này hay cái kia – chuyển động thuần túy thuộc công nghệ.

K: Liệu chuyển động thuộc công nghệ khác biệt chuyển động của cái trí?

PJ: Tôi nghĩ sự suy nghĩ có công nghệ riêng của nó. Nó có động lực riêng của nó, nó có lý do riêng của nó cho sự hiện diện, phương hướng riêng của nó, tốc độ riêng của nó mà ở đó nó vận hành, những động cơ riêng của nó và những năng lượng riêng của nó.

MAURICE FRIEDMAN (MF): Bạn không thể đo lường sự suy nghĩ. Đừng gọi nó là công nghệ.

PYD: Những làn sóng-suy nghĩ đã được đo lường. Công nghệ có nghĩa có thể đo lường được.

K: Vừa lúc nãy chúng ta đã nói rằng từ bi, tình yêu, hòa nhã, ân cần, ý tứ và lễ phép là cùng một chuyển động. Chuyển động đối nghịch là đối nghịch với một chuyển động đó – nó là bạo lực và tất cả điều đó. Vì vậy có chuyển động của cái trí, chuyển động của thương yêu, tình yêu và từ bi, và chuyển động của bạo lực. Thế là, lúc này có ba chuyển động. Tiếp theo, có một chuyển động khác mà khẳng định rằng điều này phải như thế hay điều này không được như thế; liệu sự khẳng định rằng điều này phải như thế hay điều này không được như thế, có bất kỳ liên quan gì với những chuyển động thuộc tinh thần khác?

PYD: Vậy thì có chuyển động của điều phối tách khỏi ba chuyển động này.

K: Lúc này chúng ta có chuyển động thứ tư – chuyển động điều phối. Chuyển động của thương yêu như chuyển động của quả tim, sau đó chuyển động của bạo lực, lãnh đạm, buồn thảm, thô tục và tất cả điều đó; sau đó chuyển động của trí năng, tinh thần, và chuyển động của điều phối. Thế là, lúc này có bốn chuyển động và mỗi một trong những chuyển động này có những phân chia phụ riêng của nó.

 Hãy thấy nó trở thành phức tạp như thế nào, và mỗi một phân chia phụ mâu thuẫn với đối nghịch của nó. Vì vậy nó trở thành vô số. Cơ quan thuộc hệ thần kinh cơ thể này có hàng tá những mâu thuẫn, không chỉ là những chuyển động tinh thần, những chuyển động trí năng, những chuyển động tình cảm, vân vân. Có những chuyển động tự phát và mâu thuẫn, vô số những chuyển động và có chuyển động điều phối đang cố gắng sắp xếp những sự việc để cho anh ấy có thể vận hành.

MF: Liệu không có một hệ thống máy móc tuyển lựa, mà chọn lọc và gọi nó là ‘suy nghĩ’, ‘cái trí’, ‘quả tim’ và vân vân? Đó không là chuyển động điều phối hay sao?

K: Chuyển động điều phối, chuyển động chọn lọc, chuyển động hội nhập, chuyển động tuyển lựa, gọi nó bằng từ ngữ gì bạn muốn, tất cả chúng đều mâu thuẫn lẫn nhau.

MF: Tại sao anh nói chúng mâu thuẫn, bởi vì mỗi một chuyển động là một chuyển động độc lập?

PYD: Trong cách người ta sống, dường như chúng mâu thuẫn.

MF: Nhưng mỗi chuyển động đang chuyển động trong cách riêng của nó.

PJ: Như Friedman nói, tại bất kỳ vị trí được cho nào, nếu một chuyển động hiện diện, chuyển động khác không hiện diện.

MF: Vậy thì không thể có sự mâu thuẫn.

K: Khi một chuyển động hiện diện, chuyển động khác không hiện diện. Nhưng chuyển động điều phối cân nhắc hai chuyển động này – tôi muốn cái này và tôi không muốn cái kia.

MF: Đó là toàn chuyển động của sự sống.

PJ: Chúng ta đã bắt đầu bàn luận này bằng cách nói rằng từ trước đến nay chúng ta đã thâm nhập vào chuyển động của cái trí. Liệu có một việc như chuyển động của quả tim?

S. BALASUNDARAM (SB): Liệu nó là một chuyển động nuôi dưỡng? Liệu nó là một chuyển động duy trì – cái này mà chúng ta gọi là chuyển động của quả tim? Liệu cái này không cần thiết cho mục đích thấy rằng chuyển động của bộ não không giữ nguyên tình trạng tự do, không ô uế, hay sao?

PYD: Chúng ta không ở trong lãnh vực của mâu thuẫn gì cả.

K: Mâu thuẫn không hiện diện khi một cái hiện diện, và cái khác không hiện diện, nhưng khi chuyển động điều phối nói: Tôi thích không có cái này nhưng có cái kia; vậy thì sự mâu thuẫn, sự đối nghịch như sự chọn lựa, bắt đầu.

ACHYUT PATWARDHAN (AP): Nếu tôi chất đầy hận thù, vân vân, tôi không thể sử dụng hai bước vượt khỏi. Nghi vấn là: Liệu chuyển động của quả tim khác biệt chuyển động của cái trí? Hay, nó có chất lượng riêng của nó?

K: Đó là điều gì Pupul đang nói. Có chuyển động của cái trí – chuyển động thuộc trí năng, thuộc công nghệ; có chuyển động của quả tim và có chuyển động của bạo lực. Vậy là, có vô số chuyển động trong chúng ta và chuyển động điều phối chọn lựa một hay hai chuyển động để tự duy trì chính anh ấy. Từ đó nghi vấn kế tiếp là gì?

PJ: Liệu những chuyển động này song song với nhau? Tại cơ bản, chúng hoặc là một chuyển động này hoặc là một chuyển động khác.

K: Tôi không chắc lắm.

PJ: Liệu tại cơ bản chuyển động của bộ não là chuyển động kích thích những cảm xúc?

AP: Mặc dầu người ta có lẽ không có sự thù hận hay tức giận thuộc cá nhân, khi tôi đọc về Bengal, những cảm xúc nào đó nảy sinh và chúng là những phản ứng thuộc xã hội; tôi không tác động gì vào nó cả. Nhưng ngược lại để có tình yêu, ân cần là một chất lượng xác định của sự phong phú; nó là một chất nuôi dưỡng; mà cái trí không thể trao tặng bạn.

PYD: Chúng ta đã đồng ý rằng sự nhận biết của bộ não là sự suy nghĩ.

K: Chúng ta hãy trình bày rõ ràng ý nghĩa của những từ ngữ. Chúng ta gọi cảm xúc là sự phản ứng đến những hình thức khác nhau của sự kích thích.

 Liệu sự nhận biết là một cảm xúc?

 Lúc này, nghi vấn kế tiếp là gì? Bạn hỏi, liệu có hai chuyển động cùng những phân chia phụ của chúng; liệu chúng song song?

PJ: Một chuyển động song song có nghĩa một chuyển động tách rời; chúng không bao giờ gặp gỡ.

K: Hay, liệu chúng thực sự là một chuyển động, mà chúng ta không biết?

PJ: Ví dụ như sự ham muốn. Anh sẽ đặt nó trong sự phân loại nào – cảm xúc hay suy nghĩ?

SB: Ham muốn là từ quả tim.

PJ: Hãy sử dụng sự nảy sinh của ham muốn. Sau một lúc, nó trở thành sự suy nghĩ. Vì vậy, anh sẽ đặt nó ở đâu?

AP: Nó nảy sinh chỉ như một suy nghĩ.

MF: Sự nảy sinh của ham muốn như một phản ứng thuộc cảm xúc ngay tức khắc của quả tim, không tách khỏi sự suy nghĩ: cùng từ ngữ ‘tức giận’, quả tim đập nhanh hơn. Tất cả việc đó là một chuyển động.

K: Ham muốn, hận thù, tình yêu, chúng ta nói, là những chuyển động thuộc tinh thần và cảm xúc. Vì vậy có hai chuyển động này. Bạn hỏi, liệu chúng song song và vì vậy tách rời hay liệu tất cả nó là một chuyển động? Chính tôi không đang nói nó là như thế hay nó không là như thế.

PJ: Tôi nghĩ rằng đó không là một nghi vấn giá trị. Nghi vấn giá trị là: Nếu chúng là hai chuyển động tách rời, liệu chúng có thể hợp nhất cùng nhau? Hay, liệu chính là nguyên nhân của sự bất hạnh mà chúng ta khiến cho chúng tách rời?

MF: Cái mà nhận biết theo khuôn mẫu đó là sự suy nghĩ. Cái mà nhận biết không theo khuôn mẫu đó là sự cảm xúc.

PJ: Khoảnh khắc bạn đưa ra một câu nói như thế, hoặc đây là như thế đối với chúng ta, và thế là sự phân hai đã kết thúc trong chúng ta, hoặc ngược lại nó là một lý thuyết.

K: Nó là một lý thuyết. Những kết luận và những công thức không có ý nghĩa gì cả. Tôi nói: Tôi không biết. Tôi chỉ biết hai chuyển động này, một chuyển động là chuyển động của sự suy nghĩ, trí năng, lý trí; chuyển động thứ hai là cảm thấy của tử tế, hòa nhã, đó là tất cả. Liệu chúng là hai chuyển động tách rời? Hay bởi vì chúng ta đã đối xử với chúng như hai chuyển động tách rời, toàn sự bất hạnh của chúng ta, sự hỗn loạn của chúng ta nảy sinh. Bạn thấy, Pupul, bạn có thể thấy từ trước đến nay chúng ta đã phân chia cơ thể và linh hồn. Toàn khuynh hướng tôn giáo ở phương Tây cũng như ở phương Đông đã là sự phân chia của linh hồn và cơ thể này và chúng ta đã duy trì điều đó và những quyển kinh thánh đã duy trì điều đó. Thật ra, nó thực sự là duy nhất một trạng thái thuộc hệ thần kinh cơ thể, không phải một cái này hay một cái kia, nhưng nó là một chuyển động thuộc hệ thần kinh cơ thể mà sáng chế ra linh hồn, vân vân. Và vì vậy nghi vấn là: Liệu chúng là hai chuyển động hay liệu chúng ta đã quá quen thuộc với sự suy nghĩ rằng hai cái này tách rời – cơ thể và linh hồn – cho đến khi một người nào đó nói nó là một trạng thái thuộc hệ thần kinh cơ thể và tôi nói ‘vâng’, tôi hiểu rõ.

PJ: Nhưng làm thế nào anh có thể chối bỏ sự kiện rằng một mãnh liệt thuộc cảm xúc mang lại một chất lượng mới mẻ của thân tâm, một trải nghiệm trọn vẹn của điều gì người còn lại cảm thấy; một ý thức của hiểu rõ không nói nên lời?

K: Đừng vội mang vào điều đó. Chúng ta đang hỏi: Liệu đây là hai chuyển động tách rời? Hay, bởi vì chúng ta đã quá bị thúc đẩy bởi thói quen đến độ chúng ta đã chấp nhận rằng chúng là hai chuyển động tách rời? Nếu chúng không tách rời, một chuyển động đồng nhất mà bao gồm sự suy nghĩ như chuyển động của bộ não và chuyển động của quả tim là gì?

 Bạn thâm nhập nghi vấn này như thế nào?

 Tôi chỉ có thể thâm nhập nó từ sự kiện sang sự kiện; tôi không thể có những lý thuyết về nó. Tôi thấy sự kiện của sự nhận biết. Tôi thấy sự kiện của chuyển động thuộc sự suy nghĩ. Và tôi hỏi: Khi không có chuyển động của sự suy nghĩ, liệu có một chuyển động mà không-từ ngữ? Liệu tôi đã giải thích rõ ràng?

 Nếu có sự kết thúc hoàn toàn của sự suy nghĩ mà là chuyển động, liệu có một chuyển động mà là một chuyển động thuộc cảm xúc – như tình yêu, hiến dâng, hòa nhã, ân cần? Liệu có một chuyển động tách khỏi sự suy nghĩ; sự suy nghĩ là ý nghĩa, sự giải thích, sự diễn tả bằng từ ngữ, vân vân? Hay, khi chuyển động của sự suy nghĩ kết thúc mà không có bất kỳ ép buộc, liệu không có một chuyển động hoàn toàn khác hẳn mà không là chuyển động đó hay chuyển động này, hay sao?

PJ: Đó là như thế, thưa anh, và tôi đang nói điều này rất, rất do dự. Có một trạng thái khi nó hiện diện như thể là một loại thuốc tiên được thoát ra, khi một trạng thái đang trôi chảy cuồn cuộn; một trạng thái mà trong nó quả tim là vật duy nhất còn hiện diện ở đó – tôi đang sử dụng những ẩn dụ – và có thể có hành động trong trạng thái đó, đang làm trong nó, đang suy nghĩ trong nó, và mọi thứ trong nó. Và cũng có một trạng thái khi sự suy nghĩ đã kết thúc và cái trí rất rõ ràng và tỉnh táo, nhưng thuốc tiên không hiện diện.

K: Chúng ta hãy bám vào một điều. Chính xác, yếu tố của sự phân chia là gì?

PJ: Cái gì phân chia là một ý thức thuộc vật chất thực sự. Ở đây nó không là cái gì đó thuộc tinh thần. Có một lăn tăn nào đó; một lăn tăn rất thực tế.

K: Tôi không đang nói về điều đó. Yếu tố trong chúng ta mà phân chia một cái như chuyển động thuộc cảm xúc-biểu lộ và cái còn lại như chuyển động thuộc suy nghĩ-trí năng là gì? Tại sao có sự phân chia giữa linh hồn và cơ thể?

PYD: Anh sẽ công nhận rằng chính khả năng của trí năng thấy rằng có một chuyển động mà nảy sinh từ sự suy nghĩ và một chuyển động khác mà nảy sinh từ quả tim. Nó có thể quan sát được.

K: Tôi hỏi: Tại sao có một phân chia?

PYD: Bàn tay khác cái chân.

K: Chúng có những chức năng khác hẳn.

PYD: Có chức năng của bộ não và có chức năng của quả tim.

AP: Như trải nghiệm của tôi có thể biết được, khi chuyển động thuộc từ ngữ kết thúc, có một nhận biết được toàn cơ thể trong đó toàn nội dung thuộc cảm xúc hiện diện và nó là cảm thấy thuần túy. Nó không còn suy nghĩ nữa, nhưng cảm thấy thuần túy.

PJ: Trong truyền thống Ấn độ có một từ ngữ được gọi là rasa, mà rất gần gũi với điều gì Krishnaji nói. Nhưng rasa là một từ ngữ cần được thâm nhập. Rasa là bản thể, nó là cái mà chứa đầy, nó là cái mà lan tỏa. Truyền thống đã phân biệt rõ những loại khác nhau của rasa nhưng rasa là bản thể; cái mà phong phú, cái mà thấm vào.

PYD: Nó là cảm xúc.

PJ: Nó còn nhiều hơn nữa; rasa là bản thể.

K: Hãy sử dụng từ ngữ đó: ‘bản thể’, ‘hương thơm’. Bản thể có nghĩa ‘cái gì là’. Lúc này điều gì xảy ra? Trong quan sát toàn chuyển động của sự suy nghĩ, trong quan sát nội dung của ý thức, bản thể hiện diện từ quan sát đó. Và trong quan sát chuyển động của quả tim, trong sự nhận biết đó, có bản thể. Bản thể là giống hệt dù nó là cái này hay cái kia.

AP: Đó là điều gì những người Phật giáo cũng nói.

K: Khi bạn sử dụng từ ngữ ‘bản thể’, nó là bản thể của tất cả những bông hoa mà sáng tạo hương thơm và chất lượng. Trong nhận biết toàn chuyển động của sự suy nghĩ như ý thức – ý thức cùng nội dung của nó, mà là ý thức – và trong quan sát điều đó, trong chính quan sát điều đó là sự tinh lọc phía bên ngoài mà là bản thể đó. Đúng chứ? Trong cùng cách, có sự nhận biết toàn chuyển động của cơ thể, của tình yêu, hân hoan. Khi bạn nhận biết tất cả điều đó, có bản thể và trong đó không có hai bản thể.

 Khi bạn sử dụng từ ngữ ‘bản thể’, nó hàm ý gì? Bạn thấy, nó là bản thể của bông hoa mà sáng tạo ‘hương thơm’. Bản thể phải hiện diện. Lúc này làm thế nào bạn sáng tạo nó? Bạn tinh lọc nó? Khi những bông hoa được tinh lọc, bản thể của những bông hoa là hương thơm.

PYD: Khi sự ô uế biến mất, nó là bản thể.

MF: Có bản thể của tình bằng hữu, của thương yêu.

K: Không, không. Tôi sẽ không sử dụng từ ngữ ‘bản thể’ trong cách đó – như ‘bản thể của tình bằng hữu’, ‘bản thể của ghen tuông’. Không, không.

MF: Anh có ý gì qua từ ngữ bản thể?

K: Chỉ quan sát. Tôi đã quan sát điều gì chúng ta đã và đang thực hiện trong suốt những bàn luận này. Chúng ta đã quan sát chuyển động của sự suy nghĩ như ý thức; chúng ta đã quan sát tổng thể của nó – nội dung của chuyển động là ý thức. Có sự nhận biết chuyển động đó. Sự nhận biết là sự tinh lọc của chuyển động đó; và sự nhận biết đó chúng ta gọi là ‘bản thể’ mà là thông minh thuần khiết. Nó không là thông minh của tôi hay thông minh của bạn – nhưng nó là thông minh; nó là bản thể. Và khi chúng ta quan sát chuyển động của tình yêu, hận thù, vui thú, sợ hãi, mà tất cả đều là cảm xúc biểu lộ, có sự nhận biết và, khi bạn nhận biết, bản thể đó hiện diện từ đó. Không có hai bản thể.

PYD: Ở đây tôi có nghi vấn. Sự liên hệ giữa bản thể như anh nhận biết nó và trạng thái độc nhất là gì? Tôi nghĩ chúng có thể thay đổi lẫn nhau.

K: Tôi nghĩ tôi thích sử dụng từ ngữ ‘bản thể’ hơn.

PJ: Những người thầy vĩ đại của thuật giả kim được gọi là rasasiddhas.

PYD: ‘Họ mà đã nghỉ ngơi trong rasa’, đó là, những người mà đã đạt được, mà có sự hiện diện của họ trong đó.

K: Trong suốt những ngày này và trước đây, người ta đã nhìn ngắm chuyển động của sự suy nghĩ. Người ta đã nhìn ngắm nó, và nhìn ngắm nó mà không có bất kỳ chọn lựa nào và trong nhìn ngắm đó là bản thể đó; từ nhìn ngắm không-chọn lựa đó hiện diện bản thể của một cái và bản thể của cái còn lại. Vì vậy, bản thể này là gì? Liệu nó là một tinh lọc của những cảm xúc, hay liệu nó hoàn toàn không liên quan? Và tuy nhiên, nó có liên quan bởi vì nó đã được nhìn ngắm. Đúng chứ?

PJ: Vì vậy năng lượng mà là chú ý…

K: Năng lượng là bản thể.

PJ: Mặc dù đang vận hành trên vật chất, bản thể không liên quan đến cả hai.

K: Chúng ta hãy bắt đầu chậm chậm lại cùng bản thể. Nó không liên quan đến ý thức? Tôi đang giả sử rằng người ta đã quan sát ý thức.

 Đã có một nhận biết sự chuyển động của ý thức như sự suy nghĩ, và như nội dung của ý thức đó mà là thời gian. Và chính sự quan sát được điều đó – ngọn lửa của sự quan sát – tinh lọc. Đúng chứ?

 Trong cùng cách, ngọn lửa của sự nhận biết mang bản thể của chuyển động thuộc cảm xúc-biểu lộ. Lúc này, nghi vấn của bạn là: Bởi vì có bản thể này, sự liên quan của nó với cảm xúc đó là gì? Đúng chứ? Không có liên quan gì cả; bản thể không liên quan gì đến bông hoa đó. Mặc dù, bản thể là bộ phận của bông hoa đó, bản thể không thuộc về nó. Tôi không biết liệu bạn thấy được điều này.

MF: ‘Mặc dù nó là bộ phận của bông hoa nhưng bản thể không thuộc về bông hoa đó’ – làm thế nào nó có thể như thế, ngay cả thuộc ngữ pháp?

K: Hãy theo dõi, thưa bạn, ngày hôm trước tôi thấy họ đang sử dụng vỏ của một cái cây để làm một loại rượu nào đó; bản thể đó không là vỏ cây.

MF: Nhưng nó ở trong vỏ cây.

PYD: Nó được nhận ra bởi sức nóng.

K: Sức nóng của sự nhận biết sáng tạo bản thể đó. Vì vậy, nghi vấn là gì? Liệu bản thể có liên quan đến ý thức? Chắc chắn không. Vì vậy, toàn mấu chốt trong điều này là ngọn lửa của sự nhận biết; và ngọn lửa của sự nhận biết là bản thể đó.

PYD: Nó sáng tạo bản thể đó và nó là bản thể đó.

K: Nó là bản thể đó.

PJ: Liệu sự nhận biết là sự sáng tạo, khoảnh khắc của sự sáng tạo?

PYD: Liệu chúng ta sáng tạo cái gì chúng ta nhận biết?

PJ: Liệu sự nhận biết là sự sáng tạo?

K: Tôi không hiểu bạn có ý gì qua từ ngữ sáng tạo?
PJ: Mang vào hiện diện cái gì đó mà đã không hiện diện ở đó trước kia.

K: Liệu sự nhận biết là sự sáng tạo? Bạn có ý gì qua từ ngữ sáng tạo? Tôi hiểu sự nhận biết có nghĩa gì. Chúng ta hãy sử dụng từ ngữ đó. Tôi không hiểu ý nghĩa của sáng tạo là gì. Sinh ra một em bé? Làm bánh mì?

PYD: Không, tôi sẽ không nói điều đó. Chuyển động từ đây đến đó cũng là sinh ra.

K: Đừng thâu gọn mọi thứ vào sự sáng tạo. Đi đến văn phòng không là sáng tạo. Bạn đang hỏi, sáng tạo là gì? Tạo ra, sinh sản, sáng tạo cái gì đó mà trước kia đã không hiện diện. Khi chúng ta sử dụng từ ngữ ‘sáng tạo’, tạo ra cái gì đó khác hẳn, tạo ra một bức tượng, đưa vào hiện diện, điều đó có nghĩa gì? Nó là bản thể? Đưa vào hiện diện cái gì? Nó chỉ có thể đưa vào hiện diện hai sự việc: suy nghĩ hay cảm xúc.

PYD: Đưa vào hiện diện có nghĩa: ‘bản thể thể hiện’.

K: Tôi hỏi bạn, sáng tạo có nghĩa gì? Tôi không biết. Đưa vào hiện diện cái gì đó mới mẻ hay đưa vào hiện diện trong cái khuôn của cái đã được biết?

PJ: Sáng tạo phải là đưa vào hiện diện cái gì đó mới mẻ, cái gì đó không thuộc cái cũ kỹ.

K: Vậy là, chúng ta hãy rõ ràng. ‘Đưa vào hiện diện cái gì đó hoàn toàn mới mẻ’. Tại mức độ nào? Quan sát nó. Tại mức độ thuộc giác quan, tại mức độ thuộc trí năng, tại mức độ thuộc ký ức – nơi nào? ‘Đưa vào hiện diện cái gì đó mới mẻ’; ở đâu? – để cho bạn thấy nó, để cho bạn có thể hình dung nó? Người ta đã chế tạo động cơ phản lực bởi vì anh ấy đã quen thuộc với piston, động cơ đốt cháy bên trong, liệu công việc đó hoàn toàn mới mẻ? Vì vậy, khi bạn nói đưa vào hiện diện cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, nó được xảy ra tại mức độ nào?

PJ: Tại mức độ thuộc giác quan.

K: Tại mức độ thuộc giác quan? Liệu bạn có thể vẽ một bức tranh mới mẻ mà không-từ ngữ? Liệu bạn có thể vẽ cái gì đó hoàn toàn mới mẻ? Mà là, liệu bạn có thể đưa vào hiện diện cái gì đó mà không là một diễn tả của cái tôi? Nó không là mới mẻ nếu nó là sự diễn tả của cái tôi.

PJ: Nếu sáng tạo là cái gì đó hoàn toàn mới mẻ mà không liên quan gì đến bất kỳ sự diễn tả nào của cái tôi, vậy thì có thể tất cả sự diễn tả của cái tôi phải kết thúc, tất cả sự thể hiện phải kết thúc.

K: Chờ đã, chờ đã.

PJ: Tôi sẽ nói rằng bởi vì không hiện diện bất kỳ thứ gì mà không là sự diễn tả của cái tôi…

K: Đó là điều gì tôi muốn nhắm đến. Cái người mà đã chế tạo động cơ phản lực – tại khoảnh khắc lúc anh ấy khám phá nó, không có sự diễn tả của cái tôi. Anh ấy diễn giải nó thành sự diễn tả của cái tôi. Nó là cái gì đó được khám phá, sau đó nó được sắp xếp thành một công thức. Tôi chỉ biết rằng ngọn lửa đó của sự nhận biết đã sáng tạo bản thể đó, và lúc này nghi vấn là, liệu bản thể đó có bất kỳ sự diễn tả nào? Liệu nó sáng tạo bất kỳ thứ gì mới mẻ?

PYD: Nó sáng tạo một nhận biết mới mẻ.

K: Không. Không có sự nhận biết mới mẻ; ngọn lửa đó là nhận biết đó. Luôn luôn, ngọn lửa đó là ngọn lửa. Một khoảnh khắc có ngọn lửa thuần khiết đó của sự nhận biết, sau đó bị quên bẵng, và lại nữa ngọn lửa thuần khiết đó của sự nhận biết, sau đó bị quên bẵng. Mỗi lần ngọn lửa đó là mới mẻ.

PYD: Sự nhận biết tiếp xúc vật chất, và có một bùng nổ và có sự đột biến. Lúc này, cái mà trỗi dậy từ nó, anh không thể giả thiết. Nó là sự khám phá của động cơ phản lực.

K: Chúng ta hãy giải thích nó theo cách này. Trong bản thể đó có hành động, bản thể đó không quan tâm đến sự diễn tả của cái tôi. Nó quan tâm đến hành động. Lúc đó hành động là tổng thể, không từng phần.

PJ: Tôi muốn đặt ra một nghi vấn nữa. Sự thể hiện của…này.

K: Mà là hành động.

PJ: Nó có sự tiếp xúc với vật chất?

K: Có hành động.

AP: Đến mấu chốt của sự nhận biết, chúng tôi theo cùng anh.

K: Không, thưa bạn. Bạn đã thâm nhập sâu thẳm hơn. Có một nhận biết mà là một ngọn lửa, mà đã tinh lọc bản thể đó. Bạn không thể nói, tôi đã nắm được nó. Chỉ có bản thể. Lúc này, bản thể đó hành động hay có lẽ không hành động. Nếu nó hành động, nó không có những biên giới nào cả. Không có ‘tôi’ đang hành động. Chắc chắn.

PJ: Chính cái đó là sáng tạo. Sáng tạo không là cái gì khác tách khỏi cái đó.

K: Chính sự diễn tả của bản thể đó là sự sáng tạo trong hành động, không phải hành động mới mẻ hay hành động cũ kỹ. Bản thể đó là sự diễn tả.

PJ: Lúc đó sự nhận biết cũng là hành động.

K: Dĩ nhiên. Thấy vẻ đẹp của nó. Hãy quên hành động. Thấy điều gì đã xảy ra trong bạn.

 Sự nhận biết mà không có bất kỳ phẩm chất nào là một ngọn lửa. Nó tinh lọc bất kỳ thứ gì nó nhận biết. Bất kỳ thứ gì nó nhận biết, nó đều tinh lọc bởi vì nó là ngọn lửa đó.

 Nó không là một nhận biết thuộc giác quan. Khi có nhận biết đó mà tinh lọc từng giây phút, khi bạn nói tôi là một người dốt nát, nhận biết điều đó – và trong nhận biết đó có bản thể đó – bản thể đó hành động hay nó không hành động, phụ thuộc vào môi trường, phụ thuộc vào nó ở đâu. Nhưng trong hành động đó không có ‘cái tôi’; không có động cơ gì cả. 

 Bombay

 Ngày 19 tháng 2 năm 1971

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_____________________________________________________

 

 

 

TỪ BI NHƯ NĂNG LƯỢNG VÔ HẠN

 

 

P

UPUL JAYAKAR (PJ): Rinpocheji đã đưa ra một nghi vấn: Trong lắng nghe anh qua nhiều năm, người ta cảm thấy rằng cái cửa sắp sửa mở toang nhưng nó lại không. Liệu có cái gì đó đang ngăn cản chúng tôi?

ACHYUT PATWARDHAN (AP): Liệu chúng tôi phát giác rằng cái cửa dẫn đến sự nhận biết bị đóng lại đối với chúng tôi do bởi chúng tôi sống trong thời gian và sự nhận biết lại không thuộc thời gian?

PJ: Nhiều người trong chúng tôi đã có cảm thấy rằng chúng tôi ở tại ngưỡng cửa.

BRIJ KHARE (BK): Điều đó đúng thật cho tất cả chúng tôi, nhưng một phần của vấn đề cũng – và có lẽ nó được hàm ý trong nghi vấn – là rằng chúng tôi sợ hãi mở cái cửa bởi vì việc gì chúng tôi có lẽ phát giác được phía sau nó.

PJ: Tôi đã không nói điều đó.

AP: Điều gì bạn nói hàm ý rằng có người nào đó mà mở cái cửa; nhưng nó không giống như thế.

J. KRISHNAMURTI (K): Sau khi vận dụng nhiều thông minh, lý luận, suy nghĩ hợp lý và quan sát sống hàng ngày của chúng ta, cái gì ngăn cản hay khóa chặt tất cả chúng ta? Đó là nghi vấn, đúng chứ?

PJ: Tôi muốn vượt khỏi điều đó. Tôi sẽ nói rằng đã có chuyên cần, nghiêm túc và chúng ta đã bàn luận điều này qua nhiều năm…

K: Nhưng vẫn vậy cái gì đó không thành công – đúng chứ? Nó là cùng sự việc. Tôi là một người trung bình, có giáo dục kha khá, cùng khả năng tự diễn tả, suy nghĩ một cách trí năng, hợp lý, và vân vân, tuy nhiên có cái gì đó hoàn toàn đang bỏ sót trong tất cả điều này và tôi không thể thâm nhập sâu thêm nữa – liệu đó là mấu chốt? Thêm nữa, liệu tôi nhận biết rằng toàn sống của tôi bị giới hạn khủng khiếp?

PJ: Tôi nói rằng chúng tôi đã làm việc gì phải được làm. Chúng tôi đã thực hiện những quyết định.

K: Được rồi. Một người đàn ông hay một người đàn bà có thể làm gì? Một con người mà đã tìm hiểu K, mà đã bàn luận tất cả điều này qua nhiều năm tháng, nhưng phát giác rằng chính anh ấy hay cô ấy đụng phải một bức tường, sẽ làm gì?

PJ: Tôi cũng không ở đây và cũng không ở đó; tôi ở lơ lửng giữa hai nơi. Tôi đang ở giữa dòng chảy. Tôi không thể nói rằng tôi ở đó và cũng không thể nói rằng tôi đã không bắt đầu. Anh phải suy nghĩ về điều này, thưa anh, mặc dù anh nói rằng không có sự tiếp cận dần dần.

K: Vậy thì, nghi vấn là gì?

PJ: Nó như thể cái gì đó ngay tại mấu chốt của mở toang, nhưng nó không mở toang.

K: Liệu bạn giống như cái nụ mới nhú lên khỏi mặt đất? – Mặt trời rọi trên nó, và tiếp tục chiếu sáng nó, nhưng cái nụ không bao giờ mở toang để trở thành bông hoa. Liệu bạn giống như thế? Chúng ta hãy nói về nó.

G. NARAYAN (GN): Thời gian thuộc sinh học thúc đẩy hành động do bởi năng lượng bẩm sinh trong nó. Anh nói rằng trong cùng cách như thế, thời gian thuộc tâm lý cũng thúc đẩy một loại hành động nào đó. Liệu thời gian thuộc tâm lý là một kho lưu trữ giống như thời gian thuộc sinh học?

K: Bạn đang lẫn lộn hai nghi vấn này. Pupulji nói điều này: Tôi đã thực hiện hầu hết mọi việc. Tôi đã đọc, tôi đã lắng nghe K, và tôi đã đến một mấu chốt nào đó nơi tôi hoàn toàn không ở cùng thế giới và cũng không ở cùng cái khác lạ; tôi bị kẹt trong trạng thái lơ lửng; tôi đang ở giữa đường và dường như tôi không thể chuyển động sâu thêm nữa.

BK: Tôi nghĩ, thưa anh, rằng suốt nhiều năm đến bây giờ anh – trong những nói chuyện của anh, trong những đối thoại của anh – đã gợi ý, đã ám chỉ, đáp án đó. Và chúng tôi nói cùng sự việc, thuộc trí năng.

PJ: Tôi không chuẩn bị để chấp nhận điều đó. Khi tôi đưa ra nghi vấn cho K. Tôi đã thấy và đã trải qua tất cả điều này.

K: Bộ phận thuộc lý trí của cái trí bị kềm chế.

PJ: Không, nó không là như thế. Tôi đã quan sát thời gian. Tôi đã thâm nhập qui trình của thời gian – thời gian thuộc tâm lý. Tôi đã thấy sự chuyển động của nó. Vài sự việc mà K nói dường như cũng như thế đối với tôi. Tôi không thể nói rằng chúng hoàn toàn không được biết đối với tôi. Nhưng dường như có một mấu chốt mà sự nhảy vọt nào đó là cần thiết.

K: Trong thuật ngữ Thiên chúa giáo, bạn đang chờ đợi ‘ân lành’ phủ xuống bạn.

PJ: Có lẽ.

K: Hay liệu bạn đang tìm kiếm tác nhân bên ngoài nào đó để phá vỡ mấu chốt này? Liệu có khi nào bạn đến được mấu chốt nơi bộ não của bạn không còn đang tìm kiếm, không còn đang dò dẫm, không còn đang hỏi han, nhưng tuyệt đối trong một trạng thái của không-biết? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói. Liệu bạn đến mấu chốt đó khi bộ não nhận ra rằng nó không biết một việc nào cả – ngoại trừ những sự việc trong thế giới công nghệ, dĩ nhiên?

PJ: Tôi không nói điều đó, nhưng tôi có biết một trạng thái mà trong đó bộ não không còn vận hành. Không phải rằng nó nói, ‘Tôi không biết’, nhưng tất cả mọi chuyển động đều ngừng lại.

K: Bạn đang bỏ lỡ mấu chốt của tôi.

PJ: Tôi không.

K: Tôi e rằng tôi không đang giải thích rõ ràng. Một trạng thái của không-biết – tôi nghĩ rằng đó là một trong những mấu chốt đầu tiên được yêu cầu. Chúng ta luôn luôn đang tranh luận, đang tìm kiếm; chúng ta không bao giờ đến được mấu chốt của trống không hoàn toàn, của không-biết. Liệu có khi nào chúng ta đến được mấu chốt đó, để cho bộ não thực sự đang ở trong trạng thái bất động? Bộ não luôn luôn hoạt động, đang tìm kiếm, đang hỏi han, đang tranh luận, đang bận tâm. Tôi đang hỏi: Liệu có một trạng thái của bộ não khi nó không bị bận tâm bởi chính nó? Đó là sự khóa chặt?

MARY ZIMBALIST (MZ): Trong trống không đó, có một khoáng đạt vô cùng nơi không thứ gì đang được giữ lại, nơi không có bất kỳ chuyển động nào, nơi trạng thái của sự mở toang của bộ não tại cực điểm của nó.

K: Lúc này, tôi sẽ không giới thiệu tất cả những từ ngữ này. Tôi chỉ đang hỏi: Liệu có một khoảnh khắc khi bộ não hoàn toàn không bị bận tâm?

SANANDA PATWARDHAN (SP): Anh có ý gì qua từ ngữ ‘hoàn toàn không bị bận tâm’?

BK: Nó không suy nghĩ gì cả tại khoảnh khắc đó; nó ráo hoảnh.

K: Làm ơn hãy thấy sự nguy hiểm, bởi vì tất cả các bạn đang diễn giải điều gì tôi đã nói.

JAGANNATH UPADHYAYA (JU): Chắc chắn tất cả hành động đều ở trong một cái khung của không gian-thời gian. Liệu anh đang cố gắng đưa chúng tôi đến mấu chốt đó nơi chúng tôi thấy rằng tất cả hành động như chúng tôi biết nó không những bị trói buộc trong thời gian và không gian nhưng cũng còn là ảo tưởng và, thế là, phải bị phủ nhận?

K: Vâng, nó bị phủ nhận. Liệu đó là một lý thuyết hay một thực sự?

JU: Liệu anh đang nói về trạng thái đó mà nằm giữa hai hành động?

K: Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách thâm nhập vào hành động? Hành động là gì?

JU: Trong thực sự, không có hành động.

K: Tất cả các bạn đều đang lý thuyết. Tôi muốn biết hành động là gì, không phải tùy theo lý thuyết nào đó nhưng trong thực sự. Chính hành động là gì, bản chất – đang làm đó?

JU: Hành động là sự chuyển động của sự suy nghĩ từ một vấn đề sang một vấn đề khác hay một khoảnh khắc của thời gian đến một khoảnh khắc…

K: Tôi không đang nói về sự suy nghĩ đang chuyển động từ một vấn đề sang một vấn đề khác, nhưng về hành động, về đang làm đó.

PJ: Nghi vấn cơ bản là gì?

K: Tôi đang cố gắng đưa ra nghi vấn cơ bản mà bạn đã đưa ra từ ban đầu: Điều gì đang khiến cho chúng ta không nở hoa? (Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘nở hoa’ với tất cả vẻ đẹp, huơng thơm và sự thanh thoát hiệp thông cùng nó). Liệu tại cơ bản nó là sự suy nghĩ? Tôi chỉ đang thâm nhập. Liệu nó là thời gian, hay liệu nó là hành động, hay liệu thực sự, sâu thẳm, tôi đã không đọc quyển sách mà là chính tôi? Tôi đã đọc những trang nào đó của một chương, có lẽ, nhưng tôi vẫn chưa hoàn toàn đọc xong quyển sách.

PJ: Tại mấu chốt này, tôi nói rằng tôi đã đọc xong quyển sách. Không có đang nói rằng tôi đã đọc xong quyển sách hoàn toàn bởi vì mỗi ngày, mỗi giây phút, một chương đang được thêm vào.

K: Không, không. Chúng ta đây nè – cuối cùng. Tôi đang đưa ra một nghi vấn: Liệu có khi nào bạn đã đọc quyển sách, không phải Vedanta hay Phật giáo hay Hồi giáo, hay thậm chí của một người tâm lý học hiện đại nào đó, nhưng liệu bạn đã thực sự đọc quyển sách đó?

PJ: Liệu có khi nào người ta có thể hỏi: Liệu tôi đã đọc toàn quyển sách của sống?

K: Bạn sẽ tìm ra, nếu bạn đã đọc quyển sách, rằng không có gì để đọc cả.

JU: Anh đã và đang nói rằng nếu có sự nhận biết của khoảnh khắc trong tổng thể của nó, vậy thì khoảnh khắc tổng thể hiện diện.

K: Nhưng đó chỉ là một lý thuyết. Tôi không đang chỉ trích, thưa bạn. Pupulji đã nói: Tôi đã lắng nghe K; tôi cũng đã gặp vô vàn đạo sư; tôi đã tham thiền. Tại khúc cuối của nó, chỉ có tro bụi trong bàn tay của tôi, trong cái miệng của tôi.

PJ: Không, tôi sẽ không nói rằng có tro bụi trong bàn tay của tôi.

K: Tại sao?

PJ: Bởi vì tôi không thấy chúng như tro bụi.

MZ: Chúng tôi đã đến được một mấu chốt nào đó. Chúng tôi đã thâm nhập.

K: Vâng, tôi công nhận nó. Bạn đã đến được một mấu chốt nào đó và bạn bị kẹt cứng ở đó. Liệu đó là nó?

PJ: Tôi đã đến được một mấu chốt nào đó và tôi không biết làm gì, đi đâu, quay về hướng nào.

RADHA BURNIER (RB): Anh có ý rằng sự đột biến không xảy ra?

K: Tại sao bạn không đơn giản? Tôi đã đến được một mấu chốt và mấu chốt đó là tất cả mọi điều mà chúng ta đã nói, và từ đó tôi sẽ bắt đầu.

PJ: Anh phải hiểu rõ một điều. Có một khác biệt, Krishnaji – thực hiện một hành trình và sau đó nói chúng tôi bị tuyệt vọng. Tôi không nói điều đó.

K: Bạn không tuyệt vọng?

PJ: Không. Tôi cũng không đủ tỉnh táo để thấy rằng sau khi đã thực hiện chuyến hành trình, bông hoa đã không nở rộ.

K: Vì vậy, bạn đang hỏi tại sao bông hoa không nở rộ, tại sao cái nụ không nở ra – trình bày nó theo bất kỳ cách nào.

AP: Chỉ sử dụng nó từ ngữ cảnh thuộc cá nhân – khi anh nói với chúng tôi, có cái gì đó bên trong chúng tôi mà đáp lại và nói rằng đây là sự thật, đây là dấu hiệu đúng, nhưng chúng tôi không thể bắt gặp nó.

PJ: Tôi đã khóc lóc trong sống của tôi. Tôi đã tuyệt vọng trong sống của tôi. Tôi đã thấy sự tối tăm trong sống của tôi. Tôi cũng đã có những phẩm chất cá nhân để chuyển động vượt khỏi và, đã chuyển động khỏi cái này. Tôi đã đến được một mấu chốt khi tôi nói, ‘Hãy nói cho tôi, tôi đã thực hiện tất cả việc này. Điều gì kế tiếp?’

K: Tôi đến gặp bạn và đưa ra cho bạn nghi vấn này: Với tất cả mọi điều mà bạn vừa nói lúc nãy, cái gì sẽ là đáp án của bạn? Thay vì hỏi tôi, bạn sẽ nói cho tôi cái gì? Bạn sẽ trả lời như thế nào?

PJ: Đáp án là tapas.

AP: Tapas có nghĩa rằng anh phải tiếp tục, và ‘tiếp tục’ dính dáng thời gian.

PJ: Nó có nghĩa thiêu rụi những ô uế mà đang phủ màu thị lực của anh.

K: Bạn hiểu rõ nghi vấn? ‘Sự suy nghĩ là ô uế’ – liệu chúng ta có thể thâm nhập điều này?

RB: Điều này rất lý thú. Sự suy nghĩ là ô uế – nhưng có không ô uế.

K: Khi bạn công nhận rằng sự suy nghĩ là ô uế, ô uế trong ý nghĩa rằng nó không là tổng thể…

RB: Vâng, đó là cái gì gây thoái hóa.

K: Không. Sự suy nghĩ không là tổng thể. Nó bị tách rời, vì vậy nó là ‘thoái hóa’, vì vậy nó là ‘ô uế’ hay bất kỳ từ ngữ nào bạn muốn sử dụng. Cái là tổng thể vượt khỏi cái ô uế và cái trong sạch, cái hổ thẹn và cái sợ hãi. Khi Pupulji nói, ‘Tẩy sạch sự ô uế’, làm ơn hãy lắng nghe theo cách đó. Tại sao bộ não không thể nhận biết được cái tổng thể và từ trạng thái tổng thể đó, nhận biết được hành động? Liệu gốc rễ của nó – cản trở đó, chướng ngại đó, không nở hoa đó – là sự suy nghĩ mà không thể nhận biết được cái tổng thể? Sự suy nghĩ đang di chuyển loanh quanh trong những vòng tròn.

 Lúc này, tôi đang tự hỏi chính mình: Giả sử tôi ở trong vị trí đó. Giả sử tôi thấy, tôi công nhận, tôi quan sát rằng những hành động của tôi là không tổng thể và rằng chính sự suy nghĩ không bao giờ có thể tổng thể và rằng vì vậy bất kỳ sự suy nghĩ làm việc gì sẽ là ô uế, thoái hóa và không tốt lành…

 Bạn thấy, tại sao bộ não không thể nhận biết được cái tổng thể? Nếu bạn có thể giải đáp nghi vấn đó, có lẽ bạn sẽ có thể giải đáp những nghi vấn khác.

RINPOCHEN SAMDHONG (RS): Anh đã diễn giải đúng đắn nghi vấn của chúng tôi.

K: Vì vậy, liệu chúng ta có thể chuyển động từ đó, hay liệu không thể chuyển động từ đó? Đó là, chúng ta đã vận dụng sự suy nghĩ suốt những sống của chúng ta. Sự suy nghĩ đã trở thành việc quan trọng nhất trong những sống của chúng ta, và tôi cảm thấy rằng đó là lý do chính gây ra sự thoái hóa. Liệu đó là sự chướng ngại, nhân tố mà ngăn cản đang nở hoa kỳ diệu này của con người? Nếu đó là nhân tố, vậy thì liệu có khả năng của một nhận biết mà không liên quan gì đến thời gian, đến sự suy nghĩ? Bạn đã hiểu rõ điều gì tôi đang nói? Tôi nhận ra, không chỉ thuộc trí năng nhưng còn cả thực sự, rằng sự suy nghĩ là cái nguồn của tất cả xấu xa, vô luân, thoái hóa. Liệu tôi thực sự thấy điều đó và cảm thấy nó trong máu huyết của tôi? Nếu tôi thấy, nghi vấn kế tiếp của tôi là: Bởi vì sự suy nghĩ là tách rời, vỡ vụn, giới hạn, liệu có một nhận biết mà là tổng thể? Đó là chốt khóa?

JU: Cái trí của tôi đã được đào tạo trong kỷ luật của chuỗi suy nghĩ. Vì vậy, không thể nói, ‘Liệu điều này có thể?’ Hoặc nó là như thế hoặc nó không.

K: Tôi đã được đào tạo trong chuỗi suy nghĩ – sự suy nghĩ mà là lý luận. Và bộ não của tôi bị quy định vào nguyên nhân-hậu quả.

JU: Tôi đồng ý rằng sự suy nghĩ là không tổng thể.

K: Thưa bạn, nó không là trường hợp của đồng ý hay của không đồng ý. Liệu bạn thực sự thấy rằng sự suy nghĩ là không trọn vẹn và rằng bất kỳ điều gì nó thực hiện đều không trọn vẹn? Thưa bạn, bất kỳ điều gì nó thực hiện sẽ – phải – tạo ra đau khổ, phiền muộn, tổn hại, xung đột.

AP: Sự suy nghĩ sẽ chỉ đưa anh đến một mấu chốt. Nó sẽ chỉ chuyển động đến một mức độ.

JU: Chúng tôi có những dụng cụ khác nào đó, những qui trình nào đó, nhưng dường như anh không sử dụng chúng. Anh loại bỏ bất kỳ điều gì chúng tôi đã kiếm được. Giả sử chúng tôi có một căn bệnh, anh không thể chữa trị nó; không tác nhân bên ngoài nào có thể chữa trị nó; chính chúng tôi phải được tự do khỏi căn bệnh. Vì vậy, chúng tôi phải tìm ra một dụng cụ mà có thể mở toang cánh cửa từ bệnh tật sang sức khỏe tốt. Dụng cụ đó chỉ là sự suy nghĩ mà, trong một tích tắc, cắt đứt sự kìm kẹp của cái giả dối, và trong chính cắt đứt đó, một ảo tưởng khác hay cái không thực sự hiện diện. Lại nữa sự suy nghĩ phá vỡ cái đó, và trong phương cách này, lặp đi và lặp lại phủ nhận cái giả dối. Có một qui trình của loại bỏ sự suy nghĩ và chính sự suy nghĩ chấp nhận điều này và liên tục phủ nhận. Vẫn vậy, chính bản chất của sự suy nghĩ là nhận biết rằng nó có thể tự loại bỏ chính nó.

 Toàn qui trình của sự suy nghĩ là đối xử phân biệt. Nó rời bỏ một sự việc ngay khoảnh khắc nó khám phá rằng đó là giả dối. Nhưng cái mà đã nhận biết nó như là giả dối cũng lại là sự suy nghĩ.

K: Dĩ nhiên.

JU: Vì vậy, qui trình của sự nhận biết vẫn còn đang sử dụng công cụ của sự suy nghĩ.

K: Bạn đang nói rằng sự nhận biết vẫn còn là sự suy nghĩ. Chúng ta đang nói điều gì đó khác hẳn. Chúng ta đang nói rằng có một nhận biết mà không thuộc thời gian, không thuộc sự suy nghĩ.

RS: Chúng tôi muốn biết vị trí của anh rõ ràng hơn. Làm ơn giải thích chi tiết.

K: Trước hết, chúng ta biết sự nhận biết thông thường của sự suy nghĩ; đang phân biệt, đang cân nhắc, đang cấu trúc, đang hủy diệt, đang chuyển động trong tất cả những hoạt động của con người thuộc sự chọn lựa, sự tự do, sự tuân theo, uy quyền, và tất cả điều đó. Đó là sự chuyển động của sự suy nghĩ mà nhận biết. Chúng ta đang hỏi – không phải đang nói – liệu có một nhận biết mà không là sự suy nghĩ?

PJ: Tôi thường xuyên không hiểu giá trị của một nghi vấn như nó thực sự là gì. Anh thấy, anh đưa ra một nghi vấn và anh nói rằng không đáp án nào có thể được.

K: Không, không.

PJ: Liệu một đáp án có thể được?

K: Có. Chúng ta biết bản chất của sự suy nghĩ. Sự suy nghĩ nhận thức, phân biệt, chọn lựa; sự suy nghĩ tạo ra cấu trúc. Có một chuyển động của sự suy nghĩ trong sự nhận biết để phân biệt giữa cái đúng đắn và cái sai lầm, cái thực sự và cái giả dối, cái thương yêu và cái hận thù, cái tốt lành và cái xấu xa. Chúng ta biết điều đó và, như chúng ta đã nói, đó là trói buộc-thời gian. Lúc này, liệu chúng ta vẫn còn ở đó, mà có nghĩa, liệu chúng ta vẫn còn trong sự xung đột liên tục? Vì vậy, bạn hỏi: Liệu có một thâm nhập mà sẽ dẫn chúng ta đến một trạng thái của không-xung đột? Mà là cái gì? Liệu có một đang nhận biết mà không bị sinh ra từ sự hiểu biết – hiểu biết là trải nghiệm, ký ức, suy nghĩ, hành động? Tôi đang hỏi: Liệu có một hành động mà không được đặt nền tảng trên sự hổi tưởng – hồi tưởng là quá khứ? Liệu có một nhận biết mà hoàn toàn độc lập khỏi quá khứ? Liệu bạn sẽ thâm nhập cùng tôi theo cách đó? Tôi biết điều này, và nhận ra điều này hàm ý sự xung đột mãi mãi.

AP: Qui trình này của đang suy nghĩ trong cánh đồng của nguyên nhân-hậu quả không cách nào tránh khỏi sự phản ứng xâu chuỗi. Nó chỉ là một ngục tù. Vì vậy, đang quan sát điều này, chúng tôi buông bỏ nó ở đây và ngay lúc này. Kế tiếp, chúng tôi đưa ra nghi vấn: Liệu có một nhận biết mà không nhờ vả quá khứ, mà không dính dáng quá khứ – quá khứ là tất cả mọi việc mà chúng tôi đã thực hiện và quan tâm đến?

K: Nó là một nghi vấn thuộc lý luận khi hỏi liệu cái này có thể kết thúc; không phải một nghi vấn không lý luận.

AP: Bởi vì qua sự trải nghiệm chúng tôi đã học hành rằng suy nghĩ qua trung gian của nguyên nhân-hậu quả không thể giải thoát chúng tôi khỏi bánh xe của sự đau khổ.

JU: Dù chúng tôi có bất kỳ dụng cụ nào, anh đã loại bỏ nó. Trước khi một căn bệnh làm khổ sở chúng tôi, anh đã chữa trị nó; mà có nghĩa trước khi một căn bệnh bám chặt anh, nó được chữa trị. Người bị bệnh sẽ tiếp tục sống. Vì vậy, khi anh ấy muốn được tự do khỏi bệnh tật, rất cần thiết phải chỉ rõ cho anh ấy qui trình nào đó mà nhờ vào nó anh ấy thực hiện điều này. Thậm chí sau khi từ bỏ xâu chuỗi của nguyên nhân-hậu quả, anh ấy cần được vạch rõ sự vô ích của nó. Tôi chấp nhận rằng thực hiện việc này rất khó khăn.

AP: Không, điều gì bạn đang nói chẳng khác gì một khẳng định rằng chúng ta không thể buông bỏ bánh xe của thời gian.

JU: Không, đây không là điều gì tôi đang nói. Nguyên nhân và hậu quả là một chuyển động trong thời gian và nếu bạn nói rằng tại khúc cuối của việc này một ‘qui trình’ vẫn còn hiện diện, nó phải là một hình thức của hoạt động tinh thần. Dù điều đó có lẽ là gì, nghi vấn là: Liệu bệnh nhân có thể được cho phép chết trước khi căn bệnh được chữa trị. Tôi chấp nhận sự kiện rằng chuỗi nguyên nhân-hậu quả là không trọn vẹn. Tôi cũng hiểu rõ rằng nếu chúng ta không cắt đứt chuỗi đó, tình trạng tiến thoái lưỡng nan này không thể được xóa sạch; nhưng mấu chốt đó lại rất đơn giản, cụ thể là, bệnh nhân phải được hồi phục sức khỏe và không được cho phép chết. Căn bệnh sẽ phải được chữa trị mà không giết chết bệnh nhân đó.

K: Nếu bạn nói rằng sống là xung đột, vậy thì bạn sẽ vẫn còn y nguyên nơi bạn là.

PJ: Upadhyayji hiểu rõ toàn chuyển động của sự xung đột trong thời gian và thấy sự không thỏa đáng của nó. Nhưng tùy theo ẩn dụ mà bạn ấy sử dụng, cái người mà bị bệnh, cái người đang chịu đựng đau khổ mà muốn được chữa trị, không thể tự tử trước khi anh ấy được chữa trị. Điều gì anh đang yêu cầu là anh ấy tự tử.

K: Bạn đang tạo ra một trường hợp mà không thể đứng vững được.

PJ: Anh ấy có lẽ giải thích nó theo cách khác. Làm ơn cũng đừng quên rằng sự xung đột là ‘cái tôi’. Cuối cùng, xã hội và mọi thứ khác có thể bị thoái hóa. Tại cơ bản, nó là ‘cái tôi’. Tất cả trải nghiệm, tất cả tìm kiếm, những trung tâm quanh cái mà là sự suy nghĩ bị trói buộc trong thời gian như sự xung đột.

K: Vậy là, ‘cái tôi’ là sự xung đột.

PJ: Tôi thấy nó là như thế trong một cách trừu tượng.

K: Không, nó không là như thế trong một cách trừu tuợng; nó như thế.

PJ: Có lẽ đây là mấu chốt cơ bản mà đang ngăn cản chúng tôi…

K: Chúng ta hãy rất đơn giản. Tôi công nhận rằng sự xung đột là sống của tôi. Sự xung đột là ‘tôi’.

AP: Sau khi chấp nhận sự vô ích của nguyên nhân và hậu quả, điều gì còn lại là một đồng hóa cùng một phản xạ thói quen nào đó. Liệu sự đồng hóa đó bị phá vỡ hay không? Nếu nó không bị phá vỡ, vậy thì đối thoại của chúng ta chỉ tại mức độ lý thuyết.

K: Đừng thêm vào những từ ngữ nữa. Khi bạn nói rằng sự xung đột kết thúc, liệu ‘cái tôi’ kết thúc? Hay có một chướng ngại?

PJ: Tôi biết sự xung đột.

K: Bạn không biết nó. Bạn không thể biết nó.

PJ: Làm thế nào anh có thể nói điều đó?

K: Đó chỉ là một lý thuyết. Liệu bạn thực sự nhận ra rằng bạn là xung đột? Liệu trong máu huyết của tôi, trong quả tim của tôi, trong chiều sâu của ‘cái tôi’ tôi nhận ra rằng ‘Tôi là xung đột’, hay liệu nó chỉ là một ý tưởng mà tôi đang cố gắng phù hợp vào?

JU: Nếu anh chấp nhận rằng xâu chuỗi của nguyên nhân-hậu quả bao gồm sự tác động của thời gian, không gian và tình huống, chúng ta phải công nhận rằng đây là một vấn đề cơ bản. Điều này giống như một bánh xe và bất kỳ chuyển động nào của bánh xe này sẽ không giải quyết được vấn đề. Chúng ta chấp nhận điều này qua lý luận và trải nghiệm. Điều gì tôi đang tìm kiếm để giải thích qua sự ví von là rằng một qui trình phải còn y nguyên mà ở trong bánh xe của sự đau khổ. Nếu căn bệnh không còn, và bánh xe của sự đau khổ không còn, vẫn còn có nguyên tắc sống nào đó phải hiện diện.

AP: Một qui trình là sự tiếp tục.

JU: Vậy thì, nó là gì? Liệu nó không thể thay đổi được?

AP: Khi sự nhận biết và hành động không liên quan đến quá khứ, vậy thì có một kết thúc của sự tiếp tục.

K: Tôi chỉ biết sống của tôi là một chuỗi của những xung đột cho đến khi tôi chết. Đây là sống của chúng ta. Liệu con người chấp nhận điều đó?

 Tôi là một người lý luận, một người suy nghĩ, và tôi nói, ‘Tôi phải tiếp tục theo cách này, hay sao?’ Lúc này bạn đến và nói với tôi, ‘Hãy tìm ra liệu có một cách khác hẳn của quan sát, hành động, mà không chứa đựng cách này – bởi vì cách này là sự tiếp tục’. Bạn cũng nói với tôi rằng có một cách khác hẳn mà không là cách này và bạn nói rằng bạn sẽ chỉ nó cho tôi.

JU: Tôi chấp nhận rằng vòng tròn này của sự tiếp tục mà trong đó tôi đang chuyển động không đang dẫn chúng tôi đến nơi nào cả. Tôi theo sát anh đến mấu chốt đó. Nơi nào nó là một vấn đề của trải nghiệm, tôi xóa sạch vị trí của tôi với sự trợ giúp của một ví dụ. Nhưng anh cắt đứt mặt đất dưới chân tôi bằng cách nói rằng tôi phải loại bỏ sự tiếp tục. Nếu sự tiếp tục bị loại bỏ, chính nghi vấn tự biến mất. Vì vậy, làm thế nào tôi có thể chấp nhận khuynh hướng rằng tôi từ bỏ hoàn toàn sự tiếp tục?

AP: Vì vậy, bạn phải buông bỏ những ví dụ hay những ví von. Buông bỏ tất cả những ràng buộc của quá khứ.

JU: Nếu tôi từ bỏ những ví dụ, nó không mang lại một kết thúc: nếu không có một kết thúc, làm thế nào có thể có một bắt đầu mới mẻ?

K: Ai đang nói điều đó?

AP: Anh đã nói rằng đây là thời gian; anh nói, phủ nhận thời gian.

RB: Điều gì Upadhyayaji đang nói là thế này: Sống là xung đột, thời gian, suy nghĩ, và bạn ấy đồng ý rằng chúng phải biến mất.

K: Tôi không đang yêu cầu bất kỳ thứ gì phải biến mất.

JU: Nếu điều đó biến mất, vậy thì sự liên kết giữa điều đó và cái gì sẽ là, là gì?

K: Tôi không đang nói về bất kỳ sự liên kết nào. Tôi là một nguời đang đau khổ, đang xung đột, đang tuyệt vọng, và tôi nói rằng tôi đã ở cùng điều này suốt sáu mươi năm; làm ơn chỉ cho tôi một cách sống khác hẳn. Liệu bạn sẽ chấp nhận sự kiện rất đơn giản đó? Nếu bạn chấp nhận nó, vậy thì nghi vấn kế tiếp là: Liệu có một cách nhìn ngắm hay quan sát sống mà không mang vào tất cả quá khứ? Liệu có một cách hành động mà không có sự vận hành của sự suy nghĩ mà là sự hồi tưởng? Tôi nói rằng tôi sẽ tìm ra sự nhận biết là gì. Tôi đã nhận biết được sống như sự xung đột: đó là tất cả mà tôi biết.

 Anh ấy đến và nói với tôi, ‘Chúng ta hãy tìm ra sự nhận biết đúng đắn là gì’. Tôi không biết nó, nhưng tôi đang lắng nghe điều gì anh ấy nói. Đây là quan trọng! Tôi đã không đưa vào đang lắng nghe cái trí lý luận của tôi; tôi đang lắng nghe anh ấy. Liệu việc đó đang xảy ra ngay lúc này? Người nói đang nói rằng có một nhận biết mà không có sự hồi tưởng. Liệu bạn đang lắng nghe nó hay liệu bạn đang nói rằng có một mâu thuẫn? Nếu bạn đang nói bất kỳ điều gì, nó có nghĩa rằng bạn không đang lắng nghe gì cả. Tôi hy vọng bạn đã nhận được nó. Tôi nói, ‘Achyut, có một cách sống mà không có xung đột’. Liệu bạn ấy lắng nghe tôi? Liệu bạn ấy sẽ lắng nghe, và không tức khắc diễn giải nó thành một phản ứng? Liệu bạn đang thực hiện điều đó?

AP: Khi một nghi vấn được đưa ra hay khi anh bị đối diện một thách thức, phải có một đang lắng nghe mà không có bất kỳ phản ứng nào, bởi vì chỉ trong một trạng thái như thế mới có thể không có sự liên quan với cái mà là quá khứ.

K: Thế là, không có phản ứng, mà có nghĩa – cái gì? – rằng bạn sẵn sàng đang thấy. Bạn nắm được nó?

JU: Tôi đã không hiểu rõ trạng thái đó. Ví dụ, nếu người ta quan sát, trong một khoảnh khắc và cùng sự chú ý, tất cả những ảo tưởng, vậy thì trong ánh sáng của sự chú ý đó toàn qui trình của ảo tưởng sẽ bị xóa sạch, và cùng khoảnh khắc của sự chú ý đó sẽ là khoảnh khắc của sự quan sát thực sự. Liệu đó là như thế? Bởi vì đó sẽ có nghĩa rằng người ta sẽ quan sát ‘cái gì là’ như ‘là’.

PJ: Krishnaji đang hỏi chúng ta, liệu chúng ta có thể lắng nghe mà không có quá khứ, đó là, mà không mang vào những chiếu rọi của quá khứ. Chỉ như thế, trong đang lắng nghe như thế, mới có sự nhận biết.

JU: Đó là lý do tại sao tôi đang nói rằng nếu khoảnh khắc bị chất đầy ảo tưởng có thể được thấy bằng sự chú ý tổng thể, vậy thì nó trở thành khoảnh khắc thực sự của sự nhận biết bởi vì ảo tưởng được thấy một cách chính xác nó là gì. Ví dụ: Tôi thấy một đồng tiền trên nó có dấu mộc của Ashoka Chakra. Mặt khác của đồng tiền lại khác hẳn, nhưng chúng là hai mặt của cùng đồng tiền. Liệu đang thấy đó, sự nhận biết mà bị trói buộc trong quá khứ, là cùng đang thấy?

K: Không. Lúc này, thưa bạn, bạn là một học giả Phật giáo vĩ đại. Bạn biết và bạn đã đọc nhiều về Phật giáo. Bạn biết Phật đã nói gì; bạn biết tất cả những phức tạp của sự phân tích Phật giáo, sự tìm hiểu về Phật giáo và những cấu trúc lạ thường của Phật giáo. Lúc này, nếu Phật đến với bạn và nói, ‘Lắng nghe’, liệu bạn sẽ lắng nghe ngài? Làm ơn đừng cười; điều này nghiêm túc lắm. Thưa bạn, hãy trả lời nghi vấn của tôi: nếu hôm nay Phật đến với bạn, nếu lúc này ngài đang ngồi ở đó trước mặt bạn, và nói, ‘Làm ơn, thưa bạn, hãy lắng nghe – bởi vì nếu bạn lắng nghe tôi, lắng nghe đó sẽ là sự thay đổi của bạn’, liệu bạn sẽ lắng nghe? Chỉ lắng nghe, đang lắng nghe đó là đang lắng nghe sự thật. (Ngừng lại) Bạn không thể tranh luận với Phật.

JU: Sự chú ý thuần túy này là Phật và sự chú ý này là hành động, mà chính nó là Phật. Đó là lý do tại sao tôi đã trình bày cho anh một ví dụ về đồng tiền, mà có một dấu hiệu trên một mặt và một dấu hiệu khác trên mặt còn lại.

K: Liệu bạn sẽ lắng nghe? Nếu Phật nói với tôi, tôi sẽ nói, ‘Thưa ngài, tôi lắng nghe ngài bởi vì tôi thương yêu ngài. Tôi không muốn chuyển động bất kỳ nơi nào khác bởi vì tôi thấy điều gì ngài nói là sự thật, và tôi thương yêu ngài’. Đó là tất cả. Việc đó đã thay đổi mọi thứ.

AP: Khi tôi nhận biết rằng đây là từ ngữ của Phật, nó là sự thật. Sự thật này xóa sạch mọi ấn tượng khác.

K: Không ai đã lắng nghe Phật, đó là lý do tại sao có Phật giáo.

JU: Không có Phật; không có đang giảng thuyết của Phật. Chỉ có đang lắng nghe và trong đang lắng nghe đúng đắn có tinh túy của thông minh đó mà thay đổi. Từ ngữ Phật hay từ ngữ của Phật không là sự thật. Phật không là sự thật. Chính chú ý này là Phật. Phật không là một người; ngài không là một avatara hóa thân và không có sự việc như từ ngữ của Phật. Sự chú ý là sự thật duy nhất. Trong sự chú ý này, có sự nhận biết thuần khiết. Đây là prajna, thông minh, đây là hiểu rõ. Khoảnh khắc đó mà bị vây quanh bởi quá khứ, chính khoảnh khắc đó, dưới tia sáng của sự chú ý, trở thành khoảnh khắc của sự nhận biết.

K: Lúc này, chỉ lắng nghe tôi. Có sự xung đột. Một người giống như tôi đến và nói rằng có một cách sống mà không có sự hiểu biết. Đừng tranh luận, chỉ lắng nghe. Lắng nghe mà không có sự hiểu biết có nghĩa lắng nghe mà không có sự vận hành của sự suy nghĩ.

AP: Khoảnh khắc đó của sự chú ý hoàn toàn không liên quan đến qui trình suy nghĩ; nó hoàn toàn không liên quan đến nguyên nhân-hậu quả.

K: Tôi biết rằng sống của tôi là xung đột. Và tôi đang hỏi: Liệu có một cách quan sát, lắng nghe, thấy, mà không liên quan đến sự hiểu biết? Tôi nói rằng có. Và nghi vấn kế tiếp là: Bởi vì bộ não đầy ắp sự hiểu biết, làm thế nào bộ não như thế hiểu rõ câu nói này? Tôi nói rằng bộ não không thể trả lời nghi vấn này. Bộ não quen thuộc với sự xung đột, nó đã quen với sự xung đột, và bạn đang đưa ra nghi vấn mới mẻ cho nó. Thế là bộ não phản đối; nó không thể trả lời nghi vấn đó.

JU: Tôi muốn biết điều này. Nghi vấn mà anh vừa đưa ra là nghi vấn của tôi. Anh đã đưa ra nó một cách rõ ràng.

K: Người nói yêu cầu: Đừng phản đối; hãy lắng nghe. Cố gắng lắng nghe mà không có sự chuyển động của sự suy nghĩ, mà có nghĩa, đang thấy cái gì đó mà không đang đặt tên. Đang đặt tên là sự chuyển động của sự suy nghĩ. Sau đó, hãy tìm ra trạng thái của bộ não khi nó đã không sử dụng từ ngữ trong đang thấy – từ ngữ mà là sự chuyển động của sự suy nghĩ – là gì? Hãy thực hiện nó.

RS: Điều đó rất quan trọng.

AP: Sự nhận biết của bạn là điều đó.

JU: Điều đó là đúng đắn.

PJ: Sự thật là thấy sự không khả năng của bộ não.

K: Toàn sống của tôi đã thay đổi. Thế là, có một tiến hành học hành hoàn toàn khác biệt đang xảy ra, mà là sự sáng tạo.

PJ: Nếu đây chính là sự tiến hành học hành, đây là sự sáng tạo.

K: Tôi nhận ra rằng sống của tôi là sai lầm. Không ai phải chỉ ra điều đó; nó là như thế. Đó là một sự kiện và bạn đến và nói với tôi rằng tôi có thể làm cái gì đó ngay tức khắc. Tôi không tin tưởng bạn. Tôi cảm thấy nó không bao giờ có thể xảy ra. Bạn đến và nói với tôi rằng toàn đấu tranh này, cách sống quỉ quái này, có thể được kết thúc ngay tức khắc. Bộ não của tôi nói, ‘Xin lỗi, ông hơi gàn gàn; tôi không tin tưởng ông. Ông có lẽ là Thượng đế, ông có lẽ là Phật, nhưng tôi không tin tưởng ông’. Nhưng K nói, ‘Nhìn kìa, tôi sẽ chỉ rõ nó cho bạn từng chút một. hãy lắng nghe; hãy từ tốn’. Tôi đang sử dụng ‘từ tốn’ ở đây trong ý nghĩa của có sự kiên nhẫn, nhưng thật ra sự kiên nhẫn không là thời gian; không-kiên nhẫn là thời gian. Kiên nhẫn không có thời gian.

SP: Kiên nhẫn mà không là thời gian là gì?

K: Tôi đã nói – tất cả chúng ta đã nói – rằng sống là xung đột. Tôi đến và nói với bạn rằng có một kết thúc cho sự xung đột và bộ não phản đối. Tôi nói với bạn hãy thả cho nó phản đối, nhưng làm ơn tiếp tục lắng nghe tôi. Tôi nói với bạn đừng đưa vào nhiều phản đối thêm. Tôi nói với bạn chỉ lắng nghe, chuyển động, và không ở cùng sự phản đối. Nhìn ngắm sự phản đối của bạn và tiếp tục chuyển động – đó là sự kiên nhẫn. Biết sự phản đối và chuyển động tiếp tục, đó là sự kiên nhẫn. Vì vậy, tôi nói: Đừng phản ứng nhưng lắng nghe sự kiện rằng bộ não của bạn là một mạng lưới của những từ ngữ và rằng bạn không thể thấy bất kỳ thứ gì mới mẻ nếu bạn luôn luôn đang sử dụng những từ ngữ, những từ ngữ, những từ ngữ.

 Vì vậy, liệu bạn có thể nhìn ngắm cái gì đó, bất kỳ thứ gì – người vợ của bạn, một cái cây, bầu trời, một đám mây – mà không có một từ ngữ? Đừng nói, ‘Nó là một đám mây’; chỉ nhìn ngắm. Khi bạn nhìn ngắm như thế, việc gì đã xảy ra cho bộ não?

AP: Sự hiểu rõ của chúng ta, toàn sự hiểu rõ của chúng ta, là thuộc từ ngữ. Khi tôi thấy điều này, vậy thì tôi xóa sạch từ ngữ. Lúc này cái mà tôi thấy là không-từ ngữ. Vậy thì điều gì xảy ra cho sự hiểu biết được tích lũy?

K: Điều gì xảy ra, không phải lý thuyết nhưng thực sự, khi bạn đang nhìn ngắm mà không có từ ngữ? Từ ngữ là biểu tượng, ký ức, sự hiểu biết và tất cả điều đó.

AP: Đây chỉ là một nhận biết. Khi tôi đang quan sát cái gì đó, đang gạt đi sự hiểu biết thuộc từ ngữ và đang nhìn ngắm cái mà không từ ngữ, cái trí có phản ứng gì? Nó cảm thấy rằng toàn sự hiện diện bị đe dọa.

K: Hãy quan sát nó trong chính bạn. Điều gì xảy ra? Nó ở trong một trạng thái của chấn động; nó đang loạng choạng. Vì vậy hãy có sự kiên nhẫn. Nhìn ngắm nó đang loạng choạng – đó là kiên nhẫn. Hãy thấy bộ não trong một trạng thái loạng choạng và ở cùng nó. Khi bạn đang nhìn ngắm nó, bộ não bất động. Sau đó cùng bộ não bất động nhìn ngắm mọi thứ; quan sát. Đó là đang học hành.

AP: Upadhyayaji, K đang nói rằng khi bạn quan sát sự loạng choạng đó của cái trí, khi bạn thấy rằng đó là bản chất của nó, vậy thì trạng thái đó tan biến.

K: Liệu nó đã xảy ra? Xiềng xích được chặt đứt. Xâu chuỗi được cắt đứt. Đó là sự thử nghiệm. Vì vậy, thưa bạn, chúng ta hãy thâm nhập. Có một đang lắng nghe, có một đang thấy và có một đang học hành mà không có sự hiểu biết. Sau đó việc gì xảy ra? Đang học hành là gì? Liệu có bất kỳ thứ gì phải học hành? Mà có nghĩa bạn đã xóa sạch toàn bộ cái tôi. Tôi không hiểu liệu bạn thấy điều này. Bởi vì cái tôi là sự hiểu biết. Cái tôi được tạo ra từ trải nghiệm, hiểu biết, suy nghĩ, ký ức; ký ức, suy nghĩ, hành động – đó là qui trình. Lúc này, liệu điều này đã xảy ra? Nếu nó không xảy ra, chúng ta hãy bắt đầu lại. Đó là sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn đó không có thời gian. Không-kiên nhẫn có thời gian.

JU: Cái gì sẽ lộ diện từ đang lắng nghe-đang quan sát này? Liệu trạng thái này tiếp tục, hay liệu cái gì đó sẽ lộ diện từ nó mà sẽ thay đổi thế giới?

K: Thế giới là tôi, thế giới là cái ngã, thế giới là những cái ngã khác nhau. Cái ngã đó là tôi. Lúc này, việc gì xảy ra khi cái này xảy ra, thực sự, không phải lý thuyết? Trước hết, có năng lượng lạ thường, năng lượng vô hạn – không phải năng lượng được sáng chế bởi sự suy nghĩ, năng lượng được sinh ra từ sự hiểu biết này, nhưng một năng lượng hoàn toàn khác hẳn, mà sau đó hành động. Năng lượng đó là từ bi; năng lượng đó là tình yêu. Vậy thì, năng lượng và tình yêu đó là thông minh và thông minh đó hành động.

AP: Hành động đó không có gốc rễ trong ‘cái tôi’.

K: Không, không. Nghi vấn của bạn ấy là: Nếu việc này thực sự xảy ra, bước kế tiếp là gì? Việc gì xảy ra? Việc gì thực sự xảy ra là rằng anh ấy có năng lượng này mà là từ bi và tình yêu và thông minh. Thông mính đó hành động trong sống. Khi cái tôi không còn, ‘cái khác lạ’ hiện diện. ‘Cái khác lạ’ là từ bi, tình yêu và năng lượng lạ thường, vô hạn này. Thông minh đó hành động. Và tự nhiên, thông minh đó không là thông minh của bạn hay thông minh của tôi.

 

 Madras

 Ngày 16 tháng 1 năm 1981

 

 

 

 _____________________________________________________

 

 

LIỆU BỘ NÃO CÓ THỂ ĐƯỢC TỰ DO KHỎI SỰ GIỚI HẠN RIÊNG CỦA NÓ?

 

 

J

. KRISHNAMURTI (K): Bởi vì Asit bị cuốn hút vào sự chế tạo của những máy tính, chúng tôi – bạn ấy và tôi – bất kỳ khi nào và bất kỳ nơi nào chúng tôi gặp nhau trong những vùng đất khác nhau của thế giới, đều nói chuyện về sự liên quan giữa cái trí con người và máy tính. Chúng tôi đã cố gắng tìm ra thông minh là gì, và liệu có một hành động mà máy tính không thể thực hiện – hành động nào đó mà còn sâu thẳm nhiều hơn bất kỳ thứ gì mà con người có thể thực hiện phía bên ngoài.

 Tôi đã nghĩ rằng sáng nay chúng ta có thể thâm nhập vào nghi vấn này.

ASIT CHANDMAL (AC): Anh thấy, thưa anh, những người Mỹ đang chế tạo những siêu máy tính. Lúc này, chúng ta, như những con người, phải, trong một ý nghĩa, thông minh nhiều hơn công nghệ của những người Mỹ để triệt tiêu sự đe dọa của công nghệ đó. Và công nghệ đó không chỉ trong máy tính, nó cũng ở trong công nghệ gene, sinh học, hóa học, và vân vân. Họ đang cố gắng kiểm soát hoàn toàn những đặc tính của gene. Tôi chắc chắn rằng nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi giao diện bộ não-máy tính được sáng chế. Hiện nay, ở Nga, có nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về khả năng đọc được những suy nghĩ và chuyển tải chúng sang người khác.

 Tôi muốn phỏng đoán một chút ít. Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘phỏng đoán’ trong ý nghĩa của thấy những vấn đề nào đó lúc này mà sẽ, trong vài năm kế tiếp, có thể giải quyết được một cách công nghệ. Tôi nghĩ rất quan trọng phải bàn luận điều này bởi vì không những anh đang nói chuyện cùng chúng tôi, nhưng anh cũng còn đang nói chuyện cùng những những người đó trong những thế kỷ sắp đến, cùng những người mà tất cả điều này sẽ là một thực tế. Ví dụ, suy nghĩ về vai trò của người thầy ngày hôm nay. Anh có thể sử dụng một máy tính nhỏ, đặt một dải băng từ tính trong nó và nó sẽ giao tiếp với anh bằng tiếng Pháp. Nếu anh muốn đặt một dải băng khác trong nó, nó sẽ giao tiếp, một cách trôi chảy, bằng tiếng Ả rập, Nhật bản, hay bất kỳ ngôn ngữ gì, ngay tức khắc. Giả sử dải băng đó có thể đặt vào một bộ não của con người; vấn đề là chỉ sự giao diện đó giữa bộ não và dải băng, bởi vì bộ não vận hành như mạch điện. Nghi vấn là: Lúc đó điều gì xảy ra cho vai trò của người thầy?

 Vấn đề mấu chốt kế tiếp là trong xã hội thịnh vượng, bởi vì sự gia tăng khủng khiếp trong những vật dụng thuộc vật chất như xe cộ, và máy giặt, cơ thể phải thoái hóa. Hiện nay, bởi vì càng ngày càng nhiều những chức năng thuộc tinh thần sắp sửa được đảm đương bởi máy tính, cái trí sẽ thoái hóa không chỉ tại mức độ của điều gì anh đang nói, nhưng ngay cả trong đang vận hành thông thường. Tôi thấy điều này như một vấn đề đáng lo ngại. Làm thế nào người ta giải quyết được vấn đề trong một thế giới mà đang chuyển động trong phương hướng này?

K: Nếu học hành có thể được thực hiện ngay tức khắc, ví dụ, nếu tôi có thể là một người ngôn ngữ học khi tôi thức dậy vào buổi sáng, vậy thì chức năng của bộ não là gì? Chức năng của con người là gì?

PUPUL JAYAKAR (PJ): Liệu nó không là vấn đề của trạng thái con người là gì, hay sao? Liệu nó không là nghi vấn của một con người sẽ là gì ngoại trừ tất cả điều này, hay sao?

K: Chắc chắn, một con người, như anh ấy là, là một đống của sự hiểu biết được tích lũy và những phản hồi tùy theo sự hiểu biết đó. Liệu bạn sẽ đồng ý với điều đó? Nếu cái máy, máy tính, sẽ đảm đương tất cả điều đó, vậy thì con người – nhân loại – sẽ là gì? Và, vậy thì, chức năng của một trường học là gì? Làm ơn, hãy suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Đây không là điều gì đó mà cần một trả lời mau lẹ. Điều này nghiêm túc lắm. Một con người là gì nếu những sợ hãi của anh ấy, những đau khổ của anh ấy, những phiền muộn của anh ấy, tất cả đều được xóa sạch bởi những chất hóa học hay những mạch điện được cấy ghép nào đó? Vậy thì, tôi là gì? Tôi không nghĩ chúng ta nắm được đầy đủ về vấn đề này.

PJ: Nếu anh sử dụng một liều thuốc gây mê nặng, những lo âu của anh tạm thời kết thúc. Điều đó không cần tranh luận. Nhưng nếu anh có thể vô tính, anh có thể thực hiện bất kỳ việc gì. Chúng ta đang bỏ lỡ cái gì đó trong tất cả điều này. Tôi không nghĩ chúng ta đang đến được vấn đề trọng điểm. Còn có cái gì khác nữa cũng dính dáng điều này.

K: Nhìn kìa, Pupul, nếu những lo âu của tôi, nếu những sợ hãi của tôi và đau khổ của tôi có thể được lắng xuống và những vui thú của tôi được gia tăng, tôi hỏi: Vậy thì một con người là gì? Cái trí của chúng ta là gì?

ACHYUT PATWARDHAN (AP): Tôi hiểu rõ rằng trong khi ở một phía con người đã phát triển những khả năng lạ thường này, cũng có một qui trình tương ứng của sự thoái hóa trong cái trí mà là sự ảnh hưởng tiêu cực của siêu máy móc hóa?

AC: Nếu anh có một chiếc xe hơi và anh ngừng đi bộ, cơ thể của anh sẽ thoái hóa. Vì vậy, nếu máy tính đảm đương những chức năng tinh thần, cái trí sẽ thoái hóa. Tôi chỉ có ý như thế.

K: Tôi không nghĩ chúng ta hiểu rõ chiều sâu của điều gì đang xảy ra. Chúng ta đang tranh luận về liệu nó có thể xảy ra. Nó sắp sửa xảy ra. Lúc đó, chúng ta là gì? Lúc đó, một con người là gì? Và lúc đó, khi máy tính – tôi đang sử dụng từ ngữ ‘máy tính’ để bao gồm những chất hóa học và vân vân – thay thế hoàn toàn chúng ta và chúng ta không còn vận dụng những bộ não của chúng ta nữa, chúng – những bộ não của chúng ta – sẽ thoái hóa thuộc vật chất. Nghi vấn là: Làm thế nào chúng ta sẽ ngăn cản điều này? Chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta phải vận dụng những bộ não của chúng ta. Hiện nay, bộ não đang được vận dụng qua đau khổ, qua vui thú, qua phiền muộn, qua lo âu, và mọi chuyện của nó. Qua đau khổ, qua vui thú – nó đang làm việc. Nó đang làm việc bởi vì chúng ta có những vấn đề. Nhưng khi máy móc và những chất hóa học đảm đương, nó sẽ ngừng làm việc. Và nếu nó không còn làm việc, nó sẽ thoái hóa.

 Liệu chúng ta có thể bắt đầu bằng giả thuyết rằng những sự việc này sắp sửa xảy ra, dù chúng ta mong muốn nó hay không? Thật ra, chúng đang xảy ra ngay lúc này. Nếu chúng ta không bị mù lòa hay không được thông tin, và vì vậy chúng ta không biết về nó. Vì vậy, chúng ta hãy thâm nhập liệu cái trí có thể sống sót nếu nó bị tước đoạt khỏi những vấn đề của nó hoặc bởi chất hóa học hoặc bởi máy tính.

AP: Tôi hoàn toàn không rõ ràng về một mấu chốt. Trong mỗi con người có một cảm thấy của trống không, của trống rỗng, mà cần được lấp đầy.

K: Nó sẽ được lấp đầy bởi những chất hóa học.

AP: Nó không thể được lấp đầy; không, thưa anh.

K: Ồ có, nó có thể.

AP: Tôi đang nghi ngờ điều đó. Có một trống không lạ lùng trong mọi con người.

RADHA BURNIER (RB): Điều gì anh đang nói là rằng sẽ có những dạng LSD khác, những thuốc men khác không có những tác dụng phụ mà sẽ lấp đầy khoảng trống này.

K: Uống một viên thuốc và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy trống không đó.

AP: Tại mấu chốt nào đó anh phải thấy rằng có cái gì đó mà sẽ vẫn còn không được chạm đến.

AC: Cái gì nếu bạn không tìm ra nó?

AP: Trước khi anh đến được điều đó, tìm ra điều đó, ít ra anh phải đưa ra một yêu cầu cho điều đó.

K: Tôi đang đưa ra một yêu cầu.

AP: Yêu cầu đó là gì?

K: Yêu cầu đó dành cho những chất hóa học, dành cho máy tính, cả hai thứ sẽ hủy diệt tôi, bộ não của tôi.

AC: Tôi đang nói điều gì đó hơi hơi khác biệt, và đó là, nếu công nghệ này tiếp tục, sẽ không có bất kỳ trống không nào trong bất kỳ con người nào bởi vì cuối cùng họ – những con người – có lẽ biến mất như một chủng loại. Tại cùng thời điểm, như một con người, tôi cảm thấy rằng có cái gì khác nữa mà tôi không biết nhưng tôi muốn tìm ra. Liệu có cái gì đó mà khác biệt, mà cần được giữ gìn? Liệu tôi có thể hiểu rõ về thông minh? Làm thế nào tôi sẽ giữ gìn cái đó khỏi tất cả những nguy hiểm này?

K: Asit, nó có lẽ không là sự giữ gìn gì cả. Hãy quan sát, thưa bạn, chúng ta hãy cứ công nhận rằng những chất hóa học – máy tính – sẽ thay thế con người. Và nếu bộ não không được vận dụng như nó đang được vận dụng cùng những vấn đề, những lo âu, những sợ hãi, vân vân, vậy thì chắc chắn, nó sẽ thoái hóa. Và sự thoái hóa có nghĩa, dần dần con người trở thành một người máy robot. Vậy thì, tôi tự nói với chính mình, như một con người mà đã sống sót nhiều triệu năm: Liệu anh ấy – con người – sẽ kết thúc như thế này? Nó có lẽ là như thế, và có thể anh ấy sẽ.

AC: Đối với tôi, có vẻ rằng sự chuyển động của công nghệ này là một xấu xa bởi vì có một tốt lành nào đó đang bị hủy diệt.

K: Đồng ý.

AC: Công nghệ được sáng chế bởi những con người. Dường như có một chuyển động của xấu xa, và cái xấu xa đó sẽ kiểm soát.

K: Tại sao bạn gọi nó là xấu xa?

AC: Xấu xa bởi vì nó đang hủy diệt thế giới.

K: Nhưng chúng ta đang tự hủy diệt chính chúng ta. Cái máy không đang hủy diệt chúng ta. Chúng ta đang tự hủy diệt chính chúng ta.

AC: Vì vậy, nghi vấn là: Làm thế nào con người vẫn sáng chế công nghệ này và lại không bị hủy diệt bởi nó?

K: Điều đó đúng. Cái trí đang thoái hóa bởi vì nó sẽ không cho phép bất kỳ thứ gì phá hoại những giá trị của nó, những tín điều của nó. Nó bị kẹt cứng ở đó. Nếu tôi có một niềm tin hay quan điểm mạnh mẽ, tôi đang thoái hóa. Và cái máy sẽ giúp đỡ chúng ta thoái hóa mau lẹ hơn. Đó là tất cả. Vì vậy, một con người sẽ làm gì? Tiếp theo tôi hỏi: Một con người bị tước đoạt khỏi tất cả điều này là gì? Nói cách khác, nếu anh ấy không có những vấn đề, và chỉ đang theo đuổi vui thú, anh ấy là gì? Tôi nghĩ, đó là gốc rễ của nghi vấn. Đây là điều gì hiện nay con người tìm kiếm, những vui thú trong những hình thức khác nhau. Và anh ấy sẽ không là gì cả. Anh ấy sẽ chỉ quan tâm đến sự theo đuổi của vui thú.

AC: Và máy tính lẫn truyền hình sẽ trao tặng sự vui thú ngay trong nhà của anh ấy. Thưa anh, hiện nay không chỉ có những người khoa học máy tính nhưng còn cả những người khoa học gene và những công ty đa quốc gia đã tham gia vào điện tử giải trí và họ sắp sửa hội tụ tại một điểm nơi con người sẽ kết thúc, hoặc bằng cách hủy diệt khả năng của bộ não con người, hoặc như một con người trong một tình trạng liên tục của vui thú mà không có bất kỳ những tác dụng phụ nào. Và sự vui thú đó sẽ kiếm được qua máy tính và những chất hóa học, và một hiệp thông trực tiếp cùng những con người khác sẽ dần dần biến mất.

K: Có lẽ không người hóa học nào, không người chuyên môn máy tính nào đã thâm nhập sâu thẳm như thế nhưng chúng ta phải đi trước họ. Đó là điều gì tôi cảm thấy. Vì vậy, con người đã theo đuổi điều gì suốt sự hiện diện của anh ấy? Từ thời gian có thể nhớ được, con suối nào mà anh ấy đã luôn luôn trôi chảy? Sự vui thú.

AC: Sự vui thú, vâng, nhưng cũng cả sự kết thúc của đau khổ.

K: Không, sự vui thú. Trốn tránh điều còn lại, nhưng cơ bản là theo đuổi sự vui thú.

AC: Anh ấy theo đuổi sự vui thú và tại mấu chốt nào đó anh ấy thấy sự cần thiết không chỉ cho sự vui thú, nhưng trong ý nghĩa phủ nhận, sự kết thúc của đau khổ.

K: Mà có nghĩa sự vui thú.

AC: Sự kết thúc của đau khổ là vui thú?

K: Không. Bạn đang bỏ lỡ mấu chốt của tôi. Tôi thèm khát sự vui thú với bất kỳ giá nào, và đối với tôi sự đau khổ là một thể hiện rằng tôi không đang có sự vui thú. Tranh luận nó; đừng chấp nhận nó.

AC: Điều gì tôi đang nói là rằng theo lịch sử con người đã luôn luôn theo đuổi sự vui thú.

K: Mà có nghĩa – cái gì? Tiếp tục đi, phân tích nó.

AC: Cái tôi đã theo đuổi nó.

AP: Khi bạn nói ‘cái tôi’, liệu bạn đang nói về cái tôi cơ thể hay về cái tôi tâm lý?

K: Cả hai. Tôi muốn sống sót thuộc cơ thể và thuộc tâm lý, và muốn sống sót, tôi phải làm những sự việc nào đó, và để làm những sự việc nào đó, chúng phải có thể vui thú. Thưa bạn, làm ơn hãy thâm nhập điều này rất cẩn thận. Kết luận, con người thèm khát sự vui thú. Sự theo đuổi Thượng đế là sự vui thú. Đúng chứ? Liệu đó là điều gì sắp sửa được khuyến khích bởi cái máy, bởi thuốc men? Và liệu con người chỉ là một thực thể quan tâm đến sự vui thú? Liệu sự xung đột là tìm ra một cân bằng giữa hai? Sự vui thú là điều nguy hiểm nhất trong sống.

 Tôi không nghĩ bạn hiểu rõ ý nghĩa của điều này. Sự xung đột giữa tốt lành và xấu xa đã hiện diện từ thời gian không thể nhớ được. Vấn đề là tìm ra một cân bằng hay một trạng thái nơi sự xung đột này không hiện diện, mà là sự vui thú. Và sự vui thú là điều hủy diệt nhất trong sống. Đúng chứ?

AP: Dựa vào điều gì anh đang nói, liệu sự tìm kiếm để giải thoát cái trí khỏi ngục tù rơi vào lãnh vực của sự vui thú?

AC: Thật ra, chúng ta đã giảm thiểu mọi thứ đến điều đó: đó là điều gì những con người đã thực hiện. Quyến luyến, ngục tù, tạo ra sự đau khổ. Đó là lý do tại sao chúng ta muốn tự do. Liệu chúng ta có thể thấy rằng tất cả hoạt động của con người đều kết thúc trong khao khát hạnh phúc hay vui thú, và rằng chúng gây ra sự hủy diệt. Chúng đã kết thúc trong công nghệ mà cũng là một theo đuổi của sự vui thú, mà là tự-hủy diệt. Phải có loại chuyển động khác nào đó của cái trí mà không đang tìm kiếm sự vui thú, mà không tự-hủy diệt. Tôi không biết liệu có, nhưng phải có.

K: Asit, chúng ta hãy khiến cho điều này rõ ràng giữa chính chúng ta, bạn và tôi. Nó là một sự kiện rằng những con người, theo lịch sử, đã luôn luôn trong sự xung đột; đã luôn luôn có sự xung đột giữa tốt lành và xấu xa; những tranh vẽ cổ xưa của họ thể hiện một đấu tranh. Tinh thần của chinh phục lan tràn, mà kết thúc trong sự vui thú. Tôi đã quan sát nó và ngay tức khắc tôi nhận ra rằng toàn chuyển động của con người đã là điều này. Tôi không nghĩ bất kỳ người nào có thể tranh luận về điều này. Tôi đang nói rằng tổng thể của nó, không chỉ tự-duy trì thuộc cơ thể nhưng còn cả tự-duy trì thuộc tâm lý đều là bộ phận của chuyển động đó. Đó là một sự kiện. Liệu điều đó gây hủy diệt cái trí, bộ não?

RB: Thưa anh, anh có ý gì qua từ ngữ ‘tốt lành’ và anh có ý gì qua từ ngữ ‘xấu xa’ khi anh nói rằng sự vui thú không là gì cả ngoại trừ đang cố gắng để cân bằng tốt lành và xấu xa?

K: Bạn đã thấy những tranh vẽ đó trong những hang động ở Pháp và ở Tây ban nha. Chúng đã lâu đến hàng ngàn và hàng ngàn năm và trong những tranh vẽ cổ xưa đó bạn thấy con người đang đấu tranh chống lại con bò mộng.

RB: Vâng, nó hiện diện mọi nơi trong hình thức này hay hình thức kia.

K: Vâng, sự xung đột này giữa hai sự việc – sự việc gì được gọi là tốt lành và sự việc gì được gọi là xấu xa – đã hiện diện từ thời gian không thể nhớ được. Đúng chứ? Và con người đã sáng chế tốt lành và xấu xa. Quan sát nó, nhìn ngắm cái trí riêng của bạn. Đừng lý thuyết. Quan sát về chính bạn nếu có thể, và thấy tốt lành và xấu xa là gì. Sự kiện không bao giờ là xấu xa. Đúng chứ? Tức giận là tức giận. Nhưng tôi nói rằng nó là xấu xa và rằng tôi phải, vì vậy, loại bỏ sự tức giận. Nhưng tức giận là một sự kiện. Tại sao bạn muốn đặt tên nó hoặc là ‘tốt lành’ hoặc là ‘xấu xa’?

RB: Dù anh có đặt tên nó là xấu xa hay không, nó có thể gây thoái hóa vô cùng.

K: Nó có thể rất thoái hóa, nhưng khoảnh khắc tôi đã gọi nó là xấu xa, nó là cái gì đó phải được lẩn tránh – đúng chứ? Và vậy là sự xung đột bắt đầu. Nhưng nó là một sự kiện. Tại sao bạn gọi nó là bất kỳ điều gì khác.

PJ: Ví dụ sự theo đuổi ma thuật đen tối. Liệu anh sẽ nói hay liệu anh sẽ không nói rằng sự theo đuổi điều đó trong chính bản chất của nó là xấu xa?

K: Bạn gọi điều gì là ‘ma thuật đen tối’?

PJ: Ma thuật đen tối là sự theo đuổi cái gì đó với ý định hãm hại một người khác.

K: Mà là điều gì chúng ta đang làm, mặc dù chúng ta có lẽ không gọi nó là ma thuật đen tối. Bạn thấy, Pupul, rốt cuộc, chiến tranh là gì?

PJ: Hãy cho phép tôi theo chầm chậm, anh đang thúc đẩy chúng tôi. Điều gì tôi nói tạo ra sự vận hành, giả sử, những quyền lực mà không là những quyền lực vật chất.

K: Cách đây vài năm tôi đã thấy ở đây, Rishi Valley, cắm dưới một cái cây, một bức tượng nhỏ của một người đàn ông, hay một người đàn bà, trong nó họ đã găm vào những cây kim. Tôi hỏi nó là gì, và họ đã giải thích nó cho tôi. Lúc này, có ý định gây tổn thương người nào đó. Giữa hành động đó và ý định gây chiến tranh, sự khác biệt là gì?

 Bạn đang bỏ lỡ, đang mất mát một vấn đề quan trọng. Tất cả các bạn quá khôn ngoan, đó là điều gì sai lầm đối với các bạn. Ánh sáng cũng không có tốt lành lẫn xấu xa. Mà có nghĩa – cái gì? Hãy quan sát, thưa bạn, máy tính, những chất hóa học, đang kiểm soát con người. Điều này cũng không là tốt lành hay xấu xa – nó đang xảy ra. Dĩ nhiên, có sự độc ác; dĩ nhiên, có sự tử tế. Điều đó rõ ràng. Người mẹ đang đánh một đứa trẻ và người nào đó cùng từ bi mà nói, ‘Đừng gây tổn thương bất kỳ ai’ – có một khác biệt, điều đó rõ ràng. Tại sao bạn gọi nó là tốt lành hay xấu xa? Tại sao bạn gọi nó là xấu xa? Tôi đang phản đối từ ngữ đó, đó là tất cả.

 Liệu chúng ta có thể chuyển sang vấn đề khác? Sự vui thú luôn luôn trong cái đã được biết. Hôm nay tôi không có vui thú nhưng ngày kia nó có lẽ xảy ra. Tôi thích nghĩ rằng nó sẽ xảy ra. Tôi không hiểu liệu bạn thấy điều gì tôi có ý. Sự vui thú là một chuyển động-thời gian. Liệu có một vui thú mà không bị đặt nền tảng trên sự hiểu biết? Toàn sống của tôi là cái đã được biết. Tôi chiếu rọi cái đã được biết vào tương lai. Tương lai là hiện tại được bổ sung, nhưng nó vẫn còn là cái đã được biết. Tôi không có sự vui thú trong cái không biết được. Và máy tính, vân vân, ở trong cánh đồng của cái đã được biết. Lúc này nghi vấn thực sự là liệu có sự tự do khỏi cái đã được biết. Đó là nghi vấn thực sự bởi vì có sự vui thú, có sự đau khổ, có sự sợ hãi. Toàn sự chuyển động của cái trí là cái đã được biết. Và nó – cái trí – có lẽ chiếu rọi cái không biết được, nó có lẽ lý thuyết, nhưng đó không là một sự kiện. Vì vậy, những máy tính, những chất hóa học, những di truyền học, sinh sản vô tính, tất cả đều là cái đã được biết. Vì vậy, liệu có thể có sự tự do khỏi cái đã được biết? Cái đã được biết đang hủy diệt con người. Những người vật lý thiên văn sẽ sắp xếp mọi thứ trong vũ trụ từ cái đã được biết. Họ đã theo đuổi sự nghiên cứu về bầu trời, vũ trụ, qua những dụng cụ được sáng chế bởi sự suy nghĩ, và qua những dụng cụ đó họ đang quan sát và đang khám phá vũ trụ, họ đang quan sát nhưng tất cả việc đó vẫn còn là cái đã được biết.

PJ: Hiện nay cái trí của con người bị đe dọa, đang bị hủy diệt, bởi vì phương cách mà trong đó nó đang vận hành. Một việc rất lý thú đã vừa gây kinh ngạc cho tôi lúc nãy, cụ thể là, đang vận hành hiện nay của cái trí – như chúng ta biết nó – sẽ bị hủy diệt hoặc bởi cái máy mà sẽ kiểm soát hay bởi cái khác, đó là, sự tự do khỏi cái đã được biết. Vì vậy anh thấy, thưa anh, thách thức đó còn sâu thẳm hơn nhiều.

K: Vâng, đó là điều gì tôi đã nói. Bạn đã nhận được nó. Điều gì Pupul đang nói là, nếu tôi hiểu rõ đúng đắn, rằng cái đã được biết mà trong nó chúng ta đang vận hành đang hủy diệt chúng ta. Cái đã được biết cũng là những điều chiếu rọi tuơng lai như là những máy móc, những thuốc men, những di truyền, sinh sản vô tính, tất cả điều đó được sinh ra từ những thứ này. Vì vậy, cả hai đang hủy diệt chúng ta.

AC: Bạn ấy cũng đang nói rằng cái trí của con người đã luôn luôn chuyển động trong cái đã được biết, trong sự theo đuổi của vui thú. Việc đó đã sinh ra công nghệ mà sẽ hủy diệt cái trí. Tiếp theo, bạn ấy đang nói rằng chuyển động còn lại, mà là sự tự do khỏi cái đã được biết cũng sẽ hủy diệt cái trí như chúng ta biết nó bây giờ.

K: Bạn đang nói gì?

AC: Bạn ấy nói, có hai chuyển động. Chuyển động của cái đã được biết đang dẫn đến sự hủy diệt nghiêm trọng hơn và nghiêm trọng hơn của cái trí. Cách thoát ra là sự tự do khỏi cái đã được biết, mà cũng đang hủy diệt chuyển động của cái đã được biết.

K: Chờ đã. Sự tự do không phải khỏi cái gì đó. Sự tự do là một kết thúc. Bạn theo kịp chứ?

AC: Liệu anh đang nói, thưa anh, rằng sự tự do này khỏi cái đã được biết thuộc về một bản chất đến độ anh không đang hủy diệt chuyển động này? Liệu anh đang nói rằng trong sự tự do này khỏi cái đã được biết, sự suy nghĩ có vị trí của nó, rằng cái trí có vị trí của nó? Liệu anh đang nói trong đó có sự tự do?

K: Tôi nói rằng chỉ có sự tự do, nhưng không phải khỏi cái đã được biết.

PJ: Tôi nói rằng cái gì chúng ta gọi là cái trí, vận hành, làm việc, trong một cách đặc biệt. Cái trí của con người đó bị đặt dưới áp lực bởi những tiến bộ công nghệ. Cái còn lại này, cụ thể là, sự tự do khỏi cái đã được biết, cũng hoàn toàn hủy diệt chức năng này của cái trí. Vì vậy, một cái trí mới mẻ – dù được sinh ra từ công nghệ hay cái trí mà được tự do khỏi cái đã được biết – là chắc chắn xảy ra. Chúng là hai cái duy nhất; vị trí hiện tại không còn.

K: Chúng ta hãy rõ ràng. Hoặc phải có một cái trí mới mẻ hoặc cái sự việc hiện tại sẽ hủy diệt cái trí. Đúng chứ? Nhưng cái trí mới mẻ chỉ có thể hiện diện một cách thực sự, không phải lý thuyết, khi sự hiểu biết kết thúc. Sự hiểu biết đã sáng chế cái máy và chúng ta sống dựa vào sự hiểu biết. Chúng ta là những cái máy; nhưng hiện nay chúng ta đang tách rời hai cái. Cái máy đang hủy diệt chúng ta. Cái máy là sản phẩm của sự hiểu biết; chúng ta là sản phẩm của sự hiểu biết. Vì vậy, sự hiểu biết đang hủy diệt chúng ta, không phải cái máy. Vậy thì, nghi vấn là liệu sự hiểu biết có thể kết thúc và không phải là liệu có thể có sự tự do khỏi cái đã được biết.

AC: Nghi vấn là: Liệu sự hiểu biết hay hành động được sinh ra từ sự hiểu biết có thể kết thúc? Hành động từ sự hiểu biết có thể kết thúc. Sự hiểu biết không thể kết thúc.

K: Nó có thể. Bạn thấy, hành động là sự tự do khỏi sự hiểu biết.

AC: Sự hiểu biết không thể kết thúc.

K: Có, thưa bạn.

PJ: Anh có ý gì khi anh nói rằng tất cả hiểu biết kết thúc?

K: Sự hiểu biết là cái đã được biết. Liệu sự hiểu biết có thể kết thúc? Lúc này chúng ta không đang nói về sự hiểu biết công nghệ. Ai sẽ kết thúc sự hiểu biết? Cái người mà kết thúc sự hiểu biết vẫn còn là sự hiểu biết. Thế là, không có thực thể tách khỏi sự hiểu biết mà có thể kết thúc sự hiểu biết. Làm ơn thâm nhập chầm chậm.

AC: Chỉ có sự hiểu biết?

K: Chỉ có sự hiểu biết, không phải kết thúc của sự hiểu biết. Tôi không biết liệu tôi đang giải thích rõ ràng.

AC: Vì vậy, thưa anh, có sức mạnh khủng khiếp của tự-duy trì và chỉ có sự hiểu biết. Và anh đang hỏi: Liệu sự hiểu biết có thể kết thúc – mà có nghĩa tự-triệt tiêu?

K: Không, tôi hiểu rõ điều gì bạn đang nói. Tôi đang bỏ lại ngay lúc này, trong khoảnh khắc, sự kết thúc của cái tôi. Tôi đang nói rằng cả hai – máy tính và sống của tôi – được đặt nền tảng trên sự hiểu biết. Vì vậy, không có sự phân chia giữa hai.

AC: Tôi theo kịp điều đó.

K: Đây là một việc lạ thường. Và chừng nào chúng ta còn đang sống trong sự hiểu biết, những bộ não của chúng ta đang bị hủy diệt qua lề thói, cái máy, vân vân. Vì vậy, cái trí là sự hiểu biết. Không có nghi vấn của nói rằng nó phải tự làm tự do chính nó khỏi sự hiểu biết. Hãy thấy điều đó. Chỉ có cái trí mà là sự hiểu biết.

 Tôi sẽ nói cho bạn điều gì đó. Bạn thấy, bạn đã tự khóa chặt chính bạn. Đừng nói rằng điều đó không thể được. Nếu bạn nói rằng điều đó không thể được, bạn đã không thể sáng chế những máy tính. Chuyển động từ đó. Bất kỳ điều gì cái trí thực hiện – gồm cả nói rằng nó phải được tự do – sẽ luôn luôn ở trong cánh đồng của sự hiểu biết. Vì vậy, trạng thái của cái trí mà hoàn toàn hiểu rõ, hay biết, hay nhận thức rằng nó hoàn toàn là sự hiểu biết, là gì?

 Tôi đã chuyển động. Bạn không thấy nó, hay sao? Lúc này, điều gì đã xảy ra? Chắc chắn, sự hiểu biết là sự chuyển động. Sự hiểu biết đã được thâu lượm qua sự chuyển động. Vì vậy, thời gian, và tất cả điều đó, là sự chuyển động.

AC: Anh đang nói về trạng thái của cái trí khi thời gian kết thúc.

K: Đó là sự tự do. Thời gian là sự chuyển động. Mà có nghĩa – cái gì? Nó rất lý thú, thưa bạn. Hãy cho phép tôi sắp xếp chúng vào chung. Cái trí đã sáng chế máy tính. Tôi đã sử dụng từ ngữ ‘máy tính’ để bao gồm tất cả công nghệ – di truyền học, sinh sản vô tính, những chất hóa học, và vân vân. Tất cả việc đó được sinh ra từ sự hiểu biết mà con người đã thâu lượm. Nó vẫn còn là cái đã được biết, sản phẩm của cái đã được biết, cùng những giả thuyết, những lý thuyết và những phản luận của nó và vân vân. Con người cũng đã thực hiện chính xác cùng sự việc như cái máy. Vì vậy, không có sự phân chia giữa hai cái. Cái trí là sự hiểu biết. Bất kỳ việc gì nó làm sẽ được sinh ra từ sự hiểu biết – những Thượng đế của anh ấy, những đền chùa của anh ấy đều được sinh ra từ sự hiểu biết. Sự hiểu biết là một chuyển động. Liệu chuyển động đó có thể kết thúc?

 Đó thực sự là sự tự do. Điều đó có nghĩa, sự nhận biết được tự do khỏi sự hiểu biết, và hành động không thuộc sự hiểu biết, không từ sự hiểu biết. Sự nhận biết về con rắn được đặt nền tảng trên hàng thế kỷ của bị quy định về con rắn. Sự nhận biết rằng tôi là một người Ấn giáo, cùng tất cả mọi điều đã xảy ra trong cái tên đó suốt ba ngàn năm là cùng chuyển động. Và chúng ta luôn luôn đang sống trong cánh đồng đó. Điều đó gây hủy diệt, không phải cái máy. Nếu cái máy đó của cái trí không kết thúc – không phải máy tính – chúng ta sẽ tự hủy diệt chính chúng ta.

 Vì vậy, liệu có một nhận biết mà không được sinh ra từ sự hiểu biết? Bởi vì khi sự chuyển động này kết thúc, phải có hành động.

AC: Nói cách khác, nó là hành động trong thế giới, nhưng không thứ gì bám vào, không dấu vết nào lưu lại. Không thứ gì bám rễ.

K: Mà có nghĩa – cái gì? – một nhận biết mà không thuộc sự hiểu biết. Liệu có sự nhận biết như thế? Dĩ nhiên, có sự nhận biết mà không thể được đưa vào máy tính để làm công việc tích trữ thông tin. Liệu sự thâm nhập này được sinh ra từ bản năng của sự vui thú? Tất cả chúng ta đang thâm nhập.

PJ: Tôi không biết liệu nó dành cho sự vui thú hay dành cho cái gì khác nữa.

AC: Không đặt thành vấn đề liệu máy tính có thể thực hiện nó hay không. Điều cốt lõi là chúng ta thực hiện nó.

PJ: Mà dẫn đến mấu chốt rằng có cái gì đó phải thâm nhập.

K: Bạn thấy nó bám rễ chắc chắn đến chừng nào!

AC: Nghi vấn là: Hệ thống máy móc của cái trí là gì, cấu trúc của cái trí mà vận hành cùng sự nhận biết, cùng thấu triệt, và cùng tuyệt đối không tích lũy là gì?

K: Nhưng hãy quan sát điều gì chúng ta đã thực hiện – để đến được mấu chốt đó, mà là sự nhận biết không-ghi lại, làm thế nào nó đã sử dụng thời gian! Tại sao? Bởi vì chúng ta vận hành trong thời gian.

AC: Nói cách khác, điều gì anh đang nói là rằng anh không phải trải qua qui trình này. Nếu chúng tôi đã đến được mấu chốt này và không hành động, nó rất nguy hiểm, còn nguy hiểm nhiều hơn không có bàn luận gì cả.

K: Đó là điều gì tôi đang nói. Nó là một nguy hiểm khủng khiếp. Liệu bạn đã đến một mấu chốt nơi bạn thấy điều gì cái trí đã sáng chế? – Cái máy mà là máy tính, thuốc men, những chất hóa học, sinh sản vô tính – tất cả điều này? Và liệu bạn thấy rằng tất cả nó đều giống hệt như những cái trí của chúng ta? Những cái trí của chúng ta cũng máy móc như thế. Và chúng ta luôn luôn đang hành động trong cánh đồng đó. Và vì vậy, chúng ta đang tự hủy diệt chính chúng ta. Không phải là cái máy đang hủy diệt chúng ta.

PJ: Tại khúc cuối của nó, người ta có thể nói tapas, tapas, tapas. Nó có nghĩa chúng ta đã không làm bài tập về nhà của chúng ta.

K: Tôi không chắc liệu bạn không quay lại thời gian. Bạn biết, thưa bạn, lúc trước một nhạc sĩ duơng cầm đã nói, ‘Nếu bạn luyện tập, bạn đang luyện tập điều sai lầm’.

PJ: Nó không là một vấn đề của sự luyện tập.

K: Pupulji, tất cả những giáo viên đang ngồi ở đó. Họ sẽ làm gì? – Đặt một quả bom ở đây? Bạn theo kịp điều gì tôi nói? Chúng ta đang sử dụng một quả bom, và nó có lẽ nổ tại bất kỳ khoảnh khắc nào. Tôi không hiểu liệu bạn nhận ra điều này. Nó là một điều khủng khiếp.

AC: Nó còn nguy hiểm hơn nhiều.

K: Điều này kinh hoàng lắm. Tôi không hiểu liệu bạn nhận ra nó. Bạn sẽ làm gì? Đây là cách mạng thực sự.

AC: Và không chỉ dành cho những giáo viên và những học sinh.

K: Dĩ nhiên, dĩ nhiên.

AC: Tôi đã muốn hỏi anh: Liệu cái trí mà đã theo cùng anh đến một mấu chốt, cái trí mà đến được mấu chốt này, trở nên nhạy cảm nhiều hơn đến xấu xa?

K: Tôi hiểu rõ điều gì bạn có ý. Chúng ta sẽ không bàn luận nó lúc này. Vì vậy, thưa bạn, nghi vấn là ngừng lại sự chuyển động, kết thúc sự chuyển động, và không phải kết thúc sự hiểu biết. Đó là nghi vấn thực sự.

 

 Rishi Valley

 Ngày 4 tháng 12 năm 1980

 

 

 

 

 _____________________________________________________

 

THÔNG MINH, MÁY TÍNH VÀ

CÁI TRÍ MÁY MÓC

 

A

SIT CHANDMAL (AC): Thưa anh, trong hai năm rưỡi chúng ta đã và đang nói về máy tính, về phương cách chúng đang phát triển và sự ảnh hưởng mà công nghệ có thể có vào cái trí của con người và, vì vậy, vào chủng loại. Chúng ta đã bàn luận không chỉ sự ảnh hưởng của công nghệ máy tính đối với phương cách cư xử của xã hội, nhưng cũng còn cả liệu máy tính có khi nào có thể giống như cái trí con người. Ở Nhật bản, chính phủ và những người khoa học máy tính hàng đầu đã quyết định sáng chế một máy tính mà sẽ sao chép chính xác những qui trình của bộ não con người, và hàng trăm triệu đô la đã đổ vào đề án này.

 Bộ não là vật chất được tạo thành từ hydrogen, carbon và những phân tử hóa học khác và một cách cơ bản, nó vận hành như một dòng điện qua những phản ứng hóa học. Máy tính được tạo thành từ những phân tử silicon và một cách cơ bản, nó cũng vận hành như một tập hợp những dòng điện của những con chip. Hiện nay, con người có thể chế tạo những con chip nhỏ hơn và nhỏ hơn và khiến cho chúng làm việc nhanh hơn và nhanh hơn; hiện nay những máy tính có thể lưu trữ nhiều ký ức hơn, và vận hành hợp lý hơn những con nguời có thể làm. Nhưng anh thấy, thưa anh, mặc dù nhiều dòng điện-hợp lý có thể được lắp đặt trong máy tính, nó không thể, nó không, phản ứng theo cách một con người phản ứng. Và điều này do bởi máy tính nghĩ ra những sự việc liên tiếp; nó không thể nhận biết một cách tức khắc.

 Vì vậy, họ – những người khoa học và những chuyên viên máy tính khác – đã nói rằng nếu họ có thể hiểu rõ cái trí con người làm việc như thế nào, họ sẽ có thể làm cho nó hoạt động trong một máy tính. Họ thú nhận rằng họ không hiểu rõ cái trí con người, bộ não hay sự thông minh. Họ nói rằng với mục đích hiểu rõ sự thông minh, họ phải hiểu rõ qui trình suy nghĩ. Những người khoa học cũng không hiểu rõ sự sáng tạo là gì và nó vận hành ra sao. Hiện nay, hầu hết mọi người đều nói rằng cái trí con người có khả năng thực hiện một cú nhảy vọt. Vì vậy họ đang tìm hiểu sự thông minh, qui trình suy nghĩ và sự sáng tạo là gì, bởi vì họ cảm thấy rằng nếu họ có thể hiểu rõ điều này, họ có thể tái sinh nó trong một máy tính và công việc đó sẽ trao tặng nó – máy tính – thông minh và sáng tạo.

 Thưa anh, anh đang nói rằng sự thông minh không liên quan gì đến sự suy nghĩ. Con người chỉ biết qui trình suy nghĩ và, vì vậy, những người khoa học sẽ tìm ra sự thông minh đó và sắp xếp nó vào một máy tính.

J. KRISHNAMURTI (K): Hầu như bạn chắc chắn rằng họ sẽ thực hiện nó.

AC: Họ gọi nó là một tấn công cơ bản vào cái không biết được, mà là cái trí, và họ nói rằng đây là sự nhận biết của họ về tương lai – công nghiệp tương lai, công nghệ tương lai và tất cả điều đó. Những người Mỹ rất lo âu về nó. Vì vậy, công ty IBM và tất cả những công ty khác đang đổ vào hàng trăm triệu đô la trong sự nghiên cứu tương tự.

K: Những người Mỹ cũng đang làm nó à?

AC: Ồ vâng, họ đang làm. Anh biết, thưa anh, có một tổ chức ở Mỹ mà hầu hết mọi người đều không biết – Cơ quan An ninh Quốc gia. Nó có diện tích mười dặm vuông và phủ đầy những máy tính. Nó lớn đến độ có trường đại học riêng của nó. Nó có nhiều Tiến sĩ hơn tất cả những trường đại học ở Châu âu, và tất cả họ đều tập trung vào công việc phòng vệ. Những người ở Cơ quan này cũng đang làm việc về những máy tính như thế nhưng họ không công khai cho mọi người. Có vô số tiền bạc và những chuyên gia có giáo dục cao đang tập trung vào việc chế tạo một cái máy mà sẽ làm việc giống như cái trí con người.

 Lúc này, nghi vấn của tôi là: Nếu họ làm việc này thành công, cụ thể là, chế tạo một cái máy mà sẽ làm việc giống như cái trí con người, vậy thì, như tôi thấy nó, cái trí con người hiện nay phải kiệt quệ; nó sẽ không dùng được nữa; nó sẽ không thể ganh đua. Theo sự tiến hóa, đúng là nó không thể sống sót nữa. Vì vậy, phản ứng của chúng ta đến điều này là gì? Vậy thì lại nữa, nếu cái trí con người hiện nay khác biệt với một cái máy thuần túy suy nghĩ, sự khác biệt là gì? Liệu nó là sự sáng tạo, liệu nó là thông minh, và nếu như thế, vậy thì sáng tạo là gì và thông minh là gì? Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng nghi vấn đầu tiên, thưa anh: Liệu những cái trí của chúng ta chỉ là những cái máy suy nghĩ được lập trình? Liệu những cái trí của chúng ta là máy móc?

K: Chúng ta bắt đầu bàn luận, thâm nhập nghi vấn này ở đâu?

AC: Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu từ cách chúng ta thực sự vận hành trong sống hàng ngày của chúng ta. Tất cả hành động được đặt nền tảng trên sự suy nghĩ và sự suy nghĩ là một qui trình vật chất. Đối với tôi khá dễ dàng rằng một cái trí như thế phải chết dần bởi vì nó sẽ được thay thế bởi công nghệ cao cấp hơn.

K: Liệu bạn sẽ phân biệt giữa cái trí và bộ não hay liệu bạn sẽ chỉ sử dụng từ ngữ ‘cái trí’ để chuyển tải tình trạng tổng thể của cái trí con người?

AC: Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘cái trí’ dựa vào một con người là gì. Anh ấy có một bộ não, cùng suy nghĩ, những cảm xúc và mọi loại phản ứng.

K: Vậy là, bạn đang sử dụng từ ngữ ‘cái trí’ trong ý nghĩa rằng nó bao gồm tất cả những phản ứng, những cảm xúc, những hồi tưởng, hoang mang, ham muốn, vui thú, đau khổ, thương yêu. Nếu tất cả điều đó là cái trí, vậy thì sự liên quan giữa cái đó và bộ não là gì?

AC: Anh có ý gì qua từ ngữ bộ não?

K: Liệu bộ não đó là một thực thể cá thể, hay là một kết quả của toàn qui trình của sự tiến hóa của con người?

AC: Thuộc vật chất, nó là một bộ não tách rời. Nhưng liệu anh đang nói rằng những tế bào trong bộ não của tôi hay bộ não của người nào khác có cùng nội dung?

K: Liệu bộ não mà đã tiến hóa là bộ não của tôi hay bộ não của sự tiến hóa phi thường này?

AC: Chắc chắn, nó là sản phẩm của sự tiến hóa.

K: Vậy là, nó không là bộ não của tôi; nó không là sự suy nghĩ của tôi. Nó là sự suy nghĩ. Dù nó là một người nghèo khổ hay một người giàu có hay một giáo sư, nó là sự suy nghĩ. Bạn có lẽ suy nghĩ khác hẳn, tôi có lẽ suy nghĩ khác hẳn, nhưng nó vẫn còn là sự suy nghĩ. Vậy thì, liệu bạn đang nói rằng sự suy nghĩ là một phần hợp nhất của bộ não?

AC: Dường như nó là như thế.

K: Sự suy nghĩ đã tạo ra những vấn đề. Nó đã tạo ra tất cả những vấn đề thuộc tâm lý của con người cũng như những vấn đề thuộc công nghệ. Và sự suy nghĩ cố gắng giải quyết những vấn đề này và nó phát giác rằng nó không thể.

AC: Và nó nói rằng nó không thể bởi vì ‘Tôi không đang suy nghĩ rõ ràng lắm’.

K: Vâng, chính suy nghĩ nói điều đó. Lúc này, sự suy nghĩ là chung đối với tất cả nhân loại. Một người khoa học đứng đầu hay một người dân quê dốt nát, nghèo nàn. Và sự suy nghĩ đó đã tạo ra chiến tranh. Nó đã xây dựng những nhà thờ, những đền chùa, những thánh đường. Nó đã gây ra tất cả mọi loại phân chia giữa con người, và sau đó nó cố gắng khuất phục những phân chia này bằng cách sáng chế một Thượng đế – một Thượng đế mà không thể phân chia được. Sự suy nghĩ đã tạo ra mọi loại vấn đề trong sự liên hệ của con người, và sự suy nghĩ đã không thể giải quyết được chúng. Nó không thể, bởi vì chính sự suy nghĩ bị giới hạn. Sự suy nghĩ là kết quả của trải nghiệm, hiểu biết, ký ức. Hiểu biết không bao giờ trọn vẹn. Vì vậy, sự suy nghĩ không bao giờ có thể trọn vẹn. Bởi vì hiểu biết bị giới hạn, sự suy nghĩ phải bị giới hạn và sự suy nghĩ bị giới hạn đó tạo ra những vấn đề. Tất cả những giới hạn phải tạo ra những vấn đề và vì vậy, bạn thấy, sự suy nghĩ mà bị giới hạn và mà đã tạo ra vấn đề không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề.

AC: Liệu anh đang nói rằng những vấn đề bị tạo ra bởi vì hiểu biết bị giới hạn và rằng những dụng cụ của hiểu biết bị giới hạn?

K: Và sự suy nghĩ bị giới hạn bởi vì hiểu biết.

AC: Liệu anh đang nói rằng sự suy nghĩ bị giới hạn bởi vì nó không thể biết mọi thứ?

K: Sự suy nghĩ là kết quả của vô số trải nghiệm, ký ức, tất cả điều đó. Bạn đã thấy máy tính. Sự suy nghĩ là một hình thức của máy tính mà đã có nhiều trải nghiệm, nhiều hiểu biết. Và sự suy nghĩ và hiểu biết đều bị giới hạn.

PUPUL JAYAKAR (PJ): Sự phân biệt giữa sự suy nghĩ và cái trí là gì?

K: Cả hai đều là cùng những chuyển động.

AC: Nói cách khác, anh đang nói rằng, tại cơ bản tất cả hiểu biết mới mẻ đều được chứa đựng trong hiểu biết cũ kỹ và là một kết quả của sự suy nghĩ.

K: Dĩ nhiên. Tất cả hiểu biết đều là kết quả của sự suy nghĩ.

AC: Liệu anh đang nói rằng đang khám phá trong vật lý hay toán học không là sự sáng tạo nhưng chỉ là đang gia tăng cùng sự hiểu biết bị giới hạn?

K: Nhìn kìa, chúng ta không nên đề cập về sự sáng tạo trong chốc lát, bởi vì nó có lẽ có một ý nghĩa khác hẳn đối với bạn và đối với cô ấy. Chúng ta hãy rõ ràng. Tất cả sự hiểu biết đều bị giới hạn. Những người khoa học đang thêm vào kho hiểu biết của chúng ta; điều đó sẽ tiếp tục trong ngàn năm nữa, nhưng bất kỳ thứ gì được thêm vào vẫn phải bị giới hạn bởi vì luôn luôn có cái gì đó thêm nữa phải được thêm vào.

AC: Nó bị giới hạn tại bất kỳ thời gian được định sẵn nào.

K: Dĩ nhiên. Vì vậy, hiểu biết phải luôn luôn theo cùng sự dốt nát. Sự suy nghĩ được sinh ra từ hiểu biết. Nếu bạn không có hiểu biết, bạn sẽ không suy nghĩ.

AC: Bởi vì anh đang nói rằng tất cả hiểu biết đều bị giới hạn, tôi phải đưa ra một nghi vấn liên quan đến sự sáng tạo như chúng ta biết nó. Nếu một người nào đó sáng tác một bản hòa tấu mới hay viết ra một biểu thức mới trong vật lý, liệu anh sẽ nói rằng nó không là sự sáng tạo trong ý nghĩa thực sự?

K: Tôi sẽ không gọi nó là sáng tạo. Tôi có lẽ sai lầm; tôi không đang đặt ra luật lệ.

AC: Trong trường hợp đó, thưa anh, thật ra anh đang nói rằng những cái trí của chúng ta như chúng ta biết chúng và như chúng ta vận hành trong những sống hàng ngày của chúng ta, hoàn toàn đều thuộc máy móc. Trong trường hợp đó, mà là điều gì những người Nhật bản sẽ thực hiện: chế tạo một máy tính mà có một kho lưu trữ rộng lớn, và một bộ não – rất hợp lý, ‘thông minh’ – suy diễn và quy nạp – mà xuất sắc hơn bộ não của con người. Vì vậy, điều gì xảy ra cho bộ não của chúng ta?

PJ: Cái trí con người – mà Krishnaji nói là cả cái trí cá thể lẫn cái trí của nhân loại – chính nó đã là một kho lưu trữ dành cho cái trí của nhân loại thâm nhập và rút ra từ đó. Ngân hàng ký ức của máy tính không bao giờ có thể là ngân hàng ký ức của cái trí chủng tộc.

AC: Tại sao bạn nói điều đó?

PJ: Cái trí chủng tộc là kết quả của hàng thiên niên kỷ của sự tiến hóa. Vì vậy, trong một ý nghĩa, trong khi tất cả những chọn lựa bên trong nó có lẽ vẫn còn bị giới hạn, tất cả những chọn lựa của ý thức của con người đều sẵn có cho nó.

AC: Nó có lẽ có nhiều chọn lựa hơn, nhiều ký ức hơn máy tính, nhưng tại cơ bản nó vẫn còn đang làm cùng sự việc – đang vận hành từ ký ức và hiểu biết.

K: Dĩ nhiên, dĩ nhiên.

Madras

Ngày 31 tháng 12 năm 1982

Ngày dịch 20:00 ngày 03 tháng 5 năm 2011
Dịch xong 7:40 ngày 25 tháng 7 năm 2011
Sửa xong 13:30 ngày 04 tháng 9 năm 2011
Sửa lần cuối 15:20 ngày 15 tháng 9 năm 2011
In nháp: ngày 20 tháng 9 năm 2011
Sửa nháp xong 19:00 ngày 22 tháng 1 năm 2012
In sách:ngày 02 tháng 2 năm 2012
Đọc lại sách in:15 tháng 2 năm 2012

Đã dịch:
1 – Sổ tay của Krishnamurti
 Krishnamurti’s Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
 Krishnamurti’s Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
 Krishnamurti to Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
 Daily Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
 Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
 Letters to Schools
7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
 Last Talks at Saanen 1985
8 – Nghĩ về những việc này
 Think on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
10 – Bàn về Thượng đế
 On God
11– Bàn về liên hệ
 On Relationship
12 – Bàn về giáo dục
 On Education
13 – Bàn về sống và chết
 On living and dying
14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009] 
 On Love and Loneliness

15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]
 The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
 On Conflict
17 – Bàn về sợ hãi
 On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
 Beyond Violence
19 – Bàn về học hành và hiểu biết [8-2009]
 On Learning and Knowledge
20 – Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
 The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
 The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
 The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
 On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi trường [5-2010]
 On Nature and The Environment
25– Tương lai của nhân loại [5-2010]
 The Future of Humanity 
26– Đoạn kết của thời gian
 The Ending of Time [5-2010]
27– Sống chết của Krishnamurti – 2009
 The Life and Death of Krishnamurti 
 A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
28–Trách nhiệm với xã hội [6-2010]
 Social Responsibility
29– Cá thể và xã hội [7-2010]
 Individual & society
30– Cái gương của sự liên hệ [11-2010]
 The Mirror of Relationship
31­– Bàn về cái trí và suy nghĩ [8-2010]
 On mind & thought
32– Tại sao bạn được giáo dục? [2-2011]
Why are you being educated?
33– Bàn về Sự thật [3-2011]
 On Truth
34– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập I/II [5-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
35– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập II/II [6-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
36- Truyền thống và Cách mạng [7-2011]
Tradition & Revolution
37- Beginnings of Learning [8-2011]
Khởi đầu của học hành
38- Giáo dục và ý nghĩa của sống [9-2011]
 Education and Significance of Life
39- Cuộc đời trước mặt [10-2011]
 Life Ahead
40- Gặp gỡ sự sống [11-2011]
 Meeting Life
41- Giới hạn của suy nghĩ [12-2011]
 The Limits of Thought
42- Lửa trong cái trí [2-2012]
 Fire in the mind 
____________________

Đón đọc:
43- The Kitchen Chronicles
 1001 Lunches with J. Krishnamurti[3-2012]
44- On Freedom [4-2012]
45- Commentaries on living-First Series [5-2012]
46- Commentaries on Living-Second Series
47- Commentaries on Living-Third Series

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn