X. Sợ Hãi

30 Tháng Năm 201000:00(Xem: 9970)

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

THE FIRST & LAST FREEDOM

Lời dịch: ÔNG KHÔNG 2010

 

CHƯƠNG X
SỢ HÃI

Sợ hãi là gì? Sợ hãi chỉ hiện diện trong liên hệ với cái gì đó, không phải trong tách rời. Làm thế nào tôi có thể sợ hãi về chết, làm thế nào tôi có thể sợ hãi một điều gì đó mà tôi không biết? Tôi chỉ có thể sợ hãi về điều gì tôi biết. Khi tôi nói rằng tôi sợ hãi về chết, liệu tôi thực sự sợ hãi về cái không biết được, mà là chết, hay tôi thực sự sợ hãi về mất đi cái gì tôi đã biết? Sợ hãi của tôi không phải về chết, nhưng về mất mát sự kết giao của tôi với những sự việc đang thuộc về tôi. Luôn luôn sợ hãi của tôi liên quan với cái đã được biết, không phải với cái không biết được.

Lúc này, sự tìm hiểu của tôi là làm thế nào được tự do khỏi sợ hãi về cái đã được biết, mà là sợ hãi của mất đi gia đình tôi, danh tiếng của tôi, nhân cách của tôi, tài khoản ngân hàng của tôi, những ham muốn vật chất của tôi và vân vân. Bạn có lẽ nói rằng sợ hãi sinh ra từ lương tâm; nhưng lương tâm của bạn được hình thành bởi tình trạng bị quy định của bạn, vì vậy lương tâm vẫn còn là kết quả của cái đã được biết. Tôi biết cái gì? Hiểu biết là có những ý tưởng, có những quan điểm về những sự việc, có một ý thức của sự tiếp tục do bởi liên quan đến cái đã được biết, và không còn gì thêm nữa. Những ý tưởng là những kỷ niệm, kết quả của trải nghiệm, mà là phản ứng đến thách thức. Tôi sợ hãi về cái đã được biết, mà có nghĩa tôi sợ hãi về mất mát con người, những sự vật sự việc hay những ý tưởng, tôi sợ hãi về phát giác tôi là gì, sợ hãi về bị lạc lõng, sợ hãi về đau khổ mà có thể xảy ra khi tôi bị mất mát, hay không có được, hay không còn vui thú nữa.

Có sợ hãi về đau khổ. Sự đau đớn thuộc thân thể là một phản ứng thần kinh, nhưng sự đau khổ tâm lý nảy sinh khi tôi bám vào những sự việc mà cho tôi sự thỏa mãn, bởi vì lúc đó tôi sợ hãi bất kỳ người nào hay bất kỳ cái gì mà có thể tước đoạt chúng khỏi tôi. Những tích lũy thuộc tâm lý chặn đứng sự đau khổ tâm lý chừng nào chúng còn không gây xáo trộn; đó là, tôi là một mớ tạp nhạp của những tích lũy, những trải nghiệm, mà ngăn cản bất kỳ hình thức nghiêm trọng nào của xáo trộn – và tôi không muốn bị xáo trộn. Vì vậy tôi sợ hãi về bất kỳ ai gây xáo trộn chúng. Vẫn vậy, sợ hãi của tôi là về cái đã được biết, tôi sợ hãi về những tích lũy, thuộc vật chất hay tâm lý, mà tôi đã thâu lượm như một phương tiện để chặn đứng đau khổ hay ngăn cản phiền muộn. Nhưng đau khổ ở trong chính qui trình của sự tích lũy để ngăn cản sự đau khổ thuộc tâm lý. Hiểu biết cũng giúp đỡ phòng ngừa sự đau khổ. Giống như hiểu biết về y khoa giúp đỡ phòng ngừa sự đau đớn thuộc thân thể, vì vậy những niềm tin giúp đỡ phòng ngừa sự đau khổ thuộc tâm lý, và đó là lý do tại sao tôi sợ hãi về mất mát những niềm tin của tôi, mặc dầu tôi không có sự hiểu biết hoàn hảo hay chứng cớ cụ thể về sự thật của những niềm tin đó. Tôi có lẽ phủ nhận một số niềm tin truyền thống mà đã ép buộc tôi phải chấp nhận, bởi vì trải nghiệm riêng của tôi tạo cho tôi sức mạnh, sự tự tin, sự hiểu biết; nhưng những niềm tin như thế và sự hiểu biết mà tôi đã thâu lượm đều giống hệt nhau, một cách cơ bản – một phương tiện để ngăn cản sự đau khổ. 

Sợ hãi tồn tại chừng nào còn có sự tích lũy về cái đã được biết, mà tạo ra sợ hãi của mất mát. Vì vậy thật ra, sợ hãi về cái không biết được là sợ hãi về mất mát cái đã được biết đã tích lũy. Luôn luôn sự tích lũy có nghĩa sợ hãi, mà phản hồi là đau khổ. Và khoảnh khắc tôi nói, ‘Tôi không được mất mát’, có sợ hãi. Mặc dù ý định của tôi trong tích lũy là chặn đứng đau khổ, chính sự đau khổ lại đã có sẵn trong qui trình của tích lũy. Chính những sự việc mà tôi đã tạo ra sợ hãi, đó là đau khổ. 

Hạt giống của sự phòng vệ mang lại đối kháng. Tôi muốn sự an toàn vật chất; vì vậy tôi tạo ra một chính phủ chuyên quyền, mà phải có lực lượng quân đội, mà có nghĩa chiến tranh, mà hủy diệt sự an toàn. Bất kỳ nơi nào có sự ham muốn cho tự-phòng vệ, có sợ hãi. Khi tôi thấy ảo tưởng của sự đòi hỏi an toàn, tôi không còn tích lũy nữa. Nếu bạn nói rằng bạn thấy nó nhưng bạn không thể cưỡng lại sự tích lũy, đó là do bởi bạn không thực sự thấy rằng, đã có sẵn rồi, trong sự tích lũy có đau khổ. 

Sợ hãi tồn tại trong qui trình tích lũy, và niềm tin trong cái gì đó là bộ phận của qui trình tích lũy. Con trai tôi chết, và tôi tin tưởng vào việc đầu thai để ngăn cản tôi, thuộc tâm lý, không có thêm nhiều đau khổ; nhưng, trong chính qui trình của tin tưởng, có ngờ vực. Phía bên ngoài tôi tích lũy những sự vật, và mang lại chiến tranh; phía bên trong tôi tích lũy những niềm tin, và mang lại đau khổ. Vì vậy chừng nào tôi còn muốn được an toàn, có những tài khoản ngân hàng, những vui thú và vân vân, chừng nào tôi còn muốn trở thành cái gì đó, thuộc sinh lý hay tâm lý, phải có đau khổ. Chính những sự việc tôi đang làm để ngăn cản đau khổ mang lại cho tôi sợ hãi, đau khổ. 

Sợ hãi hiện diện khi tôi ham muốn ở trong một khuôn mẫu đặc biệt. Sống không-sợ hãi có nghĩa sống không-một khuôn mẫu đặc biệt. Khi tôi đòi hỏi một cách sống đặc biệt, trong chính đòi hỏi đó là một nguồn của sợ hãi. Khó khăn của tôi là ham muốn được sống trong một cái khung nào đó của tôi. Tôi không thể phá vỡ cái khung đó hay sao? Tôi có thể phá vỡ, chỉ khi nào tôi thấy sự thật: rằng cái khung đang gây ra sợ hãi, và rằng sợ hãi này đang củng cố cái khung. Nếu tôi nói tôi phải phá vỡ cái khung bởi vì tôi muốn được tự do khỏi sợ hãi, vậy thì tôi chỉ đang tuân theo một khuôn mẫu khác mà sẽ gây nhiều sợ hãi thêm nữa. Bất kỳ hành động nào của tôi được đặt nền tảng trên ham muốn phá vỡ cái khung, sẽ chỉ tạo ra khuôn mẫu khác, và thế là sợ hãi. Làm thế nào tôi phá vỡ cái khung mà không gây ra sợ hãi, đó là không có bất kỳ hành động ý thức hay không-ý thức của tôi liên quan đến nó? Điều đó có nghĩa tôi không được hành động, tôi không được chuyển động để phá vỡ cái khung. Điều gì xảy ra cho tôi khi tôi chỉ nhìn ngắm cái khung mà không làm bất kỳ điều gì về nó? Tôi thấy rằng chính cái trí là cái khung, cái khuôn mẫu; nó sống trong một khuôn mẫu thuộc thói quen mà nó đã tạo ra cho chính nó. Vì vậy, chính cái trí là sợ hãi. Bất kỳ điều gì cái trí thực hiện đều hướng về sự củng cố một khuôn mẫu cũ kỹ hay sự hình thành một khuôn mẫu mới mẻ. Điều này có nghĩa bất kỳ điều gì cái trí thực hiện để loại bỏ sợ hãi đều gây ra sợ hãi. 

Sợ hãi tìm được vô số những tẩu thoát. Vô số tẩu thoát thông thường là sự đồng hóa, phải không? – đồng hóa với quốc gia, với xã hội, với một ý tưởng. Bạn không nhận thấy cách bạn phản ứng khi bạn xem một cuộc diễu hành, một cuộc duyệt binh hay một đám rước tôn giáo, hay khi quốc gia đang gặp hiểm họa xâm lăng hay sao? Lúc đó bạn tự-đồng hóa chính mình với quốc gia, với một con người, với một học thuyết. Có những thời gian khác khi bạn đồng hóa chính bạn với người con của bạn, với người vợ của bạn, với một hình thức đặc biệt của hành động, hay không-hành động. Đồng hóa là một qui trình của tự-quên lãng. Vì vậy chừng nào tôi còn ý thức được ‘cái tôi’, tôi biết có đau khổ, có đấu tranh, có sợ hãi liên tục. Nhưng nếu tôi có thể tự-đồng hóa chính tôi với cái gì đó to tát hơn, với cái gì đó cao quý hơn, với vẻ đẹp, với sự sống, với sự thật, với niềm tin, với hiểu biết, ít ra là tạm thời, có một tẩu thoát khỏi ‘cái tôi’, phải không? Nếu tôi nói về ‘quốc gia của tôi’, tạm thời tôi quên bẵng chính tôi, phải không? Nếu tôi có thể nói một cái gì đó về Thượng đế, tôi quên bẵng chính tôi. Nếu tôi có thể tự-đồng hóa chính tôi với gia đình của tôi, với một nhóm người, với một đảng phái đặc biệt, với một học thuyết nào đó, vậy thì có một tẩu thoát tạm thời.

Vì vậy sự đồng hóa là một hình thức tẩu thoát khỏi cái tôi, thậm chí giống như đạo đức là một hình thức tẩu thoát khỏi cái tôi. Con người mà theo đuổi đạo đức đang tẩu thoát khỏi cái tôi và anh ấy có một cái trí hẹp hòi. Đó không là cái trí đạo đức, vì đạo đức là cái gì đó không thể được theo đuổi. Bạn càng cố gắng trở thành đạo đức nhiều bao nhiêu, bạn càng củng cố sức mạnh cho cái ngã, cho ‘cái tôi’nhiều bấy nhiêu. Sợ hãi, mà phổ biến với tất chúng ta trong nhiều hình thức khác nhau, phải luôn luôn tìm ra một vật thay thế và vì vậy phải làm gia tăng sự đấu tranh của chúng ta. Bạn càng đồng hóa với một thay thế thâm sâu bao nhiêu, sức mạnh bám chặt thay thế đó để sẵn sàng đấu tranh, để sẵn sàng chết càng mãnh liệt bấy nhiêu, bởi vì sợ hãi ở ngay sau lưng.

Lúc này, liệu chúng ta biết sợ hãi là gì? Nó không là sự không-chấp nhận cái gì là, hay sao? Chúng ta phải hiểu rõ từ ngữ ‘chấp nhận’. Tôi không đang sử dụng từ ngữ đó trong ý nghĩa thực hiện nỗ lực để chấp nhận. Không có vấn đề của chấp nhận khi tôi nhận biết được cái gì là. Khi tôi không thấy rõ ràng cái gì là, vậy thì tôi mang vào qui trình của chấp nhận. Vì vậy sợ hãi là sự không-chấp nhận cái gì là. Làm thế nào tôi, mà là một mớ tạp nhạp của tất cả những phản ứng, những đáp trả, những ký ức, những hy vọng, những trầm uất, những tuyệt vọng này, mà là hậu quả của chuyển động của ý thức ‘bị tắc nghẽn’, có thể vượt khỏi? Liệu cái trí, không-tắc nghẽn và không-cản trở này, có thể nhận biết được? Chúng ta biết, khi không-tắc nghẽn, có hân hoan lạ thường. Bạn biết, khi thân thể hoàn toàn khỏe mạnh có một hân hoan, một hạnh phúc nào đó; và bạn biết, khi cái trí hoàn toàn được tự do, không có bất kỳ cản trở nào, khi trung tâm của sự công nhận như ‘cái tôi’ không hiện diện ở đó, bạn trải nghiệm một hân hoan nào đó? Bạn đã không trải nghiệm trạng thái này khi cái tôi không còn, hay sao? Chắc chắn chúng ta đều đã trải nghiệm.

Có hiểu rõ và tự do khỏi cái tôi chỉ khi nào tôi nhìn ngắm nó trọn vẹn và hòa hợp như một ‘tổng thể’; và tôi có thể làm điều đó chỉ khi nào tôi hiểu rõ toàn qui trình của tất cả hoạt động được sinh ra từ ham muốn mà chính là sự diễn tả của tư tưởng – bởi vì tư tưởng không khác biệt ham muốn – mà không bênh vực nó, không chỉ trích nó, không kiềm chế nó; nếu tôi có thể hiểu rõ điều đó, vậy thì tôi sẽ biết liệu có thể thoát khỏi những kiềm chế của cái tôi?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn