Nguyên Tác: Questions And Answers
JIDDU KRISHNAMURTI
Chuyển Ngữ: Nhất Như 2013
MỤC LỤC
Lời Giới Thiệu
-Brockwood Park, 1979
1. Bản Ngã
2. Sự Yên Ổn
3. Cảm Xúc
4. Ngôn Ngữ
5. Tuệ Giác
-Ojai, Cuộc Hội Nghị Đầu Tiên, 1980
1. Giáo Dục
2. Kiến Thức
3. Cơn Đau Đớn
-Ojai, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Hai, 1980
1. Chân Lý
2. Bạo Hành
3. Hy Vọng
4. Sự Sống
5. Sự Thật
-Ojai, Cuộc Hội Nghị LầnThứ Ba, 1980
1. Sáng Tạo
2. Hành Động
3. Hình Ảnh
4. Tái Sinh
-Ojai, Cuộc Hội Nghị LầnThứ Tư, 1980
1. Sợ Hãi
2. Bất Công
3. Tán Loạn
4. Chú Ý
5. Huyên Náo
-Saanen, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Nhất, 1980
1. Giác Ngộ
-Saanen, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Hai, 1980
1. Mưu Sinh Chân Chánh
2. Ghi Nhận
3. Tử Thần
-Saanen, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Ba, 1980
1. Bất mãn
2. Tán Tâm
3. Hiểu Biết
4. Dục Vọng
5. Quyền Uy
-Saanen, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Tư, 1980
1. Yên Lặng
2. Sự Chiếu Soi
3. Kinh Nghiệm
-Saanen, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Năm, 1980
1. Vượt Trên Đo Lường
2. Ý Thức
3. Tầm Thường
4. Dính Mắc
-Brockwood Park, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Nhất, 1980
1. Tổ Chức Và Cơ Sở
2. Trách Nhiệm
3. Thay Đổi Thúc Bách
4. Biểu Tượng
5. Tư Tưởng và Ý Thức
-Brockwood Park, Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Hai, 1980
1. Lòng Bi Mẫn
2. Hư Hỏng
3. Thiểu Số
4. Đức Tin và Cầu Nguyện
5. Giúp Đỡ Mọi Người
Tự Do
Lời Giới Thiệu
Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện về Buổi Vấn Đáp tại Brockwood Park, Kristnamurti bảo:
Truy cứu tức là tìm tòi: Chúng ta hãy cùng nhau tìm tòi, suy xét, và khám phá đúng câu trả lời. Đây không phải là Lời Sấm Delphic! Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của câu hỏi đó và hãy giúp nhau trả lời. Chẳng có quyền uy nào ở đây. Chẳng qua tôi được ngồi trên bục để tiện lợi cho mọi người ai cũng có thể thấy được nhưng ngồi cao hơn một chút không có nghĩa là tôi có quyền uy hơn bạn.
Công Viên Brockwood, 1979
Bản Ngã
Câu hỏi thứ nhất qua Buổi Vấn Đáp 1st tạiCông viên Brockwook vào ngày 28, năm 1979.
Người hỏi: Có thể vĩnh viễn thoát khỏi được hoạt động của trung tâm bản ngã hay không? Có một Chân ngã riêng rẽ với hình ảnh tự tạo của bản ngã hay không?
Ý của chúng ta là gì qua bản ngã? Nếu bạn hỏi ai đó bản ngã là gì, họ sẽ nói,” Nó là tất cả các giác quan của tôi, các cảm xúc của tôi, mọi sự tưởng tượng của tôi, những đòi hỏi yêu đương lãng mạn của tôi, mọi xúc cảm của tôi, chồng, vợ, mọi bản chất của tôi, mọi sự vật lộn của tôi, mọi thành tựu của tôi, mọi tham vọng của tôi, mọi khát vọng của tôi, mọi đau khổ của tôi, và mọi niềm vui của tôi” –Mọi điều đó sẽ là bản ngã. Bạn có thể thêm vào một vài ngôn từ nữa nhưng chủ yếu nó vẫn là trung tâm, cái “tôi”, mọi thôi thúc của cái tôi” – “Tôi bắt buộc phải tìm tới Ấn độ để tìm hiểu lẽ thật” vân vân và vân vân. Từ trung tâm này, tất cả mọi hoạt động diễn ra: Tất cả mọi khao khát của chúng ta, mọi tham vọng của chúng ta, mọi tranh cãi của chúng ta, mọi bất đồng ý kiến của chúng ta, mọi khái niệm của chúng ta, mọi thành kiến của chúng ta và mọi kinh nghiệm của chúng ta đều là trung tâm của hiện tượng này. Trung tâm không chỉ là ý thức bản ngã đang tác động bên ngoài nhưng cũng là ý thức sâu thẳm của nội tâm không công khai và rõ rệt; Nó là tất cả mọi địa hạt của ý thức.
Người hỏi có hỏi rằng: Có thể nào thoát khỏi trung tâm này hay không?
Tại sao ta muốn thoát khỏi nó? Có phải bởi vì trung tâm là nguyên nhân phân chia? Đúng thế, cái “tôi” là yếu tố tích cực đang hoạt động trong mọi lúc; Nó vẫn là cái “tôi” này với nhiều tên gọi khác nhau, với nhiều mầu da khác nhau, với một nghề nghiệp khác nhau, với một địa vị khác nhau trong cơ cấu đẳng cấp xã hội – bạn là Lãnh chúa vân vân và vân vân, có ai đó khác là kẻ phục dịch – Nó cũng là cái “tôi” đang phân khai chính nó ở tất cả mọi thứ hạng mục – xã hội, kinh tế và tôn giáo.
Nơi nào có sự phân chia này thì chắc chắn nơi đó có sự xung đột – Tín đồ Ấn Giáo đối lập với tín đồ Hồi Giáo, Do thái giáo, Ả rập, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp Quốc. Đó là sự hiển nhiên qua phương diện vật chất và nó đã mang lại các trận chiến kinh hoàng, bao thống khổ vô biên, bạo lực và sự tàn ác. Bản ngã đồng hóa với lý tưởng – thánh thiện hoặc hạ tiện và nó đấu tranh cho lý tưởng đó. Nhưng tuy vậy nó vẫn là “hành trình của bản ngã”. Mọi người đến Ấn độ nỗ lực khám phá tâm linh. Họ khoác lên mình các trang phục lộng lẫy nhưng họ chỉ thay đổi y phục, quần áo mà thôi; Về căn bản thì họ vẫn là cái “tôi” đó đang hoạt động, liên tục vật lộn, nỗ lực nắm bắt, chối bỏ, dính mắc một cách sâu xa với tất cả mọi kinh nghiệm, mọi khái niệm, mọi ý tưởng và mọi khao khát của họ. Và khi ta sống, ta quan sát trung tâm này, cái “tôi” này là thực chất của vô sốrắc rối. Ta cũng thấy rằng đó là thực chất của tất cả mọi khoái lạc, mọi nỗi sợ hãi và đau khổ. Khi ta hỏi, “Làm sao tôi có thể loại bỏ trung tâm này để tôi thật sự hoàn toàn giải thoát… một cách tương đối, không tương đối?” Để được giải thoát thì khá đơn giản. Ta có thể bớt ích kỹ một chút, quan tâm đến phúc lợi xã hội một chút, quan tâm đến những khó khăn của kẻ khác một chút, và trung tâm thì luôn cắn mạnh và hung hăng.
Có thể nào hoàn toàn thoát khỏi được trung tâm đó hay không? Trước tiên, hãy biết là khi càng cố gắng nỗ lực để thoát khỏi trung tâm thì nỗ lực đó lại càng củng cố trung tâm, cái bản ngã đó. Đối với người đã hành nhiều loại thiền định khác nhau. Họ cố gắng áp chế một cái gì đó trên chính họ. Cái “tôi” đó đồng hóa với nỗ lực đạt được và bảo là, “Tôi đã thành tựu”, nhưng cái “tôi” đó vẫn là trung tâm.
Để có thể thoát khỏi thì chắc chắn là không nỗ lực, không làm những gì mà ta muốn bởi vì đó vẫn là sự vận hành của bản ngã.
Nếu thế thì ta phải làm gì? Nếu bạn không nỗ lực, bởi vì bạn thấy trên thực tế là bạn càng nỗ lực thì trung tâm càng khó nhọc hơn, nếu vậy ta phải làm gì?
Người hỏi hỏi rằng: Có một Chân ngã riêng rẽ với bản ngã tự tạo ra bởi tư tưởng và các hình ảnh của nó không? Có nhiều người đã đặt câu hỏi này. Tín đồ Ấn Giáo cho rằng nguyên lý cao tột nhất là bản ngã. Chúng ta cũng hình dung là có một Chân ngã riêng rẽ với cái “tôi”. Tất cả các bạn, tôi chắc chắn là các bạn cảm nhận là có một cái gì siêu vượt trên cái “tôi” được gọi là bản ngã cao thượng, bản ngã siêu phàm hoặc bản ngã vô thượng. Khoảnh khắc chúng ta dùng chữ “bản ngã” hoặc dùng bất cứ từ nào để mô tả tính siêu vượt trên bản ngã, cái “tôi” này nó vẫn là bản ngã.
Có thể nào thoát khỏi bản ngã hay không? - mà không trở thành cỏ cây, mà không bị đãng trí, mà không bị chút điên điên? Có nghĩa là: Có thể nào hoàn toàn thoát khỏi mọi dính mắc? – vốn một trong các thuộc tính? vốn là một trong các phẩm chất của bản ngã. Ta bị dính mắc vào danh vọng địa vị của ta, với tên gọi của ta, với tất cả mọi kinh nghiệm của ta. Ta bị dính mắc với lời ta nói. Nếu bạn thật sự muốn được thoát khỏi bản ngã thì có nghĩa là bạn không còn bị dính mắc, không có nghĩ là bạn trở nên xa lạ. Trước đó, nó bị dính mắc; bây giờ nó nói là, “Tôi sẽ không bị dính mắc. Đó vẫn là dòng vận hành của bản ngã.
Khi bạn thật sự không gắng sức nỗ lực, căn bản là bạn không bị dính mắc thì từ sự nhận thức sâu xa của hiện tượng không dính mắc đó là trách nhiệm. Không trách nhiệm với vợ của bạn, với con cái của bạn nhưng với ý thức sâu xa của trách nhiệm. Bạn có làm như vậy không? Đó là vấn đề. Chúng ta có thể nói liên tục, dùng nhiều ngôn từ khác nhau nhưng khi được thử thách thì chúng ta xem ra không muốn làm như vậy; Chúng ta ưa thích được tiếp tục như vậy, hiện trạng hơi có chút thay đổi nhưng chúng ta vẫn mãi tiếp tục với mọi biện luận của chúng ta.
Để thoát khỏi mọi kinh nghiệm của bạn, mọi kiến thức của bạn, mọi nhận thức tích lũy của bạn… thì có thể nếu bạn thật sự muốn đạt đến nó. Và không cần thời gian. Đó là một trong những lý do mà chúng ta bào chữa. Chúng ta chắc chắn phải cần thời gian để được giải thoát. Khi bạn thấy một trong các yếu tố của bản ngã là sự dính mắc và bạn thấy nó đã tác động thế giới này như thế nào và nó đã làm gì với mối liên hệ của bạn với người khác, những cuộc tranh cãi, chia ly, và tất cả mọi tính xấu xa của mối quan hệ… Nếu bạn thấy được hiện thực của sự dính mắc này thì bạn thoát khỏi nó. Sự nhận thức của bạn sẽ khiến bạn được tự do. Bạn có làm được như vậy không?
Sự Yên Ổn
Câu hỏi thứ hai qua Buổi Vấn Đáp 1st tạiCông viên Brockwook vào ngày 28, tháng 8, 1979.
Hỏi:Có sự yên ổn tuyệt đối cho con người trong cuộc đời này không?
Đây là một câu hỏi rất nghiêm chỉnh; Tất cả chúng ta ai cũng muốn được yên ổn, kể cả thân vật lý và chính yếu là ở mặt tâm lý. Nếu tâm lý chúng ta yên ổn thì chắc chắn có lẽ chúng ta sẽ không quan tâm đến sự yên ổn của thể xác. Sự tìm cầu yên ổn ở tâm lý tức là ngăn ngừa sự yên ổn của thể xác.
Người hỏi hỏi rằng: Có sự yên ổn tuyệt đối nào dành cho con người hay không? Chúng ta chắc chắn phải có sự yên ổn… như một đứa trẻ bám víu vào mẹ nó; Nếu cha mẹ nó không chú ý đứa bé đầy đủ, không yêu thương chăm sóc nó thì bộ não và thần kinh hệ của đứa bé nhất định sẽ bị ảnh hưởng.
Bây giờ tại sao chúng ta lại đòi hỏi sự yên ổn tâm lý? Mặt tâm lý đòi hỏi được yên ổn, nhưng tâm lý có yên ổn hay không? Chúng ta muốn được yên ổn trong mối quan hệ của chúng ta…vợ tôi, con cái của tôi, và đơn vị gia đình. Trong sự dính mắc đó chúng ta nghĩ là chúng ta sở hữu sự yên ổn chắc chắn, nhưng khi chúng ta khám phá ra rằng không có sự yên ổn nào ở đó và chẳng bao lâu chúng ta lại ly khai và lại nỗ lực tìm kiếm nơi nào khác.
Chúng ta nỗ lực tìm sự yên ổn trong đoàn thể tổ chức và trong bộ lạc… bộ lạc thánh hóa đó là quốc gia. Và tuy vậy quốc gia đó lại chống đối quốc gia khác. Tư tưởng là sự yên ổn ở phần tâm lý nằm trong con người, trong một quốc gia, trong một đức tin, trong kinh nghiệm của bạn, cũng tương tợ như bạn đang đòi hỏi sự yên ổn của thể xác. Trong tiến trình đòi hỏi sự yên ổn tinh thần, chúng ta đã phân chia chúng ta: Ấn giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ả rập, người tin Đức Ki Tô, người tin ở một cái gì khác… trong tất cả, họ đều có nhu cầu được sự yên ổn này.
Sự yên ổn tâm lý đã được tìm tòi qua ảo tưởng, ảo tưởng được sống yên ổn trong Công giáo, trong Phật Giáo, trong Ấn giáo, trong Thanh giáo, trong Hồi giáo, vân vân và vân vân nhưng không thành tựu được gì ngoài sự yên ổn ảo tưởng đó bởi vì họ đang tranh chấp lẫn nhau. Khoảnh khắc bạn thấy được hiện thực là bạn không thuộc về cái gì cả. Khi bạn thấy được hiện thực là tâm trí, hoặc tư tưởng đã tìm kiếm sự yên ổn qua các ảo tưởng này. Chính sự nhận thức đó đã mang lại trí tuệ.
Tôi tìm sự yên ổn trong đức tin của tôi trong Ấn giáo và khi là tín đồ Ấn Giáo, với tất cả mọi sự mê tín vô lý, thánh thần và nghi lễ. Nhưng hiện tượng đó đối lập với một nhóm khác cũng có nhiều mê tín khác, các vị thánh thần khác, và những nghi lễ khác. Hai yếu tố đối nghịch lẫn nhau này có lẽ đang phải chịu đựng nhau nhưng chủ yếu là họ đang thù hận nhau. Có sự xung đột giữa hai và ta phải tìm sự yên ổn qua tôn giáo này hoặc là tôn giáo kia. Sau đó thì ta nhận thức rằng cả hai tôn giáo này đều dựa trên ảo tưởng. Thấy được điều đó là trí tuệ; Giống như thấy được mối hiểm họa. Một con người mù quáng với mối hiểm họa đó là một kẻ đần độn. Họ thật sự có vấn đề. Nhưng rất tiếc là họ không thấy được mối hiểm họa của bao nhiêu ảo tưởng mà họ đang tìm kiếm qua sự yên ổn. Còn người có trí tuệ thì thấy được mối hiểm họa này. Trí tuệ đó là sự yên ổn tuyệt đối. Tư tưởng đã tạo ra đủ loại hình thức ảo tưởng, đủ loại quốc gia, giai cấp, thần thánh khác nhau, đức tin khác nhau, giáo điều khác nhau, nghi lễ khác nhau và sự mê tín kinh hoàng của tôn giáo đã lan tràn khắp nơi trên thế giới này… Trong chúng, họ phải tìm cho ra sự yên ổn. Ta không thấy được mối nguy hiểm của sự yên ổn qua những ảo tưởng này. Khi ta thấy được sự nguy hiểm… không phải trên khái niệm nhưng mà là một hiện thực… Tiến trình thấy biết đó tức là trí tuệ, hình thái tối thượng nhất của sự yên ổn tuyệt đối. Sự yên ổn tuyệt đối tức là thấy biết được cái thật trong cái giả.
Cảm Xúc
Câu hỏi thứ ba qua Buổi Vấn Đáp 1st tại Công viên Brockwook vào ngày 28, tháng 8, 1979.
Câu hỏi: Sự cảm xúc rất mãnh liệt. Sự dính mắc của chúng ta mãnh liệt. Sự quán xét và thấy biết giảm thiểu sức mạnh và năng lực của những cảm xúc đó như thế nào?
Nỗ lực điều khiển, trấn ngự, hoặc thanh lọc hóa cảm xúc và mọi sự dính mắc không thể nào giảm thiểu được sự xung đột, đúng không? Có phải cảm xúc của chúng ta mãnh liệt vô cùng đến mức họ phải phản ứng phải không? Trước tiên là ta phải ý thức, tỉnh giác, hiểu biết hoặc nhận thức, thấy biết được cảm xúc của chúng ta mãnh liệt như thế nào và ta cũng đang bị dính mắc. Khi ta rất ý thức thì hiện tượng gì đang xảy ra?
Ta có đang ý thức được sự dính mắc của ta, hoặc những cảm xúc hận thù, đố kỵ, chống đối, ưa và ghét mãnh liệt này của ta không? Hiện giờ, chúng có quá nặng nề đến mức bao trùm và điều khiển mọi hành vi của ta không? Trước tiên ta phải quán xét, ý thức, rõ biết quan sát mọi cảm xúc và mọi dính mắc rõ ràng rất là nặng nề này và ta thấy được là chúng tác động như các chướng ngại giải tỏa tư tưởng không bị xáo trộn và để giải tỏa tác động này, ta ý thức hoặc là ta đang xem nhẹ chúng?
Ta có nói rằng, “Đúng vậy, tôi có những cảm xúc vô cùng nặng nề. Tôi bị dính mắc thật kinh khủng, nhưng không thành vấn đề. Nó là một phần đời sống của tôi. Tôi không phiền lòng khi phải vật lộn. Tôi không phiền lòng khi tranh cãi với một ai đó?” Khi ta cho là ta ý thức thì ta có ý gì?… có phải để hiểu biết, để nhận thức? Tư tưởng có nhận thức sự dính mắc này không? Ta nói, “Đúng rồi. Tôi bị dính mắc”. Nó là hoạt động của tư tưởng đang nói rằng, “Tôi bị dính mắc.”
Khi ta nói, “Tôi bị dính mắc”, có phải đó là một tư tưởng hoặc nó là một hiện thực? Hiện thực không phải là tư tưởng. Chiếc microphone này: Tôi có thể tạo ra ý tưởng về nó nhưng chiếc micro này là một hiện thực. Tôi có thể xúc chạm được nó, thấy được nó. Như vậy có phải sự dính mắc của tôi là một khái niệm, một kết luận, hoặc nó là một hiện thực? Hiện giờ, khi bạn đang quan sát hiện thực đó, không phải là trên tư tưởng, không phải kết luận về một hiện thực, nhưng chính hiện thực này là khác với bạn, người đang quan sát hiện thực đó?
Khi bạn quan sát hiện thực qua tư tưởng hay qua kết luận mà bạn đã nghe từ một ai, bạn không đang quan sát hiện thực đó. Nếu bạn đang nhìn hiện thực này, bạn không đang ngôn ngữ hóa hiện thực? Như vậy, bạn nhìn nó như thế nào? Như là một cái gì riêng rẽ với chính bạn? Có phải sự dính mắc này là một cái gì khác với bạn hoặc nó là một phần của chính bạn? Chiếc micro là một cái gì riêng rẽ với bạn, nhưng sự dính mắcvà cảm xúc là một phần của bạn. Dính mắc là cái “tôi”. Nếu không có sự dính mắc thì không có cái “tôi”. Như vậy, hãy ý thức mọi cảm xúc của bạn, mọi dính mắc của bạn, một phần bản chất của bạn, một phần cơ cấu của bạn. Nếu bạn đang ngắm nhìn chính mình nhưng không phân chia đối đãi bất nhị như một cái "tôi" và sự dính mắc này. Chỉ có sự dính mắc, không dựa trên ngôn từ nhưng mà là một hiện thực, một cảm giác, một cảm xúc và sự chiếm hữu qua tính đồng hóa. Đó là một hiện thực; Đó là cái "tôi" này.
Nếu vậy thì tôi làm gì với cái "tôi"? Khi có phân chia giữa cái "tôi" và sự đồng hóa thì tôi nỗ lực làm điều gì đó về nó. Tôi có thể cố gắng kiểm soát nó. Tôi có thể nói là, “Tôi nhất định phải đè nén nó”. Chúng ta lúc nào cũng hành động như thế. Nhưng nếu cái "tôi" này thì tôi phải nên làm gì? Tôi không thể làm gì được cả; Tôi chỉ có thể quan sát. Trước đó tôi phản ứng với nó; Bây giờ, tôi không thể phản ứng với nó bởi vì nó là cái "tôi". Tất cả những gì mà tôi có thể làm là quan sát. Sự quan sát trở nên quan trọng chứ không phải là những gì mà tôi cần phải làm với nó.
Như vậy, có sự quan sát, không phải là cái “Tôi đang quan sát”. Chỉ có sự quan sát. Nếu trong sự quan sát đó tôi bắt đầu chọn lựa và nói, “Tôi nhất định không bị dính mắc” Tôi đã tách lìa rồi. Tôi không nói nó không phải là cái "tôi". Qua sự quan sát thì không có sự lựa chọn, không định hướng mà chỉ là sự quan sát tuyệt đối thuần túy và sau đó thì cái được quan sát đang tan biến dần. Trước đó, bạn kháng cự nó, bạn kiểm soát nó, bạn đè nén nó, và bạn phản ứng lại nó; nhưng bây giờ qua sự quan sát đó, tất cả mọi năng lượng đều được tập trung. Chỉ khi nào có sự thiếu thốn năng lượng thì ở đó mới có sự dính mắc. Khi có sự quan sát toàn triệt tư tưởng không can thiệp thì… Tại sao tư tưởng lại xen vào?... Bạn chỉ đang quan sát như bạn đang quan sát cái mà bạn gọi là con ruồi. Hãy quan sát cùng cách thức như khi bạn đang quan sát các cảm xúc và mọi sự dính mắc của bạn thì có sự tập trung tất cả mọi năng lượng qua sự quan sát này. Do vậy mà không có sự dính mắc. Chỉ có người vô trí mới bị dính mắc. Chỉ có những kẻ không thấy trọn vẹn hàm ý trongg sự dính mắc mới bị dính mắc. Chúng tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Chúng là yếu tố kinh khủng trong thế giới này và chúng ta bị mắc dính trong hiện tượng đó. Khi bạn xem xét thật cận kề thì bạn không còn bị dính mắc với nó và bạn không còn bị phân tán năng lượng vào một cái gì vô nghĩa nữa. Năng lượng của bạn hoàn toàn tập trung vào sự quan sát đó. Do vậy mà có sự biến mất toàn diện của sự dính mắc. Hãy thử nó. Hãy thực tập và bạn sẽ biết rỏ. Bạn phải xem xét nó thật kỹ càng để tâm trí của bạn tuyệt đối rõ ràng trong sự quan sát. Chỉ có người thiếu ý thức mới bị rơi vào vực thẳm. Khi bạn ý thức được mối nguy hiểm này thì hãy tránh nó đi. Dính mắc là nguy hiểm bởi vì nó sinh sản sợ hãi, căng thẳng lo âu, hận thù và đố kỵ, bị chiếm hữu và không bị chiếm hữu… Toàn bộ hiện tượng đó nguy hiểm cực kỳ. Khi bạn thấy được mối nguy hiểm nay thì bạn gia công.
Ngôn Từ
Câu hỏi thứ tư qua Buổi Vấn Đáp 1st tạiCông viên Brockwook vào ngày 28, tháng 8, năm 1979.
Câu hỏi:Tại sao tâm trí luôn luôn sẵn sàng chấp nhận những câu trả lời tầm thường với những vấn đề vốn có thể được cảm nhận thật sâu sắc?
Tại sao ta chấp nhận một lời giải thích tầm thường khi có một vấn đề sâu sắc đáng được bận tâm? Tại sao ta trú trong ngôn ngữ. Đó là vấn đề thật sự. Tại sao ngôn ngữ đã trở nên cực kỳ quan trọng? Ta đau khổ, phải chịu đựng bao nhiêu sự thống khổ vô cùng và có ai đó tìm đến cho ta lời giải thích và trong lời giải thích đó ta mong được dễ chịu. Có thánh thần, có sự tái sinh, có điều này và điều kia, và có một cái gì khác nữa. Ta chấp nhận lời nói này, sự giải thích này bởi vì nó cho ta một sự thoải mái; Niềm tin cho ta sự thoải mái khi ta đang bị thống khổ, trong một trạng thái lo âu khốn khổ. Mọi sự giải thích bởi các triết gia, bởi các bác sĩ tâm lý , bởi các đạo sư, bởi linh mục và các vị thầy… và ta đã sống trên những lời dạy này; Điều đó có nghĩa là ta đang sống thật nhặt nhạnh. Ta là người trung gian và ta thoả mãn rồi. Từ “thánh thần” là một biểu tượng. Các biểu tượng trở nên quan trọng một cách phi thường, như lá quốc kỳ. Tại sao tâm trí lại hoạt động như vậy? Ta đọc rất nhiều về tư tưởng của nhiều người khác; Ta tìm tòi trên ti vi để xem chuyện gì đang xảy ra. Luôn là những đối tượng khác, một người nào khác ngoài kia khuyên bảo ta nên phải làm gì. Tâm trí của ta bị què quặt bởi hiện tượng đó và ta luôn sống một cách gián tiếp như vậy.
Ta chưa bao giờ tự hỏi chính mình, “Có thể nào tôi là ngọn đuốc của chính tôi… không phải là ngọn đuốc của một ai khác, ngọn đuốc của Đức Ki Tô hoặc Đức Phật hay không?” Ta có thể là ánh sáng của chính mình hay không? Có nghĩa là không có một chiếc bóng. Là ngọn đuốc cho chính mình có nghĩa là nó sẽ không bị dặp tắt bởi các phương tiện giả tạo, bởi hoàn cảnh môi trường, bởi đau khổ, bởi tai nạn. Ta có thể là như vậy với chính mình hay không? Ta có thể như vậy với chính mình chỉ khi nào tâm trí của không còn bị thử thách bởi vì nó tỉnh thức thật toàn triệt. Nhưng đa số chúng ta đều cần sự thử thách này bởi vì đa số chúng ta đều mê ngủ… mê ngủ bởi vì chúng ta đã bị ru ngủ bởi tất cả mọi triết gia, bởi tất cả các vị thánh, bởi tất cả các vị thần, đạo sư và chính trị gia. Ta đã được ru ngủ và ta không biết là ta đang mê ngủ; Ta tưởng đó là chuyện bình thường. Người muốn tự thắp đuốc cho chính mình phải giải thoát tất cả mọi tri kiến. Ta có thể là ánh sáng cho chính ta chỉ khi nào không còn bản ngã. Rồi thì ánh sáng đó là ánh sáng miên viễn, thường hằng và bất khả tư nghì.
Tuệ
Câu hỏi thứ năm qua Buổi Vấn Đáp 1st tại Công viên Brockwook vào ngày 28, tháng 8, năm 1979.
Câu hỏi:Có phải tuệ là trực giác? Xin ngài chia sẻ về sự đột ngột sáng suốt mà một vài người đã có được. Ý của ngài là gì qua tuệ và có phải nó là một kinh nghiệm tạm bợ hay nó thường hằng?
Qua nhiều buổi giảng khác nhau, diễn giả đã giảng là ông hay dùng từ “tuệ: Đó là sự quán xét vào mọi sự vật, vào toàn bộ dòng lưu chuyển, vào toàn bộ dòng vận hành này, giả sử là sự đố kỵ. Nó tri nhận bản chất tham lam, thấy biết toàn bộ nội dung của sự đau khổ. Nó không phải là sự phân tích, không phải là bài thực tập về khả năng tinh thần, hoặc nó là kết quả của kiến thức. Kiến thức là cái được tích lũy qua quá khứ từ mọi kinh nghiệm được lưu trữ trong bộ não. Không có kiến thức toàn triệt, do vậy với kiến thức thì luôn chỉ có sự vô minh, như là hai con ngựa, con trước con sau. Nếu sự quan sát không dựa trên căn bản kiến thức, hoặc trên khả năng tinh thần hoặc lý trí, khảo sát và phân tích thì nó là gì? Đó là cảmột vấn đề. Người hỏi đã hỏi là: Có phải nó là trực giác hay không? Từ “trực giác” là một từ rắc rối mà nhiều người đã sử dụng. Thực tại của trực giác có lẽ là kết quả của ham muốn. Ta có lẽ ham muốn một cái gì và một vài ngày sau ta có trực giác về nó, ta cho trực giác đó là trọng đại phi thường. Nhưng nếu ta đi vào nó thật sâu sắc thì có lẽ ta khám phá là nó dựa trên sự ham muốn, trên nỗi sợ hãi hoặc trên nhiều hình thức khác nhau của khoái lạc. Cho nên vì vậy, ta đâm ra hoài nghi về từ ngữ đó, đặc biệt khi được sử dụng bởi những người khá lãng mạn, có óc tưởng tượng, đa cảm và đang mong cầu một cái gì. Họ sở hữu một vài trực giác nào đó, nhưng họ sẽ dựa trên sự ham muốn tự lừa dối mình một cách hiển nhiên. Vì vậy, ta hãy gạt thuật ngữ trực giác này qua một bên trong chốc lát.
Nếu vậy thì tuệ là gì? Nó là: Tri nhận một cái gì tức thì, nhất định là thực, hợp lý, lành mạnh và với lý trí. Tuệ phải tác ý tức thì. Không phải là ta có được tuệ và không làm gì về nó cả. Nếu ta có thể quan sát toàn bộ bản chất của tư tưởng thì đó là hành động tức thì. Tư tưởng là sự đáp ứng của ký ức. Ký ức là kinh nghiệm, kiến thức được lưu trữ trong bộ não. Ký ức đáp ứng: Bạn sống ở đâu? – câu trả lời của bạn. Tên của bạn là gì? – Đây là sự đáp ứng tức thì. Tư tưởng là kết quả hoặc là sự đáp ứng của kinh nghiệm tích lũy và kiến thức, lưu trữ như là ký ức. Tư tưởng được dựa trên, hoặc là kết quả của kiến thức; Tư tưởng giới hạn bởi vì tư tưởng vốn giới hạn. Tư tưởng không bao giờ có thể bao hàm tất cả; Do vậy nó hằng luôn bị giam hãm, giới hạn và hạn hẹp. Bây giờ, để có được tuệ giác vào hiện tượng đó, có nghĩa là có một tác ý vốn không hoàn toàn là sự lặp đi lặp lại của tư tưởng. Để có được tuệ giác thấm nhập, nói rằng bản chất của các căn có nghĩa là ta đang quan sát ngoài cái tưởng, ngoài sự tranh biện, thuận và nghịch; Và chỉ thấy biết toàn bộ dòng vận hành và bản chất của đòi hỏi của căn. Ta phải thẩm xét nó, và từ tuệ giác đó, ta tác ý. Và tác ý đó hợp lý, lành mạnh và khoẻ mạnh. Không phải là ta sở hữu tuệ giác rồi sau đó thì hành động ngược lại. Nếu vậy thì đó không phải là tuệ giác.
Sở hữu sự tuệ tri, thí dụ vào các vết thương và mọi thương tổn mà ta đã nhận chịu từ tuổi ấu thơ. Tất cả mọi người bị tổn thương qua nhiều lý do khác nhau, từ thuở ấu thơ cho đến khi họ chết. Có vết thương này nằm trong họ ở mặt tâm lý. Bây giờ hãy tuệ quán vào toàn bộ bản chất và cơ cấu của sự tổn thương đó. Bạn đang bị tổn thương và bị đau đớn ở phần tâm lý phải không? Có lẽ bạn sẽ tìm đến một bác sĩ tâm lý, một nhà phân tích, một nhà trị liệu pháp tâm lý, và có lẽ họ sẽ dò theo dấu vết tại sao bạn bị tổn thương; Từ thuở ấu thơ, mẹ của bạn là thế này và cha bạn như thế kia, vân vân và vân vân, nhưng chỉ tìm hiểu nguyên nhân, sự tổn thương đó sẽ không giải quyết được gì. Nó vẫn nằm đó. Kết quả của sự tổn thương đó là sự cô lập, sợ hãi, và kháng cự để bạn không còn bị tổn thương nữa; do vậy mà có sự tự khép kín chính mình. Bạn hiểu biết về tất cả vấn đề này. Đó là toàn bộ tiến trình của sự bị tổn thương. Sự tổn thương là hình ảnh mà bạn tiếp nhận cho chính mình về chính con người bạn. Miễn là hình ảnh đó vẫn duy trì thì bạn sẽ vẫn còn bị tổn thương, dĩ nhiên rồi. Bây giờ, hãy tuệ tri vào tất cả mọi hiện tượng đó… mà không phân tích… chỉ nhận biết nó một cách tức thì, sau đó thì chính sự nhận thức đó là tuệ; Nó đòi hỏi tất cả mọi sự chú ý của bạn và năng lượng; Trong tuệ quán đó sự tổn thương tan biến. Tuệ quán đó sẽ xóa tan đi sự tổn thương của bạn hoàn toàn, không để lại một dấu vết nào và do vậy mà không còn ai có thể tổn thương bạn được nữa. Hình ảnh mà bạn đã tạo ra về chính mình sẽ không còn tồn tại.
Ojai, Cuộc Họp Mặt Đầu Tiên, Năm 1980
Giáo Dục
Câu hỏi thứ sáu qua Buổi Vấn Đáp 1st tại Ojai vào ngày 6, tháng 8, Năm 1980.
Câu hỏi:Ý nghĩa của lịch sử là gì qua sự giáo dục tuổi trẻ?
Nếu ta đọc lịch sử thì khá rõ ràng là con người đã tranh đấu chống lại thiên nhiên, chinh phục nó, hủy diệt nó và ô nhiễm nó; Con người đã vật lộn chống đối lại con người; luôn có những cuộc chiến tranh. Con người vật lộn để được tự do và do vậy mà họ trở thành kẻ nô lệ với mọi thể chế và tổ chức rồi từ đó họ lại nỗ lực ly khai, sau đó lại thiết lập một chuổi thể chế và các tổ chức khác. Có sự vật lộn không ngừng để được tự do. Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc chiến tranh bộ lạc, những cuộc chiến tranh phong kiến và thuộc địa, những cuộc chiến tranh của vua chúa và quốc gia; và tất cả mọi hiện tượng đó vẫn còn đang mãi tiếp diễn; Tâm trí bộ lạc đó đã trở thành quốc gia tính và cầu kỳ… nhưng tuy vậy vẫn là tâm trí bộ lạc. Lịch sử của con người bao gồm nền văn hóa của nó; Đây là câu chuyện của con người vốn phải trải qua đủ thứ đau khổ, trải qua nhiều loại bệnh tật khác nhau, trải qua bao cuộc chiến tranh, trải qua bao đức tin tín ngưỡng và giáo điều, ngược đãi, tòa án dị giáo, hành hạ khủng bố qua danh nghĩa Thượng Đế, danh nghĩa hoà bình và danh nghĩa lý tưởng.
Và tất cả điều đó được dạy tuổi trẻ như thế nào? Nếu đây là câu chuyện của nhân loại, câu chuyện của con ngườ, thì cả nhà giáo dục và tuổi trẻ đều là những con người; Đây là câu chuyện của chính họ. Làm sao các nhà giáo dục có thể giúp đỡ học sinh thấu hiểu được câu chuyện của chính họ vốn là câu chuyện của quá khứmà họ là kết quả? Đó là vấn đề. Nếu bạn là nhà giáo dục và tôi là một học sinh trẻ thì làm sao bạn sẽ giúp đỡ tôi hiểu được toàn bộ bản chất và cơ cấu của chính mình… Bản thân tôi là toàn bộ nhân loại. Bộ não của tôi là kết quả của hằng triệu triệu năm? Tất cả đều đang trong tôi, sự bạo hành, sự cạnh tranh, sự năng nổ, bạo lực, tàn ác, sợ hãi, khoái lạc thỉnh thoảng là chút niềm vui và chút hương thơm của tình yêu. Làm sao bạn giúp được tôi thấu rỏ được tất cả mọi vấn đề này? Có nghĩa là nhà giáo dục cũng phải hiểu biết chính mình và như vậy sẽ giúp tôi, một học sinh, thấu rỏ được chính tôi. Như vậy, đây là sự truyền thông giữa vịthầy và chính tôi; và trong tiến trình của sự truyền thông đó, họ phải thấu hiểu chính họ và giúp đỡ tôi thấu hiểu chính mình. Không phải là một vị thầy hoặc một nhà giáo dục phải trước tiên họ phải hiểu biết chính họ và rồi dạy dỗ… Vấn đề đó sẽ cần cả cuộc đời của họ, có lẽ… nhưng hiện tượng đó, qua mối liên hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, có một mối quan hệ tự xét hỗ tương. Điều này có thể thực hành với một đứa trẻ, hoặc với một học sinh trẻ tuổi hay không? Bạn sẽ sắp đặt theo phong cách nào? Đó là vấn đề. Nếu bạn là cha mẹ thì bạn sẽ đi vào vấn đề này như thế nào và bạn giúp con trẻ của bạn hiểu biết toàn bộ bản chất và cơ cấu tâm trí của nó, mọi ham muốn của nó, mọi nỗi sợ hãi của nó… toàn bộ động lượng của sự sống như thế nào? Đây là một vấn đề lớn.
Chúng ta có chuẩn bị như là các bậc cha mẹ và các vị thầy để mang lại một thế hệ con người. Đó là những gì được hàm ý… Thế hệ con người hoàn toàn khác với những tâm trí và trái tim cũng hoàn toàn khác? Chúng ta có chuẩn bị cho điều đó hay chưa? Nếu bạn là các bậc cha mẹ, bạn có bỏ thuốc lá, rượu chè, cần sa thuốc phiện vì con cái của bạn hay không? Bạn có biết toàn bộ nền văn hóa cần sa thuốc phiện này và thấy được là cả bạn và con trẻ của bạn đều là những con người tốt hay không?
Chữ “tốt” có nghĩa là khá phù hợp… trên phương diệm tâm lý, không có sự ma sát này, giống như một cánh cửa tốt… bạn hiểu không? Giống như một máy động cơ xe hơi tốt. Cũng vậy, “tốt” có nghĩa là toàn thể, không bị gẫy đổ, không bị rời rạc phân tán. Như vậy, chúng ta có chuẩn bị để mang đến thông qua nền giáo dục một con người tốt đẹp, một con người không biết sợ hãi… sợ láng giềng của họ, sợ tương lai, sợ nhiều thứ, sợ cả bệnh tật và nghèo đói? Cũng vậy, chúng ta có chuẩn bị giúp con trẻ của của chúng ta và chính bản thân chúng ta sở hữu một sự thuần khiết hay không? Chữ “thuần khiết” cũng có nghĩa là toàn thiện và bạn nghĩ sao thì nói vậy, không phải là bạn nói một đường và bạn làm một nẻo. Thuần khiết ngụ ý là thành thật. Chúng ta có thể thành thật nếu chúng ta sở hữu những ảo tưởng và những lý tưởng viễn vông không thật, thao túng và những đức tin mạnh mẽ hay không? Có lẽ chúng ta thành thật với một đức tin nhưng điều đó không có nghĩa là sự trong sạch thuần khiết. Như hiện trạng, chúng ta mang con cái vào thế giới, làm hư hỏng chúng cho đến khi chúng hai hoặc ba tuổi và sau đó thì dự bị chúng cho chiến tranh.
Lịch sử không dạy dỗ con người; Có bao nhiêu người mẹ đã khóc than. Con trai của họ đã bị giết hại trong biết bao nhiêu cuộc chiến, tuy vậy chúng ta vẫn không đủ khả năng để chấm dứt sự giết hại lẫn nhau một cách tàn bạo này.
Nếu chúng ta dạy dỗ con trẻ thì nhất định chúng ta phải sở hữu trong chúng ta ý nghĩa nhu cầu thiện lành. Tốt đẹp không phải là một lý tưởng; Nó là sự toàn thiện, có sự trong sạch, vô úy, không rối loạn; Những tính chất này không phải là lý tưởng mà chúng là hành vi. Chúng ta có thể thực tế và như vậy mang lại một con người tốt đẹp thông qua nền giáo dục hay không?
Chúng ta có thật sự muốn một nền văn hóa khác, một con người khác, với một tâm trí không rối loạn, vô úy và sở hữu phẩm chất thuần khiết trong sạch này hay không?
Kiến Thức
Câu hỏi thứbảy qua Buổi Vấn Đáp 1st tại Ojai vào ngày 6, tháng 8, năm 1980.
Câu hỏi:Tại sao kiến thức như ngài đã dạy qua luôn không trọn vẹn? Khi ta đang trong tiến trình quan sát, ta có ý thức là ta đang quan sát hay không, hoặc chỉ ý thức đến hiện tượng mà ta đang quan sát ? Sự ý thức này có dẫn đến sự phân tích hay không? Kiến thức tâm lý là gì?
Ai là người bạn kỳ vọng trả lời những câu hỏi này, bởi lời sấm Delpic, đạo sư cao cấp, các nhà thiên văn, lời bói toán, người đọc những lá trà? Ai là người bạn kỳ vọng trả lời những câu hỏi này? Nhưng trừ khi bạn đặt câu hỏi này, chúng ta có thể cùng nhau bàn thảo về chúng. Không phải chỉ tôi, người diễn giả, sẽ trả lời các câu hỏi này và rồi bạn chấp nhận hoặc chối bỏ và bỏ đi một cách không hài lòng và lẩm bẩm, “Tôi đã phí phạm hết cả một buổi sáng”. Nếu chúng ta có thể trao đổi một cách nghiêm chỉnh về những câu hỏi này thì cả hai chúng ta có thể thấu suốt được vấn đề rồi thì nó sẽ là câu trả lời của bạn, không phải là câu trả lời của người khác mà bạn đã nghe quan. Bạn có thể trao đổi về ung thư dù không bị ung thư; nhưng nếu bạn bị ung thư, nếu bạn liên hệ với nó, trong cơn đau của nó thì đó lànỗi căng thẳng lo âu và sợ hãi.
Tại sao kiến thức không bao giờ trọn vẹn? Kiến thức là gì và ý của chúng ta là gì khi chúng ta nói, “Tôi biết”. Có lẽ bạn nói, “Tôi biết vợ tôi hoặc chồng tôi hoặc bạn gái của tôi, hoặc bạn trai của tôi.” Bạn có thật sự biết rỏ họ hay không? Bạn có bao giờ biết họ hay không? Bạn có sở hữu một hình ảnh về họ hay không? Hình ảnh này có phải là một sự thật? Như vậy, hiểu biết rất giới hạn. Kiến thức khoa học cũng rất là giới hạn; Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu hiện tượng gì siêu vượt trên vật chất; mặc dù họ đã tích lũy một số lớn kiến thức mà họ vẫn chưa thể khám phá ra. Kiến thức và sự vô minh đồng hành với nhau; khả tri và bất khả tri. Các khoa học gia nói rằng: Thông qua vật chất chúng ta sẽ khám phá hiện tượng gì đó có lẽ siêu việt. Nhưng con người chúng ta là vật chất. Tâm trí của chúng ta là vật chất. Tại sao chúng ta không đi vào vấn đề này, bởi vì nếu tâm trí có thể xuyên thấu chính nó, khả năng tìm tới cội nguồn nguyên thủy của mọi sự vật chắc chắn là có thể? Kiến thức về chính mình cũng giới hạn. Nếu tôi tìm hiểu để thấy biết chính mình thì tôi có thể nghiên cứu về khoa tâm lý. Tôi có thể bàn luận với các nhà tâm lý gia với các nhà phân tâm học, tâm lý trị liệu, tâm lý shchj. Nhưng kiến thức đó cũng giới hạn. Nhưng nếu tôi xuyên thấu vào thực thể gọi là cái tôi này, thì có khả năng thể nhập vào cái vô hạn siêu việt đó. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng ngoài sự sống sở hữu ý nghĩa khác vô cùng nhỏ nhoi như chu kỳ khoái lạc và đau khổ, ban thưởng và trừng phạt… khuôn mẫu cơ cấu mà chúng ta đang sống. Kiến thức tâm lý mà chúng ta thu thập được đã tạo nên những khuôn mẫu cơ cấu mà chúng ta bị dính mắc. Kiến thức, dù ở phương diện sinh học hoặc phương diện tâm lý, chắc chắn là luôn có sự giới hạn.
Khi ta quan sát, ta có ý thức là ta đang quan sát; hoặc chỉ ý thức cái đang được quan sát? Ý thức có dẫn đến sự phân tích hay không? Ý của chúng ta là gì qua tiến trình quan sát? Có sự quan sát hữu hình bên ngoài… sự quan sát cây cối… và cũng là sự quan sát nội tâm. Có cái nghe bên ngoài qua tai và cũng có cái nghe bên trong.
Khi chúng ta quan sát, chúng ta có thật sự quan sát hoặc là chúng ta chỉ quan sát qua từ ngữ? Đó là: Tôi quan sát sự vật mà tôi gọi là cây cối và gọi nói “cây cối”. Tôi quan sát qua từ ngữ. Chúng ta có thể tìm hiểu là có thể nào quan sát ngoài từ ngữ hay không?... bởi vì từ ngữ đã trở nên quan trọng hơn là tiến trình thấy biết. Người chồng quan sát vợ anh, hoặc người vợ quan sát chồng của mình,với tất cả ký ức, mọi hình ảnh, mọi cảm xúc và mọi sự khó chịu. Họ không bao giờ quan sát một cách trực tiếp.
Chúng ta có thể quan sát người mà ta đang chung sống một cách mật thiết mà không sở hữu một hình ảnh nào, mà không ôm giữ một khái niệm nào hay không? Có lẽ chúng ta có thể tri nhận sự vật mà chúng ta gọi là cây đó một cách vô ngôn. Điều đó khá dễ dàng nếu bạn thấm nhập vào nó. Nhưng để quan sát người mà bạn đang chung sống ngoài hoạt động của ký ức về người đó thì thật không dễ dàng gì.
Sự quan sát này thông qua hình ảnh, thông qua ký ức tích lũy, không hề liên hệ. Mối liên hệ của hình ảnh này với hình ảnh kia và đó là những gì mà chúng ta gọi là quan hệ. Nhưng nếu bạn xem xét thật gần thì bạn sẽ thấy đó không phải là mối quan hệ; Nó chỉ là khái niệm của ta đối nghịch với khái niệm của đối tượng khác.
Như vậy chúng ta có thể quan sát không trừu tượng hoặc khái niệm đối tượng mà ta quan sát hay không? Kiến thức tâm lý có ý nghĩa là như vậy; Ta xây dựng trên phương diện tâm lý một số lớn kiến thức về vợ tôi, đúng hoặc sai tùy thuộc vào độ nhậy cảm của tôi, tùy thuộc vào tham vọng của tôi, tùy thuộc vào sự đố kỵ của tôi , tùy thuộc và tác ý trung tâm bản ngã của tôi. Kiến thức đó đang cản trở sự quan sát thật sự của một con người sống. Và tôi chưa bao giờ gặp qua một vật sống ling động bởi vì tôi sợ hãi. Thật là an toàn hơn khi sở hữu hình ảnh về người đó hơn là thấy được vật sống này. Kiến thức tâm lý của tôi cản trở sự quan sát thuần khiết. Bây giờ làm sao ta có thể giải thoát hiện tượng đó? Một bộ máy có thể xây dựng nên các hình ảnh có thể nào chấm dứt hay không? Tôi sở hữu hình ảnh đó về vợ tôi, họ ở đó; Đó là một sự thật nặng nề, giống như một tảng đá đang buộc quanh cổ tôi. Làm sao tôi có thể ném bỏ nó đi? Có phải tảng đá đó, hình ảnh quanh cổ tôi khác với người quan sát? Có phải hình ảnh đó, trọng lượng quanh cổ tôi, khác với người quan sát đang nói rằng, “Tôi sở hữu các hình ảnh này”. Có phải người quán sát nói rằng, “Tôi sở hữu những hình ảnh này, làm sao tôi có thể loại bỏ chúng?” khác với hình ảnh mà họ quan sát? Hiển nhiên là không.
Như vậy, người quan sát là người tạo ra hình ảnh và rồi tách rời họ ra với các hình ảnh này và bảo là, “Tôi sẽ làm gì với chúng đây?” Đó là cách mà chúng ta đang sống. Đó là khuôn mẫu hành vi của chúng ta. Đó là sự ước định của chúng ta mà ta đã quen thuộc nên tự nhiên rằng ta chấp nhận nó. Nhưng chúng ta đang đề cập đến một hiện tượng hoàn toàn khác, vốn là người quan sát tức là sự quan sát.
Chúng ta phải thẩm xét vào người quan sát là gì. Người quan sát là kết quả của tất cả mọi kinh nghiệm của họ; Họ là kinh nghiệm của họ, mọi ký ức của họ, bao nỗi sợ hãi của họ, bao sự căng thẳng lo âu của họ… quá khứ. Người quan sát luôn sống trong quá khứ; mặc dù đang luôn thay đổi chính mình để hội nhập hiện tại, họ vẫn bám rễ vào quá khứ. Có sự vận hành của thời gian, quá khứ thay đổi chính nó trong hiện tại và hướng đến tương lai. Đây là xung lượng tâm lý hoặc sự vận hành của thời gian.
Khi chúng ta quan sát, chúng ta quan sát xuyên qua hình ảnh mà chúng ta tạo ra về sự vật đó hoặc người đó. Chúng ta có thể quan sát sự vật hoặc một con người mà không tựu nên hình ảnh đó hay không? Điều đó có nghĩa là; người quan sát có thể vắng bóng trong sự quan sát hay không? Khi chúng ta nhìn một con người mà chúng ta biết một cách vô cùng mật thiết nẩy sinh qua hình ảnh; thì chúng ta càng biết họ một cách mật thiết hơn thì hình ảnh đó lại càng rõ rệt hơn. Chúng ta có thể nhìn người đó mà không tựu nên hình ảnh nào hay không? Có nghĩa là chúng ta có thể quan sát người đó mà không người quan sát hay không? Đó là sự quan sát thuần khiết.
Sự ý thức này có dẫn đến sự phân tích hay không? Hiển nhiên là không. Ý của chúng ta là gì qua sự phân tích và ai là người đang phân tích? Giả sử tôi đang phân tích chính mình; Ai là người phân tích? Người phân tích có khác với tôi không? Hiển nhiên là không.
Chúng ta loại trừ chính kết cấu của sự xung đột giữa con người lẫn nhau. Sự xung đột đó tồn tại cũng lâu dài như sự phân khai đã tồn tại. Nó là sự phân chia trong chính tôi và vì vậy mà đã gây nên sự phân chia bên ngoài. Có sự phân chia trong chính tôi nếu tôi cho tôi là tín đồ Ấn Giáo. Sự đồng hóa hình ảnh là một tín đồ Ấn Giáo đã đem đến cho tôi một sự yên ổn. Cho nên vì vậy mà tôi bám giữ nó, vốn là một điều rất phi lý bởi vì không có sự yên ổn nào trong hình ảnh cả. Và tín đồ Hồi Giáo, người Ả rập và Do thái giáo cũng hành động tương tợ như vậy. Cho nên, chúng ta ai cũng muốn bóp cổ lẫn nhau.
Khi người quan sát trên phương diện tâm lý là sự quan sát thì không có sự xung đột, bởi vì không có sự phân chia. Hãy thấy điều này thật rõ ràng: Tâm trí của chúng ta đã được trui luyện và giáo dục để sở hữu sự phân chia này; Cái “tôi” và sự vật được quan sát là khác nhau… Cơn giận của tôi và sự ganh tỵ của tôi khác với tôi; Do vậy mà tôi nhất định phải làm cái gì về chúng, điều khiển chúng, đè nén chúng, vượt trên chúng, phản ứng qua chúng. Nhưng khi cơn giận và sự ganh tỵ đó là “tôi” , chuyện gì xảy ra? Có sự loại trừ xung đột. Khuôn mẫu đã bị phá vỡ. Khuôn mẫu này vốn là tiến trình điều kiện hoá của tâm trí tôi đã bị phá vỡ. Nó là sự chấm dứt của một cái gì và là sự khởi đầu của một cái gì khác. Nếu khuôn mẫu bị phá vỡ và sự vật lộn chấm dứt thì hiện tượng gì đang diễn ra? Một xung lượng mới, một vận hành mới đang diễn ra.
Bạn có thể quan sát một cây xanh và danh “cây” xen vào; Khi bạn thấy nó bạn nói, “Đó là cái cây”, hoặc là một con bướm, một chú nai, hoặc là ngọn núi hoặc là dòng sông; và luôn là sự phản ứng tức thì. Phản ứng đó có thể quan sát và có lẽ gạt qua một bên để chỉ có sự quan sát của cây, vẻ đẹp trên các đường nét của nó, vẻ thanh nhã của nó và phẩm chất của nó. Bây giờ, hãy làm như vậy với một con người mà bạn đang chung sống, với người mà bạn đã từng mật thiết… Hãy quan sát mà không ôm giữ bất kỳ một hình ảnh nào về người đó. Rồi thì mối quan hệ đó là một hiện tượng phi thường.
Giả sử người vợ không sở hữu hình ảnh nào về chồng của cô, nếu vậy thì mối quan hệ gì mà cô có với chồng? Người chồng bạo hành và người vợ thì không bạo hành. Có mối quan hệ gì ở đó hay không…. Ngoại trừ có lẽ qua cảm quan, dục tình… Như vậy có phải là mối quan hệ hay không? Hiển nhiên là không nhưng họ đang cùng chung sống dưới một mái nhà. Nếu vậy thì người chồng sẽ làm gì? Trước tiên đó là cách sống phi thường nhất và có lẽ đây là một tình yêu thâm thúy và chân thật.
Người vợ không sở hữu hình ảnh về chồng cô nhưng anh thì lại có quá nhiều hình ảnh, lúc nào cũng ôm giữ khái niệm chồng chất. Họ cùng chung sống dưới một mái nhà. Hiện tượng gì xảy ra? Cô được tự do, còn anh ấy thì không. Anh ta muốn cô phải có một hình ảnh về anh ta bởi vì anh đã quá quen thuộc rồi… Đó là một mối quan hệ mang tính chất hủy diệt nhất cho đến khi cô nói, “Đủ rồi.” Cô ấy có ly dị anh, rời bỏ anh hay không? Có lẽ, bởi vì cô không ôm ấp hình ảnh nào về anh ta, một bầu không khí hoàn toàn khác đã được mang vào nhà. Anh ta bắt đầu ý thức bởi vì cô ấy thì bất động… bạn hiểu chứ? Còn anh ta thì không ngừng khuấy động.
Đau Đớn
Câu hỏi thứ tám qua Buổi Vấn Đáp 1st tại Ojai vào ngày 6, tháng 8, năm 1980.
Câu hỏi:Có phải tư tưởng hình thành như sự phòng thủ chống lại cơn đau đớn hay không? Một đứa bé bắt đầu biết tư tưởng để tách rời chính nó từ cơn đau đớn thể xác. Có phải tư tưởng… kiến thức tâm lý… là kết quả của cơn đau hoặc là cơn đau là kết quả của tư tưởng? Ta phải vượt trên bao sự tự vệ qua tuổi ấu thơ như thế nào?
Châm cây kim vào chân thì sẽ bị đau; Như vậy có sự căng thẳng là cơn đau này cần phải chấm dứt. Đó là xung lượng của tư tưởng, phản ứng của thần kinh hệ, sự đồng hóa với phản ứng đó và ta nói, “Tôi hy vọng là nó sẽ kết thúc và chắc chắn là tôi sẽ không bị như vậy trong tương lai.” Đó là một phần xung lượng của tư tưởng. Sợ hãi cũng là một phần của cơn đau; Có cơn đau nào ngoài tư tưởng hay không?
Bạn có từng kinh nghiệm tách rời tư tưởng khỏi cơn đau hay không? Hãy thỉnh thoảng ngồi trên ghế bệnh nhân trong phòng mạch của nha sĩ và quan sát hiện tượng đang diễn ra; Tâm trí bạn quan sát mà không đồng hóa. Bạn có thể thực hành như vậy. Tôi ngồi trên ghế nha sĩ bốn giờ đồng hồ và chưa bao giờ có một tư tưởng nào xâm chiếm tâm trí tôi.
Làm sao ta vượt trên mọi thứ tự vệ được bồi dưỡng từ tuổi ấu thơ? Bạn có đi viếng bác sĩ phân tâm lý hay không? Có lẽ ta nghĩ đó là cách dễ dàng nhất và ta có lẽ cho là họ sẽ chữa trị tất cả mọi vấn đề phát sanh từ tuổi ấu thơ của ta. Họ không thể. Có lẽ họ sẽ thay đổi chúng một chút. Như vậy thì ta sẽ làm gì? Không có người nào để ta có thể tìm đến. Ta có thể đối đầu với điều đó hay không? Không có một ai cả. Ta có bao giờ đối diện với sự thật rằng sẽ không có người nào mà ta có thể tìm tới? Nếu ta bị bệnh ung thư thì ta có thể tìm đến bác sĩ, điều đó thì khác với kiến thức phân tâm học mà ta đã phát triển từ tuổi ấu thơ khiến ta trở thành một người bị bệnh thần kinh; và hầu hết mọi người đều đang bị bệnh thần kinh.
Như vậy, ta phải làm gì? Làm sao ta biết được trong thế giới hơi điên điên này, khi mà tất cả mọi thân hữu của ta và quan hệ của ta có một chút thiếu quân bình, thì ta cũng bị mất quân bình hay sao? Ta không thể tìm đến ai cả. Nếu vậy thì bây giờ hiện tượng gì đang diễn ra trong tâm trí ta khi ta nhận thức là ta không thể nương tựa vào người khác, trên sách vở, trên các nhà tâm lý gia, trên các vị chuyên gia? Hiện tượng gì diễn ra trong tâm trí ta khi ta nhận thức rằng ta không thể tìm đến bất kỳ một ai được cả? Bệnh thần kinh là kết quả của sự lệ thuộc. Ta lệ thuộc vào vợ của ta, vào bác sĩ của ta, vào Thượng Đế của ta hoặc vào các bác sĩ tâm lý. Ta phải thiết lập một chuỗi lệ thuộc quanh ta, và hy vọng là những sự lệ thuộc đó khiến ta được yên ổn. Và khi ta khám phá là ta không thể lệ thuộc bất kỳ ai được thì chuyện gì xảy ra? Ta mang đến một cuộc cách mạng tâm lý lớn lao; Ta thường không sẵn sàng trực diện nó. Ta lệ thuộc vào vợ của ta; Cô ấy khuyến khích ta nên lệ thuộc vào cô ấy, và ngược lại. Đó là một phần của bệnh thần kinh của ta. Ta không ném bỏ nó đi. Ta xem xét nó. Ta có thể giải thoát từ đó hay không?Không bị lệ thuộc vào người vợ của ta… trên phương diệm tâm lý, tất nhiên rồi? Ta sẽ không hành động như vậy bởi vì ta sợ hãi; Ta muốn một cái gì từ cô ấy, dục lạc hoặc cái này hoặc cái kia. Hoặc cô ấy sẽ khuyến khích ta với các khái niệm của ta, giúp ta thống trị, để ta có thể tham vọng hoặc khen rằng ta là một triết gia vĩ đại.
Nhưng thấy được chính trạng thái lệ thuộc trên người khác có lẽ đó là nguyên nhân của căn bệnh tâm lý thần kinh sâu thẳm. Khi ta phá vỡ khuôn mẫu đó thì chuyện gì xảy ra? Ta lành mạnh ! Ta nhất định phải có được sự lành mạnh như vậy để khám phá Chân lý là gì. Sự lệ thuộc đã xảy ra từ thuở ấu thơ đã từng là yếu tố đối kháng với cơn đau và sự tổn thương. Một yếu tố dễ chịu, nuôi dưỡng cảm xúc và khuyến khích… tất cả mọi hiện tượng đó đã được xây dựng trong ta. Ta là một phần của hiện tượng đó. Tâm trí bị điều kiện hoá này không bao giờ có thể khám phá được Chân lý là gì. Không lệ thuộc trên bất kỳ thứ gì có nghĩa là ta đơn độc: Ta là tất cả, tổng hợp… Đó là sự lành mạnh . Sự lành mạnh sản sinh tính duy lý, sáng suốt và thuần khiết.
Cuộc Hội Nghị Thứ Hai, năm 1980, tại Ojai
Chân Lý
Câu hỏi thứ chín qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Ojai vào ngày 8, tháng 5, năm 1980.
Người hỏi:Có một giả thuyết thịnh hành vào thời đại này là tất cả đều mang tính cách tương đối, vấn đề của ý kiến cá nhân là không có vấn đề như là Chân lý hoặc sự thực độc lập với nhận thức cá nhân. Sự đáp ứng thông minh với niềm tin này là gì?
Có phải là tất cả chúng ta đều mang tính chất cá nhân theo những gì mà tôi thấy, bạn thấy là sự thực duy nhất? Ý kiến của tôi và ý kiến của bạn là sự thực duy nhất mà chúng ta có hay sao? Đó là những gì mà câu hỏi hàm ý rằng tất cả mọi sự đều tương đối; Tính thiện lành là tương đối. Sự ác độc là tương đối, tình thương là tương đối. Nếu tất cả đều là tương đối (Đúng vậy, không phải là sự toàn thiện tuyệt đối, một sự thực) thì mọi hành vi của ta, mọi tình cảm của chúng ta, những mối quan hệ của chúng ta đều là tương đối. Chúng có thể chấm dứt lúc nào mà chúng ta muốn, bất cứ lúc nào mà chúng không khiến chúng ta được vui vẻ.
Có một hiện tượng được xem như là sự thật tách rời với niềm tin cá nhân, tách rời với ý kiến cá nhân hay không? Có hiện tượng gì được xem như là Chân lý hay không? Câu hỏi này thường được đặt ra từ thời cổ đại bởi người Hy Lạp, bởi tín đồ Ấn Giáo và bởi các Phật tử. Đây là một trong những hiện tượng lạ thường là qua tôn giáo Đông phương, sự hoài nghi được khuyến khích… cần nên hoài nghi, cần nên đặt câu hỏi, và qua tôn giáo Tây phương thì hiện tượng đó lại bị đàn áp, và bị gọi là kẻ dị giáo.
Ta nhất định phải tự mình tìm hiểu, tách lìa với tất cả mọi ý kiến cá nhân, mọi nhận thức, mọi kinh nghiệm vốn luôn có tính cách tương đối, dù là một nhận thức, một tiến trình thấy biết Chân lý tuyệt đối, không phải tương đối. Làm sao ta có thể tìm hiểu được? Nếu ta nói rằng mọi khái niệm cá nhân và mọi sự nhận thức là tương đối thì không có hiện tượng như là sự thật tuyệt đối vì tất cả đều tương đối. Tùy thuộc vào hành vi của chúng ta, hạnh kiểm của chúng ta và cách sống của chúng ta, bình thường, không trọn vẹn, không hoàn thiện, không tập trung và tán loạn.
Làm sao ta tìm hiểu là có một hiện tượng như là Chân lý được xem là tuyệt đối, hoàn mỹ, không bao giờ thay đổi qua xu hướng khái niệm cá nhân. Làm sao tâm trí của ta, tri thức, tư tưởng tìm hiểu được đây? Ta đang tìm hiểu một hiện tượng đòi hỏi sự khảo xét thâm sâu, hoạt động trong đời sống thường nhật, gạt qua một bên tất cả những gì giả tạo… Đó là cách duy nhất để tiến tới.
Nếu ta bị ảo giác, một sự tưởng tượng, một hình ảnh, một khái niệm không thật về Chân lý hoặc tình thương thì chính chướng ngại đó đã cản trở ta tiến xa hơn. Làm sao ta có thể thành thật thẩm xét cái gọi là ảo giác? Làm sao ảo giác được thành hình? Nguồn gốc của nó là gì? Có phải có nghĩa là nó đang vui đùa với một cái gì vốn không thật?
Cái thực là cái đang diễn tiến dù nó là có lẽ là cái được gọi là tốt xấu hoặc cá biệt; Nó là hiện tượng thật sự đang diễn ra. Khi ta không đủ khả năng đối diện với những gì đang xảy ra trong chính ta, ta tạo ra bao ảo tưởng để trốn chạy nó. Nếu ta không sẵn lòng hoặc sợ phải đối diện với những gì đang xảy ra, chính sự trốn chạy đó tạo nên ảo tưởng, một sự tưởng tượng, một sự chuyển dịch của sự mơ mộng viễn vông, lìa xa cái đang là. Thuật ngữ “ảo tưởng” ngụ ý là tách lìa từ cái đang là.
Chúng ta có thể trốn chạy dòng vận hành này từ thực tại hay không? Thực tại là gì? Thực tại là hiện tượng đang diễn ra, bao gồm tất cảmọi phản ứng, tất cả mọi khái niệm, tất cả mọi đức tin và tất cảmọi ý kiến mà ta sở hữu. Đối diện chúng tức là không tạo ra ảo tưởng.
Ảo tưởng có thể xảy ra chỉ khi nào có sự tách rời hiện thực đang diễn ra, từ thực tại đang là. Qua sự hiểu biết cái đang là, không phải là qua ý kiến cá nhân đang xét đoán nhưng ta đang thực sự quan sát. Ta không thể quan sát hiện tượng đang diễn tiến nếu đức tin của ta hoặc ước định của ta xác định sự quan sát này; Do vậy mà ta chối bỏ tri kiến của cái đang là.
Nếu ta có thể quan sát những gì thật sự đang diễn tiến thì sẽ có sự chối bỏ hoàn toàn bất cứ hình thức ảo tưởng nào. Ta có thể làm như vậy không? Ta có thể thật sự quan sát sự lệ thuộc của ta, dù là lệ thuộc trên một người nào đó, trên một đức tin nào đó, trên một lý tưởng nào đó hoặc là trên một vài kinh nghiệm nào đó đã khiến ta thích thú vô cùng? Sự lệ thuộc đó gây ra ảo tưởng không thể nào tránh được.
Vì thế, một tâm trí không còn tạo nên ảo tưởng, không còn giả thuyết, không còn ảo giác, không còn nắm bắt kinh nghiệm được gọi là Chân lý và đã mang lại sự hài hoà cho chính nó. Không còn sự rối loạn. Nếu vậy Chân lý là gì? Các nhà vật lý học thiên thể, các khoa học giadùngtư tưởng để khảo xét thế giới vật chất quanh họ. Họ vượt trên vật lý, vượt trên nhưng luôn hướng ngoại. Nhưng nếu ta bắt đầu hướng nội ta thấy được cái “tôi” cũng là vật chất. Và tư tưởng là vật chất. Nếu ta có thể hướng nội, đi từ từ dữ kiện này đến dữ kiện khác, ta bắt đầu khám phá cái siêu vượt vật chất. Sau đó thì có một thứ gọi là Chân lý tuyệt đối nếu ta đi qua nó.
Bạo Lực
Câu hỏi thứ mười qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Ojai vào ngày 8, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Chúng ta phải chịu trách nhiệm như thế nào với hiện trạng đang xảy ra khắp thế giới khi vẫn tiếp tục đời sống thường nhật của chúng ta? Với bạo động và khi trực diện với bạo động, hành động như thế nào mới được xem là đúng đắn?
Có phải diễn tiến của thế giới bên ngoài khác với diễn tiến bên trong? Qua thế giới thì có sự bạo lực, sự hỗn loạn tàn khốc, cơn khủng hoảng này tiếp đến cuộc khủng hoảng kia. Vô số những cuộc chiến tranh, phân biệt quốc gia, khác biệt tín ngưỡng, những nhóm chủng tộc khác nhau, hệ thống khái niệm này đối lập với hệ thống khái niệm kia. Hiện tượng đó có khác gì với hiện tượng đang diễn ra trong chúng ta hay không? Chúng ta cũng bạo lực. Chúng ta cũng đầy hư ảo phù hoa, dối trá kinh hoàng, cùng khoác lên nhiều khuôn mặt nạ khác nhau cho nhiều cuộc họp mặt khác nhau.
Như vậy, đây là dòng chảy như con sóng thủy triều mãi dập dồn lên xuống. Con người chúng ta đã tạo nên diễn tiến bên ngoài và hiện tượng đó không thể nào thay đổi trừ phi con người chúng ta thay đổi. Đó là gốc rễ của nó. Chúng ta muốn làm một cái gì cho thế giới này, có nhiều trụ sở hoặc cơ quan tốt hơn, có những chính phủ thể chế tốt hơn vân vân và vân vân, nhưng chúng ta không bao giờ cho là chúng ta đã gây ra hiện tượng đó. Trừ phi chúng ta thay đổi thì hiện tượng đó khó thể thay đổi. Sau hằng triệu triệu năm qua chúng ta sống và chúng ta cũng vẫn y như vậy. Chúng ta không thay đổi theo tính cách nền tảng và chúng ta vẫn không ngừng gây ra sự tàn phá cho thế giới này.
Sự thật ta là thế giới, không phải trên tư tưởng nhưng mà là một hiện thực. Bạn có thấy sự khác nhau giữa tư tưởng và hiện thực hay không? Ta có nghe qua câu phát biểu rằng ta là thế giới và ta tạo ra tư tưởng, sự trừu tượng của nó. Và sau đó ta cãi là tư tưởng này thật hay giả và ta đánh mất nó. Nhưng hiện thực ta là thế giới; Nó là như vậy.
Như vậy, ta có trách nhiệm thay đổi nó. Có nghĩa là ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với cách sống thường nhật của ta. Không cố gắng thay đổi sự hỗn loạn đang xảy ra, trang trí nó hoặc gia nhập nhóm này hoặc nhóm kia hoặc một tổ chức nào đó nhưng như là một con người vốn là thế giới, qua sự chuyển hoá cấp tiến cho chính mình, nếu không thì không thể có được một xã hội tốt đẹp hơn.
Hầu hết chúng ta thấy rất khó thay đổi, như cai thuốc vậy, thí dụ. Có nhiều tổ chức sẽ giúp đỡ ta không cai được thuốc! Có thấy là chúng ta bị lệ thuộc vào các tổ chức đó như thế nào hay không? Như vậy, ta tìm hiểu là tại sao ta vẫn không thể nào thay đổi? Tại sao ta vẫn chưa thay đổi khi ta thấy có điều gì đó sai lầm – “Sai lầm” dấu ngoặc kép – Chấm dứt nó tức thì? Có phải là chúng ta đang nuôi hy vọng là có người nào đó sẽ mang đến trật tự cho thế giới này và rồi ta chỉ có thể trôi tuột vào nó? Có phải là chúng ta biếng nhác, lười biếng trên phương diện tâm lý hoặc là vì ta bị bất lực?
Ta đã dành bao nhiêu năm để tích lũy kiến thức, tốt nghiệp trung học, đại học cộng đồng, đại học, sau đó thì trở thành một bác sĩ nhưng tuy vậy ta không dành được lấy một ngày để thay đổi chính mình.
Như vậy, trách nhiệm của ta là mang đến sự thay đổi cấp tiến trong chính mình bởi vì ta là một phần của nhân loại.
Câu hỏi tiếp tới là: Với bạo lực và khi trực diện với bạo lực, cách hành xử như thế nào mới được xem là đúng đắn? Bạo lực là giận dữ, hận thù, chấp thủ, khó chịu và tuân thủ. Chối bỏ tất cả mọi hiện tượng này là đối lập với hiện tượng đó. Có thể nào thoát ly được bạo lực vốn là một phần của đời sống của ta đã được thừa hưởng, có lẽ từ loài vật – không được tự do một cách tương đối nhưng hoàn toàn được tự do? Điều đó có nghĩa là phải đoạn trừ sân hận; Nó có nghĩa, không chỉ đoạn trừ sân hận nhưng không còn sân hận trong tâm trí. Hoặc là để đoạn trừ chấp thủ - không sự chấp thủ bên ngoài, nhưng chấp thủ qua sự so sánh. Ta luôn so sánh ở phương diện tâm lý – Tôi đã như vậy. Tôi sẽ như vậy hoặc tôi đang là như vậy, một cái gì. Một tâm trí vốn luôn so sánh, xét đoán là bạo lực. Nếu tâm trí giải thoát sự bắt chước, sự chấp thủ và sự so sánh thì đó là một hành vi đúng đắn.
Tâm trí có thể tuyệt đối thoát khỏi tất cả mọi bạo lực? Nếu như vậy thì khi đối đầu với bạo lực, phản ứng của nó là gì? Ta có thể xét đoán ta sẽ làm gì khi ta đối đầu với nó không? Bộ não khi đối đầu với bạo lực sẽ trải qua một sự thay đổi hóa học nhanh chóng vô cùng. Nó phản ứng nhanh hơn cả cú đấm. Toàn thân ta phản ứng và có sự phản ứng tức thì. Có lẽ ta sẽ không đấm lại, nhưng chính sự hiện diện của cơn sân hận này hoặc sự hiện diện của hận thù đã gây ra phản ứng và đưa đến hành động.
Qua sự có mặt của người đang giận dữ thấy được hiện tượng xảy ra, nếu ý thức được nó và không phản ứng lại. Khoảnh khắc ta ý thức được cơn giận của người kia và nếu tự thân ta không phản ứng lại thì đó là một sự đáp ứng hoàn toàn khác hẵn. Bản năng của ta là lấy hận thù trả hận thù, lấy sân hận trả sân hận. Theo phương diện hóa học thì sự sôi sục này đã tạo nên mọi hệ thống phản ứng của thần kinh hệ, nhưng làm dịu đi tất cả mọi hiện tượng qua sự có mặt trong cơn giận và hành động của bạn sẽ khác đi.
Hy Vọng
Câu hỏi thứ mười một qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Ojai vào ngày 8, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Với hy vọng là tương lai sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề của chúng ta, đã cản trở chúng ta sự thay đổi tuyệt đối cấp bách. Ta phải đối phó với vấn đề này như thế nào?
Ý của bạn là gì qua tương lai, tương lai là gì? Nếu ta bị bệnh nặng, thì ngày mai còn ý nghĩa; Có lẽ ta sẽ được lành bệnh vào ngày mai. Cho nên, ta phải nên hỏi rằng, ý thức tương lai là gì? Chúng ta biết quá khứ; Chúng ta sống với quá khứ vốn là dòng chảy ngược; và quá khứ thì thông qua hiện tại, tự sửa đổi nó, hiện hành vào cái mà chúng ta gọi là tương lai.
Trước tiên chúng ta có ý thức là chúng ta đang sống trong quá khứ - quá khứ luôn thay đổi nó, điều chỉnh nó nhưng tuy vậy nó vẫn là quá khứ - Kinh nghiệm quá khứ, kiến thức quá khứ, sự hiểu biết quá khứ, niềm vui của quá khứ, niềm vui vốn đã trở thành quá khứ?
Tương lai là quá khứ đã được thay đổi. Cho nên, niềm hy vọng của ta đối với tương lai tuy vậy vẫn là dòng chảy quá khứ vận hành đến cái mà chúng ta xem là tương lai. Tâm trí không bao giờ ngược dòng khỏi quá khứ. Tương lai luôn là tiến trình hành hoạt của tâm đang sinh sống và tư tưởng trong quá khứ.
Quá khứ là gì? Nó là di sản chủng tộc của ta, tiến trình ước định như một tín đồ Ấn Giáo, Phật Giáo, Công giáo, Cơ Đốc giáo của ta, vân vân và vân vân. Nó là nền giáo dục mà ta đã tiếp nhậnmọi sự tổn thương, mọi niềm vui như là ký ức. Đó là quá khứ. Đó là ý thức của ta. Có thể nào ý thức với tất cả mọi nội dung đức tin, giáo điều, hy vọng, sợ hãi, khát vọng, yêu thương và ảo tưởng điđến chấm dứt không? Thí dụ, ta có thể chấm dứt một mọi lệ thuộc của ta vào người khác vào sáng hôm nay không? Sự lệ thuộc là một phần ý thức của ta. Khoảnh khắc hiện tượng đó chấm dứt thì có một cái gì tinh khôi bắt đầu hiển lộ. Nhưng ta không bao giờ chấm dứt cái gì hoàn toàn và sự không chấm dứt đó là niềm hy vọng của ta. Có thể nào thấy được và kết thúc tất cả mọi sự lệ thuộc này và mọi hậu qủa của nó ở phương diện tâm lý và nội tâm hay không? Ta có thể thấy biết lệ thuộc có nghĩa là gì và có hành động tức thì để chấm dứt nó. Thực tại là nội dung ý thức của ta được loại trừ từng chút một và từng chút một? Đó là loại trừ đố kỵ từng chút một. Điều đó thì sẽ quá lâu. Hay là, có thể toàn bộ sự việc được hoàn thành một cách tức thì? Xem xét nội dung ý thức nội dung của ta và chấm dứt từng chút một và từng chút một sẽ cần rất nhiều năm, cả cuộc đời của ta. Có thể nào thấy được toàn bộ và kết thúc… vốn khá đơn giản nếu ta thực hành nó? Nhưng tâm trí của ta đã bị điều kiện hoá quá mức nên chúng ta cho phép thời gian như là một yếu tố thay đổi.
Sống
Câu hỏi thứ mười hai qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Ojai vào ngày 8, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Có ý nghĩa gì khi thấy được sự toàn triệt về một cái gì ? Có thể nhận thức sự toàn triệt về một cái gì đang vận hành hay không?
Chúng ta có thể thấy được toàn diện ý thức ta một cách đầy đủ hay không? Dĩ nhiên là ta có thể. Ý thức của ta được cấu tạo bởi tất cả mọi nội dung của nó; Sự đố kỵ của ta, quốc gia dân tộc, mọi đức tin, mọi kinh nghiệm, vân vân và vân vân. Chúng là nội dung của cái được gọi là ý thức và cốt lõi của cái “tôi” được gọi là bản ngã, đúng không? Để thấy được hiện tượng này toàn diện có nghĩa là bạn phải hoàn toàn chú ý đến nó. Nhưng ta hiếm khi chú ý bất cứ thứ gì một cách hoàn toàn. Nếu ta hoàn toàn chú ý đến chính cốt lõi, bản ngã này, thì ta sẽ thấy được toàn bộ.
Người hỏi đặt một câu hỏi thú vị là: Có thể nào nhận thức sự toàn triệt của một pháp đang vận hành hay không?” Có phải bản ngã đang vận hành hay không? Có phải nội dung của ý thức bạn đang vận hành hay không? Nó đang vận hành trong giới hạn của chính nó.
Cái gì đang vận hành qua ý thức – sự dính mắc hoặc là nỗi sợ hãi về những gì có thể xảy ra nếu ta không bị dính mắc? Ý thức đang vận hành trong chu vi của nó, trong khu vực giới hạn của nó. Hiện tượng đó ta có thể quan sát. Có phải ý thức của ta và nội dung của nó là sự sống? Có phải mọi tư tưởng của ta, mọi đức tin của ta là sự sống? Sự sống là gì?
Bây giờ, có phải tưởng nhớ đến một kinh nghiệm mà ta đã có là một sự sống? Cái tưởng này, không phải là một sự kiện; một sự kiện đã trôi qua. Tuy vậy, ta vẫn gọi dòng chảy của cái tưởng đó là sự sống. Hiện tượng đó ta có thể quan sát, nhưng không phải với cái đã trôi qua rồi. Cho nên những gì mà ta gọi là sự sống đã xảy ra và đã biến mất. Những gì biến mất thì đã chết; Vì lý do đó tại sao tâm trí của ta đã bị chết cứng. Đó là thảm kịch của cuộc đời ta.
Sự Kiện
Câu hỏi thứ mười ba qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Ojai vào ngày 8, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Có trạng thái gì mà không có cái đối đãi của nó hay không? Và có lẽ chúng ta thấy biết và đang tương thông với nó?
Có vô số cái đối đãi, ngoại trừ các đối đãi như nam và nữ, bóng tối và ánh sáng, cao và thấp, ngày và đêm? Có cái đối đãi nàocho bản chất thiện lành hay không? Nếu nó có đối đãi thì nó không thiện lành chút nào. Tôi thắc mắc không biết là bạn có thấy được điều đó hay không. Thiện, nếu nó sở hữu cái đối đãi thì chắc chắn nó phát sanh từ cái đối đãi đó. Đối đãi là gì? Chúng ta đã vun bồi đối đãi và chúng ta nói rằng, thiện là đối đãi của cái ác. Bây giờ, nếu chúng tương quan lẫn nhau thì thiện là đối đãi của ác. Nếu vậy thì thiện vẫn sở hữu nguồn gốc của ác. Vậy thì có đối đãi hay không? Ta bạo động; Tư tưởng của ta tạo ra sự bất bạo động, đối đãi của nó không phải là một sự thực; nhưng tiến trình chấm dứt bạo động là trạng thái rất khác so với sự bất bạo động.
Tâm trí đã tạo ra sự đối đãi,một làtrốn chạy hành động hoặc là chế ngự bạo động. Tất cả mọi hành động này cũng là một phần của bạo động. Nhưng nếu ta chỉ quan tâm với các sự kiện thì các sự kiện đó không sở hữu đối đãi. Ta hận thù; tâm trí ta, tư tưởng của ta và xã hội dạy ta là ta không nên hận thù, vốn là đối đãi của nó. Mọi đối đãi này đều sinh khởi qua nhau. Như vậy chỉ có hận thù, không phải là đối đãi của nó. Nếu ta quan sát sự kiện của hận thù và mọi phản ứng đưa đến sự kiện đó, tại sao ta lại có đối đãi? Cái đối đãi tạo ra bởi tư tưởng dẫn đến sự tranh đấuliên tục giữa hận thù và không hận thù, giữa sự kiện và tư tưởng. Làm sao ta có thể loại trừ được hận thù của ta? Nếu sự kiện còn lại mà không phải đối đãi của nó thì ta có năng lượng để xem xét nó. Ta phải có năng lượng không làm gì về nó và chính sự kiện này tan biến.
Cuộc Hội Nghị Thứ Ba, năm 1980, tại Ojai
Sáng Tạo
Câu hỏi thứ mười bốn qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Ojai vào ngày 13, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Sáng tạo chân chánh là gì và nó khác như thế nào với hiện tượng được xem là nền văn hóa phổ thông?
Những gì thông thường được xem là sự sáng tạo là cấu tạo của con người – hội họa, âm nhạc, văn chương, trường phái lãng mạn và trường phái thực tiễn, tất cả mọi kiến thức và kỳ công kỹ thuật. Và các họa sĩ, văn sĩ, thi sĩ, có lẽ tự xem là họ mang tính sáng tạo. Tất cả chúng ta xem ra đồng ý với khái niệm phổ thông đó về người sáng tạo. Có nhiều thứ mà con người tạo ra tuyệt mỹ vô cùng, những ngôi giáo đường vĩ đại, các đền thờ và đạo tràng; Có một vài kiến trúc vô cùng tuyệt đẹp và chúng ta chẳng biết gì về người đã xây dựng chúng cả. Nhưng bây giờ, với chúng ta, tính vô danh đó hầu như đã biến mất. Với tính vô danh thì đó lại là một thứ sáng tạo khác vốn không dựa trên thành công, tiền bạc – thí dụ như hai mươi tám triệu tác phẩm được bán trong vòng mười năm!
Tính vô danh quan trọng vô cùng. Nó hàm chứa một phẩm chất khác; động cơ cá nhân, tâm thái cá nhân và khái niệm cá nhân không tồn tại trong nó; Có sự tự do qua tác hành.
Nhưng đa số sáng tạo của con người, như chúng ta thường đề cập xảy ra từ cái biết. Những nhà nhạc sĩ đại tài, Beethoven, Bach và một số nhạc sĩ khác, sáng tạo qua cái biết. Các nhà đại văn hào và triết gia đã đọc và tích lũy; mặc dù họ cũng phát triển phong cách riêng nhưng họ vẫn luôn làm việc, sinh hoạt hoặc sáng tác từ cái biết. Và hiện tượng này, thông thường,chúng ta hay gọi là sự sáng tạo.
Có phải đó thật sự là một sự sáng tạo? Hoặc có loại sáng tạo khácsản sinh qua giải thoát tri kiến? Bởi vì khi chúng ta vẻ, viết, hoặc sáng tạo kiến trúc dù là bằng đá sõi, nó vẫn phải dựa trên kiến thức tích lũy, chuyển tải từ quá khứ đến hiện tại. Có sự sáng tạo nào hoàn toàn khác với hoạt động mà chúng ta gọi là sự sáng tạo không? Có sự sống nào, có dòng chảy nào mà không vận hành từ cái biết hay không? Đúng vậy, có sự sáng tạo nào không vận hành từ một tâm trí không bị đè nặng bởi tất cả mọi hỗn loạn của đời sống, với tất cả mọi áp lực xã hội và kinh tế hay không?Có sự sáng tạo nào không phát xuất từ tâm trí đã tự giải thoát chính nó khỏi cái biết hay không?
Bình thường, chúng ta bắt đầu với cái biết và từ đó chúng ta sáng tạo, nhưng sự thúc đẩy được sáng tạo hoặc sự vận hành xảy ra qua cách sử dụng cái biết đó mà không ngược lại hay không? Qua trạng thái tâm trí, sự sáng tạo như chúng ta biết nó thì có lẽ không cần thiết.
Có phải sự sáng tạo là một cái gì hoàn toàn khác biệt, một cái gì mà tất cả chúng ta đều có thể sở hữu – không chỉ những nhà chuyên gia,, thiên tài, tài tử và nhân tài hay không? Tôi nghĩ là tất cả chúng ta đều sở hữu một tâm trí phi phàmcó thể thật sự thoát khỏi mọi gánh nặng mà con người đã áp đặt trên chính họ. Phát xuất qua tâm trí lành mạnh, lý trí là một kinh nghiệm hoàn toàn khác hẵn vốn không có nhu cầu diễn đạt qua họa phẩm, văn chương hoặc kiến thức. Tại sao nó nên là như vậy? Nếu bạn đi vào kinh nghiệm này thật sâu sắc thì bạn sẽ thấy rằng đây là một trạng thái tâm tríphi kinh nghiệm. Kinh nghiệm ngụ ý một tâm trí vẫn còn đang dọ dẫm, hỏi han, tìm kiếm và do vậy mà vẫn còn vật lộn trong bóng tối và muốn vượt trên chính nó.
Câu trả lời trọn vẹn và đầy đủ cho câu hỏi này là nếu chúng ta sử dụng tâm trí của chúng ta và trái tim của chúng ta với nó; thì đây là một sự sáng tạo không phải do con người tạo ra. Nếu tâm trí cực kỳ sáng suốt không bóng dáng của sự xung đột thì thật sự nó đang trong trạng thái sáng tạo; Nó không cần truyền đạt, không cần đáp ứng, không cần công khai và những thứ vô nghĩa như vậy.
Hành Động
Câu hỏi thứ mười lăm qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Ojai vào ngày 13, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Ngài dạy rằng trong chính cái thấy là hành động. Có phải hành động này tương tợ như sự diễn đạt của hành động?
Trong chính sự quan sát là hành động. Quan sát sự tham lam mà không bóp méo, không động cơvà không nói rằng, “Ta nhất định phải vượt trên nó” – Hãy quan sát sự vận hành của tham lam. Chính sự quan sát đó thấy được toàn bộcủa nó, không phải chỉ dựa trên dạngđặc thù nào đó của tham lam nhưng toàn bộ vận hành của sự tham lam.
Nếu qua tiến trình quan sát tham lam hoặc căm ghét, bạo hành hoặc bất kỳ là gì đi nữa, sự quan sát gián tiếp đầy đủ này sẽ không còn cái thấy giữa quan sát và hành động. Trái lại, chúng ta thường có nhiều khoảng cách này của cái biết, sau đó rồi đưa đến kết luận và trích chiết tư tưởng và hành động trên tư tưởng, nơi mà có khoảng cách nẩy sinh tư tưởng và hành động qua tư tưởng. Trong khoảng cách này đủ loại phiền não sanh khởi và chính cái thấy này chấm dứt sự tham lam.
Bây giờ, người hỏi đang hỏi là, “Có phải hành động này tương tợ như sự diễn đạt của của hành động hay không?”
Đúng vậy, bạn thấy một con rắn, một con rắn đeo mắt kiếng. Đây là sự diễn đạt tức thì của sự bảo tồn bản ngã, tính tự nhiên; Bản năng bảo vệ bản ngã là tức thì, một là phải chạy đi xa hay phải làm một cái gì đó. Cái thấy đó đã tự diễn đạt qua hành động của thân. Nhưng chúng ta đang đề cập đến sự quan sát với toàn bộ tâm trí của chúng ta, không chỉ quan sát nửa vời như chúng ta thường làm, Chăm chú đến mức toàn bộ tâm trí phải hoàn toàn chú ý. Sự chú ý như vậy ngụ ý là không có cái trung tâm mà bạn đang chú tâm. Khi bạn chú tâm từ trung tâm, từ một điểm và vì vậy mà bị giới hạn, hạn chế và nhỏ hẹp. Trái lại, sự chú ý không có một trung tâm, tất cả mọi thứ trong tâm trí của bạn sống động và chú ý. Sau đó thì bạn sẽ khám phá là không có điểm nào nào để bạn chú ý cả; Sự chú ý này vô biên giới, trái lại sự chú tâm thì có biên giới.
Hình Ảnh
Câu hỏi thứ mười sáu qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Ojai vào ngày 13, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Để khiến hình ảnh chấm dứt, tư tưởng có cần phải chấm dứt? Có phải cái này hàm ý cái kia? Có phải sự chấm dứt tạo ra hình ảnh nền tảng để ta bắt đầu có thể khám phá tình thương và Chân lý là gì? Hoặc có phải sự chấm dứt đó là yếu tính của Chân lý và tình thương ?
Chúng ta sống bằng những hình ảnh tạo ra bởi tâm trí, bởi tư tưởng. Những hình ảnh này không ngừng tăng giảm hoặc mất đi. Bạn có hình ảnh về chính con người của mình; Nếu bạn là một văn sĩ thì bạn có hình ảnh về bản thân mình là một văn sĩ. Nếu bạn là vợ hoặc chồng, thì người đócũng córiêng hình ảnh về chính mình. Hiện tượng này bắt đầu từ tuổi ấu thơ, qua sự so sánh, qua sự khuyến dụ, qua sự diễn dịch là bạn phải như người kia, hoặc bạn chắc chắn là không được như họ, hoặc bạn phải là họ, dần dần thì tiến trình này tích tuj. Và trong mối quan hệ của ta, ở phương diện cá nhân và ở mặt khác, luôn luôn có một hình ảnh. Hể hình ảnh này còn tồn tại, bạn phải chịu cảnh bầm dập hoặc thương tổn. Và hình ảnh này cản trở bất kỳ mối quan hệ chân thực nào với người khác.
Bây giờ, người hỏi hiểu rằng: Điều này có bao giờ kết thúc hoặc có phải nó là một cái gì mà chúng ta phải sống mãi mãi? Và người này cũng hỏi là: Trong chính tiến trình chấm dứt hình ảnh này, tư tưởng có chấm dứt hay không? Chúng có tương quan lẫn nhau, hình ảnh và tư tưởng? Khi bộ máy tạo ra hình ảnh này kết thúc thì có phải đó là yếu tính của tình thương và Chân lý?”
Bạn có bao giờ thật sự kết thúc một hình ảnh – máy móc, dễ dàng, không bị ép buộc, không động cơ hay không? Không, “Tôi nhất định phải chấm dứt hình ảnh mà tôi có về chính mình. Tôi sẽ không bị tổn thương?” Hãy chọn một hình ảnh và quan sát vào nó thật sâu thẳm, bạn sẽ khám phá toàn bộ tiến trình của sự chế tác hình ảnh này. Trong hình ảnh đó, bạn bắt đầu khám phá có nỗi sợ hãi, có sự cô lập và nếu bạn sợ hãi bạn hãy tự nhủ, “Tốt hơn là lưu trữ một cái gì mà tôi biết hơn là cái gì mà tôi không biết.” Nhưng nếu bạn quán xét bản thân mình một cách nghiêm chỉnh, bạn sẽ biết được ai là kẻ tạo ra hoặc hiện tượng gì đã tạo ra hình ảnh đó, không phải hình ảnh riêng biệt nào nhưng mà toàn bộ tiến trình tạo ra hình ảnh. Có phải nó là tư tưởng? Có phải nó là sự đáp ứng tự nhiên, một phản ứng tự nhiên để tự bảo vệ chính mình trên phương diện tâm lý và thể xác? Ta có thể hiểu được sự phản ứng tự nhiên này với sự bảo vệ thân vật lý này, phải kiếm sống như thế nào, phải có nơi tạm trú, y phục, để khỏi bị xe đò chạy băng qua, vân vân và vân vân. Đó là một sự phản ứng tự nhiên, lành mạnh và thông minh. Với vấn đề đó thì chẳng có hình ảnh gì, nhưng ở mặt tâm lý và nội tâm, chúng ta tạo ra hình ảnh thường là hệ quả của một chuỗi dài của sự kiện bao gồm tai nạn, bị tổn thương, và bực bội khó chịu.
Có phải sự cấu tạo hình ảnh tâm lý này là vận hành của tư tưởng? Chúng ta biết tư tưởng không là, có lẽ ở một tỷ lệ rất lớn, thấm nhập vào sự phản ứng của sự tự vệ. Nhưng tiến trình cấu tạo hình ảnh ở phương diện tâm lý là kết quả sự thiếu tỉnh giác liên tục vốn là tinh yếu của tư tưởng. Tư tưởng trong chính nó là sự thiếu tỉnh giác. Sự chú ý không có trung tâm, không có một điểm nào để đi đến một điểm khác như là sự chú tâm vậy. Khi có sự chú ý toàn triệt thì sẽ không có dòng vận hành của tư tưởng. Chỉ với tâm trí thiếu tỉnh thức, tư tưởng mới nẩy sinh mà thôi.
Tư tưởng là vật chất; Tư tưởng là hệ quả của ký ức; Tư tưởng là hệ quả của kinh nghiệm và hiện tượng đó luôn bị giới hạn, nửa vời. Ký ức, kiến thức có thể không bao giờ toàn vẹn; Chúng luôn nửa vời, do vậy mà thiếu tỉnh thức. Cho nên, khi có sự tỉnh thức thì không có sự chế tác hình ảnh, không có sự xung đột; Bạn sẽ thấy sự thật này. Nếu khi bạn sỉ nhục tôi hoặc khen ngợi tôi và tôi hoàn toàn chú ý thì nó không mang ý nghĩa gì cả. Nhưng khoảnh khắc tôi không chú ý, tư tưởng, vốn chính nó không chú ý, sẽ chiếm hữu và chế tác hình ảnh.
Bây giờ người hỏi hỏi rằng: Có phải tiến trình chấm dứt chế tác hình ảnh là tinh yếu của Chân lý và tình thương hay không? Không đúng lắm. Ham muốn có phải là tình thương hay không? Khoái lạc có phải là tình thương hay không? Hầu hết cuộc đời của chúng ta đều nhắm đến khoái lạc qua nhiều hình thức khác nhau, và khi sự khoái lạc, ái dục, vân vân và vân vân chiếm hữu vị trí mà chúng ta gọi là tình thương. Có tình thương hay không khi có sự xung đột, khi tâm trí bị què quặt với vô số vấn đề, vấn đề của Thiên Đàng, vấn đề của thiền, vấn đề giữa nam và nữ? Khi tâm trí sống với vấn đề mà hầu hết tâm trí của chúng ta đều là như vậy, thì có thể có yêu thương hay không?
Có thể có tình thương khi có đau khổ lớn lao, về phần tâm lý cũng như về mặt thể xác hay không? Chân lý có phải là vấn đề của sự kết luận, vấn đề của ý kiến, của triết gia, của thần học gia, của những người tin vào giáo điều và nghi lễ một cách sâu đậm, vốn đều cho con người tạo tác? Tâm trí bị điều kiện hoá đến mức có thể thấy biết được Chân lý hay không? Chân lý chỉ có thể thấy biết khi tâm trí hoàn toàn giải thoát tất cả mọi mớ bòng bong đó. Các triết gia và những người khác không bao giờ xem xét cuộc đời riêng tư của họ; Họ thấm nhập vào thế giới siêu hình hoặc thế giới tâm lý và bắt đầu viết lách và xuất bản và trở nên nổi tiếng. Chân lý là một cái gì đòi hỏi một tâm trí sáng suốt phi thường, một tâm trí không còn vướng bận bất cứ điều gì, sinh lý hoặc tâm lý, một tâm trí không thấy biết xung đột. Thậm chí ký ức của sự xung đột phải chấm dứt. Với gánh nặng của ký ức chúng ta không thể khám phá được Chân lý. Chân lý chỉ đến với một tâm trí đã hoàn toàn giải thoát một cách lạ lùng từ tất cả mọi chế tác của con người.
Những lời này không phải dành cho tôi, quý vị hiểu không? Nếu nó không phải là thứ không thật có, tôi sẽ không nhắc đến, tôi sẽ không thành thật với chính mình. Nếu nó không phải là một sự thực thì tôi sẽ là một kẻ đạo đức giả tệ hại vô cùng. Điều này đòi hỏi sự trong sạch lớn lao.
Tái Sanh
Câu hỏi thứ mười bảy qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Ojai vào ngày 13, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Xin ngài làm ơn xác định một lời về sự tái sinh không có thực bởi vì hiện thời qua sự phát triển của “chứng minh khoa học” đang được thu nhậ[ để chứng minh tái sinh là một sự thực. Tôi quan tâm bởi vì tôi thấy có một số lớn đang bắt đầu dùng chứng cứ này để củng cố thêm đức tin mà họ đang có, sẽ giúp họ trốn chạy các vấn đề của sống và chết. Có phải đó không phải là trách nhiệm của ngài khi phải sáng tỏ trực tiếp và không đi nước đôi thay vì vòng quanh vấn đề này ?
Chúng ta sẽ xác định chắc chắn. Khái niệm tái sinh hiện hữu lâu đời trước cả Công giáo. Nga Sô và thịnh hành hầu hết cả đất nước Ấn Độ và có lẽ toàn cả thế giới Á Châu. Trước tiên, cái gì đi tái sinh; chỉ tái sinh ngay bây giờ, nhưng tái sinh và tái sinh lần nữa và lần nữa? Thứ hai, khái niệm về chứng cứ khoa học rằng sự tái sinh là có thật, đã khiến con người trốn chạy mọi vấn đề của họ và điều đó cũng khiến người hỏi phải quan tâm. Có phải ông ta đang thật sự quan tâm là mọi người đang trốn chạy hay không? Họ trốn chạy qua qua những trò chơi túc cầu và đến nhà thờ. Hãy gạt bỏ tất cả mọi quan tâm về người khác và họ đang làm gì qua một bên. Chúng ta hãy quan tâm đến một sự thực, sự thực của sự tái sinh và bạn đang muốn có một lời xác định từ người diễn giả.
Cái gì đang tái sinh, sinh lại lần nữa? Cái gì đang sống ngay trong khoảnh khắc này, đang ngồi ở đây? Cái gì đang xảy ra ngay bây giờ đang trong sự tái sinh?
Và khi ta bắt đầu từ nơi này, cái gì đang thật sự xảy ra trong đời sống thường nhật của chúng ta, vốn là khoảnh khắc sống của sự tái sinh – mọi sự vật lộn của ta, mọi ham muốn của ta, đố kỵ, tham vọng, dính mắc – tất cả mọi điều đó? Có phải điều đó sẽ tái sinh vào kiếp tới?
Bây giờ, người tin vào sự tái sinh, tin là họ sẽ tái sinh với tất cả những gì mà họ có bây giờ - thay đổi một chút có lẽ - và sau đó sẽ tiếp diễn qua hằng muôn vạn kiếp. Đức tin không bao giờ sống động. Nhưng giả dụ rằng đức tin đó sinh động vô cùng, thì con người hiện tại của bạn quan trọng hơn là con người của bạn trong tương lai.
Trong thế giới Á Châu có thuật ngữ “nhân quả” có nghĩa là hành vi của kiếp này, trong giai đoạn này với tất cả mọi sự đau khổ của nó, sự rối loạn, sân hận, đố kỵ, hận thù, bạo động, có lẽ thay đổi, nhưng sẽ mang theo vào kiếp tới. Như vậy có chứng cứ nhớ đến hiện tượng của quá khứ, của kiếp quá khứ. Sự nhớ đến này là tích tập của cái "Tôi", bản ngã, nhân cách này. Trọn gói đó được thay đổi, uốn nắn, đánh bóng một chút, và sẽ tiếp diễn vào kiếp tới.
Cho nên, đây không phải là vấn đề của sự tái sinh (Tôi xác định chắc chắn trên vấn đề này, xin làm ơn) nhưng đó là sự tái sinh ngay bây giờ; quan trọng nhiều hơn là sự tái sinh vốn là tiến trình chấm dứt của sự hỗn loạn đó, sự xung đột đó, ngay bây giờ. Sau đó thì có một chút gì hoàn toàn khác hơn đang tiếp diễn không ngừng.
Đau khổ, sầu muộn, bi mẫn, ta nói, “Tôi hy vọng là kiếp tới sẽ tốt hơn.” Niềm hy vọng đó tiếp diễn vào kiếp tới là sự trì hoãn phải đối đầu với sự thực ngay bây giờ. Người diễn giả đã có đề cập rất nhiều lần về những người tin vào sự tái sinh và đã không ngừng thuyết trình và đã viết về sự tái sinh đó. Đó là một phần của trò chơi của họ. Tôi nói, “Được rồi, thưa quý vị, quý vị tin tất cả vào nó. Nếu bạn tin thì hành động của bạn bây giờmới là quan trọng.” Nhưng họ không hứng thú với tác hành của họ ngay bây giờ, họ chỉ hứng thú vào tương lai. Họ không nói “Tôi tin và tôi sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời của tôi để không còn tương lai”. Đừng vào giờ cuối của buổi nói chuyện này than van là tôi lẩn tránh câu hỏi đặc biệt này. Bạn là người đang lẩn tránh nó. Tôi đã bảo là cuộc đời hiện tại này quan trọng hơn tất cả. Nếu bạn hiểu và thể nhập vào tất cả mọi sự hỗn loạn của nó, mọi sự phức tạp của nó – kết thúc nó, mãi tiếp diễn với nó thì bạn có thể thể nhập vào một thế giới hoàn toàn khác hơn. Tôi nghĩ là đã khá rõ ràng rồi, có phải vậy không? Tôi không lòng vòng quẫn quanh. Có lẽ bạn sẽ hỏi tôi, “Ngài có tin vào sự tái sinh hay không?” Đúng không? Tôi không tin vào bất cứ điều gì cả. Đây không phải là sự lãng tránh. Tôi không có đức tin và cũng không có nghĩa là tôi là một kẻ vô thần, hoặc là tôi phi tín ngưỡng.
Hãy thể nhập vào nó. Hãy thấy biết nó có ý nghĩa gì. Nó có nghĩa là tâm trí đã giải thoát tất cả mọi vướng mắc của đức tin. Trong văn chương của Ấn Độ cổ đại có một câu chuyện về sự chết và sự tái sinh. Đối với một Bà La Môn đây là một tập tục và quy luật, sau khi tích lũy mọi của cải thế gian, họ phải chấm dứt vào cuối năm thứ năm, họ phải từ bỏ tất cả và bắt đầu lại. Có một Bà La Môn có một người con trai, và người con trai này nói với ông rằng, “Cha phải bố thí tất cả mọi tài sản cho những hạng người khác nhau, cha sẽ tặng con cho người nào? Cha sẽ gởi con đến người nào?” Người cha trả lời, “Con đi đi. Ta không có hứng thú”. Nhưng đứa trẻ lại quay trở về nhiều lần và người cha nổi giận nói, “Ta sẽ gởi con đến Tử thần.” – và vì ông là một Bà La Môn, ông phải giữ lời hứa của mình. Cho nên vì vậy, ông đã gởi đứa con trai của ông đến Tử thần. Trên đường viếng thăm Tử thần, đứa trẻ tìm đến nhiều bậc thầy khác nhau và có một vài bậc thầy nói rằng có sự tái sinh, còn có một vài bậc thầy khác thì nói là không. Nó mãi tìm kiếm và cuối cùng nó cũng đến được cung điện của Tử thần. Khi đứa bé đến được rồi thì Tử thần lại vắng mặt ( Một ẩn ý kỳ diệu phi thường, nếu bạn hiểu sâu). Tử thần vắng mặt. Đứa bé phải chờ đến ba ngày. Vào ngày thứ tư, Tử thần hiện ra và xin lỗi. Ông xin lỗi bởi vì đứa bé là một Bà La Môn. Ông nói, “Tôi xin lỗi là đã khiến ngài phải chờ đợi và qua lỗi lầm này, tôi sẽ tặng ông ba điều ước nguyện. Ngài có thể là một vị đại đế bậc nhất, sở hữu tài sản vô tận hoặc là ngài có thể được bất tử.” Đứa trẻ trả lời, “Tôi đã tìm đến vô số các bậc thầy và họ đều dạy những điều khác nhau. Ngài có điều gì chia sẻ về cái chết và chuyện gì sẽ xảy ra sau đó hay không?” Tử thần trả lời, “Tôi ước gì tôi có được đệ tử như ngài, không quan tâm những điều gì khác, ngoại trừ điều đó.” Và ông bắt đầu chia sẻ với đứa bé về Chân lý, về trạng thái của đời sống phi thời gian.
Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Tư, năm 1980, tại Ojai
Sợ Hãi
Câu hỏi thứ mười tám qua Buổi Vấn Đáp 4th tại Ojai vào ngày 15, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Tôi không hỏi là nỗi sợ hãi phát sanh như thế nào –Ngài đã giải thích qua rồi nhưng thay vì vậy, bản chất thực sự của nỗi sợ hãi là gì? Nỗi sợ hãi chính nó là gì? Có phải nó là khuôn mẫu phản ứng và là cảm giác của thân vật lý, sự co thắt của các bắp thịt, hệ kích thích gia tăng và vân vân và vân vân, hoặc là một cái gì hơn thế nữa? Tôi sẽ quán xét cái gì khi tôi đang quán xét chính nỗi sợ đó? Hiện tượng này có thể xảy ra khi nỗi sợ không hiện hữu ngay tức thì?
Nỗi sợ là gì? Chúng ta bình thường hay sợ hãi một cái gì đó , hoặc là nhớ tưởng đến một sự kiện đã xảy ra, hoặc là sự phóng chiếu của một phản ứng nào đó trong tương lai. Nhưng người hỏi đã hỏi rằng: Bản chất thực sự của nỗi sợ hãi là gì?
Khi ta sợ hãi, cả về mặt thể xác lẫn tâm lý, có phải ta đang cảm giác được sự nguy hiểm, cảm giác được sự cô lập hoàn toàn vốn được gọi là cô đơn, một nỗi cô đơn thâm sâu kéo dài và hiện hữu mãi mãi? Tất cả mọi sự phản ứng đều hướng đến một cái gì; Ta sợ một con rắn, hoặc ta sợ cơn đau nào đó mà ta lại phải chịu đựng. Cho nên, một là sợ đến một cái gì thực sự hoặc là tưởng đến một cái gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng tách rời với mọi phản ứng ở mặt tâm lý mà ta biết như là nỗi sợ trong chính nó, hoặc không sợ một cái gì? Có nỗi sợ nào trong tự thân của nó hay không? Hoặc là ta chỉ thấy biết nỗi sợ qua sự tương quan đến một cái gì khác? Nếu nó không liên quan đến một cái gì khác thì nó có phải là nỗi sợ hay không? Ta biết nỗi sợ liên quan đến một cái gì, từ một cái gì, hoặc hướng đến một cái gì, nhưng nếu bạn loại bỏ điều đó, có phải đó là nỗi sợ thật sự mà bạn đang xem xét?
Tâm trí, bộ não, cần sự yên ổn hoàn toàn để có thể hoạt động tốt đẹp, khỏe khoắn và lành mạnh . Không thấy được sự yên ổn trong bất cứ cái gì, trong mối quan hệ, trong một khái niệm, trong đức tin, một tâm trí thông minh chối bỏ tất cả mọi điều đó – tuy vậy nó vẫn tìm kiếm mộtsự yên ổntoàn triệt. Không tìm thấy nó, nỗi sợ lại thấm nhập vào bản thể. Có phải có một cái gì yên ổn trọn vẹn, hoàn toàn và chắc chắn, không phải sự chắc chắn của các đức tin, giáo điều, nghi lễ và khái niệm, vốn có thể loại trừ khi những khái niệm mới mẻ, giáo điều, nghi lễ và lý tưởngkhác hơn đã thay thế chúng? Gạt qua một bên tất cả mọi điều đó, tâm trí, bộ não đang tìm kiếm đến sự yên ổn là trí tuệ và nếu không tìm thấy nó thì nỗi sợ trở nên thâm sâu? Như vậy, tách lìa với những nỗi sợ thông thường, có phải tâm trí đang tự gây ra nỗi sợ cho chính nó, bởi vì không có cái gì được xem là vững chắc, không có gì được xem là toàn vẹn? Có phải đó là bản chất của sự sợ hãi?
Có thể nào tâm trí trong chính nó không có sự sợ hãi? Tư tưởng – vốn là một phần chức năng của tâm trí và bộ não – đòi hỏi được yên ổn, và nó đã tạo ra vô số ảo tưởng, triết lý và thần học khác nhau. Không tìm thấy nó ở đó, một là nó tạo ra một cái gì siêu vượt trên chính nó với hy vọng là sẽ tìm thấysự yên ổn, hoặc là chính tâm trí toàn triệt đến mức nó không cần phải sợ hãi.
Chúng ta không đề cập đến việc loại trừ nỗi sợ hãi hoặc đè nén nỗi sợ hãi này; Chúng ta đang đặt câu hỏi là có thể nào tâm trí trong tự nó vô nguyên nhân hoặc thực chất hoặc phản ứng đang mang đến nỗi sợ hãi này hay không? Tâm trí có bao giờ trong trạng thái – từ “trạng thái” ám chỉ sự bất động, không phải là cái đó – Nó có sở hữu phẩm chất mà không có dòng chảy nào xúc chạm được nó, nơi mà chính nó trọn vẹn và hoàn hảo?Điều này ngụ ý sự hiểu biết về thiền. Thiền không phải là tất cả mọi thứ vô nghĩa đang xảy ra với nó. Nó phải thoát ly nỗi sợ hãi này ở cả phương diện tâm lý hoặc thể xác, nếu không thì sẽ không có tình thương, không có lòng bi mẫn. Miễn là nỗi sợ còn đó thì đối tượng không thể xảy ra. Tọa thiền không phải là để đạt đến một cái gì – mà là để thấu hiểu bản chất của sợ hãi và vượt trên nó – và để tìm đến một tâm trí không tưởng nhớ đến một cái gì đã gây ra nỗi sợ hãi, để nó hoàn toàn được nguyên nhất.
Tiếp đó là phần khác của câu hỏi: Hiện tượng này có thể xảy ra khi nỗi sợ không tức thì hiện diện?
Ta có thể nhớ lại nỗi sợ hãi này và cái tưởng lại này có thể được quán niệm. Ta đã sợ hãi trong quá khứ và ta có thể mời gọi nói, nhưng nó không tương tợ như nhau bởi vì nỗi sợ chỉ hiện hữu sau này, không phải là ngay ở khoảnh khắc thực tại; Nó là sự phản ứng mà ta gọi là nỗi sợ hãi. Nhưng ở ngay giây phút thực tại của mối nguy hiểm vô cùng, ngay giây phút phải trực diện đến một cái gì gây ra nỗi sợ hãi, thì không còn nỗi sợ hãi nào nữa, thực sự không còn gì. Sau đó là sự hồi tưởng đến quá khứ, rồi sau đó là đặt danh cho nó và bảo rằng, “Tôi sợ” với tất cả mọi sự co thắt của bắp thịt, hốc môn bị tiết ra.
Ta có thể hồi tưởng đến nỗi sợ hãi trong quá khứ và quán xét nó. Sự quán xét nỗi sợ hãi này quan trọng bởi vì một là ta gạt nó ra ngoài ta hoặc là ta nói rằng,”Tôi là nỗi sợ hãi đó” – Không có cái ta riêng rẽ với nỗi sợ này qua sự quan sát nó. Ta là sự phản ứng đó. Khi không có sự phân biệt giữa ta và nỗi sợ, nhưng chỉ là trạng thái của sự phản ứng thì một kinh nghiệm hoàn toàn khác hẵn sẽ diễn ra.
Bất Công
Câu hỏi thứ mười chínqua Buổi Vấn Đáp 4th tại Ojai vào ngày 15, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi:Khi ta thấy trong thế giới này nguyên lý phổ thông của sự công bằng có thể được chứng minh, ta cảm thấy không có lý do gì để thay đổi chính mình hoặc là xã hội hỗn loạn bên ngoài. Ta thấy rằng không có tiêu chuẩn nào hợp lý để có thể đo lường mọi kết quả của hành vi và trách nhiệm của nó. Ngài có thể chia sẻ nhận thức của ngài về vấn đề này với chúng tôi không?
Có công bằng trong thế giới này hay không? Câu hỏi này đã được tất cả mọi triết gia suy tư thâm sâu về nó, quay cuồng với nhiều thuật ngữ khác nhau về nó. Hiện thời có sự công bằng nào cho thế giới này, hợp lý, lành mạnh và công bình hay không? Bạn thông minh, còn tôi thì không. Bạn có tiền còn tôi thì không có. Bạn có khả năng và người khác thì không. Bạn có tài, bạn có thể thụ hưởng và tôi thì nghèo khó. Có người bị bệnh tật què quặt và người khác thì không. Thấy được tất cả mọi hiện tượng này, chúng ta bảo: Nhất định phải có sự công bằng ở đâu đó. Chúng ta vận hành từ sự bất công đến ý tưởng công bằng – Thượng Đế thì công bằng,nhưng sự thật là sự bất công kinh khủng trong thế giới này.
Và người hỏi muốn biết là: “ Nếu không có sự công bằng thì tại sao tôi phải cần thay đổi. Chẳng có ý nghĩa gì cả. Tại sao tôi phải thay đổi trong thế giới hỗn loạn này nơi mà những kẻ độc tài tột bực; chính sự sống của họ đã là một sự bất công rồi, và họ đang khủng bố hằng triệu triệu người?”
Thấy được tất cả mọi điều đó, không có nguyên nhân nào hợp lý để tôi thay đổi. Tôi cho đó không phải là câu hỏi hợp lý nếu tôi có thể nói như vậy. Bạn thay đổi bởi vì bạn đang bị áp lực, hoặc là bạn muốn được ban thưởng - Bạn thay đổi bởi vì nó mang đến sự ban thưởng và trừng phạt?
Con người thật là cực kỳ phi lý. Họ bươn chãi trong thế giới này và khi bạn là con người thì bạn đã là một phần của nhân loại. Và khi bạn là một phần nhân loại, bạn phải gánh chịu trách nhiệm; không phải bởi vì bạn thấy có quá nhiều sự bất công trong thế giới này, những kẻ lừa đảo có thể chạy tội, hoặc là bởi vì bạn đối chiếu những ngôi giáo đường lộng lẫy huy hoàng và giầu có với hằng triệu triệu người đang đói khổ.
Sự thay đổi không được mang đến bằng sự cưỡng bách, ban thưởng hoặc trừng phạt. Tâm trí tự nó thấy được sự phi lý của tất cả mọi hiện tượng này; Nó thấy được nhu cầu cần phải thay đổi, không phải bởi vì Thượng Đế hoặc linh mục hoặc có ai đó khuyến khích ta nên thay đổi. Ta thấy được sự hỗn loạn quanh ta và sự hỗn loạn đó đã gây ra bởi con người; Ta là con người. Ta phải hành động. Đây là trách nhiệm của ta và cũng là trách nhiệm của toàn cầu.
Tán Loạn
Câu hỏi thứ hai mươi qua Buổi Vấn Đáp 4th tại Ojai vào ngày 15, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi:Chúng ta có thể chết ở phương diện tâm lý với bản ngã hay không? Khám phá tức là tiến trình tỉnh thức phi chọn lựa. Để có thể quan sát phi chọn lựa, xem ra chúng ta chắc chắn phải kết thúc hoặc bản ngã, cái tôi này phải chết đ. Câu hỏi là: Tôi nên quan sát như thế nào trong trạng thái tán loạn hiện tại của tôi? Giống như là cái “Tôi” nỗ lực để thấy cái “Tôi”. Đây là một trạng thái cực kỳ nghịch lý; Xin hãy làm ơn soi sáng.
Đừng trích dẫn lời tôi – hoặc bất cứ một ai khác – bởi vì nó không phải là của bạn và bạn trở thành kẻ trung gian. Tất cả chúng ta đều là như vậy. Đó là vấn đề đầu tiên cần phải nhận thức, bởi vì điều đó bóp méo tư tưởngcủa chúng ta. Chúng ta là kết quả của hằng triệu năm qua áp lực tư tưởng và sự tuyên truyền của người khác. Nếu ta không thoát khỏi được tất cả mọi điều đó, ta không bao giờ có thể tìm đến nguồn gốc nguyên thủy của sự vật.
Người hỏi hỏi rằng: Làm sao tôi có thể quán xét sự tán loạn trong trạng thái hiện tại? Bạn không thể. Nhưng bạn có thể quan sát sự tán loạn này. Khi quan sát chính mình, bạn khám phá là bạn đang quán xét vớiđịnh kiến nào đó. Bạn trở nên ý thức định kiến của bạn; Bạn có thể nhìn ngắm nó mà không cảm nhận sự bóp méo, phi lựa chọn hay không? Chỉ quan sát định kiến này; Hãy cho phép định kiến kể chuyện cho bạn, không phải là bạn kể chuyện về định kiến; Hãy để định kiến tự nó khai mở ra; nguyên nhân của định kiến, hình ảnh, kết luận và khái niệm.
Bạn bắt đầu khám phá qua sự quan sát định kiến và bạn là sự tán loạn và sự tán loạn đó mang đến bởi tư duy; Tự nhiên rằng, do vậy, bạn bắt đầu ý thức dòng vận hành của tư duy.
Bạn rối loạn; Sự rối loạn này là gì? Ai là người tạo ra sự rối loạn này, trong bạn và ngoài bạn? Hãy quan sát sự rối loạn này, bạn bắt đầu ý thức dòng vận hành của tư duy, bản chất mâu thuẫn của tư duy; Hãy cho phép toàn bộ hiện tượng tự nó mở ra khi bạn quán sát.
Câu chuyện có đó nhưng bạn không đọc câu chuyện này. Bạn đang ra lệnh tập sách là nó cần phải nói lời gì. Đó không phải là lịch sử của chính bạn mà là lịch sử của nhân loại. Bạn không thể sở hữu trí tuệ nếu nó chỉ đơn thuần là sự phản ứng của ký ức. Các tôn giáo tổ chức không phải là tôn giáo. Tất cả mọi sự vô lý đang tiếp diễn, nghi lễ, giáo điều, học thuyết, và các nhà thần học đang quay cuồng với các học thuyết mới – Đó không phải là tôn giáo. Điều gì khiến ta cho nó không phải là tôn giáo? Có phải nó đơn thuần là sự xem xét sâu sắc của tất cả mọi tôn giáo, mọi giáo điều của họ, sự mê tín của họ, các nghi lễ của họ, sự vô minh của họ và cuối cùng phải thốt lên rằng, “Điều này vô nghĩa”? Hoặc có phải là ta thấy được tức thì những kiểu tuyên truyền hoặc cưỡng bách không bao giờ là tôn giáo? Ta thấy được tức thì và do vậy ta vượt trên nó. Nhưng nếu ta chỉ đơn thuần xem xét nhiều tôn giáo khác nhau và cuối cùng đưa đến một kết luận, kết luận đó bị giới hạn, bị chia tách ra, qua tranh luận, qua kiến thức cao tột.
Nhưng nếu ta có được tuệ kiến vào bản chất khuôn mẫu của tôn giáo mà con người phát minh, thì tâm trí lập tức giải thoát được nó. Nếu ta hiểu được sự chuyên chế của một đạo sư – Họ đều là những kẻ chuyên chế bởi vì họ ham muốn quyền lực, địa vị. Họ biết; những người khác thì không biết – rồi thì ta thấy được sự chuyên chế của tất cả mọi đạo sư. Sau đó, ta sẽ không tìm tới đạo sư này đến vị đạo sư khác nữa.
Chú Ý
Câu hỏi thứ hai mươi mốt qua Buổi Vấn Đáp 4th tại Ojai vào ngày 15, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi:Mối liên hệ giữa sự chú ý và tư tưởnglà gì? Có khoảng cách giữa sự chú ý và tư tưởnghay không?
Có lẽ bạn biết chú tâm là gì – Từ thuở ấu thơ, chúng ta được huấn luyện để chú tâm. Chú tâm là sự tập trung tất cả mọi năng lực ở một điểm đặc biệt nào đó và duy trì ở điểm đó. Một đứa trẻ ở trường học nhìn ra cửa sổ, nhìn đàn chim và cây cối, những chiếc lá xao động rơi rụng, hoặc loài sóc đang nhảy nhót trên cây. Và người thầy nói, “Trò không chú ý. Hãy đặt chú tâm trên sách; hoặc “Hãy lắng nghe lời thầy nói “. Điều này xem ra đặt nặng trên sự chú tâm hơn là sự chú ý. Nếu tôi là một vị thầy, tôi sẽ giúp học trò nhỏ đó quan sát; Tôi sẽ giúp trò nhỏ đó quan sát con sóc một cách thật trọn vẹn, quan sát sự chuyển động của cái đuôi, những móng vuốt đó hoạt động như thế nào, và tất cả. Sau đó thì nó học cách quan sát một cách chăm chú. Nó sẽ chú ý đến quyển sách.
Chú ý là trạng thái của tâm trí không bị mâu thuẫn. Vô thực thể, hoặc trung tâm, hoặc điểm trụ để nói rằng, “Tôi nhất định phải chú ý”. Đây là trạng thái không phí phạm năng lượng, trong khi đó sự chú tâm là một sự điều khiểnkhông ngừng tiếp diễn – “Tôi muốn chú tâm trên trang sách đó”, nhưng tư tưởngthì luôn lang thang và bạn kéo nó lại – một trận chiến diễn ra liên tu bất tận. Sự chú ý là một cái gì hoàn toàn khác với sự chú tâm.
Người hỏi hỏi rằng: Mối liên hệ giữa sự chú ý với tư tưởng là gì? Chẳng là gì cả, hiển nhiên rồi. Tôi không biết là bạn có hiểu không. Sự chú tâm có mối liên hệ với tư duy, bởi vì tư tưởngra lệnh, “Tôi nhất định phải học hỏi”, “Tôi nhất định phải chú tâm để điều khiển chính tôi”. Tư tưởnghướng từ điểm này qua điểm khác. Trái lại, trong sự chú ý thì tư tưởngkhông có chỗ dựa, chỉ đơn thuần chú ý. Và phần khác của câu hỏi là: Có khoảng cách giữa sự chú ý và tư tưởnghay không? Một khi bạn nắm được toàn bộ dòng vận hành của tư duy, thấy được nó là gì và nó hình thành như thế nào. Không có tư duy nếu đang bị hoàn toàn chìm trong sự hôn mê. Nhưng may mắn hoặc bất hạnh, bạn không trong trạng thái hôn mê. Bạn muốn tìm hiểu tư duy là gì. Nó ở vị trí nào trong sự sống này, nên bạn bắt đầu kiểm soát tư duy. Tư duy xảy ra như một sự phản ứng của ký ức. Ký ức phản ứng với thử thách, với câu hỏi, và với hành động, hoặc trong mối tương quan với một khái niệm hoặc với một người nào đó. Có lẽ bạn giẫm lên một vài con côn trùng đã cắn bạn. Cơn đau đó được ghi nhận và lưu trữ trong bộ não như là ký ức. Thực sự không phải là cơn đau. Cơn đau đã chấm dứt, nhưng ký ức vẫn còn lại. Do vậy, lần tới bạn sẽ cẩn thận hơn, bởi vì bạn đã trải qua kinh nghiệm đau đớn, vốn đã trở thành kiến thứcphản ứng như là tư duy. Ký ức là tư duy. Ký ức, dù sâu sắc như thế nào đi nữa, bao quát như thế nào đi nữa, chắc chắn là luôn bị giới hạn. Không có kiến thức hoàn toàn. Tư duy luôn cá biệt, giới hạn và phân chia; Trong chính nó, nó không bao giờ hoàn hảo và không bao giờ có thể trở nên hoàn hảo. Nó có thể suy tư về tính hoàn hảo. Nó có thể tư duy về tính toàn triệt, nhưng tự tư duy không bao giờ toàn triệt. Bất kỳ những gì tư duy tạo ra, triết lý hoặc tôn giáo, tuy vậy vẫn là nửa vời, giới hạn, tán loạn và là một phần của vô minh. Kiến thức không bao giờ có thể hoàn hảo. Nó nhất định luôn tay trong tay với sự vô minh. Nếu bạn hiểu được bản chất của tư duy và hiểu được sự chú tâm là gì thì bạn sẽ nhận thức là tư duy không thể chú ý bởi vì sự chú ý là đem cho tất cả mọi năng lượng của bạn mà không giới hạn hoặc cưỡng bách tư tưởng.
Nếu bạn đang chú ý, hiện tượng gì xảy ra? Không có “bạn” đang chú ý. Không có trung tâm đó đang nói, “Tôi đang chú ý”. Bạn đang chú ý bởi vì nó là sự sống của bạn. Nếu bạn thành thật chú ý, không sớm thì bạn sẽ khám phá ra rằng tất cả mọi phiền não của bạn sẽ biến mất – ít nhất trong phút chốc. Giải quyết phiền não tức là chú ý. Nó không phải là một thủ đoạn.
Huyên Náo
Câu hỏi thứ hai mươi hai qua Buổi Vấn Đáp 4th tại Ojai vào ngày 15, tháng 5, năm 1980.
Câu hỏi: Tại sao tâm trí tôi huyên náo và quá đỗi bồn chồn?
Bạn có bao giờ tự hỏi câu hỏi đó với chính mình chưa? Tại sao tâm trí của bạn quá đỗi bồn chồn, mãi huyên náo, nhảy từ điểm này đến điểm khác. nhảy từ thú vui này đến thú vui khác? Tại sao tâm trí bạn mãi huyên náo? Và bạn sẽ làm gì về nó? Sự thôi thúc tức thì của bạn là kiểm soát nó, “Tôi nhất định không huyên náo nữa”. Người kiểm soát nói rằng, “Tôi nhất định không huyên náo”, trong chính nó là một phần của sự huyên náo. Bạn thấy vẻ chân mỹ của nó chưa? Nếu vậy thì bạn sẽ làm gì? Bạn có thể xem xét mọi nguyên nhân của sự huyên náo. Huyên náo là một phần tâm trí đang bị bận rộn như thế nào. Tâm trí, bao gồm toàn bộ cơ cấu của nó, bộ não, chắc chắn là đang bận rộn với một cái gì – với dục – với tivi – với nấu ăn – với dọn dẹp nhà cửa – với trò chơi, với viếng thăm nhà thờ, với túc cầu, nó luôn mãi bận rộn. Tại sao nó phải bận rộn? Nếu nó không bận rộn thì bạn có cảm thấy bất ổn, có thấy sợ hãi không được bận rộn hay không? Bạn cảm thấy trống vắng. Bạn cảm thấy mất mát. Bạn bắt đầu nhận thức là có sự cô đơn sâu thẳm bên trong.
Như vậy, để trốn chạy sự cô đơn sâu thẳm đó, với tất cả mọi sự thống khổ của nó, tâm trí tự nó bận rộn với tất cả mọi thứ ngoại trừ điều đó. Và sau đó hiện tượng đó trở thành một sự bận rộn. Từ sự bận rộn với tất cả mọi thứ bên ngoài, nó bảo, “Tôi cô đơn. Đó là rắc rối của tôi. Làm sao tôi có thể chấm dứt nó đây?” Và bạn suy nghĩ là bạn đau khổ như thế nào – lại trở về với sự huyên náo. Sau đó lại hỏi rằng, tại sao tâm trí huyên náo, tại sao không bao giờ có một chút khoảnh khắc yên tịnh nào, không bao giờ có được một khoảnh khắc giải thoát tất cả vấn đề? Lần nữa sự bận rộn của tinh thần là kết quả của sự giáo dục của bạn, của bản chất xã hội của cuộc đời bạn. Nhưng khi bạn nhận thức là tâm trí của bạn đang huyên náo và hãy ngắm nhìn nó, duy trì với nó, sau đó thì bạn sẽ thấy hiện tượng gì xảy ra. Tâm trí của bạn đang huyên náo. Được rồi, hãy quan sát nó. Bạn nói, “Được rồi, hãy huyên náo”. Bạn đang chú ý, có nghĩa là bạn không nỗ lực không huyên náo, không nói rằng, “Tôi nhất định là không”, hoặc chế ngự nó; Bạn chỉ chú ý đến tiến trình huyên náo. Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ thấy được diễn biến đang xảy ra; Tâm trí của bạn sáng suốt và có lẽ đó là trạng thái “bình thường” của một con người lành mạnh.
Cuộc Hội Nghị Lần Đầu Tiên, năm 1980, tại Saanen
Giác Ngộ
Câu hỏi thứ hai mươi ba qua Buổi Vấn Đáp 1st tại Saanen vào ngày 23, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Có quá nhiều đạo sư vào thời đại này, cả Đông phương lẫn Tây phương, mỗi một vị có con đường riêng của họ hướng đến giác ngộ. Làm sao ta biết được là họ nói thật?
Khi một bậc đạo sư bảo rằng họ biết, họ không biết. Khi một bậc đạo sư Đông phương hoặc là một người tại Tây phương nói rằng, “Tôi đã đạt quả vị giác ngộ” – thì có lẽ bạn chắc chắn là họ không giác ngộ; Giác ngộ không phải là để đạt đến. Nó không phải là một cái gì mà bạn đạt đến từng bước từng bước một như bạn leo thang vậy. Giác ngộ không nằm trong đôi tay của thời gian. Nó không là… “Tôi vô minh nhưng nếu tôi làm một số việc nào đó thì tôi sẽ được giác ngộ.” – Bất kỳ lời nói đó có ý nghĩa gì đi nữa. “ Thời gian là gì? Thời gian là nhu cầu đi từ nơi này qua nơi khác bằng thân vật lý. Còn ở mặt tâm lý, thời gian có cần thiết hay không? Chúng ta chấp nhận nó là như vậy và nó là một phần truyền thống và sự trau giồi của chúng ta; Tôi là thế này nhưng tôi sẽ như thế kia. Tôi sẽ là gì không bao giờ xảy ra bởi vì tôi chưa bao giờ tâm trong sạch thấu hiểu “cái đang là”. Sự hiểu biết của cái “đang là” là tức thì; Bạn không phải phân tích, và phải trải qua mọi sự tra tấn.
Ta không thích dùng từ “giác ngộ”. Nó chuyển tải ý nghĩa của các vị đạo sư này. Họ không biết họ đang nói gì, không phải bởi người diễn giả biết, điều đó sẽ là sự ngờ nghệch ở ông ta, nhưng ta thấy được sự liên hệ khi họ thuyết giảng về sự thành tựu giác ngộ, từng bước và từng bước một, tu tập và để tâm trí trở nên đần độn, máy móc và ngu si.
Dù họ là đạo sư Đông phương hoặc Tây phương, hãy hoài nghi lời dạy của họ. Cũng xin hãy hoài nghi lời dạy của người diễn giả - còn hơn thế nữa, bởi vì mặc dù ông ta rất rõ ràng về tất cả mọi vấn đề, điều đó không có nghĩa là ông ta là người duy nhất thấy biết, như vậy càng phi lý hơn nữa. Tâm trí phải thoát khỏi tất cả mọi uy quyền – không tín đồ, đệ tử hoặc khuôn mẫu cơ cấu.
Người hỏi hỏi là: Làm sao ta biết các vị đạo sư này đang nói lời thật? Làm sao bạn biết là các đạo sĩ đạo phương, linh mục, giám mục, hồng y, Đức Giáo Hoàng nói hật? Thay vì tìm tới Ấn độ để chấp nhận các vị đạo sư này, hãy cân nhắc trước, làm sao bạn biết được là họ đang nói lời thật? Có lẽ tất cả các vị này đều đang bận rộn với sự lừa đảo, có nghĩa là tiền bạc, danh vọng địa vị và uy quyền, điểm đạo và vân vân và vân vân. Hãy hỏi họ, “Tại sao ngài đặt ngài trong vị trí uy quyền như vậy? Hãy hoài nghi tất cả mọi lời họ dạy và chẳng sớm bạn sẽ khám phá ra rằng họ ném bạn ra ngoài. Có một lần xảy ra, có một vị đạo sư rất là danh tiếng đã tìm đến người diễn giả. Ông ta nói, “Tôi là một đạo sư với vô số tín đồ. Tôi bắt đầu trước với một tín đồ và bây giờ tôi có hàng nghìn tín đồ và hơn thế nữa, cả Tây phương lẫn Đông phương, đặc biệt là Tây phương. Tôi không thể thiếu họ được. Họ là một phần của tôi và tôi là một phần của họ. Họ đã xây dựng tôi và tôi đã xây dựng họ.” Các đệ tử đó đã xây dựng một bậc đạo sư, và người đạo sư này xây dựng đệ tử và ông ta không thể buông thả họ đi. Bằng cách đó, uy quyền trong thế giới “tâm linh” được thiết lập. Thấy sự nguy hiểm của nó hay không. Nơi nào có uy quyền trong địa hạt của tâm trí và trái tim thì nơi đó không có tình thương - tình thương giả tạm thì có lẽ, nhưng vô nghĩa trong chiều sâu của tính mật thiết, tình thương và sự chăm lo này.
Để tìm hiểu ai là người nói lời thật, xin hãy đừng tìm kiếm nhưng chỉ hãy đặt câu hỏi. Chân lý không phải là một cái gì mà bạn tìm đến. Chân lý chỉ đến khi tâm trí toàn triệt và hoàn toàn giải thoát tất cả mọi vấn đề này. Sau đó thì bạn sở hữu lòng từ bi và tình thương; không phải cho đạo sư của bạn, không phải cho gia đình của bạn, không phải cho lý tưởng của bạn hoặc Đấng Cứu Thế của bạn, nhưng tình thương không động cơ, được tác động bởi trí tuệ. Và bạn nghĩ rằng Chân lý là một cái gì mà bạn mua bán từ người khác.
Các bậc đạo sư Tây phương và Đông phương đều trích dẫn câu châm ngôn cổ này, “Hãy tự thắp đuốc cho chính mình”. Nó rất cổ xưa và là một lời dạy rất nổi tiếng tại Ấn Độ. Và họ lặp đi lặp lại lời dạy đó, còn thêm vào, “Bạn không thể tự thắp đuốc cho chính mình trừ phi tôi ban nó cho bạn”.
Con người rất dễ tin. Sai lầm là ở chỗ đó. Tất cả đều muốn một cái gì – trẻ và già. Đối với lớp trẻ thì thế giới này quá tàn bạo. Đối với họ thì thế hệ của người già đã tạo ra một thế giới kinh khủng. Họ không có vị trí nào trong thế giới này. Họ lạc lõng nên họ phải rượu chè và phải sử dụng cần sa; Đủ sự việc diễn ra với nhóm trẻ; các công xã, những cuộc truy hoan trác tang, chạy đuổi theo nhau đến Ấn Độ, tìm đến các bậc đạo sư, để tìm một ai đó bảo họ phải nên làm gì – người nào mà họ có thể tin cậy được. Họ tìm đến đó, tuổi trẻ, tươi mát, không hiểu biết, và các vị đạo sư này lại cho họ cảm giác là họ được hướng dẫn và được bảo vệ. Đó là tất cả những gì mà họ muốn. Họ không thể tìm được điều đó ở cha mẹ họ, từ các giáo sĩ đạo phương của họ, từ các bác sĩ tâm lý, bởi vì cha mẹ họ, giáo sĩ địa phương và các nhà tâm lý gia cũng đều bối rối như nhau. Họ tìm đến quốc gia nguy hiểm này, quốc gia Ấn Độ và họ bị dính mắc đến hàng nghìn người. Họ đang tìm kiếm sự an ủi. Có người nói rằng, “Tôi sẽ chăm sóc cho bạn. Tôi sẽ có trách nhiệm với bạn. Hãy làm điều này. Hãy làm điều kia” và đây là một trạng thái rất là hạnh phúc và khoái lạc, bởi vì họ đã được dặn dò, “Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, đắm chìm trong dục, rượu chè, cờ bạc vân vân và vân vân.”
Cũng như vậy, thế hệ người già hơn thì cũng cùng chung một vị trí. Chỉ là họ diễn đạt nó một cách cầu kỳ hơn. Họ tương tợ như nhau, trẻ và già khắp nơi trên thế giới. Nhưng không ai có lòng hướng dẫn và soi sáng cho họ. Chỉ có bản thân bạn mới có thể làm được điều đó, nhưng bạn phải hoàn toàn vững vàng và đơn độc. Đó là một hiện tượng đáng kinh sợ đối với cả già lẫn trẻ. Nếu bạn thuộc về bất cứ cái gì, theo bất kỳ một ai đó, bạn đã rơi vào sự đồi trụy rồi. Hãy thấu hiểu điều này thật thâm sâu, với những giọt lệ trong mắt bạn: Khi không có đạo sư, không có bậc thầy và không đệ tử, chỉ có bạn như là một con người đang sống trong thế giới này – thế giới, xã hội mà bạn đã tạo ra. Và nếu bạn không làm điều gì đó cho chính mình, thì xã hội này cũng sẽ không giúp đỡ gì được cho bạn. Ngược lại, xã hội muốn bạn hãy như bạn đang là. Đừng thuộc về bất cứ cái gì, đừng tìm đến bất kỳ tổ chức hoặc trụ sở cơ quan nào. Đừng theo một ai cả. Đừng là một đệ tử của bất kỳ ai. Bạn đang là một con người đang sống trong thế giới kinh khủng này: Một con người là thế giới và thế giới này là bạn. Bạn phải sống tại đây, hãy thấu hiểu nó và siêu vượt trên chính mình.
Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Hai, năm 1980, tại Saanen
Sự Sống Chân Chánh
Câu hỏi thứ hai mươi bốn qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Saanen vào ngày 24, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Tôi là một thầy giáo và tôi luôn bị xung đột với hệ thống học đường và khuôn mẫu cơ cấu xã hội. Tôi có nên từ bỏ tất cả mọi công việc này hay không? Sự sống chân chánh phải như thế nào? Có mưu sinh chân chánh nào mà không thường xuyên bị xung đột hay không?
Đây là một câu hỏi khá phức tạp và chúng ta sẽ đi vào nó từng bước một. Thầy giáo là gì? Một là vị thầy cung cấp thông tin như lịch sử, vật lý, sinh học vân vân và vân vân, hoặc là chính họ phải cùng học hỏi với học trò của họ về chính mình. Đây là một tiến trình hiểu biết toàn bộ dòng chảy của sự sống. Nếu tôi là một vị thầy không thuộc về khoa sinh học hoặc khoa vật lý nhưng về khoa tâm lý, thì học trò có hiểu tôi không hoặc sự chỉ dẫn của tôi sẽ giúp họ hiểu biết chính mình?
Chúng ta nhất định phải rất cẩn thận và rõ ràng qua ý của chúng ta về một vị thầy là gì. Có một vị thầy thuộc khoa tâm lý hay không? Hoặc là chỉ có những vị thầy thuộc thông tin mà thôi. Có vị thầy nào sẽ giúp bạn hiểu biết chính mình hay không? Người hỏi hỏi rằng: Tôi là một thầy giáo. Tôi không chỉ vật lộn với hệ thống thiết lập của giáo đường và nền giáo dục, nhưng cũng với cuộc đời của tôi là một trận chiến không ngừng nghỉ với chính mình. Và tôi có nên từ bỏ tất cả công việc này hay không? Tôi sẽ làm gì nếu tôi từ bỏ tất cả mọi công việc đó. Anh ta không chỉ hỏi về lối dạy dỗ đúng đắn nhưng anh cũng muốn tìm hiểu lối sống đúng đắn là như thế nào.
Sự sống chân chánh (Chánh mạng) là sống như thế nào? Như xã hội hiện tại bây giờ, không có lối sống đúng đắn. Bạn phải kiếm tiền sinh sống. Bạn kết hôn, sinh sản con cái, phải có trách nhiệm với chúng và như vậy bạn chấp nhận cuộc đời của một kỹ sư hoặc một giáo sư. Như xã hội hiện tại, có thể có một lối sống đúng đắn hay không? Hoặc là sự tìm tòi sự sống chân chánh đơn thuần chỉ là một sự tìm kiếm không tưởng, một ước nguyện cho một cái gì hơn thế nữa? Ta phải làm gì trong một xã hội đồi trụy, luôn mâu thuẫn với chính nó, nơi mà sự bất công đầy dẫy – Đó là xã hội mà chúng ta đang sống hay sao? Và không chỉ là một vị thầy trong học đường, tôi tự hỏi chính mình: Tôi phải nên làm gì?
Có thể nào sống trong xã hội này, không chỉ kiếm phương tiện sinh kế nhưng cũng làm sao sống mà không bị xung đột hay không? Có thể nào kiếm phương tiện mưu sinh chân chánh và cũng chấm dứt tất cả mọi xung đột trong chính ta hay không? Hai vấn đề này có riêng rẽ với nhau như ngăn kín đầy nước hay không? Hoặc là chúng đồng hợp? Sống một cuộc đời không xung đột đòi hỏi một sự hiểu biết lớn lao về chính mình và một trí tuệ vô biên – Không phải trí thông minh khôn khéo của người tri thức – nhưng khả năng quan sát, thấy biết đối tượng đang diễn tiến, ngoài và trong và thấy là không có sự khác nhau giữa ngoài và trong. Nó giống như đợt thủy triều lên xuống, vào và ra nhịp nhàng. Sống trong xã hội mà chúng ta tạo ra mà không có bất kỳ sự xung đột nào với chính mình và cùng một lúc để có một phương tiện sinh kế đúng đắn, có thể nào hay không? Trên vấn đề nào mà tôi nên nhấn mạnh – trên phương tiện sinh kế đúng đắn hoặc là một lối sống đúng đắn, đúng vậy, để tìm hiểu làm sao có thể sống một cuộc đời không bị xung đột hay không? Cái nào đến trước ?Đừng đến để chỉ nghe tôi nói, đồng ý hoặc không đồng ý, và cho rằng, “Điều này không thực tiễn chút nào. Không giống như vậy đâu” – bởi vì nó là vấn đề của bạn. Chúng ta đang cùng đàm thoại lẫn nhau: Có lối sống tự nhiên nào sẽ mang lại phương tiện sinh kế và cùng một lúc giúp chúng ta có thể sống mà không có cái bóng của sự xung đột hay không?
Mọi người nói rằng bạn không thể sống bằng lối sống đó ngoại trừ trong một đạo tràng, như là một tu sĩ, bởi vì bạn đã từ bỏ thế giới và tất cả mọi đau khổ và bạn cam kết phụng sự Thượng Đế. Bạn đã dâng hiến cuộc đời mình cho một lý tưởng hoặc một con người, hoặc một hình ảnh hoặc một biểu tượng nào đó. Bạn kỳ vọng là bạn sẽ được chăm lo. Nhưng rất ít người tin vào các đạo tràng hoặc nói rằng, “Tôi sẽ quy phục chính mình”. Nếu họ có thể quy phục chính họ thì họ sẽ quy phục với hình ảnh mà họ đã tạo ra về một cái gì đó, hoặc là họ sẽ phóng chiếu.
Có thể sống một cuộc đời mà không có một cái bóng xung đột chỉ khi nào bạn thấu hiểu được toàn bộ ý nghĩa của sự sống – vốn là mối tương quan và hành vi. Hoạt động đúng đắn nghĩa là gì trong mọi hoàn cảnh? Có sự việc như vậy hay không? Có hành động đúng đắn nào tuyệt đối, hoặc không tương đối hay không? Sự sống là sự hoạt động, lưu chuyển, trao đổi, tích lũy kiến thức và cũng là mối quan hệ với kẻ khác, dù sâu đậm hoặc nông cạn. Bạn phải tìm đúng mối quan hệ nếu bạn muốn khám phá một hành động tuyệt đối đúng đắn.
Mối quan hệ hiện tại với người khác là gì – không lãng mạn, tưởng tượng, một hiện tượng hoa hòe và nông cạn biến mất trong vài phút chốc – nhưng thật sự, mối quan hệ của bạn với người khác là gì? Mối quan hệ của bạn với một người đặc biệt nào đó? - có lẽ mật thiết hoặc liên hệ ái dục và lệ thuộc lẫn nhau, chiếm hữu lẫn nhau và do đó mà phát sanh đố kỵ và thù nghịch. Người đàn ông và người phụ nữ vào văn phòng, hoặc làm một công việc về chân tay, nơi mà họ tham vọng, đố kỵ, cạnh tranh, bạo hành để được thành công; Cô hoặc anh trở về nhà và trở thành một người chồng hoặc một người vợ thuần hóa, mềm dịu và cảm thông. Đó là mối quan hệ thường ngày thật sự. Không ai có thể chối bỏ được điều đó. Và chúng ta đặt câu hỏi là: Có phải đó là một mối quan hệ đúng đắn? Chúng ta trả lời là không, chắc chắn là không. Sẽ rất là vô lý khi cho đó là mối quan hệ đúng đắn. Chúng ta cho là như vậy, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục một lối sống như vậy. Chúng ta cho điều đó là sai nhưng chúng ta xem ra không thể nào thấu hiểu mối quan hệ đúng đắn là gì – ngoại trừ tùy thuộc vào khuôn mẫu được đặt ra bởi chúng ta và bởi xã hội. Chúng ta có lẽ muốn như vậy. Chúng ta ước được như vậy. Khao khát được như vậy, nhưng khao khát và ước nguyện không mang lại nó. Chúng ta phải thấm nhập vào nó một cách thành thật và hãy tìm hiểu.
Mối quan hệ thông thường là nhục dục – bắt đầu với điều đó – sau đó thì từ nhục dục đến tình thân, cảm giác lệ thuộc vào nhau, sau đó là sự tạo lập một gia đình và gia tăng sự lệ thuộc lẫn nhau. Khi có sự bất ổn trong sự lệ thuộc đó thì nồi nước sẽ sôi sục lên. Để tìm đến một mối quan hệ đúng đắn, ta phải tìm hiểu sự lệ thuộc sâu sắc này ở nhau. Ở phương diện tâm lý, tại sao chúng ta lại quá lệ thuộc trong mối quan hệ của chúng ta với nhau như vậy ? Có phải là chúng ta cô đơn đến mức tuyệt vọng? Có phải là chúng ta không tin cậy bất kỳ một ai – thậm chí với chồng hoặc vợ của ta? Ngược lại, sự lệ thuộc cho ta cảm giác yên ổn; một sự tự vệ đối lập với thế giới sở hữu lắm điều kinh khủng kia. Chúng ta nói, “Tôi yêu bạn”. Trong tình yêu đó luôn có cảm giác chiếm hữu và bị chiếm hữu. Và khi hoàn cảnh đó bị đe dọa thì xung đột phát sanh. Đó là mối quan hệ hiện tại của chúng ta với nhau, bắt chước nhau hoặc ngược lại. Chúng ta tạo nên hình ảnh về nhau và cùng bám víu vào hình ảnh đó.
Khoảnh khắc chúng ta trói buộc vào người khác hoặc trói buộc vào ý tưởng hoặc khái niệm, sự hư hỏng bắt đầu. Đó là vấn đề mà chúng ta cần phải được nhận thức và chúng ta lại không muốn nhận thức nó. Cho nên, chúng ta có thể chung sống mà không bị trói buộc, không lệ thuộc trên phương diện tâm lý của đối tượng kia không? Trừ phi bạn thấu suốt được điều này, bạn sẽ sống triền miên trong sự xung đột, bởi vì sự sống là mối quan hệ. Bây giờ, chúng ta có thể một cách khách quan, không động cơ, quan sát tất cả mọi hậu quả của sự dính mắc và buông xả chúng lập tức hay không? Tôi dính mắc và tôi vật lộn để được dính mắcvà tôi đã tạo ra sự đối lập này. Khoảnh khắc tôi tạo ra sự đối lập, sự xung đột hình thành. Nhưng không có sự đối lập, chỉ có cái mà tôi sở hữu vốn là sự dính mắc. Chỉ có sự thật của sự dính mắc – trong hiện tượng mà tôi thấy tất cả mọi sự dính mắc, không có tình thương – không là sự theo đuổi của sự tách rời. Bộ óc đã được điều kiện hoá, giáo dục, huấn luyện để quan sát cái đang là và tạo ra đối đãi của nó: “Tôi bạo lực nhưng tôi nhất định sẽ không bạo lực.” Do vậy mà có sự xung đột. Nhưng khi tôi quan sát chỉ sự bạo lực mà thôi, bản chất của nó – không phân tích nhưng quan sát – thì sự xung đột của đối đãi đó hoàn toàn bị loại trừ. Nếu ta muốn sống mà không bị xung đột, chỉ trực diện với “cái đang là”, còn tất cả mọi thứ khác là không. Và khi ta sống cách đó – và có thể sống bằng cách đó – hoàn toàn duy trì với cái “đang là” thì cái gì là sẽ dần rơi rụng. Hãy thí nghiệm nó.
Khi bạn thật sự thấu hiểu bản chất của mối quan hệ chỉ hiện hữu khi không còn bị dính mắc, khi không còn hình ảnh về nhau, thì đó là sự tương thông với nhau thật sự.
Hành động đúng đắn có nghĩa là hành động một cách chính xác, nghiêm ngặt, không dựa trên động cơ. Một hành động không đường hướng hoặc cam kết. Sự hiểu biết về hành động đúng đắn, mối quan hệ đúng đắn thường mang đến trí tuệ. Không phải trí tuệ của người tri thức nhưng trí tuệ thâm sâu không phải của riêng bạn hoặc của riêng tôi. Trí tuệ đó sẽ khiến bạn nên cần làm gì để sinh sống. Khi sở hữu được trí tuệ đó thì dù bạn là một người làm vườn, một người nấu ăn cũng không thành vấn đề. Thiếu trí tuệ này thì sự sống của bạn sẽ xoay chuyển bởi hoàn cảnh.
Có một lối sống mà không bị xung đột. Bởi vì không bị xung đột nên trí tuệ đó sẽ hướng dẫn bạn một sự sống chân chánh.
Thu Nhận
Câu hỏi thứ hai mươi lăm qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Saanen vào ngày 24, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Có thể nào hoàn toàn tỉnh thức ngay ở khoảnh khắc nhận thức mà tâm trí không nhớ lại một sự kiện?
Câu hỏi đó chính là câu trả lời. Chúng ta sẽ thẩm xét nó. Có thể nào không thâu nhận, mọi thất bại, tuyệt vọng, căng thẳng lo âu của ta, tất cả mọi sự kiện đang diễn tiến ngoài và trong, để tâm trí luôn có thể tự do?
Chức năng của bộ não là thâu nhận. Có người nói với tôi: “Ngài là kẻ ngu si”, và bộ não lập tức thâu nhận ngay. Tôi không thích như vậy bởi vì tôi ôm ấp hình ảnh riêng về con người của tôi rằng tôi không phải là kẻ ngu si và bạn gọi tôi là kẻ ngu si, tôi cảm thấy mình bị tổn thương. Đó là tiến trình thâu nhận. Sự tổn thương đó hiện hữu lâu dài khi tôi vẫn còn ôm ấp hình ảnh về chính mình - Ai cũng dẫm bước trên hình ảnh đó. Và sự tổn thương đó, bộ óc đã thâu nhận nó. Tiến trình thâu nhận này đang xây một bức tường quanh tôi để tôi không còn bị tổn thương nữa. Tôi sợ hãi nên tôi co rút lại. Tôi xây vách tường kháng cự và tôi cảm thấy được yên ổn.
Bây giờ người hỏi hỏi là: Có thể nào không thâu nhận sự tổn thương đó ngay khoảnh khắc khi tôi bị gọi là kẻ đần độn hay không? Có thể nào không thâu nhận, không chỉ sự tổn thương nhưng cả sự khen ngợi? Có thể nào không thâu nhận cả hai? Bộ não đã được huấn luyện để thâu nhận bởi vì trong tiến trình thâu nhận đó làsự yên ổn, bình an, cảm quan sống động; Trong tiến trình thâu nhận đó, tâm trí tạo ra hình ảnh về chính mình. Và hình ảnh đó sẽ không ngừng bị tổn thương. Có thể nào sống mà không sở hữu một hình ảnh nào về chính mình, hoặc về chồng của bạn, vợ, con cái, công ty, hoặc về các nhà chính khách, hoặc về một lý tưởng – không một chiếc bóng của hình ảnh? Có thể, và nếu nó không được tìm thấy bạn sẽ luôn bị tổn thương, luôn sống trong một khuôn mẫu thiếu tự do. Khi bạn chú ý một cách trọn vẹn thì không có sự thâu nhận. Chỉ khi nào bạn không chú ý thì bạn đang thâu nhận. Đúng vậy: Bạn khen ngợi tôi; Tôi thích được như vậy; Sự thích thú ngay khoảnh khắc đó là sự thiếu chú ý do vậy mà sự thâu nhận xảy ra. Nhưng nếu khi nào mà bạn khen ngợi tôi, tôi lắng nghe nó hoàn toàn mà không có bất kỳ s phản ứng nào thì không có trung tâm đang thâu nhận.
Bạn phải đi vào vấn đề chú ý là gì. Đa số chúng ta biết chú tâm là gì; Từ điểm này qua điểm khác – từ ham muốn này đến ham muốn kia, từ hy vọng này đến hy vọng kia. Bạn chú tâm đến nghề nghiệp của bạn. Bạn chú tâm làm sao để có thể kiểm soát được tâm trí và để đạt đến một kết quả nào đó. Trong sự chú tâm, chắc chắn là có sự xung đột bởi vì khi bạn đang chú tâm, tư tưởng trào dâng và bạn nỗ lực đẩy chúng đi. Sự vật lộn triền miên này với tư tưởngkhông mời mà đến là sự chú tâm, trong khi đó thì sự chú ý không có sự tranh đấu và không có điểm trụ nào để bạn chú ý đến.
Bạn có bao giờ chú ý đến một cái gì chưa? – có nghĩa là vô niệm, bất động, không lý giải hoặc không động cơ mà chỉ chú ý một cách trọn vẹn. Chú tâm thì đi từ điểm này đến điểm khác và do đó có sự kháng cự; Chú ý không có trung tâm từ đối tượng mà bạn chú ý; Chú ý bao hàm tất cả, vô biên giới. Chú tâm thì dù muốn dù không cũng mang lại sự kháng cự. Bạn nhốt mình lại, trốn tránh tiếng động, trốn tránh mọi sự quấy nhiễu. Toàn bộ bộ não của bạn chỉ trụ ở một điểm, điểm đó có thể xuất sắc hoặc là không. Trong sự chú tâm có sự phân chia giữa người kiểm soát và sự kiểm soát. Người kiểm soáttức là sự tư duy bảo là, “Tôi nhất định phải kiểm soát điều đó”. Do đó người kiểm soáttức là sự kiểm soát. Nói một cách khác, người tư duy tức là sự tư duy bởi vì không có sự riêng rẽ giữa tư duy và người tư duy. Bạn loại trừ mọi phân chia. Khi bạn nhận thức là người tư duy tức là sự tư duy, người kiểm soát tức là sự kiểm soát. Khi bạn thật sự thấy được thực tại của hiện tượng này thì là đó là sự chú ý; Trong sự chú ý, có lẽ bạn đang chú tâm trên đối tượng khi bạn đang làm gì đó, nhưng nó bắt nguồn qua chú ý.
Cái Chết
Câu hỏi thứ hai mươi sáu qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Saanen vào ngày 24, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Trong các bài giảng của ngài, ngài có giảng là cái chết như là một sự từ bỏ hoàn toàn; Ngài cũng dạy là sau cái chết là sự bất tử, một trạng thái tồn tại phi thời gian. Ta có thể sống trong trạng thái đó hay không?
Tôi không dùng từ từ bỏ. Tôi có nói rằng cái chết là một sự chấm dứt – như một sự chấm dứt của dính mắc. Khi có một cái gì chấm dứt như sự dính mắc thì một cái gì hoàn toàn mới lạ sẽ bắt đầu. Khi ta đã quen sân hận, hoặc tham lam hoặc bạo hành suốt cả cuộc đời ta và ta chấm dứt nó, thì một kinh nghiệm toàn triệt và mới lạ xảy ra. Có lẽ ta theo một đạo sư, với tất cả mọi thứ phụ tùng mà họ cho ta; ta nhận thức sự vô lý của nó, và ta chấm dứt nó. Hiện tượng gì xảy ra. Cảm giác trút bỏ được gánh nặng mà ta đã gánh gồng một cách vô ích. Tử thần giống như là sự chấm dứt của dính mắc.
Cái gì đó đã tiếp diễn thông qua cuộc đời? Ta đặt cái chết đối lập với cái sống. Ta cho chết là hết sống. Giây phút cuối của cuộc đời đó có lẽ là mười năm hoặc mười lăm năm sau – hoặc là cái ngày sau ngày mai. Ta hy vọng ta sẽ sống thêm mười năm nữa, nhưng đây chỉ là ảo tưởng của ta, ham muốn của ta, một thứ xung lượng. Ta không hiểu biết cách đối diện cái chết ngoài sự hiểu biết hoặc đối diện cái sống được, bởi cái chết không phải là sự đối lập của cái sống.
Có nhiều điều quan trọng hơn đặt câu hỏi đó: Làm sao trực diện với cái chết hoặc bất tử là gì, hoặc là bất tử là trạng thái mà ta có thể sống, có phải đó là câu hỏi làm sao đối diện với sự sống, làm sao thấu hiểu được hiện tượng kinh khủng gọi là sự sống đây?
Bởi vì sự sống như ta đang là là vô nghĩa. Có lẽ ta nỗ lực đem ý nghĩa vào đời sống như đa số mọi người thường làm, nói rằng cuộc đời phải như thế này, hoặc cuộc đời phải như thế kia, nhưng hãy gạt qua một bên tất cả mọi ảo tưởng, phù hoa hư ảo, mọi lý tưởng vô lý, sự sống là nổi đau thường nhật của ta, sự tranh đấu, thất vọng, tuyệt vọng, thống khổ của ta – thỉnh thoảng với những ánh chớp của vẻ đẹp và tình thương. Đó là cuộc đời của ta; Ta có thể đối diện nó và hiểu biết nó đến mức trọn vẹn để ta không còn xung đột trong cuộc đời? Làm như vậy tức là chết với tất cả những gì mà tư tưởng đã dựng lên. Tư tưởng đã xây dựng nên bao hư ảo phù hoa. Tư tưởng đã nói rằng, “Tôi nhất định phải thành tựu, phải trở thành một nhân vật nổi danh, vật lộn và tranh đấu”. Đó là những gì mà tư tưởng đã góp nhặt, và là sự sống của ta. Thánh thần của ta, giáo đường, đạo sư, nghi lễ, tất cả mọi hiện tượng đó là hoạt động của tư duy, sự vận hành của ký ức, kinh nghiệm kiến thức được lưu trữ trong bộ não, một tiến trình vật chất. Và khi tư tưởngkhống chế cả cuộc đời của ta, như nó đang hành hoạt thì nó sẽ chối bỏ tình thương. Tình thương không phải là một sự tưởng nhớ. Tình thương không phải là một kinh nghiệm. Tình thương không phải là một ham muốn hoặc khoái lạc.
Lối sống đó bị khống chế bởi tư duy, ta đã chia cắt sống với chết, một sự chấm dứt và ta kinh sợ nó. Nếu ta chối bỏ tất cả những gì trong chính mình do tư duytạo ra – và hiện tượng này phải cần – Cái gì đã sở hữu ta? Ta với cái chết; Sự sống đang chết và nó cũng đang tái tạo.
Ta tu dưỡng để là một cá nhân – cái ta đối lập với cái bạn, bản ngã của tôi đối lập với bản ngã của bạn. Nhưng sự thật ta là toàn bộ nhân loại. Ta trải qua những gì mà mỗi con người đều phải trải qua, tất cả mọi nhục dục ham muốn, hư hỏng đồi trụy, sầu muộn, hy vọng lớn lao, sợ hãi, xốn xang lo âu, cảm giác cô đơn vô cùng tận – Đó là những gì mà mỗi con người đều sở hữu. Đó là cuộc đời của ta. Ta là toàn bộ nhân loại. Ta không phải là một cá nhân. Ta thích cho ta là như vậy, nhưng ta không phải.
Có một sự sống không có trung tâm như một cái “tôi”, một cuộc đời. Do đó, hãy tay trong tay với cái chết và bắt nguồn từ đó là ý thức chấm dứt một cách trọn vẹn, thời gian đang đến lúc chấm dứt. Thời gian là dòng chảy. Dòng chảy đó là tư tưởng. Dòng chảy đó là thời gian. Khi ta hỏi, “Ta có thể mãi mãi trường cửu hay không?” Ta không thể hiểu. Có thấy ta đã làm gì chưa.“Ta muốn mãi mãi được trường cửu, thấu hiểu sự bất tử” – có nghĩa là cái “Tôi” nhất định phải là một phần của cái đó. Nhưng cái “Tôi” đó là gì? Một tên gọi, một hình tướng, và tất cả những gì mà tư tưởng đã tích tập. Đó là cái “Tôi” thật sự mà ta đang bám víu. Và khi tử thần đến qua bệnh tật, tai nạn và tuổi già, ta kinh sợ đến như thế nào.
Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Ba, năm 1980, tại Saanen
Bất mãn
Câu hỏi thứ hai mươi bảy qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Saanen vào ngày 25, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Tôi bất mãn với mọi thứ. Tôi đọc và suy nghĩ rất nhiều nhưng sự bất mãn của tôi với toàn cả vũ trụ này vẫn như vậy. Những lời ngài dạy càng khiến tôi càng bất mãn hơn, càng bị phiền não hơn, và càng rối rắm hơn. Hiện giờ tôi cảm thấy rất tuyệt vọng và hận thù ngài. Có gì sai sót với lời ngài dạy? Hoặc là có gì sai sót với tôi?
Ta quan sát mọi hiện tượng đang diễn ra trong thế giới này, thấy được nạn nhân mãn, không khí bị ô nhiễm, hối lộ và bạo hành hầu như ở mỗi một quốc gia và ta cố gắng tìm câu trả lời. Có lẽ ta bất mãn không chỉ với người diễn giả đang nói chuyện, nhưng với tất cả mọi thứ quanh ta – với nghề nghiệp của ta, với vợ hoặc chồng của ta, với bạn gái hoặc bạn trai và nhiều thứ khác nữa. Ta bất mãn và điều đó rất thông thường với hầu hết chúng ta. Một là sự bất mãn trở thành ngọn lửa đang bùng cháy hoặc là sự nản chí khi ta chạy đuổi theo sự thoả mãn nào đó trong các hoạt động hàng ngày. Thay vì cho phép sự bất mãn đó trở thành ngọn lửa bừng cháy, đa số chúng ta hầu như dặp tắt nó. Chúng ta cũng khá dễ dàng thoả mãn, khá dễ tin, và sẵn sàng chấp nhận sự bất mãn của chúng ta đang dần dần rơi rụng và chúng ta lại trở thành một con người bình thường, thiếu sức sống, thiếu năng lượng, thiếu lòng thôi thúc để làm một cái gì đó.
Người hỏi ngụ ý là anh đã trải qua tất cả mọi hiện tượng này; Anh đã đọc và suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời. Có lẽ anh đã du hành khắp thế giới và vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho sự bất mãn này. Người có lòng ý thức được những gì đang xảy ra quanh họ và trong chính họ, ý thức được chính trị, khoa học và tôn giáo không giải đáp được những vấn nạn sâu thẳm của nhân loại. Chúng ta sở hữu một nền kỹ thuật tiến hoá và phát triển nhưng bên trong chúng ta vẫn không hài lòng. Người hỏi, khi nghe diễn giả thuyết trình, khiến anh lại càng đâm ra phiền não hơn, càng bất mãn hơn và sinh lòng chống đối, và anh hiểu là hình như có cái gì sai sótqua lời dạy của người diễn giả - hoặc là có cái gì sai ót trong chính anh? Thay vì chấp nhận, ngồi yên lặng và đồng ý, anh chống đối người diễn giả. Anh không chấp nhận. Ta chắc chắn phải rất rõ ràng là sự bất mãn này có nguyên nhân, bởi vì phải có nguyên nhân thì mới có thể vừa lòng, mới mãn nguyện được. Sự bất mãn này tạo ra sự đối nghịch, ước muốn được mãn nguyện, được hài lòng, và được hoàn toàn trưởng giả. Nếu ta muốn, khi ta cảm thấy bất mãn, ta phải tìm kiếm một cái gì đó để ta có thể hoàn toàn thoả mãn để ta không còn bị khó chịu nữa. Rồi thì thì ta tìm cách thoả mãn và sự bất mãn này sẽ rơi rụng và biến mất.
Có lẽ đó là những gì mà hầu hết chúng ta đang làm. Bạn đã tham dự hết buổi thuyết giảng này đến buổi thuyết giảng kia. Bạn đến đây và muốn tìm sự thoả mãn nào đó, một thứ yên ổn và một thứ cam đoan, một sự thực đáng hài lòng. Đa số chúng ta tìm đến sự thoả mãn một cách rất dễ dàng, trong nhà bếp, trong vài khía cạnh tôn giáo, hoặc trong chính trị. không thể nào tránh được, tâm trí dần dần bị hạn hẹp, trở nên nhỏ nhoi hơn trong khi tiềm năng của nó thì vô hạn .
Nếu ta không thoả mãn với bất kỳ thứ gì, bất mãn với toàn cõi vũ trụ - như người hỏi đã đặt câu hỏi – không chỉ bất mãn ở lãnh vực không sở hữu nhà hoặc tiền bạc, nếu vậy thì sự bất mãn đó vô nguyên nhân, tự nó bất mãn mà không bởi vì một cái gì. Những người như vậy thường hiếm khi nhóm lên ngọn lửa bất mãn. Có lẽ người như vậy thường đến đây để nghe pháp, và sự bất mãn đó gia tăng. Nó trở nên chi phối. Nếu vậy thì anh sẽ phải làm gì khi anh hoàn toàn bất mãn với toàn bộ khuôn mẫu cơ cấu của tư duy? Anh đang trong trạng thái không chuyển dịch gì được. Anh không tìm kiếm. Anh không ham muốn. Anh không tìmđến cái này hoặc cái kia. Anh bị cháy bỏng với sự kiện này. Và người diễn giả cũng không chuyển dịch gì được. Lời ông nói là như vậy, không phải bởi vì ông giáo điều, mê tín, xa thực tế, hoặc tự khẳng định. Ông bảo là nếu bạn ý thức nội dung của nó và giải tỏa mọi nội dung của ý thức thì đó là một phạm trù hoàn toàn khác. Ông đã lặp đi lặp lại điều này hằng hơn năm mươi năm rồi, không phải bởi vì ông phát minh ra nó mà bởi vì nó là như vậy.
Có hai thực thể, một thực thể lúc nào cũng bất mãn hoàn toàn, không có cách gì có thể làm vừa lòng họ được, sách vở, ngôn từ, khái niệm, lãnh đạo và chính trị, không có gì có thể và như vậy anh đang trong trạng thái tê liệt, và thực thể kia cũng bị tê liệt như vậy. Anh sẽ không chuyển dịch. Anh sẽ không nhường nhịn. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hai con người, một người từ tận cùng chiều sâu tâm trí của ông và trái tim thì bất mãn hoàn toàn, và còn người kia thì từ chiều sâu của tâm trí anh và trái tim thì bảo là, “ Đó là như vậy.” Sau đó thì hai thực thể này gặp nhau. Đây không phải là một hiện tượng mơ mộng xa vời, phát minh qua trí tưởng tượng. Đây là như vậy. Nhưng nếu ta cảm thấy đối nghịch với đối tượng kia, thì họ đã chuyển dịch rồi. Họ sẽ không bất mãn hoàn toàn. Giây phút họ bảo là, “Tôi đối nghịch bạn và những lời bạn nói.” Họ đã chia cắt với cái đang bừng cháy. Họ đã mềm dịu rồi. Tuy vậy, đối tượng kia không đối nghịch. Ông ta nói, “Nó là như vậy.” Khi người thứ nhất gặp diễn giả mà không có chút chống đối nào, không muốn bất cứ một thứ gì từ ông thì cả hai đều tương đồng. Lửa là lửa. Không phải lửa của bạn, lửa của tôi, nó là lửa. Khi lửa được dặp tắt, thì họ khác đi.
Tán Tâm
Câu hỏi thứ hai mươi tám qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Saanen vào ngày 25, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Ta nhận thức sự tỉnh thức quan trọng sâu sắc như thế nào với nội tâm và hành vi bên ngoài của ta, tuy vậy ta vẫn bị rơi tuột vào sự tán tâm một cách dễ dàng. Chắc chắn là phải có một Kristnamurti, sách vở, băng ghi âm để giúp ta cảnh giác? Tại sao? Tại sao lại có khoảng cách này giữa sự hiểu biết và hành động tức thì?
Tại sao ta bị tán tâm quá dễ dàng, quá thông thường như vậy? Nó xảy ra mọi lúc. Để ý thức mọi hiện tượng diễn ra dưới làn da và hiện tượng đang diễn ra ngoài làn da – nhất định phải có người nhắc nhở bạn hay sao?
Y phục không làm nên con người; Khoác áo tu sĩ không khiến bạn trở thành một bậc thánh. Nếu y phục phải nhắc nhở bạn phải luôn ý thức – thì bạn bị lệ thuộc vào y phục – hoặc nếu không có những bộ y phục bên ngoài thì bạn có thể ý thức và không bị rơi tuột vào sự tán tâm này hay không?
Có phải sự tỉnh thức, bất kỳ nó là gì, phải được bồi dưỡng, phát triển qua sự tu tập mặc dù nói rằng, “Tôi nhất định phải ý thức”, và tham thiền trên sự tỉnh thức đó hoặc có một vài thứ gì đó để nhắc nhở ta cần liên tục ý thức? Chúng ta hãy tìm hiểu ý thức có nghĩa là gì. Ta không thể hiểu biết tất cả mọi sự diễn tiến đang xảy ra trong thế giới này. Những gì mà các chính khách đang làm, những gì mà các mật vụ đang làm, những gì mà quân đội hoặc các khoa học gia đang làm; Ta không biết láng giềng ta đang làm gì, hoặc là ta không thể biết là chồng ta hoặc vợ ta đang làm gì. Ta không thể biết được tất cả. Nhưng ta có thể biết, hoặc trở nên ý thức hơn cuộc đời nội tâm của ta.
Bây giờ, có phải sự vận hành của nội tâm khác với sự vận hành của ngoại giới hay không? Có phải hiện tượng bên ngoài – Sự ô nhiễm không khí, sự hối lộ đồi trụy, sự dối trá, mánh khóe, đạo đức giả, và bạo động rất khác với nội tâm của chính ta? Hoặc có phải nó luôn là một sự vận hành, như dòng thủy triều dập dồn lên xuống? Ta có thể ý thức dòng chuyển đó – thấy biết và quan sát nó? Ta có thể trong tiến trình của sự quan sát dòng chảy nguyên khối này có thể lựa chọn hay không? Trong dòng vận hành này là sự tỉnh thức dựa trên sự lựa chọn? Ta có thể quan sát dòng vận hành này – vốn là tự thân của ta và thế giới, bởi vì thế giới tức là ta – phi lựa chọn? Sự quan sát đó là sự tỉnh thức mà ta không cần phải tu dưỡng, không cần một ai nhắc nhở ta, không sách vở hoặc băng ghi âm. Một khi ta thấy được chính mình, thực tại là dòng vận hành ngoài và cốt yếu tương tợ như nhau và ta không cần bất kỳ sự nhắc nhở nào. Nó cùng là một dòng vận hành đã tạo ra thế giới, xã hội, quân đội, hải quan, khoa học gia, chính trị gia, và dòng vận hành đó cũng là bản thân ta. Ta có thể nghiêm chỉnh, tự không dối gạt mình, thể nhập thật sâu thẳm vào sự tỉnh thức phi chọn lựa này; quan sát nó mà không cần sự chỉ dẫn? Ta phải quan sát thật cẩn trọng. Tự nhiên rằng, sự tỉnh thức đó không thể liên tục. Nhưng ý thức không liên tục, tức là ý thức không ý thức. Ý thức không ý thức là ý thức. Ta không thể nói một cách lý lẽ, rành mạch rằng, “Tôi sẽ cảnh giác từ sát na này sát na, từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ” – Ta không thể, trừ phi ta bị bệnh thần kinh và luôn tự nói rằng, “Tôi sẽ tỉnh thức. Tôi sẽ tỉnh thức”. Sau đó thì nó trở thành ngôn ngữ và không mang ý nghĩa gì. Nhưng nếu ta thấy biết sự chú ý đó, sự tỉnh thức đókhông thể duy trì trong mọi lúc –là một thực tại – do đó mà bị tán tâm, có giá trị riêng của nó, có ý nghĩa riêng của nó; bởi vì qua sự tán tâm đó, bạn khám phá là bạn không chú ý.
Người hỏi hỏi rằng, “Tại sao có một khoảng cách giữa sự hiểu biết và hành động tức thì? Ý của ta là gì qua sự hiểu biết? Có người giải thích bản chất và cơ cấu phân tử, ta cẩn thận nghe và nói rằng, “Đúng vậy, tôi hiểu lời ngài nói”. Hoặc là ta nghe một triết gia và nói, “Đúng vậy. Tôi hiểu căn bản các học thuyết của ngài”. Tất cả điều đó là sự sáng suốt của tinh thần, sự hiểu biết. Đó là chức năng của tinh thần – nhận thức rõ, đánh giá và phân tích. Ở lãnh vực đó ta nói, “Tôi hiểu”.
Người hỏi hỏi rằng, “Tại sao có một khoảng cách giữa sự hiểu biết và hành động tức thì? Ta hiểu một cách sâu sắc rằng thế giới này không bao giờ là một sự vật, lý giải không bao giờ là lẽ thực. Hiểu biết xảy ra khi tâm trí yên lặng, không đơn thuần ở lãnh vực tri thức. Bạn chia sẻ với tôi một vấn đề, một vấn đề nghiêm trọng và triết lý. Nếu tâm trí tôi đang huyên náo, xa vắng, tôi không thể hiểu đầy đủ lời bạn nói. Như vậy, chắc chắn tôi nghe bạn nói, không diễn dịch lời bạn, hoặc lý giải lời bạn, hoặc chỉ lắng nghe nửa vời bởi vì tôi sợ lời nói của bạn bởi sau đó tâm trí của tôi sẽ bị phiền nhiễu, thay đổi và náo loạn. Trong khi đó, nếu tôi thật sự muốn lắng nghe bạn, tâm trí nhất định sẽ yên lặng. Rồi có chiều sâu hiểu biết không thuần túy chỉ trên mặt tri thức hoặc là ngôn ngữ. Khi có sự nhận thức thâm thúy của lời nói, dù giả hay thật – và ta có thể khám phá cái thực trên cái giả - Từ đó. trong trạng thái hiểu biết qua sự yên lặng, hành động tức thì tự nhiên, không có khoảng cách giữa hai. Khi ta đứng bên bờ mé của núi, ta không tranh biện, tri thức không cho phép ta bàn luận hoặc là tư duy về nó; Ta nhảy ra khỏi mối nguy hiểm. Đó là hành động tức thì vì sự tự vệ, thường là một điều lành mạnh, tự nhiên và bình thường. Ta sẽ không đứng trước một chiếc xe đò đang muốn cán lên ta, hoặc đứng nhìn một con rắn độc, hoặc một con vật nào đó. Đây là bản năng tự nhiên để tự cứu lấy mình. Nếu sự nhận thức này trọn vẹn – thường có thể chỉ xảy ra khi tâm trí yên lặng lắng nghe, không chấp nhận, không chối bỏ nhưng thật sự lắng nghe – Rồi thì sự nhận thức và hành động đều đồng hợp.
Hiểu Biết
Câu hỏi thứ hai mươi chín qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Saanen vào ngày 25, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Tôi hiểu những vấn đề mà chúng ta trao đổi trong những buổi họp mặt này, mặc dầu chỉ trên mặt tri thức. Tôi cảm thấy chúng rất thực theo nghĩa thâm sâu. Khi tôi trở về quê hương tôi, tôi có nên chia sẻ với bạn bè về những lời dạy của ngài? Hoặc là bởi vì tôi vẫn là một con người với tâm trí tán loạn thì tôi sẽ chỉ đem lại mọi rối rắm và tổn hại khi chia sẻ những lời dạy này?
Tất cả mọi lời dạy tín ngưỡng của các linh mục, đạo sư, đều được truyền bá bởi những con người bị tán loạn. Qua tư duy, họ nói, “Chúng ta tối thượng”, tuy vậy họ vẫn là những con người tấn loạn. Và người hỏi hỏi rằng, “Tôi hiểu những lời ngài dạy, tuy vậy nửa vời, không trọn vẹn; Tôi không phải là một con người chuyển hoá. Tôi hiểu và tôi muốn chia sẻ với mọi người về những gì mà tôi đã hiểu. Tôi không nói là tôi hiểu tất cả. Tôi hiểu chỉ phần nào. Tôi biết chỉ một phần nào. Cái biết của tôi không trọn vẹn. Tôi không lý giải lời dạy của ngài. Tôi chỉ muốn chia sẻ với ngài là tôi hiểu. Vậy thì có gì sai sót với điều đó không? Nhưng nếu bạn nói rằng, “ Tôi đã nắm bắt được toàn bộ một cách trọn vẹn và tôi xin chia sẻ với bạn” – thì bạn đã trở thành một thẩm quyền, một người dịch giải; Người như vậy thường rất nguy hiểm. Họ khiến người khác hư hỏng. Nhưng nếu tôi có thấy một cái gì rất thực, tôi không bị nó dối gạt; Nó thực và trong nó là sự yêu thương mật thiết, và lòng bi mẫn; Tôi cảm nhận rất thâm sâu – Rồi thì tự nhiên rằng, tôi không thể cưỡng lại được nên chỉ muốn tìm đến tất cả mọi người; có lẽ hơi chút đần độn nếu cho là tôi sẽ không chia sẻ. Nhưng tôi sẽ cảnh báo bạn bè tôi, “Nghe nè, hãy cẩn thận. Đừng đừng đặt tôi lên bàn đạp”. Người diễn giả không đặt chân trên bàn đạp. Bàn đạp này, bụt diễn thuyết này chỉ là một thứ thuận tiện. Nó không đặt ông trên vị trí uy quyền. Nhưng như thế giới hiện tại, con người bị trói buộc không vấn đề này thì cũng vấn đề khác – với đức tin, với khái niệm, với một ảo tưởng, với giáo điều – nên họ đều bị hư hỏng; và sự hư hỏng đó tự nói lên và chúng ta dù muốn dù không cũng bị hư hỏng, sẽ cùng tham dự số đông.
Thấy được vẻ chân mỹ của những ngọn đồi, dòng sông, sự yên tĩnh phi thường của một bình minh tươi mát, đường nét của những đỉnh hoang sơn, thung lung, bóng râm và tất cả đều thật cân xứng. Thấy được tất cả vẻ đẹp này, bạn có nên viết cho thân hữu của bạn vàkể rằng, “Hãy đến đây. Hãy ngắm nhìn cảnh đẹp này?” Bạn không quan tâm đến chính mình nhưng chỉ với vẻ chân mỹ của núi mà thôi.
Dục
Câu hỏi thứ ba mươi qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Saanen vào ngày 25, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Tại sao dục lại đóng một vai trò quá quan trọng như vậy trong cuộc đời của mỗi chúng ta trên thế giới này?
Có một giáo phái đặc thù, đặc biệt ở Ấn độ, gọi là Mật Tông, một phần của nó khuyến khích dục. Họ cho rằng qua dục bạn sẽ đạt Niết Bàn. Nó được khuyến khích để bạn có thể siêu vượt trên nó – và bạn chẳng bao giờ đạt đạo được.
Tại sao dục trở nên quá quan trọng trong cuộc đời của mỗi chúng ta? Nó là như vậy, không chỉ trong thời đại hiện tại nhưng mãi mãi luôn là như vậy. Tại sao dục bám rễ trong con người sâu sắc đến như vậy? – ngoài việc sinh sản con cái, tôi không đề cập đến điều đó. Tại sao? Có lẽ nó là lạc thú vô biên nhất mà con người có được. Đòi hỏi lạc thú đó đủ thứ phức tạp nẩy sinh; Có bao nhiêu tác phẩm được viết với vô số chú thích của mọi phức tạp tâm lý. Nhưng những tác giả này thì không bao giờ đặt câu hỏi là tại sao con người lại xem dục quan trọng đến như vậy trong cuộc đời của họ.
Sự sống của chúng ta hỗn loạn; Nó là một sự vật lộn không ngừng, không có gì nguyên thủy, không có gì là sáng tạo cả - Tôi dùng từ “sáng tạo” một cách rất cẩn thận. Họa sĩ, kiến thức sư, người khắc gổ, có lẽ họ cho rằng họ sáng tạo. Người phụ nữ nướng bánh mì trong nhà bếp cũng cho là cô sáng tạo. Và dục, họ bảo cũng là một sự sáng tạo. Nếu vậy thì cái gì mới thật sự là sự sáng tạo? Những nhà họa sĩ, nhạc sĩ, và ca sĩ Ấn độ với sự sùng tín của họ cho rằng công việc của họ là sự hoạt động sáng tạo. Có phải không? Bạn chấp nhận Picasso là một họa sĩ đại tài, một nhà sáng tạo vĩ đại, vẻ một cái mũi trên ba khuôn mặt, hoặc bất kỳ những gì mà ông làm. Tôi không chối bỏ hoặc xúc phạm, tôi chỉ điểm ra mà thôi. Đó là cái được gọi là sự sáng tạo. Nhưng tính sáng tạo là tất cả như vậy hay sao? Hoặc là tính sáng tạo là một cái gì hoàn toàn khác hơn? Bạn thấy được sự diễn đạt của tính sáng tạo trong một họa phẩm, trong một vần thơ, trong một lời dẫn, trong một pho tượng, trong âm nhạc. Đây là sự diễn đạt phụ thuộc theo tài năng của con người, tiềm năng của họ ít hay nhiều, có lẽ là Rock hoặc Bach hiện đại – Tôi xin lỗi phải so sánh giữa hai! – Chúng thật là bất khả so sánh. Con người chúng ta đã chấp nhận tất cả mọi điều đó là tính sáng tạo bởi vì nó mang đến danh vọng địa vị của cải và tiền bạc. Nhưng tôi đang đặt câu hỏi là: Có phải đó là sự sáng tạo? Có sự sáng tạo nào nằm trong ý nghĩa thâm thúy của từ ngữ đó, miễn là mang tính cách ích kỷ, miễn nhu cầu dẫn đến thành công, tiền bạc và danh vọng – sự cung cấp của thị trường? Đừng đồng ý với tôi, hãy làm ơn. Tôi không chỉ điểm ra. Tôi không nói rằng tôi biết sáng tạo là gì và bạn thì không biết. Tôi không nói như vậy. Tôi đang nói là chúng ta không bao giờ đặt vấn đề với những sự việc như vậy. Tôi nói rằng có một trạng thái mà sự sáng tạo không lẫn lộn chiếc bóng của bản ngã. Đó là sự sáng tạo thật sự. Nó không cần diễn đạt. Nó không cần bản ngã đáp ứng. Nó là sự sáng tạo. Có lẽ dục được cho là sự sáng tạo và trở nên quan trọng bởi vì tất cả quanh chúng ta đều được định nghĩa, nghề nghiệp, văn phòng, viếng nhà thờ, theo một triết gia nào đó hoặc một vài đạo sư nào đó. Tất cả đều tướt đoạt tự do của chúng ta và hơn cả thế nữa. Chúng ta không ly thoát được tri kiến của chúng ta. Nó luôn luôn với chúng ta, nó là quá khứ. Do đó, chúng ta bị tướt đoạt tự do ngoài lẫn trong; Hằng bao nhiêu thế hệ chúng ta được dạy dỗlà phải nên làm gì. Và sự phản ứng với điều đó là: Tôi sẽ làm những gì tôi muốn, thường là giới hạn, thường dựa trên lạc thú, ham muốn và khả năng. Nếu vậy thì nơi nào thiếu tự do, dù ngoài hoặc trong, đặc biệt là trong, chúng ta chỉ còn một điều duy nhất và đó là dục. Tại sao chúng ta xem nó quan trọng đến thế? Bạn có xem sợ hãi và tự do cân bằng như nhau hay không? Không, bạn có dành hết toàn bộ năng lực, sức sống và tư duy để chấm dứt đau khổ như đã dành cho dục hay không? Không, tại sao? Tại sao chỉ với dục mà thôi? Bởi vì đó là cái dễ nhất mà bạn có thể nắm giữ được. Những cái khác đòi hỏi tất cả năng lượng của bạn, thường chỉ có khi bạn được tự do. Vì vậy, tự nhiên rằng, con người khắp cả thế giới này xem dục là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời. Và khi bạn xem một cái gì thường chỉ là một phần của sự sống quan trọng đến mức như vậy thì chính bạn đang tự hủy diệt mình. Sự sống là toàn bộkhông chỉ là một phần. Nếu bạn xem tất cả đều quan trọng thì dục trở nên ít quan trọng hơn. Các tu sĩ và tất cả những ai chối bỏ dục đã dành hết năng lượng của họ cho thánh thần nhưng dục vẫn mãi sôi sục trong họ. Thiên nhiên không thể kiềm chế được. Nhưng khi bạn xem dục là tất cả thì bạn đã hư hỏng rồi.
Quyền Uy
Câu hỏi thứ ba mươi mốt qua Buổi Vấn Đáp 3rd tại Saanen vào ngày 25, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Ý của ngài là gì khi ngài yêu cầu chúng tôi hãy cùng nhau tư duy? Có phải là ý của ngài là khi người lắng nghe ngài nói thì hãy cùng tư duy với ngài? Ngài có nghĩ là điều này được xem như là một đạo sư, hướng dẫn mọi người tuân thủ mọi ý tưởng, tư duy và kết luận của ngài?
Từ “Đạo sư” là một từ “thiếu uy tín”. Tôi tin ý nghĩa chân chánh của nó là một bậc đã xua tan vô minh, không phải là người tăng thêm sự vô minh của họ vào vô minh của bạn. Nó cũng có một ý nghĩa khác. Có những bậc đạo sư Tây phương từ thời cổ đại, những giáo sĩ là người trung gian giữa bạn và cái mà họ gọi là Thượng Đế hoặc Đấng Cứu Thế. Hiện tượng này cũng xảy ra tại Ấn độ. Người hỏi hỏi rằng: Khi diễn giả yêu cầu chúng ta cùng nhau tư duy, có phải ông ta đang tự đặt vị trí mình là một đạo sư? Nếu vậy thì chúng ta hãy cùng xem xét nó có ý nghĩa gì khi người diễn giả nói rằng, “Hãy cùng nhau tư duy”.
Cùng nhau tư tưởnglà không chấp nhận lời người diễn giả đang nói. Không đồng ý hoặc chấp nhận các khái niệm, kết luận mà có lẽ ông ta có. Diễn giả, trên thực tế, không có kết luận. Nhưng khi ông ta nói, “Hãy cùng nhau tư duy” theo nghĩa là tất cả chúng ta hãy cùng nhau quan sát. Quan sát, và chúng ta hãy tìm hiểu quan sát có ý nghĩa gì. Điều đó không ban cho ông một uy quyền. Bạn có thể biến ông thành một uy quyền, đây là sự bất hạnh, nhưng ông chẳng có uy quyền gì và ông ta cũng chối từ những thứ như vậy. Nếu ông đưa ra kết luận, lý tưởng… vân vân và vân vân và nhận đệ tửthì ông ta sẽ bị hư hỏng. Ông đã nói về vấn đề này hơn năm mươi năm qua rồi.
Vì vậy, chẳng có quyền uy nào. Nó rất là đơn giản. Nếu ông có thành kiến, nếu ông ta có đủ thứ kết luận mang tính chất nôn mửa, cưỡng bách và mangbệnh thần kinh, có nghĩa là ông sẽ áp chế bạn. Ông hay dạy là chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ những gì mà chúng ta đang quan sát, ngoài kia và ở đây. Chỉ có vậy.
Rõ ràng, xem ra bạn thiếu khả năng tự đứng vững một mình: Từ “một mình” có nghĩa là tất cả một mình. Khi bạn thật sự một mình, không bị ô nhiễm, khi bạn thật sự tự do, bạn là tất cả thực thể nhân loại, thế giới của loài người . Nhưng chúng ta sợ hãi khi phải sống cô độc; Chúng ta luôn muốn với một người nào đó hoặc với một khái niệm hoặc với một hình ảnh nào đó. Cô độc không phải là sự tĩnh mịch đơn độc. Tĩnh mịch có vẻ đẹp riêng của nó. Tản bộ một mình trong rừng vắng, dọc theo bờ sông không tay trong tay với một ai hoặc với đối tượng nào – nhưng đơn độc trong sự tĩnh mịch, khác với nỗi cô đơn. Nếu bạn đi tản bộ một mình, bạn quan sát bầu trời, cây cối, chim chóc, những đóa hoa và tất cả vẻ đẹp của quả địa cầu này, và cũng vậy, có lẽ, bạn đang quan sát chính mình – đang đối thoại với chính mình, không chuyên chở mọi gánh nặng của bạn; Bạn bỏ lại tất cả đàng sau. Tĩnh mịch biểu lộ niềm cô đơn của bạn, sự kiêu hãnh của bạn, cảm giác tuyệt vọng của bạn. Khi bạn chấm dứt với tĩnh mịch thì sự đối đãi kia, niềm cô đơnđó khôngphải là kết luận hoặc đức tin – khôngphải là một sự tuyên truyền, không phải nói cho bạn biết ngắm nhìn có nghĩa là gì. Niềm cô đơn không thúc đẩy bạn phải theo bất kỳ đường hướng nào; Khi bạn được hướng dẫn hoặc khi bạn được chỉ dẫn, bạn trở thành một kẻ nô lệ và do đó mà bạn hoàn toàn mất tự do ngay từ lúc đầu. Tự do không phải là vô chung mà là vô thủy.
Cuộc Hội Nghị Lần Thứ Tư, năm 1980, tại Saanen
Yên Lặng
Câu hỏi thứ ba mươi hai qua Buổi Vấn Đáp 4th tại Saanen vào ngày 26, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Xem ra ngài phản đối ngay cả sự kiện chúng tôi ngồi yên lặng mỗi ngày để quan sát dòng vận hành của tư tưởng. Có phải đây là, theo định nghĩa của ngài là sự dụng công tu tập, một phương pháp và do vậy mà vô giá trị?
Người hỏi hỏi rằng: Ngồi yên lặng mỗi buổi sáng khoảng chừng hai mươi phút, vào buổi trưa hai mươi phút và có lẽ thêm hai mươi phút nữa vào buổi tối hoặc nhiều hơn thì có gì là sai –Khi ngồi yên lặng bạn có thể thư giản, bạn có thể quan sát tư tưởng của bạn, mọi phản ứng của bạn, mọi đáp ứng của bạn và mọi phản xạ của bạn. Những người ngồi yên lặng có động cơ gì, hoặc khi ngồi chung nhóm? Có phải không quan trọng để tìm hiểu tại sao bạn muốn ngồi như vậy? Có phải bởi vì có người nói với bạn là nếu bạn ngồi yên thì bạn sẽ có những kinh nghiệm cận tâm linh, hoặc vài quyền năng nào đó? Và khá dễ tin, bạn trả hàng nghìn đô la để nhận các lời chỉ dẫn và thần chú để bạn có thể lặp đi lặp lại. Có người đã trả hàng nghìn đô la cho người sẽ cho họ lại một cái gì đó – đặc biệt một thuật ngữ Phạn ngữ gì đó - và họ lặp đi lặp lại nó. Bạn trả giá cho một cái gì và bạn nhận lại một cái gì; Đó là động cơ sau nó phải không? Tại sao bạn lại hành động như vậy? Có phải đó là một phần thưởng tâm lý? Có phải qua cách ngồi yên lặng bạn có thể đạt đến siêu tâm thức? Hoặc có phải là bạn muốn được những gì mà vị thầy dạy bạn đã hứa hẹn?
Đây là một vấn đề quan trọng – trước khi chúng ta lao mình vào tất cả hiện tượng này – Bạn phải tìm hiểu động cơ của bạn. Bạn muốn cái gì. Nhưng bạn đã không làm như vậy. Bạn quá hứng khởi và quá dễ tin; Có ai hứa hẹn bạn một điều gì và lập tức bạn muốn nó ngay. Nếu bạn xem xét động cơ, bạn thấy rằng đó cũng là sự ham muốn được thành tựu một cái gì – như một nhà thương gia ham muốn kiếm thật nhiều tiền. Đó là sự thôi thúc của ông ta. Còn ở đây là sự thôi thúc thuộc phương diện tâm lý để có một cái gì mà một đạo sư, hoặc một vị thầy đã hứa hẹn. Bạn không hoài nghi lời hứa của họ. Bạn không đặt câu hỏi về mọi sự hứa hẹn của họ. Nhưng nếu bạn đặt câu hỏi với người biếu tặng bạn một cái gì: Có xứng đáng không? Có thật hay không? Bạn là ai mà bảo tôi nên phải làm gì? Sau đó thì bạn thấy rằng ngồi yên lặng, thiếu sự hiểu biết về động cơ của bạn sẽ dẫn đến đủ loại khó khăn của ảo tưởng tâm lý. Nếu đó là ý định chỉngồi yên lặng thì thật không đáng giá chút nào. Nhưng nếu ngồi yên lặng phi động cơ, hoặc tản bộ một mình trong yên lặng hoặc với người nào khác, bạn quan sát cây cối, chim chóc, dòng sông và ánh sáng mặt trời chiếu sáng trên lá, trong chính sự quan sát đó bạn cũng đang tự quán sát mình. Bạn không nỗ lực, không ráng sức để thành tựu một cái gì. Người cam kết với một loại thiền nào đó thấy rất khó mà ném bỏ nó bởi vì tâm trí đã bị điều kiện hoá; Họ tu tập pháp này nhiều năm và họ bị mắc cứng. Và nếu có ai đến bảo, “Tất cả thứ này rất là phi lý.” Có lẽ họ, trong khoảnh khắc hiếm hoi, trở nên lý trí và nói, “Đúng vậy, có lẽ tu tập như vầy là sai” Rồi thìbạn bắt đầu gặp khó khăn, xung đột giữa những gì mà họ thấy hợp lý với chính mình và đó là pháp tu mà họ đã gia công hơn mười năm qua – Một sự tranh đấu được gọi là tiến bộ, một sự tiến bộ tâm linh!
Tâm trí vẫn mãi huyên náo, không ngừng chạy đuổi theotư tưởng này đến tư tưởng khác.Một loạt cảm quan phản ứngnày đến một loạt cảm quan khác. Để chấm dứt sự huyên náo bạn cố gắng học cách chú tâm, cưỡng bách tâm trí không được huyên náo và rồi thì xung đột lại bắt đầu. Nếu bạn muốn quan sát một cái gì, cây cối, hoa thơm, đường nét của núi non, bạn ngắm nhìn và bạn phải yên lặng. Nhưng bạn không hứng thú ở núi non, hoặc vẻ đẹp của đồi núi, thung lung sâu hút và dòng nước chảy lững lờ; Bạn chỉ muốn đến một nơi nào đó, thành tựu một cái gì đó ở tâm linh.
Có thể nào yên lặng một cách tự nhiên – ngắm nhìn một con người, hoặc lắng nghe một bản nhạc, hoặc lắng nghe một người nào nói trong thinh lặng, không kháng cự, không tự nhủ là, “Tôi phải thay đổi. Tôi phải làm điều này. Tôi phải làm điều kia”, chỉ yên lặng mà thôi?
Rõ ràng đó là vấn đề khó khăn nhất. Do đó, bạn phải tu tập những hệ thống để có thể yên lặng. Bạn có thấy sự giả dối này không? Thực hành một phương pháp, một hệ thống, một thói quen thường nhật, kết quả là bạn nghĩ rằng tâm trí cuối cùng sẽ được yên lặng, nhưng nó không bao giờ yên lặng. Nó máy móc. Nó dính mắc trong cơ cấu, nó thiếu nhậy cảm và đần độn. Bạn không thấy được hiện tượng này. Bạn muốn một cái gì – muốn được điểm đạo. Ồ, tất cả thứ đó rất là trẻ con.
Nếu bạn lắng nghe một cách yên lặng, không cho rằng diễn giả đúng hoặc sai, hoặc tự nhủ là tôi phải cam kết với sự tu hành này. Tôi tự hứa không bao giờ từ bỏ. Tôi như thế này. Tôi như thế kia”, nhưng lắng nghe với những lời đang nói khôngchút kháng cựthì những gì mà bạn đang gia công là sự khám phá riêng của bạn, rồi thì tâm trí bạn trong chính tiến trình khảo sát đó trở nên yên lặng.
Chúng ta có thể, một con người bình thường, với tất cả mọi khó khăn và hỗn loạn của chúng ta, yên lặng và lắng nghe mọi chuyện tầm phào của dòng chảy tư tưởng của chúng ta? Có thể nào ngồi yên lặng, hoặc đứng, hoặc đi tản bộ trong yên lặng, không bị ai thúc giục, không ban thưởng hoặc ham muốn có được kinh nghiệm cảm quan phi phàm và siêu vượt? Hãy bắt đầu ở lãnh vực trung dung; rồi thì thì ta có thể tiến rất xa.
Sự Soi Sáng
Câu hỏi thứ ba mươi ba qua buổi Vấn Đáp 4th tại Saanen vào ngày 26, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Giác ngộ là gì?
Giác ngộ về cái gì? Xin làm ơn, chúng ta hãy hợp lý một chút. Thí dụ, ta giác ngộ về mối quan hệ của ta với người khác. Ta thấu hiểu mối liên hệ của ta với người khác dựa trên hình ảnh của ta về người khác mặc dù mật thiết như thế nào. Hình ảnh đó được tích tập nhiều năm qua sự phản ứng liên tục, xa lạ, dễ chịu, mè nheo, thường xảy ra giữa người đàn ông và người phụ nữ. Mối quan hệ này là giữa hai hình ảnh. Ta gọi đó là mối quan hệ. Nếu ta nhận thức sự thực này, ta cho là ta được soi sáng, hoặc là ta được soi sáng về sự bạo hành. Ta thấy rõ ràng, không bị bóp méo, toàn bộ dòng vận hành của bạo hành. Ta thấy đau khổ phát sanh như thế nào. Sự chấm dứt đau khổ tức là ta giác ngộ về nó. Nhưng chúng ta không có ý đó. Chúng ta có ý khác, “Tôi giác ngộ. Tôi sẽ kể bạn về nó. Hãy đến gặp tôi.”
Nếu chúng ta thật sự đi vào giác ngộ, sự sáng soi, âm thanh Chân lý, nhất định ta phải đi vào vấn đề thời gian một cách cẩn mật. Bậc giác ngộ nói với bạn là qua thời gian, dần dần bạn sẽ thành tựu được nó, kiếp này hoặc kiếp tiếp nối – Nếu bạn tin vào sự tái sinh – trừ phi bạn đạt đến điểm khi bạn giác ngộ - về tất cả. Họ dạy là tiệm ngộ, kiến thức, dòng chảy bất tận từ quá khứ đến hiện tại và tương lai là một chu kỳ. Sự giác ngộ, kinh nghiệm tối thượng là vấn đề thời gian? Có phải nó là tiệm ngộ, tiến trình trong thời gian, tiến trình tiến hoá, đang dần trở thành? Chúng ta phải hiểu bản chất của thời gian, không phải thời gian tuần tự, nhưng cơ cấu tâm lý chấp nhận thời gian: “ Tôi hy vọng cuối cùng tôi sẽ đạt được”. Sự ham muốn, một phần của hy vọng bảo, “Cuối cùng tôi cũng sẽ đến đó”. Người giác ngộ không giác ngộ, họ bảo, “Tôi giác ngộ”. Họ không giác ngộ. Một sự hợm mình. Như người nói là, “Tôi khiêm tốn” – Khi người nào nói như vậy thì bạn biết họ như thế nào. Sự khiêm tốn chân thực không hề đối lập với sự hợm mình. Sự hợm mình biến mất khi khiêm tốn có mặt. Người cho mình giác ngộ, khuyên bạn phải đạt đến nó, từng bước một, tu tập pháp này, tu tập pháp kia. Đừng làm điều này; Hãy trở thành học trò của tôi, tôi sẽ dạy bạn làm gì. Tôi sẽ ban cho bạn pháp hiệu Ấn Độ, hoặc danh Công giáo, vân vân và vân vân. Và bạn, một con người thiếu lý trí, chấp nhận sự vô lý đó. Bạn hỏi, giác ngộ tối thượng là gì? Một tâm trí không xung đột, không nỗ lực, không tiến tới, không vận hành và đang thành tựu.
Ta phải hiểu thời gian tâm lý, không ngừng trở thành, hoặc không đang trở thành đều giống nhau. Khi tiến trình trở thành bám rễ vào tâm trí nó ước định tư tưởng của bạn và hành động của bạn; Rồi thì sử dụng thời gian như cứu cánh để thành tựu. Có kinh nghiệm đang trở thành không? “Tôi bạo động. Tôi không bạo động”. Hiện tượng trở thành là ý niệm. Tôi bạo động. Tôi phóng chiếu ý niệm không bạo động. Tôi tạo ra nhị nguyên; bạo động và không bạo động, và như vậy là xung đột. Hoặc tôi nói, “Tôi phải chế ngự chính mình. Tôi phải kiềm chế. Tôi phải phân tích. Tôi phải tìm đến bác sĩ tâm lý. Tôi phải có một bác sĩ tâm lý trị liệu”.
Nếu phi đối đãi là bạo động. Không bạo động là phi thực tại. Nếu bạn thấy hiện thực là tôi bạo động, khái niệm của bất bạo động đã đem lại sự xung đột giữa hai đối đãi, cái không thực này vô giá trị. Hãy quan sát toàn bộ dòng vận hành của bạo động, sân hận, đố kỵ, hận thù, cạnh tranh, bắt chước và chấp thủ. Hãy hành hoạt như vậy, không cần đường hướng, không động cơ. Nếu bạn hành hoạt, bạo động chấm dứt, nhận thức tức thì và hành động.
Bạn thấy sự soi Sáng, ý thức thực tại Vô thượng không thuộc thời gian. Kinh nghiệm này ngược lại với toàn bộ khoa tâm lý của thế giới tín ngưỡng, Công giáo và linh hồn của họ, Đấng Cứu Thế của họ, và sự tối thượng của họ.
Nhận thức là hành động, không phải nhận thức, khoảng cách, rồi hành động. Khoảng cách sanh ra khái niệm. Tâm trí, bộ óc, toàn bộ cơ cấu thần kinh hệ và tâm lý con người có thể thoát khỏi gánh nặng hằng triệu năm thời gian để bạn có thể thấy biết rõ ràng. Hành động đó tức thì. Hành động đó hợp lý, không phi lý. Hành động đó có thể giải thích một cách lô gic và lành mạnh .
Kinh nghiệm vô thượng đó là Chân lý, không thể đạt được bởi thời gian. Nó có thể không bao giờ thành tựu. Nó có đó, hoặc là nó không có đó.
Siêu Trực Giác
Câu hỏi thứ ba mươi bốn qua Buổi Vấn Đáp lần 4th tại Saanen vào ngày 26, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Có người chia sẻ các kinh nghiệm siêu vượt trên các giác quan. Xem ra có sự quyến rũ mê hoặc trong những kinh nghiệm như thế, nhưng cuộc đời của những người tự cho là có các kinh nghiệm đó xem ra vẫn tầm thường như trước đó. Những kinh nghiệm này như thế nào? Có phải những kinh nghiệm đó là một phần của giác ngộ hoặc là một bước hướng đến nó? Và nếu như vậy, giác ngộ là gì?
Thật lạ lùng, có phải không, bạn luôn đề cập đến sự giác ngộ, về những gì mà diễn giả đã chia sẻ, hoặc một người nào đó đã nói qua? Bạn chưa bao giờ nói rằng, “Hãy nghe đây. Đây là cuộc đời của tôi. Tôi đang đau khổ và cực kỳ phiền não; Làm sao tôi có thể giải quyết được tất cả vấn nạn đó?”
Dù diễn giả đi đến đâu thì luôn có loại câu hỏi này. Bạn không bao giờ đặt câu hỏi là bạn sẽ sống trong thế giới hư hỏng này như thế nào, nơi mà thiếu sự công chính, và bạn là một phần của tất cả điều đó. Tại sao chúng ta không hỏi một câu hỏi nền tảng thật sự sâu sắc về chính chúng ta? Tại sao chúng ta không bao giờ hỏi rằng, “Xem ra tôi không được yêu thương; Tôi biết tất cả mọi mô tả về tình yêu. Tôi biết khi tôi nói với bạn gái của tôi hoặc vợ của tôi rằng, “Tôi yêu em”, tôi biết đó không phải là tình yêu. Nó là dục, khoái lạc cảm quan, ham muốn, tình bạn. Tôi biết những điều đó không khiến hoa phải bùng nở, nét chân mỹ, với tính sáng tạo đó” ? Nhưng bạn lại hỏi về sự giác ngộ - Tại sao? Có phải là bạn đang sợ hãi là bạn không thể chịu đựng được bạn là gì - hàng thứ phẩm, xấu xí, nhỏ nhặt, thô bỉ, tầm thường và tất cả của nó? Và nếu bạn khám phá con người thực sự của bạn, bạn nói xin làm ơn hãy giúp tôi. Hãy cho tôi biết tôi phải làm gì. Bóng hình người cha bắt đầu rõ nét.
Rõ ràng là chúng ta không bao giờ đối diện với chúng ta. Chúng ta trốn tránh bằng mọi giá. Đó là lý do tại sao chúng ta trở nên vô lý và chúng ta bị bóc lột bởi tất cả mọi người. Thật là một tấn bi kịch. Những con người trưởng thành – Ít ra chúng ta tưởng là chúng ta trưởng thành – vui đùa với tất cả vấn đề này và không tìm đến cốt lõi của sự vật, vốn là chúng ta. Chúng ta phải cưỡng ép, thúc giục, buộc phải đối diện với chúng ta bởi người nào đó. Chúng ta không bao giờ, không bao giờ trong bất cứ hoàn cảnh nào trực diện vấn đề này; Vì lý do đó tại sao không có sự thay đổi nào trong chúng ta. Cuộc đời, sự sống mỗi ngày là một kinh nghiệm rộng lớn bao la, với bao niềm vui của nó, khoái lạc của nó, căng thẳng của nó, gánh nặng đau khổ của nó và sự bất công khắp nơi quanh chúng ta, và nạn nghèo đói, nạn nhân mãn, ô nhiễm, và sự thiếu năng lực của chúng ta. Sự sống như vậy là một kinh nghiệm phức tạp. Tuy vậy chúng ta buồn chán với nó. Chúng ta không thể đối diện với nó. Chúng ta cảm thấy chúng ta không chịu trách nhiệm với nó. Chúng ta tách biệt chúng ta từ tất cả mọi hiện tượng này. Sự tách biệt này là không thật, giả tạo, vô lý bởi vì chúng ta là tất cả điều đó. Chúng ta đã tạo ra điều đó, mỗi một chúng ta. Chúng ta là một phần của tất cả điều đó và chúng ta không muốn đối diện nó. Như vậy, sự buồn chán, kiệt sức bởi tất cả mọi tầm thường của cuộc đời, chúng ta tìm kiếm và hỏi một người nào đó, trả tiền cho họ điểm đạo cho chúng ta, ban cho chúng ta một pháp hiệu, với niềm hy vọng là có được nhiều kinh nghiệm mới.
Như vậy, chúng ta phải thấu hiểu bản chất đời sống hằng ngày của chúng ta, mọi sự khó chịu bực bội hàng ngày của chúng ta, cơn giận mỗi ngày, sự buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng. Tuy vậy, thay vì đối diện với tất cả mọi vấn đề đó, hãy hiểu biết nó, thanh lọc nó, chúng ta lại muốn có được những kinh nghiệm siêu trực giác, ngay cả thường ngày chúng ta không hiểu được hoạt động phản ứng của giác quan.
Khi chúng ta thật sự hiểu được. Sống với sự buồn chán mỗi ngày một, cô đơn, khao khát cho một cái gì tốt đẹp hơn, và tẩy rữa: Khi ta giải thoát tất cả mọi điều đó và chiều sâu đó được dọn dẹp sạch sẽ, khi nền tảng được xây nên, thì ta siêu vượt trên nó. Ta sẽ thấy tâm trí đòi hỏi những kinh nghiệm siêu trực giác vẫn nằm trong trạng thái ước định bởi giác quan. Sau đó là một tâm trí không có lấy một kinh nghiệm gì.
Tuệ
Câu hỏi thứ ba mươi lăm qua Buổi Vấn Đáp 4th tại Saanen vào ngày 26, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Tuệ là một thuật ngữ dùng để mô tả bất kỳ những gì tinh khôi được thấy, hoặc bất kỳ thay đổi nào của nhận thức. Tuệ này tất cả chúng ta đều biết. Nhưng tuệ mà ngài thuyết giảng xem ra rất khác. Bản chất của tuệ mà ngài đang nói là gì?
Nếu bạn hiểu biết qua tuệ, đời sống thường nhật của bạn sẽ được ảnh hưởng. Phần đầu câu hỏi ám chỉ đến loại thí nghiệm trên loài khỉ. Treo mớ trái chuối lên và khỉ cầm cây đập và những trái chuối rơi xuống; con khỉ đó được cho là thông minh. Còn một con khỉ khác thì chồng bàn ghế cái này trên cái kia, với tới những trái chuối đó. Đó cũng xem là thông minh. Cũng có nhiều thí nghiệm được làm với với chuột; Chuột thí nghiệm đủ thứ, nhấn nút này hoặc nút kia để có được thức ăn. Đó cũng được gọi là sự thông minh. Qua thí nghiệm, qua sửa đổi và sai lầm, qua nỗ lực bấm nút liên tục, bấm đúng nút và cửa bẫy sập được mở ra. Tiến trình này được gọi là tuệ căn bản dựa trên kiến thức và đó là những gì mà tất cả chúng ta đều làm. Có lẽ bạn không gọi nói là tuệ, nhưng đó là tiến trình thực sự hành động của chúng ta. Hãy thử đi; Nếu thử cái này không được thì thử cái kia. Theo phương diện y khoa, thể lực, dục và cái gọi là tâm linh chúng ta thường hay hành động như vậy. Nỗ lực, thí nghiệm và thành tựu, trở thành kiến thức được tích lũy, và từ kiến thức đó mà chúng ta hành động. Đó gọi là tuệ.
Chúng ta ám chỉ tuệ là một cái gì hoàn toàn khác hẵn. Khi khỉ bấm nút và đạt kết quả, bộ não ghi chú, nhớ đến, cái nút tự động mang lại kết quả. Sau đó nhà thí nghiệm thay đổi nút. Khỉ bấm nút củ nhưng không đúng nên nó bực bội. Đó là hiện tượng xảy ra. Qua thí nghiệm, kinh nghiệm, bạn tìm lối sống thích hợp. Đó được gọi là tuệ. Tuệ dựa trên sự lặp đi lặp lại của kiến thức. Kiến thức được thu nhập hoặc bỏ đi. Tuệ căn bản dựa trên kiến thức và kiến thức là quá khứ. Không có kiến thức hiện tại hoặc tương lai.
Bộ não quá quen thuộc nút, với khuôn mẫu, nó không chấp nhận sự thay đổi căn bản. Nó không biết nó ở đâu, như khỉ. Nếu thay đổi nút thì nó chịu thua. Nó bị tê liệt và không biết phải làm gì. Bạn thấy tất cả điều này trong chính mình; không biết phải làm gì. Bạn gạt qua một bên và yêu cầu cái nút để bấm.
Chúng ta chia sẻ một vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới, mang đến cảm giác bất động và tê liệt. Ta không thể làm được gì. Ta đến đạo tràng, nhưng đó cũng rất là sự thiếu trưởng thành, trẻ con. Trừ phi có sự thay đổi trong bộ não, chỉ bấm nút thì được lặp đi lặp lại. Trừ phi bộ não – vốn bao gồm hằng triệu triệu, hằng tỷ hoặc bất kỳ con số gì – trải qua sự thay đổi cấp tiến. lặp đi lặp lại khuôn mẫu củ, thay đổi, bất ổn, trong trạng thái tê liệt. Khi bị tê liệt nó sẽ chạy tìm ai đó giúp đỡ. Chúng ta đang hành động như vậy.
Tế bào não có thể thay đổi y không – không mổ xẻ, không dùng loại thuốc mới, không kết quả của khoa học?
Nếu không thì chúng ta sẽ lặp đi lặp lại khuôn mẫu củ liên tục.
Tôi cho là có thể thay đổi. Dòng vận hành từ yên ổn và ngược lại, khuôn mẫu của thời gian. Bộ não quen thuộc với điều đó – Vì lý do đó tại sao có nhiều câu hỏi về sự giác ngộ, hệ thống, vân vân và vân vân. Diễn giả cho là thay đổi được, không phải qua ảo tưởng u mê, hoặc sự mơ mộng. Bộ não, tâm trí thần kinh hệ, toàn bộ, tự quan sát nó, vô định hướng, không động cơ. Bộ não quá quen hoạt động với động cơ. Khi không có động cơ trong sự quan sát thì ta thay đổi toàn bộ xung lượng quá khứ. Khi không có động cơ, không định hướng, tâm trí tuyệt đối yên lặng. Sự quan sát nội thân và sự quan sát đó là trí tuệ. Cơ cấu mà tế bào não quen thuộc sẽ bị dứt đoạn.
Chúng ta được nuôi dưỡng qua lý tưởng – Càng vĩ đại, càng thánh thiện thì càng tốt đẹp hơn. Lý tưởng quan trọng hơn là cái đang là. Cái “đang là” và lý tưởng đối lập chắc chắn sinh ra xung đột. Hãy xem xét việc bạn đang làm; Lý tưởng là sáng tạo của tư tưởng để chiến thắng cái “đang là”, hoặc dùng tương lai như đòn bẫy để thay đổi cái “đang là”.
Bạn sử dụng cái không thật để đối phó với lẽ thật. Không có kết quả gì. Không bao giờ thay đổi được. Đơn giản khi bạn thấy được nó. Hãy loại trừ lý tưởng đó vì nó vô giá trị và hãy quan sát chỉ lẽ thực. Loại trừ lý tưởng sẽ thay đổi toàn bộ cơ cấu của tế bào não; Bộ não đã sống trong cơ cấu đó rồi và bây giờ cơ cấu đó được chặt đứt. Ta sống trong hy vọng là ta sẽ dần dần thay đổi dần dần. Ta thấy vẫn một thứ lặp đi lặp lại, thay đổi, lặp đi lặp lại, thay đổi, lặp đi lặp lại – beeb không có sự thay đổi căn bản nào. Khi ta thấy được hiện tượng đó thì toàn bộ cơ cấu của bộ não thay đổi: Đó là tuệ.
Vượt Trên Đo Lường
Câu hỏi thứ ba mươi sáu qua Buổi Vấn Đáp 5th tại Saanen vào ngày 27, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Tôi nghĩ là tôi có thể giải quyết mọi vấn đề của mình. Tôi không cần sự giúp đỡ nào. Tôi có năng lực để làm như vậy, nhưng vượt trên vấn đề này, tôi đến đây để tiếp nhận - và nếu ngài không thích thuật ngữ này, chia sẻ một cái gì bất khả đo lường với một con người, một cái gì có chiều sâu thâm sâu và sự hoàn mỹ. Ngài có thể chia sẻ với tôi hay không?
Vấn đề có thể giải quyết mà không cần sự giúp đỡ của người khác; Chúng được tạo ra bởi chính ta qua mối quan hệ với người khác; và mặc dù vi tế, mặc dù nông cạn hoặc thâm sâu chúng ta có thể giải quyết nếu áp dụng tâm trí và con tim của chúng ta để giải quyết chúng –nếu chúng ta không chậm chạp và lười biếng.
Nhưng người hỏi muốn đi xa hơn. Anh đến để chia sẻ cái anh gọi là “bất khả đo lường với con người” (theo tự điển Coleridge), một cái gì vượt trên mọi đo lường, một cái gì không được ban cho trong nhà thờ. Trước nhất phải hiểu rõ ý của chúng ta là gì qua sự đo lường – bởi vì anh dùng thuật ngữ “bất khả đo lường”. Khoảng cách có thể đo lường; qua cuộc gặp mặt ngày hôm qua và tương lai. Vấn đề đó có thể đo lường. Tư tưởng là vật chất có thể đo lường – sự nông cạn của ta, tư tưởng sâu thẳm và sâu thẳm nhất. Ít hay nhiều có thể đo lường. So sánh là tiến trình đo lường. Mô phỏng và tuân thủ có thể đo lường.
Tâm trí chỉ có thể hoạt động trong sự đo lường đó. Tâm trí, bộ não, qua s bồi dưỡng và tập tục có thể rơi vào thói quen đo lường. Có một cái gì bất khả đo lường? Có hiện tượng như vậy không? Tâm trí, bộ não, trái tim tất cả đều là một, toàn bộ cơ cấu đó có thoát khỏi sự đo lường không?
Bộ não – tiến hoá theo thời gian, hằng triệu năm – là bộ não chung của nhân loại. Chúng ta không nhận thức được bởi vì chúng ta quá quen thuộc với ý tưởng bộ não là một cá thể. Khái niệm cá thể là truyền thống của hằng nghìn năm. Bộ não không ngừng đo lường - ít hơn, nhiều hơn, tốt hơn và tốt nhất – luôn trong khuôn mẫu đó. Nhưng người hỏi muốn chia sẻ một cái gì bất khả đo lường với mọi người.
Làm sao chúng ta tìm hiểu là có một cái gì siêu vượt trên tất cả mọi đo lường, siêu vượt mọi thời gian – bởi vì thời gian là sự đo lường? Thời gian là sự vận hành. Thời gian là dòng vận hành. Thời gian là tư duy. Thời gian sinh ra từ ký ức, kinh nghiệm, kiến thức. Đây là vật chất bởi vì trong tế bào não ký ức được lưu trữ. Những gì bộ não tạo ra là vật chất.
Trí tuệ là sự nhận thức hoàn toàn toàn bộ dòng chảy phức tạp của sự đo lường. Bạn có được trí tuệ đó khi bạn nhận thức không qua kiến thức. Nếu bạn sử dụng kiến thức thì đó là sự so sánh, có thể đo lường. Trí tuệ bất khả đo lường. Khi có trí tuệ bất khả đo lường thì bạn có thể khai mở toàn bộ dòng vận hành của sự sống. Bạn có thể thử nghiệm nó. Bạn không cần phải chấp nhận lời diễn giả.
Nếu vậy: cái gì siêu vượt trên sự đo lường? Chắc chắn là cần nên giải thoát nỗi sợ hãi này. Nỗi sợ hãi ăn sâu, ý thức hoặc vô thức. Nỗi sợ hãi có thể quan sát. Nguồn gốc sợ hãi – không phải n nhánh và lá của cây là thời gian. Ta sợ một ngày mai. Ta sợ hãi điều đã xảy ra. Cơn đau thể xác mà ta có đã qua đi nhưng nỗi sợ hãi cơn đau tái diễn vẫn còn lại. Trên phương diện tâm lý, ta đã làm điều gì đó sai, đáng hổ thẹn và ta sợ hãi. Trên phương diện tâm lý, sợ hãi là thời gian: “Ta sợ chết. Ta sống nhưng ta sợ những gì có thể xảy ra. Đó là sự đo lường thời gian. Căn nguyên sợ hãi là thời gian và tư tưởng. Có được tuệ kiến thì nỗi sợ chấm dứt hoàn toàn.
Nỗi sợ hãi hoàn toàn chấm dứt. Nếu tâm trí và bộ não gột rửa hết mọi đau khổ và sợ hãi thì sẽ có một cái gì khác. Nhưng chúng ta muốn chắc chắn. Ta muốn bảo đảm, như chiếc đồng hồ tốt. Một tinh thần thương mại. Không có bảo đảm nào và đó là vẻ đẹp của nó. Ta phải tự thực hành, không phải để được ban thưởng. Rất khó khăn đối với đa số. Nếu ta được ban cho một cái gì thì đó là hành động đo lường. Tâm trí có thể giải thoát tất cả mọi đo lường – đặc biệt qua mối quan hệ của bạn và người khác, cái nào khó khăn hơn? Khi ta thoát khỏi mọi đo lường thì có một kinh nghiệm hoàn toàn khác hẵn xảy ra. Khi kinh nghiệm siêu vượt trên sự đo lường thì không còn là bất khả đo lường nữa. Bạn có thể diễn tả núi, đường nét của nó, bóng râm, sáng tác thơ về nó, nhưng đó không phải là núi. Chúng ta ngồi trong thung lũng và nói, “Xin hãy chia sẻ chúng tôi về núi.” Chúng ta không đến đó. Chúng ta muốn được dễ chịu. Có một kinh nghiệm siêu vượt trên mọi sự đo lường.
Ý Thức
Câu hỏi thứ ba mươi bảy qua Buổi Vấn Đáp 5th tại Saanen vào ngày 27, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Ý thức của chúng ta là gì? Có nhiều lãnh vực khác nhau của tâm thức không? Có ý thức nào siêu vượt trên cái mà chúng ta thường ý thức? Có thể nào thanh lọc tất cả nội dung ý thức?
Ta có lẽ dùng ngôn từ mô tả, nhưng sự đặt danh và mô tả không phải là sự thật. Đừng bị dính mắc vào sự mô tả.
Ý thức của chúng ta là gì? Nó là một cái gì cần phải ý thức đến, cảnh giác đến, mọi hiện tượng đang diễn ra, không chỉ ngoài nhưng cả trong; Nó vẫn là dòng vận hành đó. Ý thức chúng ta là sản phẩm nền giáo dục của chúng ta. Tất cả mọi niềm tin của chúng ta, giáo điều của chúng ta, mọi nghi lễ, mọi khái niệm, mọi lo âu, mọi khoái lạc, và cái mà chúng ta gọi là tình thương - Tất cả điều đó là ý thức của chúng ta. Cơ cấu chúng ta đã tiến hoá hằng triệu triệu năm qua bao cuộc chiến tranh, nước mắt, đau khổ, tuyệt vọng và sung sướng; Mọi điều đó tạo nên ý thức của chúng ta. Có người nói bạn không thể thay đổi ý thức. Bạn có thể thay đổi nó, bạn có thể đánh bóng nó, nhưng bạn phải chấp nhận nó, cải thiện nó đến mức có thể; Nó có ở đó. Nếu thiếu nội dung thì ý thức như chúng ta biết sẽ không còn hiện hữu.
Người hỏi hỏi là: Có thể nào thanh lọc nội dung của ý thức – sự đau khổ, sự tranh đấu, sự xung đột, những mối quan hệ kinh khủng, tranh cãi, lo âu, đố kỵ, thương yêu và dục vọng? Nội dung có thể thanh lọc hay không? Nếu nó rỗng không thì còn loại ý thức nào khác hay không? Ý thức có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau không?
Tại Ấn độ, người Cổ đại chia ý thức thấp, ý thức cao, và cao tột hơn. Sự phân chia được đo lường. Có sự phân chia thì nhất định phải là sự đo lường. Nơi nào có đo lường thì nhất định là nơi đó có nỗ lực. Ý thức dù ở cấp độ nào nó vẫn còn nằm trong ý thức. Sự phân chia ý thức được đo lường, do vậy mà có tư tưởng. Tư tưởng là một phần của ý chí, mặc dù bạn phân chia nó.
Có thể thanh lọc hoàn toàn nội dung của ý thức. Bản chất nội dung này là tư tưởng, lập thành cái “tôi” – cái “tôi” người tham vọng, đố kỵ, bạo hành. Cái “tôi” đó với mọi cơ cấu của tính vị kỷ có thể chấm dứt hoàn toàn không? Diễn giả có thể bảo, “Đúng vậy. Nó có thể chấm dứt hoàn toàn”. Không có trung tâm hoạt động. Không có trung tâm suy nghĩ. Trung tâm là cốt tủy đo lường, nỗ lực của tiến trình đang trở thành. Tiến trình trở thành này có thể chấm dứt hay không? Có lẽ bạn nói, “Có thể chấm dứt, Nhưng có gì ở sự chấm dứt này, nếu ta chấm dứt tiến trình đang trở thành này?”
Trước tiên, hãy tự mình tìm hiểu là tiến trình đang trở thành này có thể chấm dứt. Bạn có thể buông bỏ, chấm dứt cái bạn muốn, đem cho bạn lạc thú thâm sâu, không động cơ, không bảo, “Tôi có thể làm như vậy nếu có sự chấm dứt này”? Bạn có thể chấm dứt tức thì một cái gì cho bạn niềm vui lớn lao không? Khó khăn đến chừng nào.
Giống như người hút thuốc, cơ thể bị nhiễm độc bởi nicotine và khi họ không còn hút thuốc nữa thì họ thèm thuốc vô cùng nên họ phải giải tỏa bằng cách thay thế cái gì khác. Như vậy, bạn có thể chấm dứt một cách hợp lý mà không có động cơ nào của sự ban thưởng hoặc trừng phạt?
Tính ích kỷ ẩn tàng qua sự tầm cầu chân lý, dịch vụ xã hội, mua bán chính mình với ai đó, với khái niệm lý tưởng. Mọi năng lực bị phí phạm qua xung đột, qua sợ hãi, qua đau khổ, qua mọi thứ tầm thường của sự sống. Năng lực cũng đó bị phí phạm trong cái gọi là thiền. Nó đòi hỏi năng lực mãnh liệt, không phải năng lượng thân. Năng lượng đó không bao giờ bị phí phạm. Ý thức có thể thanh lọc, có lẽ có hoặc có lẽ không. Ta thấy một cái gì hơn thế nữa, tùy thuộc vào ta. Ta thích một cái gì đảm bảo, nhưng không có sự đảm bảo nào cả.
Tầm Thường
Câu hỏi thứ ba mươi tám qua Buổi Vấn Đáp 5th tại Saanen vào ngày 27, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Tại sao hầu hết nhân loại, ngoài tài năng của họ và khả năng của họ, đều tầm thường? Tôi biết là tôi tầm thường. Xem ra tôi không thể vượt qua được sự tầm thường này.
Bạn có ý thức là bạn tầm thường hay không? Hãy tự trả lời. Tầm thường có nghĩa không cao hoặc thấp, hoặc lơ lững ở giữa. Nhiều họa sĩ tài danh, nhạc sĩ tài danh, kiến trúc sư tài danh sở hữu khả năng và tài năng phi phàm nhưng trong sự sống thường ngày của họ, họ giống bạn và tôi, như tất cả bao nhiêu người khác.
Nếu bạn ý thức bạn tầm thường, điều đó có nghĩa gì? Có lẽ bạn có tài năng lớn như là một văn sĩ, một họa sĩ, một nhà điêu khắc, nhạc sĩ, thầy giáo, nhưng đó chỉ là trang phục bên ngoài, biểu hiện bên ngoài che dấu một nội tâm nghèo nàn. Với nội tâm nghèo nàn, chúng ta nỗ lực thánh thiện hơn. Nỗ lực lấp đầy sự thiếu sót với những chuyện ngồi lê đô mách mới nhất của chính trị, với những khóa thiền mới nhất. Những chuyện mới nhất đây và đó, tất cả đều là hoạt động tầm thường. Cảm giác tầm thường biểu hiện qua danh vọng bên ngoài. Có sự nổi loạn đối lập sự tầm thường này, những kẻ híp py, tóc dài, râu tóc không cạo, trí tuệ không được trau giồi, cùng chung một phong trào. Hay bạn gia nhập một cộng đồng bởi bạn không có gì ở nội tâm. Qua sự gia nhập này, bạn trở nên quan trọng, và bị ảnh hưởng. Khi bạn ý thức sự tầm thường này, nhận thức hoàn toàn về sự thiếu sót, cảm nhận cô đơn đến tuyệt vọng, bạn thấy nó bao trùm tất cả mọi hoạt động. Nếu bạn ý thức sự cô đơn, sự thiếu? Bạn đo lường sự thiếu sót như thế nào? - Sự đo lườngvô giới hạn. Bạn đo lường và đo lường, không bao giờ chấm dứt. Quan sát qua so sánh thì có thể chấm dứt hay không? Có thiếu sót hay không?
Sự tầm thường này, xem ra tất cả mọi chúng ta đều có. Sự tầm thường được loại trừ khi nó không còn ý thức so sánh đo lường, một sự tự do vô biên. Nơi nào có tự do tâm lý toàn triệt thì nơi đó không có cảm giác tầm thường. Bạn vượt trên mọi giai cấp – một trạng thái hoàn toàn khác hẵn của tâm trí.
Dính Mắc
Câu hỏi thứ ba mươi tám qua Buổi Vấn Đáp 5th tại Saanen vào ngày 27, tháng 7, năm 1980.
Câu hỏi: Sự dính mắc mang đến hình thức đổi chác cảm xúc, sự ấm áp của con người như một nhu cầu căn bản. Sự chia rẽ đem lại sự lạnh nhạt, thiếu cảm thông khiến cho mối quan hệ phải tan vỡ. Nó có thể tổn thương người khác rất sâu sắc. Có một cái gì xem ra sai lạc với phương pháp này. Ý ngài ra sao?
Từ “Dính mắc” có nghĩa là bám víu, nắm giữ, có cảm giác là bạn thuộc về ai đó và ai đó thuộc về bạn. Nuôi dưỡng sự thờ ơ sẽ sinh ra tính vô cảm, lạnh nhạt, và sự tan vỡ ở mối quan hệ, bồi dưỡng cái đối đãi. Tự nhiên sẽ là như vậy. Nếu chia cắt cái đối đãi với sự dính mắc thì sự thờ ơ là ý tưởng, t khái niệm, kết luận rằng tư tưởng đem lại hệ quả nhận thức, rằng sự dính mắc mang lại bao nỗi khó khăn, xung đột đố kỵ và căng thẳng. Tư tưởng nói rằng, “Tốt nhất là hãy thờ ơ”. Sự thờ ơ đó không thật, dính mắc là một lẽ thật. Khi có sự dính mắc, bồi dưỡng sự thờ ơ là hướng đến ảo tưởng và trong ảo tưởng đó bạn trở nên lạnh nhạt, khô khan cứng ngắc, chua chát, cô lập, và thiếu tình cảm. Chúng ta đang làm những điều đó: sống không thật.
Bạn có thể đối diện hiện thực là bạn đang dính mắc – không chỉ với một người, với ý tưởng, với niềm tin, nhưng với cả mọi kinh nghiệm của bạn, cái nào nguy hiểm hơn? Kinh nghiệm của bạn cho bạn sự kích thích, cảm giác sinh động. Nếu ta ý thức ta dính mắc thì ta thấy tất cả mọi kết quả của sự dính mắc đó - căng thẳng, thiếu tự do, đố kỵ, giận dữ, và sân hận. Trong sự dính mắc đó cũng là cảm giác yên ổn, cảm giác vững chắc, cảm giác đang tự vệ, được bảo vệ. Có người chiếm hữu và kẻ bị chiếm hữu. Do đó chắc chắn là phải có đố kỵ, căng thẳng, sợ hãi… vân vân và vân vân. Bạn thấy kết quả của tất cả mọi hệ trạng đó – không phải sự mô tả của nó nhưng là hiện thực của nó? Tôi dính mắc với bạn qua nỗi cô đơn của tôi và sự dính mắc đó, phát sinh ra cơn đau này, “Tôi yêu bạn”. Tôi cảm thấy được hiểu biết bởi bạn cũng cùng trong một vị trí. Hai người dính mắc vào nhau qua sự cô đơn của họ, qua nỗi tuyệt vọng của họ, qua bao đau khổ của họ. Nếu vậy thì có gì xảy ra? Tôi dính mắc không chỉ với bạn nhưng với ý tưởng, với một cái gì giúp tôi đào thoát chính mình.
Có lẽ bạn dính mắc với kinh nghiệm, với một sự kiện đem lại cho bạn kích thích lớn lao, nỗi vui sướng vô cùng, một cảm giác đầy năng lực và yên ổn và bạn bám víu vào nó. Kinh nghiệm đó được ghi nhận trong tâm trí và bạn nắm giữ nó. Cái bạn đang nắm giữ đó đã chết và bạn cũng đang chết dần mòn. Nếu bạn thấy được mọi dòng vận hành này mà không định hướng, hoặc động cơ gì, chỉ quan sát nó thì bạn sẽ thấy tuệ kiến đó biểu hiện toàn bộ hiện tượng như đang trên một bản đồ. Khi có tuệ kiến thì toàn bộ hiện tượng đó hoàn toàn biến mất, bạn không còn bị dính mắc nữa.
Học Đường và Tổ Chức
Câu hỏi thứ bốn mươi qua Buổi Vấn Đáp 2nd tạiBrockwood Park vào ngày 2, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Ngài thường hay chống đối mọi tổ chức qua các buổi nói chuyện, nếu vậy tại sao ngài còn thiết lập học đường và tổ chức? Và tại sao ngài lại phải đề cập?
Một nhóm trong chúng ta thấy được nhu cầu cần có học đường. “Học đường” bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp dành cho sự nhàn rỗi – nhàn rỗi học hỏi, nơi mà các học trò và thầy cô có thể nở hoa, thế hệ tương lai có thể chuẩn bị, bởi vì học đường là có nghĩa như vậy, không chỉ đơn thuần cải biến con người thành những công cụ máy móc kỹ thuật – mặc dù công việc và nghề nghiệp là cần thiết – những cũng nở hoa như con người, không sợ hãi, không xáo trộn với sự thuần khiết thâm sâu. Và làm sao có thể mang đến một con người “tốt đẹp” như vậy? – Tôi sử dụng từ “tốt đẹp” theo ý nghĩa chính đáng của nó, không phải là theo nghĩa đáng trọng, nhưng theo nghĩa của một con người toàn bộ, không tán loạn, không sụp đổ. Mặc dù rất khó tìm thấy những vị thầy “toàn thiện” này, chúng ta đang nỗ lực tại Ấn độ (nơi có khoảng năm hoặc sáu trường học), tại California, tại Canada và ở đây, để thấy được là những học đường này là các trung tâm chân chánh của sự hiểu biết, của sự rõ biết sự sống. Những nơi chốn như vậy cần thiết; Vì lý do mà chúng ta cần có những học đường như vậy. Có lẽ chúng ta không luôn thành công nhưng có lẽ sau mười năm, một hoặc hai người toàn thiện được khai sinh từ đó.
Các tổ chức tại Hoa Kỳ, Canada, Ấn độ và ở đây tồn tại chỉ đơn thuần để xuất bản sách vở, để thiết lập nơi chốn tụ tập, để giúp đỡ trường học – không chỉ là các trung tâm “giác ngộ” và tất cả mọi thương nghiệp đó. Và không có ai gặt hái lợi lộc gì qua chúng.
Nếu vậy thì tại sao tôi còn phải giảng dạy? Câu hỏi này thường được đặt ra, “Tại sao ngài phải lãng phí năng lực sau năm mươi năm khi không ai có vẻ gì thay đổi cả? Tại sao ngài phải bận tâm về điều đó? Có phải đây là hình thức tự hoàn thành ước nguyện của chính mình? Ngài có gặt hái được năng lực gì khi đề cập đến những vấn đề này và quá lệ thuộc trên thính giả?” Chúng ta đã từng nói đến tất cả mọi vấn đề này rất nhiều lần rồi.
Trước nhất, tôi không lệ thuộc vào bạn như là một nhóm người đến để lắng nghe diễn giả nói chuyện. Diễn giả không dính mắc với bất kỳ một tổ chức là ông phải cần có sự tụ họp. Động cơ đó là gì? Tôi cho là khi ta thấy một cái gì chân mỹ, thì ta muốn chia sẻ tất cả mọi người về nó, phát xuất từ sự lân mẫn cảm xúc, từ sự thoái bộ và tình thương. Nếu không lắm người hứng thú cũng không sao, nhưng còn những người có lòng hứng thú thì họ cũng nên tụ họp. Bạn có thể đòi hỏi hoa khi nào mọc lên không? Tại sao nó lại đượm đầy hương thơm hay không? Cũng cùng một lý do khi diễn giả nói chuyện mà thôi.
Trách Nhiệm
Câu hỏi thứ bốn mươi mốt qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 2, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Ngài dạy căn bản là tâm trí của tôi cũng làm việc tương tợ như bao nhiêu người khác. Nếu vậy thì tại sao tôi phải chịu trách nhiệm cho toàn cả thế giới này?
Những gì mà diễn giả muốn nói là, dù bạn đi đâu, nơi nào khắp thế giới, con người đều bị đau khổ qua sự xung đột. Họ cảm thấy căng thẳng lo âu và bất ổn. Cả hai mặt tâm lý và thể xác đều bất ổn, đầy nỗi sợ hãi, cô đơn, buồn khổ và tuyệt vọng. Đây là hiện tượng bình thường của con người dù là họ sống tại Trung Quốc, Nhật bản, Ấn độ, Hoa Kỳ, Nga sô hoặc là ở đây - Mọi người đều phải trải qua hiện tượng này. Đây là cuộc đời của họ. Và khi là con người, bạn cũng là một phần tâm lý của toàn thế giới. Bạn không khác với mỗi một con người đang bị đau khổ, căng thẳng lo âu xốn xang, trơ trọi cô đơn đang ở Ấn hoặc tại Mỹ. Bạn là thế gian và thế gian này là bạn. Đây là một hiện thực mà rất ít người nhận thức, không phải dựa trên khái niệm triết lý, ý tưởng nhưng mà là một sự thật – như khi bạn bị đau đầu. Và khi ta nhận thức thật thâm sâu, thì câu hỏi sẽ phát sanh: Trách nhiệm của tôi là gì? Chúng ta hãy đặt câu hỏi này cho nhau, xin làm ơn. Khi bạn nhận thức được điều đó, không phải chỉ trên ngôn từ nhưng trong cả trong dòng huyết mạch của bạn, bạn không còn là một cá nhân – một sự khích động lớn lao cho hầu hết– Khi ta thấy lẽ thực của vấn đề này, thì trách nhiệm của chúng ta là gì? Trách nhiệm toàn cầu của chúng ta là gì – không chỉ gia đình củachúng ta, vợ và con cái – nhưng cho toàn thể nhân loại, bởi vì chúng ta là nhân loại? Chúng ta sở hữu mọi ảo tưởng của chúng ta, hình ảnh của chúng ta về Thượng Đế, hình ảnh của chúng ta về Thiên Đàng, các nghi lễ của chúng ta, chính xác như phần còn lại của thế giới, không chỉ với tên gọi khác nhau, nhưng khuôn mẫu cùng tương tợ.
Phản ứng của bạn ra sao khi bạn cảm nhận bạn là nhân loại? Bạn sẽ đáp ứng với thử thách này như thế nào? Bạn đón nhận thử thách như thế nào? Nếu bạn đón nhận nó từ ước định xưa củ của bạn, sự đáp ứng của bạn sẽ hoàn toàn thiếu sót và tán loạn. Nó sẽ rất vô giá trị. Cho nên bạn phải tìm hiểu phản ứng của bạn với sự thử thách lớn lao này. Tâm trí của bạn có tiếp nhận nó thâm sâu hay không, hoặc với bao nỗi sợ hãi của bạn, bao nỗi căng thẳng lo âu của bạn, mọi sự quan tâm nhỏ nhặt về chính bản thân mình?
Trách nhiệm dựa trên sự ứng phó với thử thách. Có phải nó chỉ là một sự lôi cuốn, rung động không thật, hoặc là kinh nghiệm thâm sâu sẽ chuyển hoá toàn bộ cách nhìn của bạn về cuộc đời? Nếu vậy thì bạn không còn là một người Anh, một người Mỹ, một người Pháp nữa. Bạn có từ bỏ tất cả điều đó hay không? Hoặc là chỉ đơn thuần cá cược với ý tưởng đây là một khái niệm cực kỳ không tưởng.
Thay Đổi Cấp Bách
Câu hỏi thứ bốn mươi hai qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 2, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Khi tôi lắng nghe lời dạy của ngài thì có sự thay đổi cấp bách. Khi trở về nhà thì nó mất dần. Tôi phải làm gì?
Bạn phải làm gì? Có phải sự thúc bách thay đổi là do ảnh hưởng của diễn giả không? Khi bạn ở đây bạn bị ép mình vào một góc nhưng khi bạn đi rồi thì bạn không còn cảm thấy bị thúc bách nữa. Có nghĩa là bạn bị thử thách, ảnh hưởng, lôi cuốn, thuyết phục và khi điều đó không còn nữa thì bạn lại hiện hình nguyên trạng.
Ta phải làm gì? Chúng ta hãy suy nghĩ đúng câu trả lời cho vấn đề. Ta phải làm gì? Tôi đến nơi tụ họp này từ một nơi xa. Đây là một ngày đẹp. Tôi phải dựng lều lên và tôi rất thích thú. Tôi có đọc, không chỉ qua lời giảng dạy của nhưng diễn giả, nhưng với tất cả mọi vấn đề khác. Tôi biết về giáo pháp Phật Giáo và Công giáo, huyền học Ấn giáo và tôi cũng đã thực hành nhiều pháp thiền khác nhau nên tôi đến đây để nghe. Bây giờ tôi có chuẩn bị nghe trọn vẹn hay không? Tôi không thể lắng nghe trọn vẹn được nếu tôi mang tất cả mọi kiến thức của tôi đến đây với tôi. Tôi không thể lắng nghe hoặc học hỏi, hoặc thấu hiểu trọn vẹn nếu tôi thuộc về một giáo phái nào đó, nếu tôi bị dính mắc với khái niệm đặc thù nào đó và nếu tôi cũng muốn thêm vào những gì được giảng dạy ở đây, và tôi phải đến, nếu tôi thành thật với một tâm trí tự do, với một tâm trí nói rằng, “Hãy tìm hiểu”, không phải là, “Tôi muốn thêm vào lời ngài dạy vào tri kiến mà tôi đã biết”. Nếu vậy thì thái độ của ta như thế nào? Diễn giả thường dạy rằng: Tự do tuyệt đối cần thiết. Trước tiên là tự do tâm lý, không phải tự do ở thân vật lý mà bạn có trong một nền dân chủ lập hiến, không phải ở các quốc gia chuyên chế độc tài. Tự do của nội tâm chỉ có thể khi ta thấu rõ ước định của chúng ta, ước định xã hội, văn hoá, tôn giáo, kinh tế và thân vật lý. Ta có thể giải thoát tất cả điều đó hay không – về phương diện ước định của tâm lý? Tôi trước, mọi người sau! Sự khó khăn trong tất cả mọi vấn đề này là chúng ta bám víu vào một cái gì quá mãnh liệt đến mức chúng ta không sẵn sàng buông bỏ. Ta phải nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau và ta bị lôi cuốn vào một đạo viện tâm lý đặc thù nào đó. Ta tìm đến đó, nghiên cứu nó và khám phá ra là có nhiều điều thâm sâu trong nó và ta bám chặt vào nó. Và sau đó ta tìm đến nơi này và lắng nghe và thêm vào những gì mà ta đã nghe. Như vậy, tất cả trở thành một mầu hắc tố, lẫn lộn đủ thứ. Chúng ta không đang hành động như vậy hay sao? Tâm trí của chúng ta trở nên cực kỳ xáo trộn. Và khi bạn đến đây sự xáo trộn đó được xóa tan đi hoặc biến mất, nhưng khi bạn rời khỏi nơi này thì nó lại trở lại. Ta có thể ý thức sự xáo trộn này hay không, không chỉ khi bạn ở nơi này nhưng cả sau khi bạn đã trở về nhà – Đó là điều quan trọng nhất.
Nếu vậy thì tất cả điều đó biểu hiện như thế nào? Chúng ta có trí thông minh để giải quyết tất cả mọi vấn đề kỹ thuật: Một tâm trí giải quyết vấn đề. Chúng ta có tất cả điều đó, nhưng đó không phải là minh triết . Khả năng để tư tưởng một cách rõ ràng, khách quan, và ý thức mọi giới hạn của tư duy. Trong khi đó, nếu chúng ta có thể quan sát sự bấn loạn của chúng ta, lộ trình cá nhân đang ngắm nhìn cuộc đời hạn hẹp. Nếu chúng ta có thể ý thức tất cả mọi điều đó, chúng ta có thể thấy rằng tư tưởng không ngừng tạo ra vô số vấn đề. Tư tưởng tạo ra hình ảnh và hình ảnh đó phân chia – để rõ biết điều đó đòi hỏi sự minh triết. Để thấy hiểm họa tâm lý tức là trí tuệ. Nhưng rõ ràng là chúng ta không thấy được. Có nghĩa là có ai đó luôn dằn vặt bạn, thúc đẩy bạn, lôi kéo bạn, đòi hỏi bạn, thuyết phục bạn, năn nỉ bạn để bạn có thể ý thức chính mình; và phải đi từ chỗ này đến chỗ kia, không chỉ đứng bất động tại chỗ này. Tôi sợ là không ai giúp bạn điều đó, ngay cả bậc giác ngộ tối thượng, bởi vì bạn sẽ trở thành kẻ nô lệ cho họ. Sức sống, năng lượng thân và tâm như vậy sẽ bị tiêu tán trong xung đột, nỗi lo âu, huyên náo, sự ngồi lê đô mách liên tu bất tận không chỉ với người khác nhưng với cả bản thân của mình. Một Tiến trình huyên náo liên tu bất tận! Tất cả mọi năng lượng tâm lý bị tiêu tán này cần được quan sát từ chính bản thân của chúng ta qua gương soi của mối quan hệ. Tất cả chúng ta đều có mối quan hệ với người này hoặc người kia – và do vậy có thể khám phá mọi ảo tưởng, mọi hình ảnh, mọi phi lý, và mọi sự u mê của chúng ta. Rồi thì, bắt nguồn qua sự quan sát đó là sự tự do và trí tuệ sẽ chỉ cho bạn lộ trình của sự sống.
Biểu Tượng
Câu hỏi thứ bốn mươi ba qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 2, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Tôi có được sức mạnh khi chú tâm vào một biểu tượng. Tôi thuộc về một tổ chức khuyến khích sự thực hành này. Đây có phải là một ảo tưởng không?
Đừng thuộc về bất kỳ cái gì cả! hãy rõ biết lý do của hiện tượng này: Chúng ta không thể tự mình đứng vững. Chúng ta muốn được hỗ trợ. Chúng ta muốn sức mạnh của người khác. Chúng ta muốn đồng hóa với một đoàn thể, với một tổ chức. Cơ quan Kristnamurti không phải là một tổ chức. Nó đơn giản có mặt chỉ để xuất bản sách vở… vân vân và vân vân.
Nhưng có ý tưởng rằng chúng ta phải là một phần của cái gì, thuộc về một cái gì khiến cho ta thêm sức mạnh.
Người hỏi nói rằng anh có được sức mạnh từ sự tập trung trên một biểu tượng. Tất cả chúng ta đều có rất nhiều biểu tượng. Thế giới Công giáo tràn ngập với biểu tượng và hình ảnh, với khái niệm, đức tin, lý tưởng, giáo điều, nghi lễ và Ấn độ cũng như vậy. Khi ta thuộc về một đoàn thể lớn sùng bái chung một biểu tượng thì ta có được sức mạnh vô cùng từ nó; Nó cho ta cảm giác là cuối cùng ta thấm thuấ được một cái gì siêu vượt biểu tượng.
Trước tiên, chúng ta phát minh biểu tượng – Thấy chúng ta hành động như thế nào chưa – hình tượng trong nhà thờ hoặc trong đền thờ, hoặc trong những bức thư ở đạo tràng, và trong sự tôn sùng mà chúng ta đã sáng chế từ tư tưởng chúng ta, chúng ta có được sức mạnh. Thấy chuyện gì xảy ra không. Biểu tượng không phải là hiện thực. Hiện thực có lẽ không bao giờ tồn tại, nhưng biểu tượng khiến chúng ta hài lòng và mang lại sức sống cho chúng ta khi chúng ta nhìn thấy nó, tư tưởngvề nó, tồn tại với nó. Chắc chắn là hiện tượng tạo ra bởi tư tưởnglà một ảo tưởng. Nếu bạn chế tác tôi thành đạo sư của bạn – thì tôi khước từ không làm đạo sư của bạn. Điều đó rất vô lý bởi vì tôi đã thấy tín đồ hủy diệt đạo sư và đạo sư hủy diệt tín đồ - nhưng nếu bạn dựng lên một hình ảnh về tôi, về người diễn giả thì toàn bộ hiện tượng bắt đầu; Đối với tôi là một việc đáng kinh tởm.
Tư tưởng là kẻ gây ra tác hại trong vấn đề này. Tất cả mọi hình ảnh mà nó đã tạo ra trong nhà thờ, trong đền thờ, trong đạo tràng không phải là Chân lý, không phải là lẽ thực. Chúng được phát minh bởi chúng ta và bởi các giáo sĩ, bắt nguồn từ nỗi sợ hãi của chúng ta, từ nỗi căng thẳng lo âu và sự bất ổn của tương lai. Chúng ta đã tạo ra biểu tượng và chúng ta bị dính mắc vào nó. Cho nên, trước tiên hãy nhận thức rằng tư tưởng sẽ luôn luôn tạo ra những thứ mang lại sự thoả mãn trên phương diện tâm lý – và đem đến sự dễ chịu. Hình tượng khiến ta vững lòng và là một sự an ủi lớn lao. Có lẽ nó hoàn toàn là một ảo tưởng – và nó là như vậy – nhưng nó cho ta sự dễ chịu và do vậy mà chúng ta sẽ không bao giờ thấy biết vượt trên ảo tưởng được.
Tư Tưởng và Ý Thức
Câu hỏi thứ bốn mươi bốn qua Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 2, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi: Sự liên hệ giữa tư tưởng và ý thức là gì? Tại sao chúng ta xem ra không thể vượt trên tư tưởng được?
Tư tưởng là gì và ý thức là gì? Hai điều này có khác nhau không? Khi bạn hỏi mối liên hệ giữa tư tưởng và ý thức là gì, nó hàm ý đây là hai thực thể khác nhau, hoặc là hai dòng vận hành khác nhau có phải không? Trước tiên chúng ta hãy cùng xác nhận tư tưởng là gì, bởi vì toàn bộ vấn đề là ở tất cả mọi hành vi của chúng ta, mọi sinh hoạt của chúng ta đều dựa trên đó. Tư tưởng là một phần cảm xúc, tình cảm, phản ứng và sự nhận thức tất cả mọi phản ứng đó. Và ý thức là gì? Ý thức một cái gì, để ý, nhận thức, và thấu rõ, đó là toàn bộ lãnh vực mà tâm trí đang hoạt động. Ít hay nhiều đó là hiện tượng mà chúng ta gọi là ý thức.
Người hỏi hỏi là: Mối liên hệ giữa hai là gì? Tất cả mọi hành vi của chúng ta đều dựa trên tư tưởng, với mọi hình ảnh của nó, nhớ tưởng quá khứ hoặc phóng chiếu tương lai và hoạt động to lớn ở khắp mọi ngã, kỹ thuật, tâm lý, vthân vật lý. Và mối quan hệ của chúng ta lẫn nhau đều dựa trên tư tưởng. Tư tưởng tạo ra hình ảnh của bạn về người khác và hình ảnh của người khác về bạn. Tư tưởng đó chắc chắn là dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và ký ức. Sự phản ứng của ký ức là tư tưởng. Và kinh nghiệm, kiến thức, ký ức và dòng luân chuyển của tư tưởng là tiến trình vật chất. Như vậy, tư tưởng luôn bị giới hạn bởi vì tri kiến luôn giới hạn. Không có tri kiến toàn triệt về trên tất cả, ngoại trừ sự chấm dứt tri kiến, vốn là một vấn đề khác. Cho nên, nơi nào có hoạt động của tri kiến và sự vận hành của ký ức thì nơi đó tư tưởng bị giới hạn và hữu hạn. Và phần nào mà tư tưởng hoạt động trong ý thức? Tất cả mọi kiến thức mà chúng ta tích lũy, tất cả mọi kinh nghiệm, không chỉ ở phương diện cá nhân nhưng ký ức tập thể, mọi phản ứng di truyền, kinh nghiệm tích lũy của thế hệ này đến thế hệ khác, tất cả mọi sự căng thẳng lo âu, tất cả mọi khó nhọc, mọi sợ hãi và khoái lạc, mọi giáo điều, mọi đức tin, mọi dính mắc, nỗi đau sầu phiền muộn – tất cả điều đó là ý thức của chúng ta. Bạn có thể thêm vào hoặc bớt đi nhưng tuy vậy nó vẫn là dòng vận hành của tư tưởng được gọi là ý thức. Ta có thể cho nó là siêu ý thức nhưng tuy vậy nó vẫn là một phần của tư tưởng. Ý thức luôn luân chuyển, phân chia cái “bạn” và cái “tôi”. Ý thức của chúng ta được cấu tạo bởi nội dung của nó, thiếu nội dung đó thì ý thức của chúng ta là gì? Có phải ý thức hoàn toàn khác với hiện tượng được cấu tạo từ mọi hoạt động của tư tưởng mà chúng ta gọi là ý thức? Để đạt đến điểm đó, ta phải tìm hiểu là tư tưởng có thể chấm dứt hay không, không tạm bợ, không giữa hai tư tưởng như một khoảng cách, hay một sát na yên lặng hay sự vận hành vô thức. Tư tưởng có thể kết thúc hay không? Đây là vấn đề của những người đã thể nhập thật sâu vào nó qua thiền. Tư tưởng có thể uy lực vô cùng, sở hữu thể tích năng lượng đàng sau nó, năng lượng được tạo ra hàng nghìn năm qua - trong lãnh vực khoa học, kinh tế, tôn giáo, xã hội và mọi lãnh vực cá nhân – có thể tất cả mọi hoạt động đó chấm dứt hay không? Có nghĩa là: Có thể nào những thứ mà tư tưởng đã xây dựng trong ý thức của chúng ta, hiện tượng nội dung ý thức mà chúng ta tạo ra có thể đi đến chấm dứt hay không?
Tại sao chúng ta muốn chấm dứt nó? Động cơ gì sau ước muốn chấm dứt tư tưởng? Có phải chúng ta tự mình khám phá ra tư tưởng đã tạo ra bao khó nhọc vô cùng, bao nỗi căng thẳng lo âu cho quá khứ, hiện tại, và cảm giác hoàn toàn cô lập và trơ trọi? Khi bạn đặt câu hỏi này: “Tư tưởng có thể chấm dứt hay không?” Có phải bạn đang tìm kiếm phương pháp để chấm dứt nó, một hệ thống mà bạn có thể gia công mỗi ngày để bạn có thể chấm dứt tư tưởng? Nếu bạn tu tập mỗi ngày, chính sự tu tập đó tăng cường lực tư tưởng– tự nhiên rồi. Nếu vậy thì ta phải làm gì? Ta nhận thức bản chất của tư tưởng, sự nông cạn hời hợt của nó, những trò chơi tinh thần của nó. Ta biết tư tưởng phân chia như thế nào, phân chia bạo lực quốc gia, phân chia đức tin, vân vân và vân vân; và sự xung đột bất tận đó sản sinh ngay từ khi ta mới chào đời cho đến lúc chúng ta nhắm mắt. Có phải đó là lý do mà bạn muốn chấm dứt tư tưởng hay không? Ta phải rõ biết về động cơ muốn chấm dứt tư tưởng – nếu điều đó có thể - bởi vì động cơ đó sẽ điều khiển và hướng dẫn. Ta có thể sống trong ảo tưởng là tư tưởng đã kết thúc. Có nhiều người đã hành động như vậy, nhưng ảo tưởng đó đơn thuần chỉ là sự phóng chiếu khác của tư tưởngđang kỳ vọng nó được chấm dứt.
Tư tưởng và hiện tượng mà tư tưởng đã xây dựng như ý thức với nội dung của nó, tất cả có thể đi đến chấm dứt hay không? Nếu diễn giả cho là có thể thì nó có giá trị gì? Chẳng có giá trị gì cả. Nhưng có thể nào ta nhận thức được bản chất của ý thức và dòng vận hành của tư tưởng như là tiến trình vật chất và quan sát nó – Ta có thể làm được như vậy không? Có thể nào ta quan sát dòng vận hành của tư tưởng, không phải như một quan sát viên đang ngắm nhìn tư tưởng, nhưng chính tư tưởng đang ý thức đến sự vận hành của riêng nó; Tiến trình tỉnh giác của tư tưởng và chính tư tưởng đang quan sát dòng vận hành của nó? Hãy lấy một thí dụ đơn giản, như sự tham lam: Hãy quan sát nó khi nó phát sanh trong ta và sau đó hãy tự hỏi mình, “Có phải người quan sát, người tư tưởng khác với tư tưởng?” Để quan sát tư tưởng thì khá dễ dàng. Ta tách lìa ta như một quan sát viên và quan sát tư tưởng của ta như đa số chúng ta thường làm. Nhưng sự phân chia này là ảo tưởng, là giả tạo, bởi vì người tư tưởng là tư tưởng. Cho nên, có thể nào người quan sát vắng bặt trong sự quan sát của họ? Người quan sát, người tư tưởng là quá khứ - Sự tưởng nhớ, hình ảnh, kiến thức, kinh nghiệm, tất cả mọi thứ mà họ đã tích lũy qua thời gian là người quan sát. Người quan sát đặt danh cho sự phản ứng là tham lam và trong tiến trình đặt danh nó, họ đã bị dính mắc với quá khứ. Qua chính tiến trình đặt danh của sự phản ứng mà chúng ta gọi là tham lam, chúng ta đã thiết lập nó trong quá khứ. Trái lại, nếu không có tiến trình đặt danh nhưng chỉ thuần túy quan sát – nơi không có sự phân chia người quan sát và sự quan sát, người tư tưởng và tư tưởng, người kinh nghiệm và sự kinh nghiệm – thì hiện tượng gì diễn ra? Tiến trình điều kiện hoá của chúng ta là tạo ra sự phân chia giữa người quan sát và sự quan sát và vì lý do đó tại sao ta đã gặp khó khăn vô cùng khi kiểm soát cái đang quan sát. Tôi tham lam, đó là một phản ứng. Nhưng chúng ta nói, “Ta khác với sự tham lam và do vậy ta có thể điều kiểm soát nó. Ta có thể mổ xẻ trên nó. Ta có thể chế ngự nó. Ta có thể tận hưởng nó. Ta có thể làm một cái gì về nó”. Sự thật là, người tư tưởng là tư tưởng. Không có người tư tưởng ngoài tư tưởng.
Cho nên, hãy quan sát mà không có ký ức của quá khứ và sự phản ứng tức thì mà chúng đang phóng chiếu trong sự quan sát: Hãy quan sát thuần túy, không định hướng, không động cơ thì ta sẽ thấy rằng, nếu ta thể nhập thâm sâu vào nó, tư tưởng đó thật sự chấm dứt. Tư tưởng là dòng vận hành và thời gian cũng là dòng vận hành nên thời gian là tư tưởng. Đây là chánh thiền; bởi vì tư tưởng thấy được sự vận hành của nó, nó nẩy sinh như thế nào, nó tạo ra hình ảnh và theo đuổi hình ảnh như thế nào; Hãy quan sát để không còn sự nhận thức của cái đang quan sát. Để khiến nó thật đơn giản: Hãy quan sát cây cối mà không đặt danh cho nó, không thắc mắc nó được dùng như thế nào, chỉ quan sát nó. Rồi thì thì sự phân chia giữa cây và bạn chấm dứt – nhưng bạn không trở thành cây, tôi hy vọng là không! Ngôn từ với mọi phản ứng của thần kinh tạo ra sự phân chia. Đúng thế, ta có thể nào quan sát vợ của ta hay vợ của người khác một cách vô ngôn, không hình ảnh và tất cả mọi ký ức tưởng nhớ mối quan hệ đó không? – mà chỉ quan sát thuần túy hay không? Nếu vậy, trong sự quan sát đó, với sự chú ý toàn triệt thì tư tưởng có chấm dứt hay không? Hiện tượng này đòi hỏi một sự chú ý mãnh liệt, quan sát từng bước một, như một khoa học gia đang quan sát cực kỳ cẩn thận. Khi ta làm được như vậy, tư tưởng có thể chấm dứt và do vậy mà thời gian dứt bặt.
Brockwood Park, Cuộc Họp Mặt Lần Thứ Hai, Năm 1980
Lòng Bi Mẫn
Câu hỏi thứ bốn mươi lăm Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 4, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi: Có phải lòng bi mẫn phát sanh qua sự quan sát hoặc tư tưởng hay không? Có phải lòng bi mẫn là một xúc cảm?
Tôi không biết phải trả lời như thế nào về câu hỏi này. Bi mẫn là gì? Có phải nó là một cảm xúc, một cái gì hão huyền? Nó có tự tiêu dụng nó trong vài công việc xã hội? Ta phải tìm hiểu lòng bi mẫn là gì, tình thương là gì. Tình thương có ham muốn hay không? Tình thương có khoái lạc hay không? Và có thể nào vừa tham vọng và vừa yêu thương hay không? Có thể nào yêu thương khi ta nỗ lực để trở thành một cái gì – không chỉ với thế giới bên ngoài nhưng cũng ở mặt tâm lý nơi mà luôn có sự vật lộn để trở thành hoặc trở thành một cái gì? Có thể nào yêu thương khi có sự đố kỵ và bạo động; khi có sự phân chia giữa bạn và tôi? Có thể nào yêu thương khi bạn là người tôn thờ chủ nghĩa quốc gia dân tộc? Trong sự phân chia quốc gia và sự phân chia giữa các đức tin, hình tượng thì có thể nào yêu thương hay không? Dĩ nhiên là không thể yêu thương khi có sự phân chia như vậy. Nhưng tất cả chúng ta đã bị ước định quá nặng nề và chúng ta chấp nhận ước định đó là bình thường.
Mối tương quan giữa tình thương với đau khổ là gì? Đau khổ và tình thương có thể đi đôi với nhau không – không chỉ nỗi đau khổ cá nhân nhưng kể cả nỗi đau khổ kinh khủng của nhân loại, bao nỗi đau khổ mà những cuộc chiến tranh mang đến và vẫn mang đang đến, nỗi đau khổ của con người sống dưới nền chín thể chuyên chế, có thể nào yêu thương khi lòng trắc ẩn?
Khi nhấn mạnh tất cả điều này, chúng ta đang ở đâu? Có phải tình thương là một lý tưởng – một cái gì mà chúng ta không biết và do vậy muốn được có: Cảm giác kỳ diệu của lòng bi mẫn vô biên? Nhưng chúng ta sẽ không trả giá cho nó. Chúng ta muốn sở hữu viên ngọc mỹ diệu này nhưng không sẵn sàng hành động và làm cái gì đó để mang nó đến. Nếu bạn muốn bình an thì bạn nhất định phải sống một cách bình an, không phải phân chia quốc gia với vô số cuộc chiến tranh và tất cả mọi thứ gớm guốc đang diễn ra. Nếu vậy thì với cái giá gì mà chúng ta phải trả cho hiện tượng này, không phải bạc cắc và tiền giấy nhưng ở tận nội tâm? Tôi phải thấy biết thâm sâu như thế nào về chủ nghĩa quốc gia dân tộc, tất cả mọi phân biệt đó, phải chấm dứt trong chính tôi như một con người ? Bởi vì ta là con người – dù bạn hay là tôi – cũng giống như phần còn lại của thế giới, trên phương diện tâm lý. Tất cả chúng ta đều đau khổ. Tất cả chúng ta đều phải trải qua bao phiền não. Tất cả chúng ta đều phải trải qua những nỗi sợ hãi kinh hoàng, bất ổn, và xáo trộn. Tất cả chúng ta đều bị dính mắc trong sự phi lý vô nghĩa của tôn giáo. Chúng ta là tất cả điều đó. Chúng ta có thể nào thấy toàn diện, không phải chỉ trên ý tưởng, không phải là một cái gì được khao khát, nhưng mà là một hiện thực, một hiện thực đang bừng cháy mỗi ngày? Sau đó thì từ sự nhận thức này là trách nhiệm của lòng bi mẫn phát sanh. Từ bi đến với trí tuệ vô biên. Trí tuệ đó không nằm trong sự hoạt động của kiến thức. Kiến thức có thể giải quyết vô số vấn đề. Trí tuệ và kỹ thuật, nhưng trí tuệ là một cái gì hoàn toàn khác. Xin hãy làm ơn đừng chấp nhận lời tôi nói, hãy chỉ xem xét nó. Có lẽ bạn đã đọc rất nhiều, có khả năng tranh biện và giải quyết mọi vấn đề, nhưng một tâm trí giải quyết vấn đề không phải là một tâm trí minh triết. Trí tuệ thường đến với lòng từ bi và với tình thương.
Và khi sự minh triết là hành động của lòng bi mẫn thì nó toàn cầu, không phải chỉ là hành động đặc biệt nào đó mà thôi.
Hư Hỏng
Câu hỏi thứ bốn mươi sáu Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 4, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Tại sao ngài cho rằng dính mắc là hư hỏng? Không phải là chúng ta bị dính mắc với những người mà chúng ta yêu thương hay sao?
Điều này có cần giải thích hay không? Khi bạn dính mắc vào ý tưởng, vào khái niệm, vào lý tưởng như những người Cộng sản, hoặc các tín đồ Công Giáo, đó không phải là sự bắt đầu hư hỏng rồi sao? Khi tôi bị trói buộcvào một đức tin, vào một vị thánh, vào một hình ảnh hoặc vào một con người nào đó thì đó là có phải đó là sự bắt đầu hư hỏng hay không? Thưa các ngài, đây không phải là lời tôi nói – Hãy tự mình xem xét. Có phải dính mắc là tình yêu? Nếu tôi dính mắc với bạn như là một thính giả (Chúa ơi!) tôi sẽ khống chế bạn, khiến bạn không dễ chịu để tự thoả mãn chính mình. Đó không phải là hư hỏng hay sao? Khi tôi dính mắc với vợ tôi, với bạn tôi, với vật dụng bàn ghế hoặc bất kỳ thứ gì, sự hư hỏng bắt đầu; Tôi phải phòng vệ nó. Tôi phải bảo vệ nó, và do đó mà đâm ra sợ hãi. Nỗi sợ bắt đầu với sự dính mắc. Có lẽ tôi có được niềm vui trong sự dính mắc đó, sự an ủi, khuyến khích, nhưng lúc nào chiếc bóng sợ hãi cũng quẫn quanh nó; căng thẳng lo âu, ganh tỵ và chiếm hữu; Ai cũng thích chiếm hữu và bị chiếm hữu. Có phải đó không phải là sự hư hỏng bởi vì đó là cảm giác sợ hãi, căng thẳng lo âu rằng tôi có thể đánh mất mình?
Như vậy có thể nào ta sống trong thế giới này mà không bị dính mắc với bất kỳ thứ gì? – với các đức tin của ta, giáo điều, thánh thần, với tất cả mọi biểu tượng khác nhau, mọi lý tưởng và hình ảnh và với bàn ghế, nhà cửa, kinh nghiệm? Có phải có nghĩa là ta trở nên không dính mắc. Khi có ước muốn không dính mắc thì sự dính mắc đó là một phần của dính mắc, bởi vì cái đối đãi có nguồn gốc của nó trong cái đối đãi của nó. Có rõ không? Như vậy, khi ta thấu hiểu được bản chất dính mắc, mọi hệ quả của nó, thấy được toàn bộ chuyển động, không chỉ dính mắc đặc biệt nào đó vào một người, vào một ý tưởng, hay vào một thứ vật dụng bàn ghế, nhưng hãy thấu hiểu và có tuệ kiến vào toàn bộ dòng chuyển động của sự dính mắc – Sau đó thì dính mắc tức thì được buông bỏ ngay mà không xung đột. Rồi thì có lẽ ta yêu thương, bởi vì sự yêu thương, nỗi sợ hãi và đố kỵ không thể song song với nhau.
Thiểu Số
Câu hỏi thứ bốn mươi bảy buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 4, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Ngài dạy rằng, “Chúng ta là thế giới”, nhưng hầu hết thế giới này xem ra đang hướng đến sự hủy diệt lớn lao. Có thể nào một nhóm thiểu số các bậc giác ngộ ảnh hưởng được đa số?
Có phải là bạn, chúng ta, là thiểu số đó hay không? Có phải một người trong chúng ta hoàn toàn giải thoát tất cả mọi điều này? Hoặc là chúng ta cống hiến nửa vời với sự hận thù lẫn nhau trên mặt tâm lý? Có lẽ bạn không thể ngăn chặn quốc gia này tấn công quốc gia khác, nhưng trên phần tâm lý, bạn có ly thoát được di sản tập thể này hay không, vốn là sự thánh hóa của chủ nghĩa quốc gia bộ lạc? Chúng ta có ly thoát sự bạo hành hay không? Bạo hành hiện hữu nơi mà có bức tường ngăn cách bao quanh chúng ta. Xin làm ơn thấu hiểu tất cả mọi điều này. Và chúng ta đã xây nên thành lũy cao mười lăm bộ Anh và dày đến mười bộ Anh. Tất cả chúng ta đều có những thành lũy này bao quanh chúng ta. Từ sự bạo hành phát sanh này và sự cô đơn vô cùng, nên thiểu số và đa số cũng chính là bạn. Nếu một nhóm trong chúng ta về mặt tâm lý chuyển hoá chúng ta ở mức căn bản thì chúng ta sẽ không bao giờ đặt câu hỏi này, bởi vì chúng ta sau đó là một cái gì hoàn toàn khác.
Đức Tin và Cầu Nguyện
Câu hỏi thứ bốn mươi tám Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 4, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi: Các bậc huyền môn Công giáo diễn tả những hình thức cầu nguyện tinh thần khi họ giảng dạy về Thượng Đế, hoặc về cái mà họ gọi là Thượng Đế. Họ cho rằng cầu nguyện như vậy thì sẽ sự kỳ diệu vô cùng xảy ra qua kinh nghiệm mà họ gọi là hợp nhất với Thượng Đế. Họ thuyết phục đó không phải là ảo tưởng. Có phải họ đang tự dối gạt chính họ hay không? Nếu vậy thì đức tin là gì? Xem ra nó cho con người năng lực để làm những việc phi thường.
Khi bạn là người tôn thờ chủ nghĩa dân tộc thì nó cho bạn quyền lực lớn lao để giết hại kẻ khác. Hãy xem xét việc mà họ đang làm! Như vậy, ảo tưởng có cho bạn sức sống mãnh liệt và sức mạnh để làm những việc phi thường hay không? Rõ ràng là có. Hãy nhìn các nhà truyền giáo Công giáo đã làm gì cho thế giới này bởi vì họ tin vào một cái gì đó. Có lẽ đức tin đó hoàn toàn không thật, một hình ảnh mà tâm trí đã tạo ra, nhưng họ tin vào nó và dính mắc với nó và họ muốn cải đạo hết tất cả mọi người khác trong thế giới này để cùng có một đức tin như vậy. Họ chịu đựng bao khó nhọc kinh khủng, với bệnh tật và đủ loại gian nan. Và các vị huyền môn này tương thông với Thượng Đế qua sự cầu nguyện – Tôi không biết Thượng Đế là gì. Không ai biết cả. Họ ôm ấp một hình ảnh về một thực thể tối thượng và qua lời cầu nguyện, qua đức tin, qua sự hiến dâng, qua sùng tín, bạn có thể chuyển dời được núi non. Hãy nhìn Hoa Kỳ, Nga, Ấn độ và các quốc gia khác đang làm việc. Họ có niềm tin vô biên với quốc gia của họ, với chủ nghĩa dân tộc của họ và họ xây dựng nên một thế giới kỹ thuật tân tiến cực kỳ để hủy diệt các quốc gia khác, và các quốc gia khác cũng đang hành động chính xác như vậy. Để lên mặt trăng phải cần năng lực kinh khủng như thế nào, khả năng kỹ thuật và đức tin; Người Mỹ lên mặt trăng với lá quốc kỳ của họ!
Trong thế giới Công giáo, đức tin đã thay thế vị trí của sự hoài nghi. Hoài nghi chính là tiến trình gột rửa và thanh lọc tâm trí. Nếu bạn nghi ngờ các kinh nghiệm của bạn, ý kiến của bạn, bạn tự do quan sát một cách rõ ràng. Trong thế giới Đông phương, Phật Giáo và Ấn giáo, hoài nghi là một trong các yếu tố chính. Hai tôn giáo này đòi hỏi bạn phải hoài nghi, đặt câu hỏi, bạn nhất định không được chấp nhận; Hãy là ánh sáng cho chính mình. Ánh sáng đó không thể trao đến cho bạn bởi bất kỳ người nào. (Dĩ nhiên là hiện thời tại Ấn độ và Á Châu tất cả đều bị tan nát thành từng mảnh rồi. Họ chỉ giống như mọi người khác, họ trở thành những con buôn.) Sức mạnh không cùng không phát xuất qua sự cầu nguyện, không thông qua ảo tưởng hoặc đức tin. Nó phát xuất qua sự sáng suốt, thông qua tâm trí có thể thấy biết rõ ràng, và sự sáng suốt đó không đến và đi. Khi bạn thấy một cái gì rõ ràng – thí dụ, chủ nghĩa dân tộc là một hiện tượng hủy diệt nhất trong thế gian này – cuối cùng rồi bạn cũng bị chấm dứt nó. Và sự chấm dứt gánh nặng đó mang lại sức sống, năng lượng và sức mạnh. Tương tợ như vậy, nếu bạn hoàn toàn ly thoát tất cả mọi dính mắc thì nó cho bạn sức mạnh của tình thương, và điều đó có thể thành tựu nhiều hơn tất cả mọi kinh nghiệm và sự cầu nguyện.
Để trốn chạy qua ảo tưởng, qua biểu tượng, qua lý tưởng là cách dễ dàng nhất. Nhưng để thấy biết chính xác chúng ta là ai và vượt trên mọi đòi hỏi thì phải cần năng lực lớn lao, nhận thức và hành động. Nó gian nan vô cùng. Có nghĩa là chúng ta phải trở nên ý thức đến mức kinh ngạc trong tất cả mọi hoạt động và mọi cảm xúc của chúng ta. Nhưng chúng ta không sẵn sàng để làm tất cả những điều đó. Chúng ta nghĩ rằng qua một vài lời cầu nguyện dễ dàng thì chúng ta có thể nói chuyện được với Thượng Đế. Thượng Đế, tổng quát mà nói, được tập hợp bởi tư duy; Thượng Đế Công giáo, thánh thần của Ấn giáo; Phật tử không có Thượng Đế nhưng họ có riêng hình tượng của họ.
Giúp Đỡ Mọi Người
Câu hỏi thứ bốn mươi chín Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 4, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Tôi là một thành viên của một tổ chức Gurdjieff. Tôi thấy rằng một tổ chức như vậy đã cho tôi đầy đủ kiến thức để hiểu sâu hơn lời ngài dạy. Tôi có nên tiếp tục với một tổ chức như vậy để có thể giúp đỡ mọi người hay không, như tôi đã từng được giúp đỡ? Hoặc là một tổ chức như vậy khiến tôi càng bị tán loạn hơn?
Đây là một ý tưởng phi thường, ý tưởng giúp đỡ mọi người, như là bạn đã hiểu biết mọi chân thiện mỹ, trật tự của toàn thế giới này, và ý thức vô hạn của tính nhất nguyên. Nếu bạn có được kinh nghiệm đó thì bạn không cần phải đề cập đến việc giúp đỡ mọi người.
Tại sao chúng ta muốn thuộc về một cái gì? – thuộc về một vài giáo pháp, một vài hội đoàn, một vài tổ chức tôn giáo? Có phải bởi vì nó cho ta thêm sức mạnh? Có phải là chúng ta không thể nào tự mình đứng vững? Từ “một mình” có nghĩa tất cả là một. Có phải chúng ta phải cần được khuyến khích, phải cần có một ai đó dạy bảo cho chúng ta biết con đường đúng đắn? Người hỏi hỏi rằng: Khi tôi thuộc về một đoàn thể nào đó, nó khiến tôi hiểu ngài thâm sâu. Hiểu cái gì? Tôi? Xin làm ơn hãy xem xét lại. Hãy hiểu là chúng ta đang nói gì? Chúng ta có cần thông dịch viên để hiểu lời chúng ta nói? – Hãy nhân ái, Hãy yêu thương, và không ý thức chủ nghĩa quốc gia? Có cần ai dạy dỗ chúng ta điều đó hay không? Tại sao chúng ta phải lệ thuộc vào người khác, dù đó là một hình ảnh trong nhà thờ, đền thờ hoặc ở một đạo tràng, hoặc một linh mục, hoặc các bác sĩ tâm lý? Tại sao chúng ta phải lệ thuộc vào người khác? Nếu chúng ta lệ thuộc vào người khác ở mặt tâm lý thì chúng ta đã trở thành một thứ yếu. Chúng ta vốn như vậy rồi. Toàn bộ lịch sử nhân loại trong chúng ta – Câu chuyện loài người không ẩn tàng trong sách vở ngoại trừ vật chất bên ngoài; Cả một lịch sử đang ở đây. Và chúng ta không biết làm sao để có thể đọc được nó. Bạn hiểu tôi đang nói gì chứ? Bạn là một tập sách. Nhưng khi bạn đọc sách như người đọc sách thì vô nghĩa. Nhưng nếu bạn là một quyển sách thì quyển sách đó biểu hiện con người của bạn, kể chuyện với bạn, sau đó thì bạn sẽ không còn lệ thuộc vào bất kỳ một người nào nữa. Bạn sẽ tự mình thắp đuốc cho chính mình. Nhưng tất cả chúng ta đều đang đợi một que diêm, một ngọn lửa từ một người nào đó để giúp khêu lên ngọn lửa. Có lẽ đó là lý do tại sao chúng ta hiện diện ở nơi này. Có lẽ đó là một thảm kịch bởi vì chúng ta không tự mình thấy biết rõ ràng, Trước khi chúng ta muốn giúp đỡ ai khác chúng ta phải có cái thấy rõ ràng, Trời đất ơi! Chẳng khác nào người mù dắt kẻ mù.
Sự Tự Do
Câu hỏi thứ năm mươi Buổi Vấn Đáp 2nd tại Brockwood Park vào ngày 4, tháng 9, năm 1980.
Câu hỏi:Tự do là gì?
Có vô số triết gia viết về tự do. Chúng ta đề cập đến sự tự do – tự do làm những gì mà mình thích, có được nghề nghiệp mà chúng ta muốn, tự do được lựa chọn người phụ nữ hoặc người đàn ông, tự do được đọc bất kỳ quyển sách nào, hoặc tự do không phải đọc sách. Chúng ta được tự do và chúng ta đã làm gì với sự tự do đó? Chúng ta sử dụng tự do để diễn đạt chúng ta, để làm những gì mà chúng ta thích. Nhiều và càng nhiều đời sống đang trở nên bi quan hơn. Bạn có thể giao hoan ở công viên cộng đồng hoặc ở khu hoa viên nào đó.
Chúng ta có đủ thứ tự do và chúng ta đã làm gì với nó. Chúng ta cho là nơi nào có sự lựa chọn thì chúng ta có sự tự do. Tôi có thể tìm đến Ý quốc hoặc Pháp quốc: Đây là một sự lựa chọn. Nhưng lựa chọn có đem đến tự do hay không? Tại sao chúng ta phải lựa chọn? Nếu bạn thật sáng suốt, nhận thức đơn thuần thì không có sự lựa chọn. Bắt nguồn từ đó là hành vi chân chánh. Chỉ khi nào có sự nghi ngờ và bất ổn thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu có sự lựa chọn. Như vậy thì sự lựa chọn, nếu bạn có thể thứ lỗi cho tôi khi tôi phải thốt lên lời nói này, thì đã cản trở sự tự do.
Những quốc gia độc tài chuyên chế không hề có được tự do, bởi vì họ nghĩ rằng sự tự do sẽ khiến con người bị thoái hóa. Do vậy mà họ kiểm soát và áp bức – Bạn đã biết là chuyện gì đang xảy ra.
Nếu vậy thì tự do là gì? Có phải nó dựa trên sự lựa chọn? Có phải nhất định là phải đúng ý chúng ta? Có một số bác sĩ tâm lý cho là nếu bạn cảm giác một cái gì thì đừng chế ngự, đừng hạn chế hoặc đừng điều khiển nó, nhưng hãy tức thì diễn đạt nó. Và chúng ta đã làm điều đó thật là tốt, quá tốt.
Và đây là những gì mà chúng ta gọi là sự tự do? Ném bom có được gọi là tự do hay không? – Hãy xem thử chúng ta đã hạ cấp sự tự do của chúng ta đến như thế nào rồi!
Tự do có nằm ở đây không, hoặc ở kia? Bạn kiếm tự do ở đâu? Ở thế giới bên ngoài, nơi mà bạn có thể diễn đạt bất kỳ những gì mà bạn muốn, cái gọi là sự tự do cá nhân, hoặc sự tự do bắt đầu ngay ở nội tâm? Bạn hiểu câu hỏi của tôi hay không? Sự tự do chỉ hiện hữu khi không có sự rối loạn trong tôi, khi mà hai mặt tâm lý và mặt tôn giáo không bị dính mắc trong bất kỳ bẫy sập nào – Bạn có hiểu hay không? Có vô số bẫy sập, đạo sư, Đấng Cứu Thế, linh mục, sách hay, tâm lý gia và phân tâm học gia; Tất cả đều là những bẫy sập. Và nếu tôi bị xáo trộn và mất quân bình, trước nhất tôi phải giải tỏa sự mất quân bình đó trước khi tôi đề cập đến sự tự do? Nếu tôi không quan hệ với vợ tôi, với chồng tôi hoặc người nào khác – sự xung đột sẽ không thể nào tránh được ở sự phân chia. Do đó, tôi có nên bắt đầu ngay tại đây, ngay trong tôi, tâm trí tôi, trái tim tôi phải hoàn toàn giải thoát tất cả mọi sợ hãi, căng thẳng lo âu, tuyệt vọng và mọi sự tổn thương và những vết thương mà ta đã tiếp nhận thông qua sự rối loạn tinh thần? Hãy quan sát tất cả mọi điều đó cho chính mình và hãy giải tỏa nó!
Nhưng rõ ràng là chúng ta thiếu năng lực. Chúng ta tìm đến người khác cho ta năng lực. Qua trao đổi với một bác sĩ tâm lý, chúng ta cảm thấy dễ chịu – và thú tội, vân vân và vân vân. Luôn luôn nương tựa vào người khác. Và sự lệ thuộc đó mang đến sự xung đột và xáo trộn không thể nào tránh được. Cho nên, ta phải bắt đầu thấu hiểu chiều sâu và tính chất vĩ đại của tự do; Ta phải bắt đầu với những gì gần nhất, bản thân ta.
Sự vĩ đại của tự do, tự do chân thật, danh dự, vẻ đẹp của nó nằm trong tự thân của ta khi có sự hài hoà toàn diện. Và sự hài hoà đó đến chỉ khi nào chúng ta bắt đầu là ánh sáng của chính mình.
07/11/2013
Nhất Như