Thích Giác Chinh
1. Đặt vấn đề
Phật giáo hay lý thuyết của Phật-đà (P. śāsana), là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới[1]. Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni[2] (Sakyamuni) khai sáng và truyền giảng ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN[3]. Ngay từ buổi đầu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau. Và do đó, ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ[4] và Tây Âu[5].
Thời đại ngày nay, thời kỳ của Toàn cầu hóa, các lý thuyết về triết học Phật giáo đã có những bước chuyển mạnh mẽ, vừa mang lại sức sống mới cho Phật giáo, vừa để Phật giáo giúp ích hơn cho xã hội tại các quốc gia và vùng lãnh thổ nơi mà Phật giáo có mặt, thể hiện tính nổi bậc, toàn cầu của Phật giáo. Thời đại Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, tôn giáo v.v... trên quy mô toàn cầu.
Từ đó, Triết học Phật giáo đã trình bày cách thức nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thành hệ thống quan điểm thống nhất; trong toàn bộ mọi hiện tượng tâm lý và vật lý không có một chủ thể gì được gọi là độc lập, thường còn, mà là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa chúng, đó là thế giới quan nòng cốt trong Phật giáo, đó chính là Nhân duyênvà Tam pháp ấn.
Như vậy, khi đề xuất, nghiên cứu, nhìn nhận, nhận thức về các chủ điểm cốt lõi trong Học thuyết triết học Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ của Toàn cầu hóa nêu ra, lại càng nhận thấy các chủ điểm đó mang một nội hàm tinh túy nhưng hết sức giản đơn liên hệ trực tiếp đến các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, được miêu tả, nhận thức, lý giải hòa với một thái độ sống động qua những lời dạy minh triết của Đức Phật.
2. Các lý thuyết về Triết học Phật giáo
2.1. Khái niệm về Triết học và xã hội Phật giáo
Chủ điểm của Triết học và xã hội Phật giáo[6] là một hệ tư tưởng Phật học được hình thành dựa trên ý thức học và ý thức hệ Phật giáo, được phát triển bằng những nguyên tắc của Phật giáo, nhằm mục đích giúp xã hội vượt qua những chỗ hạn chế hoặc xóa bỏ sự phân biệt giai cấp, phát triển đạo đức, đưa con người và xã hội đến chỗ công bằng, dân chủ và tự do.
2.2. Lập trường chủ đạo của Triết học xã hội Phật giáo
Lập trường chủ đạo của Triết học Phật giáo được xác định là đã có một truyền thống lâu dài gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp giáo hóa của đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama ).
Ở Việt Nam, nền tảng của học thuyết về Chủ nghĩa xã hội Phật giáo cũng đã xuất hiện rất sớm gắn liền với các Trung tâm văn hóa Phật giáo mà điển hình là Trung tâm Luy Lâu[7] (229-280), nhưng ghi nhận sớm nhất của học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo Việt Nam là vào nhà Đinh (968-980), thời kỳ đầu kỷ nguyên độc lập của đất nước gắn liền với tên tuổi của Quốc sư Khuông Việt (933-1011) và đến cả nhà Tiền Lê (980-1009). Đáng kể nhất là thời đại Lý-Trần (1009-1400), không những chỉ có học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo được ứng dụng sâu và rộng trong xã hội, mà Chủ nghĩa xã hội Phật giáo còn phát triển lên thành một bộ môn Triết học Chính trị-xã hội Phật giáo Việt Nam và Đạo đức học Phật giáo, điển hình là Trúc Lâm đầu đà Giác Hoàng - Trần Nhân Tông. Như vậy, ít ra muộn nhất là vào thế kỷ IX - X đã hình thành Chủ nghĩa xã hội Phật giáo Việt Nam toàn diện.
Từ đó, xã hội Phật giáo phát triển thành một loạt bộ môn khoa học về Chủ nghĩa xã hội Phật giáo, như: Triết học Chính trị-Xã hội Phật giáo, Đạo đức học Phật giáo, Nhận thức luận Phật giáo, Xã hội học Phật giáo, Giáo dục học Phật giáo, Y học Phật giáo, Hành chính học Phật giáo, Văn học Phật giáo, Nghệ thuật Phật giáo, Hình thái học Phật giáo, Tâm lý học Phật giáo, thậm chí là Nghi lễ học Phật giáo... đã điều phối các hoạt động của xã hội.
Với nền tảng của bề dày lịch sử hình thành, phát triển và đóng góp của xã hội Phật giáo được bắt nguồn từ đức Phật lịch sử, nên đã kế thừa truyền thống nền dân chủ-nhân bản của đức Phật, luôn ủng hộ quyền tự do, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, kể cả quyền tự do dân sự để phát triển một xã hội không có giai cấp, và xóa bỏ những bất công xã hội. Đặc biệt, xã hội Phật giáo luôn chú trọng sự phát triển cân đối giữa thể chất và đạo đức.
Nền tảng căn bản và chủ đạo của triết học Phật giáo là yếu tố con người. Luôn vận động, tập hợp quần chúng nhân dân đoàn kết với một chính sách thích hợp sao cho quy tụ được lòng dân, và đó là tiềm lực sức mạnh của dân tộc, tiềm lực sức mạnh của đất nước. Con người là trung tâm của sự phát triển. Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển. Nhằm nâng cao vị thế của người dân và chú trọng đến việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch, tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân phát triển về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...
Quan điểm của xã hội Phật giáo là phục hồi, xây dựng và phát triển xã hội theo con đường trung dung[8], không tranh chấp trong cuộc tranh luận giữa lập trường “Nó lúc nào cũng là” của thuyết trường tồn, và “Nó đang là và sẽ không là” của lập trường đoạn diệt. Bởi vì, cả hai lập trường đó đều xa lìa việc xác định xây dựng và phát triển xã hội.
2.3. Vấn đề cơ bản của Học thuyết Triết học Phật giáo
Vấn đề cơ bản của Học thuyết Triết học Phật giáo là xác định về mối quan hệ của bản thể nó là cái gì? Để giải quyết vấn đề về bản thể nhìn nhận: Vật chất và Ý thức là gì? Đặt vấn đề về nhận thức. Giải đáp câu hỏi về quá trình nhận thức diễn ra như thế nào? Con người có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Học thuyết xã hội Phật giáo xác định được vấn đề con người chúng ta nhận thức thực tại như thế nào và có nhận thức được toàn bộ thực tại hay là không? Từ đó, sẽ giải đáp câu hỏi thực tại là gì? Học thuyết này xác định vấn đề về chân lý, như thế nào là chân lý? Cách tiếp cận chúng ra làm sao? Làm thế nào để nhận biết được một cách chính xác một phát biểu là đúng hay sai? Con người có thể trả lời những loại câu hỏi nào? Giải quyết vấn đề: Chân lý là gì? Học thuyết Triết học Phật giáo đặt vấn đề về lĩnh vực đạo đức. Hạnh phúc là gì? Thế nào là thiện, thế nào là ác? Thế nào là giá trị và chúng được đánh giá như thế nào? Tiến đến xác định và lý giải vấn đề thẩm mỹ: Như thế nào là đẹp, như thế nào là phi đẹp? Thế nào là giá trị và Chúng được nhìn nhận và đánh giá chúng ra làm sao? Làm thế nào để đánh giá được giá trị của thẩm mỹ?
Xã hội Phật giáo không đề cập đến những phỏng đoán cũng như những hiện tượng siêu hình vô bổ, vì nó không những dẫn đến sự xa rời xã hội và không tích hợp được sự đồng thuận trong xã hội mà nó còn lấy chủ thể xã hội ra làm vật thí nghiệm, điều này vô cùng nguy hiểm, và vì vậy nó vô bổ.
Ai khai sáng ra Học thuyết Triết học và xã hội Phật giáo? Bằng quan điểm: “Tam pháp ấn” [9], và quan điểm: “Ta chỉ dạy một điều duy nhất: Khổ, và cách diệt khổ”[10] thì đức Phật lịch sử Thích ca Mâu Ni là người khai sáng ra Học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo. Học thuyết Triết học và xã hội Phật giáo nhìn nhận Long Thụ[11] (Nāgārjuna) là người đã phát triển Chủ nghĩa xã hội Phật giáo nguyên gốc lên một bậc thành Chủ nghĩa xã hội Phật giáo toàn diện bằng quan điểm “Tám phủ định”[12], “Tứ cú phân biệt”[13] và “Hai chân lý: S. satyadvaya - Nhị đế”[14].
“Tám phủ định là gì?”. Tám phủ định[15] là: Không diệt, không sinh, không đoạn, không thường, không là một, không đa dạng, không vào (hiện hữu), không ra (cõi đoạn diệt). Và “Tứ cú phân biệt là gì?”. Tứ cú phân biệt là: Người ta không nên nói “trống không”, “không trống không”, cả hai, không cả hai. Bằng quan điểm “Tám phủ định” và “Tứ cú phân biệt” là tiền đề thứ nhất để giải quyết các vấn đề về bản thể, nhận thức và đạo đức.
Quan điểm thứ hai: “Hai chân lý” là tiền đề thứ hai để giải quyết các vấn đề về chân lý, thẩm mỹ.
Vậy, “Hai chân lý là gì?”. Hai chân lý là: Chân lý quy ước và chân lý trên bình diện tối cao. Người nào không nhận thức được sự khác biệt của hai chân lý này cũng không nhận được chân lý.
Đó chính là kỹ thuật biện chứng của Học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo. Đây là một mẫu hình tư duy luận lý được xác lập bởi bốn thành phần, “tứ cú”, tương đương với bốn cách tuyển chọn luận lý khác nhau.
- Nó như thế này;
- Nó không như thế này;
- Nó vừa là thế này vừa không là thế này;
- Nó chẳng như thế này, cũng không không như thế này.
Tứ cú phân biệt là một mô hình lý thuyết của luật vô mâu thuẫn và luật bài trung (luật cách tuyệt cái thứ ba) để lý giải một cái gì được gọi là chân lý và chỉ ra những nhược điểm trong những dạng luận cứ hoặc những mối tư duy nhất định cản trở tri thức. Vì vậy, mô hình lý thuyết này chỉ cho chúng ta tri thức. Nhưng chúng phải được kiểm nghiệm là thiện và qua đó, người ta có thể nhận thấy rằng mức độ chân thực của chúng cũng phụ thuộc vào mức độ của tính thực dụng và hữu ích của chúng.
Vì vậy, triết học Phật giáo xác định sự hiểu biết trọn vẹn được thực hiện trên tầng cấp của “trí huệ vô ngôn”. Như vậy thì việc áp dụng Tứ cú phân biệt bao hàm ba khía cạnh:
- Khía cạnh giải phá (E. deconstructive), có nghĩa là vạch ra những đường cùng của tư duy hạn chế, bất thiện, và đồng thời;
- Khía cạnh kiến lập (E. constructive), là chuyển hoá vô minh (avidyā) thành trí Bát-nhã vô ngôn (prajñā), như vậy là dẫn dắt ra khỏi tư duy hạn chế;
- Khía cạnh kinh nghiệm (E. experience), là kiểm chứng tri thức.
Nếu không nương vào sự áp dụng [ngôn từ] thì hiện thực tối cao không được trình bày; và không đến chỗ hiện thực tối cao thì không thể trực chứng, đó là mô hình của sự phân chia mức độ hiện thực toàn diện được Học thuyết chủ nghĩa xã hội Phật giáo xây dựng và phát triển xã hội cân bằng giữa thể chất và đạo đức.
2.4. Thế giới quan của Học thuyết Triết học Phật giáo
Thế giới quan của Học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo trình bày cách thức nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thành hệ thống quan điểm thống nhất; trong toàn bộ mọi hiện tượng tâm lý và vật lý không có một chủ thể gì được gọi là độc lập, thường còn, “…Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt”[16], đó là thế giới quan nòng cốt trong Học thuyết triết học Phật giáo.
Nguồn gốc hình thành Vũ trụ được triết học Phật giáo lý giải và trình bày bằng một định luật căn bản: “Chẳng nơi nào người ta có thể tìm thấy sự hiện hữu phát sinh từ chính nó, từ cái khác, từ cả hai hoặc phát sinh không có nguyên nhân”[17].
Mọi sự vật hiện tượng đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt, Duyên khởi[18] thì sinh - Duyên tận thì diệt. Ngay cả không gian, thời gian và vũ trụ cũng vậy, cũng có khởi đầu, biến đổi và cuối cùng là kết thúc, vấn đề ở chỗ là yếu tố thời gian. Theo thời gian sẽ có thời điểm Vũ trụ đạt đến yếu tố cực đại và bắt đầu co sụp lại. Nó sẽ bắt đầu nóng hơn và đậm đặc hơn, và kết thúc ở trạng thái tương tự như thời điểm bắt đầu.
Mọi sự vật hiện tượng không trường tồn, bởi vì chính chúng nó xuất hiện trên cơ sở hệ thuộc, có cơ sở hệ thuộc. Nhưng chúng cũng không bị huỷ diệt, bởi vì chúng hoàn toàn không có một tự tính, không có một cơ sở tự tồn nào, vì chúng sẽ bảo hòa theo một nguyên tắc cơ bản được tích hợp với các điều kiện theo một phương trình của sự sinh ra, trụ lại, hoại đi, và đến lúc diệt.
Không có một Thượng đế vĩnh hằng bất biến và sáng tạo ra vạn vật, không có yếu tố Thượng đế không sinh ra từ đâu hoặc tự dưng đã có khi vạn vật chưa tồn tại.
Chỉ [vì] các hiện tượng trống không và vô thường nên chúng mới có thể phát sinh và hoại diệt. Và chỉ vì chúng trống rỗng nên việc xây dựng, bảo vệ, và phát triển xã hội để thoát khỏi sự lang thang trôi nổi, vì vậy mới có thể thực hiện được sự công bằng và dân chủ trong xã hội. Giả sử các hiện tượng không trống không, không vô thường thì không có sự phát triển trong thế giới, tất cả đều hoàn toàn trong trạng thái tĩnh, bất biến, có thể nói là “đông cứng trong vô cực”. Khi đó sự vật sẽ không phụ thuộc và vì không cần một điểm tựa nào để tồn tại nên chúng chết cứng trong vĩnh cữu.
Vì vậy, vạn vật không có một tự ngã, không có một tự tính và chúng trống không, vì chúng tùy thuộc vào [điều kiện của mối liên hệ] tồn tại. Mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác.
Nếu sự vật hiện tượng không phụ thuộc và không cần một điểm tựa nào để tồn tại (tương đồng với biểu thị “cơ bản tự tồn”), nếu chúng nó có một cơ sở tự tồn, một cái gì đó không cần nương tựa vào đâu để tồn tại, không cần mối liên hệ nhưng lại giữ một địa vị tuyệt đối nằm trên tất cả những cái tương đối, khác với thế giới luôn biến đổi được cấu tạo xung quanh, nó tự tồn, vĩnh cửu, v.v...như vậy thì thế giới hiện tượng không tồn tại.
Như vậy thì Thế giới quan của Học thuyết triết học Phật giáo lý giải như thế nào về vấn đề này? Chúng tồn tại hay không tồn tại, tồn tại như thế nào?
Học thuyết triết học Phật giáo lý giải bằng định luật vạn vật không thực sự phát sinh và hoại diệt: “Có thể cho rằng, hợp thành và tan rã [phân chia] được thấy, nhưng hợp thành và phân chia chỉ được nhận thấy [trên cơ sở] của sự không nhìn thấy được mối liên hệ”.
Vì vắng mặt một tự tính nên thế giới này không phải là thế giới của tự tồn tại, mà là thế giới của một sự phụ thuộc luân chuyển vô cùng. Vạn vật không là, mà xảy ra, như những làn sóng khởi sinh trên mặt biển mà nước không được cho thêm vào; và cũng như các làn sóng trở về biển mà không mất nước chút nào, chính nó cũng không là, mà là một chuỗi tương tục của các đơn vị sóng. Sự vật hiện tượng cũng được nhìn nhận và giải thích theo phạm trù này, vì chúng không tồn tại độc lập. Chúng có mối tương quan được xác lập bởi nguyên lý của mối liên hệ. Và đến lúc này đây chúng được sinh thành trên cơ sở của của mối liên hệ, vạn vật không thực sự phát sinh và hoại diệt, mà là thế giới của một sự luân chuyển vô cùng.
2.5. Sự tương thích và phù hợp giữa khoa học và Phật giáo
2.5.1. Các vấn đề về Vật lý và Phật giáo
Ngày nay, khi nhân loại đang ngày một xích lài gần nhau hơn trong hiện tượng Toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã xác nhận sự tương thích và phù hợp giữa khoa học và Phật giáo đã tạo nên một cuộc đối thoại[19] đặc biệt và thú vị.
Điển hình, Sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính: Từ Big Bang đến Giác ngộ là một trong các khía cạnh đó, sự phát hiện này nhấn mạnh đến yếu tố Giác ngộ (bodhi). Mặt khác, trong dòng chảy tiến bộ của khoa học hiện đại yếu tố khoa của Phật giáo ngày càng trở nên sáng tỏ và tương thích nếu không muốn nói là vượt xa khoa học.
Từ khi đức Phật giác ngộ thành đạo đến lúc nhập Niết bàn, suốt cuộc đời giáo hóa Ngài luôn luôn nhấn mạnh: “Không có gì có thể coi như là vĩnh cửu, bất biến”. Nghĩa là, [Vũ trụ] không chắc chắn, thay đổi, không trường tồn; đây là giai đoạn sơ khai của sự hình thành vũ trụ và cũng là tính chất của tất cả sự vật.
Trạng thái thức tỉnh của vũ trụ bắt đầu với trực nhận đó, con người thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng. Thay đổi là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là sự hình thành, trụ lại, hoại không [biến hoại và diệt] (sinh, trụ, dị, diệt). Đó là 4 đặc tính của vũ trụ chứa vật chất và năng lượng, trong đó có sự sống của chúng ta. Nó đưa ra cách giải thích hoàn thiện về nhiều loại hiện tượng quan sát thấy trong vũ trụ. Nó mang đến một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, tất cả những hiện tượng dù là thuộc tâm lý hay thuộc vật lý (tự nhiên), chúng không có ngoại hạng, tất cả đều là sự thay đổi.
Vũ trụ là sự hình thành từ yếu tố không tính. Không nhằm nói về thể tính của con người và Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng cũng như thời gian đều không hề có tự tính. Tính Không và thời gian vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật. Bản thân nó là Không cũng như toàn thể vũ trụ cũng là Không. Vì vậy, với trực nhận đó, con người mới thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng. Tính Không hiểu ở đây không phải sự trống rỗng thông thường mà nói về một thể tính vô biên không thể dùng suy nghĩ, cảm nhận để đo lường, nằm ngoài cặp đối đãi có-không. Tính Không này không phải là một đối tượng để một chủ thể tiếp cận đến vì bản thân chủ thể cũng thuộc về nó. Vì vậy, nó chính là giác ngộ, là một kinh nghiệm không thể giải bày, nhưng có thể trực chứng và kiểm chứng trực tiếp.
Mặc dù chân lý này hoàn toàn hiển nhiên, có thể chứng nghiệm và kiểm nghiệm được mọi nơi, mọi lúc, nhưng chúng ta vẫn bị sự ngộ nhận vây phủ, không nhận thức được chân lý này một cách chân chính. Sự chuyển tiếp từ trạng thái không hiểu biết đến trạng thái ý thức và thừa nhận tính chất vô thường của vạn vật đã lập nên con đường hình thành vũ trụ.
Sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính: Từ Big Bang đến Giác ngộ là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý; nhưng trước mắt, Học thuyết này đề cập đến sự thống nhất cao như vật lý.
Sự cộng hưởng chân không [Không tính hoặc là Tính không]
Đức Phật xác nhận chân không (Không tính) như nguồn gốc của mọi hiện tượng và không phân biệt chân không với hiện tượng. Chúng ta khảo sát qua luận thuyết: “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” trong Phật học. Trong Bát nhã Tâm kinh, Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất rằng: “Này Xá Lợi Phất! Thế giới hiện tượng hay Sắc này là Không, và Không quả thực là thế giới hiện tượng. Không không khác với thế giới hiện tượng hay Sắc, thế giới hiện tượng hay Sắc không khác với Không. Cái gì là thế giới hiện tượng thì cái đó là Không, cái gì là Không thì cái đó là thế giới hiện tượng”.
Trong lý thuyết lượng tử, vấn đề chân không là vấn đề quan trọng bật nhất để giải thích thế giới hiện tượng. Chân không không phải là một môi trường mà trong đó không có gì cả, trái lại chân không là một loại “ether”[20] đặc biệt chứa những thăng giáng phần lớn của trường lượng tử điện từ.
Chúng ta khảo sát chân không qua dạng thăng giáng điện từ theo phương pháp phân tích Fourier (dao động tử), theo phương pháp này có thể tính được năng lượng chân không, và thấy rằng chân không có một năng lượng khổng lồ. Một hiện tượng quan trọng xảy ra trong chân không là lực Casimir, trong công nghệ nanô không thể không tính đến lực Casimir; khảo sát chân không qua dạng năng lượng tối (có thể là năng lượng của chân không); khảo sát qua vấn đề không thời gian [Không tính trong Phật học], như vậy từ chân không chúng ta có tất cả. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng chứa một lượng nhất định năng lượng và vật chất[21]. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Đây chính là [điều kỳ diệu] sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính: Từ Big Bang đến Giác ngộ.
Thế giới khoa học Tây phương thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm Không tính mà đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Không tính mang trong nó hai đặc tính cơ bản:
- Đặc tính triết học và khoa học, tức là nói lên bản chất của hiện thực mọi hiện tượng;
- Đặc tính thực dụng, mang tính chất phương tiện, tức là giúp người tu tập hóa giải mọi sự
ngộ nhận để đạt trí tuệ và thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng [giác ngộ].
Vì vậy, Tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật.
Cách thể hiện của Vũ trụ
Nếu quan sát một cách phân tích thì vô thường được xem như một sự thật, là vạn vật tồn tại trên cơ sở lệ thuộc vào cái khác nào đó, phát sinh từ cái khác nào đó và chuyển biến thành cái khác nào đó. Không một vật nào tồn tại độc lập, không vật nào thường còn. Trong vật lý học cũng vậy, trong các nghiên cứu khoa học các khoa học gia luôn quan niệm rằng mọi vật đều luôn biến động. Ví dụ như vũ trụ cũng luôn thay đổi, hiện nay vũ trụ đang giãn nở và xuất phát từ một Big bang.
Trong Phật học, đức Phật phân định vũ trụ theo tính đa nguyên. Vì vậy, Phật giáo phân thế giới [vũ trụ] thành 3 loại: Tiểu thiên, Trung thiên, Đại thiên thế giới. Trong đó, một ngàn thế giới hợp thành một Tiểu Thiên Thế Giới, một ngàn Tiểu Thiên Thế Giới hợp thành một Trung Thiên Thế Giới, và một ngàn Trung Thiên Thế Giới hợp thành một Đại Thiên Thế Giới. Do vậy, ta lấy đơn vị là một hệ thống tương tự như hệ thống Thái Dương Hệ và gọi là thế giới thì Tiểu Thiên Thế Giới gồm có khoảng một ngàn thế giới, Trung Thiên Thế Giới gồm khoảng một triệu thế giới, Đại Thiên Thế Giới gồm khoảng một tỷ thế giới v.v... Cách đây hơn 2500 năm Phật học đã biết ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có hằng hà sa số thể giới khác. Điều thú vị, khái niệm đa vũ trụ là quan điểm tạo nên sự thống nhất giữa vật lý học và Phật học trong nhận định về vũ trụ.
Phật học có quan điểm vô thường khẳng định sự biến đổi thường trực của vũ trụ như trong vật lý học. Tức là không thường, không mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà luôn thay đổi hình dạng. Chúng đi từ trạng thái hình thành, cao to trụ lại, đến thấp nhỏ, và đến tan rã v.v… đây chính là những giai đoạn thay đổi của thành, trụ, hoại, không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ đến lớn đều nằm trong định luật vô thường, đức Phật đã khẳng định “Hoại diệt là bản chất của chư hành (các hoạt động của các hiện tượng)”. Định luật này xác nhận sự trùng hợp một cách chính xác với quan điểm mọi vật đều biến đổi trong vật lý học.
Trong Vật lý học, khoa học gia nói đến những vũ trụ song song cấu tạo thành đa vũ trụ. Và có bốn mức vũ trụ song song tạo thành cực đa vũ trụ. Chúng ta khảo sát quá trình Big Bang, vật lý học nhìn nhận mọi vật đều luôn biến động. Vì vậy, lúc vũ trụ được 10-35 giây xảy ra quá trình nở lạm phát (E. inflation) và kết thúc vào thời điểm 10-32 giây. Đây là một quá trình giãn nởbột phát của vũ trụ, điều này giải thích rằng: trong một thời đoạn ngắn ngủi, kích thước của vũ trụ đã tăng lên 1050 lần. Quá trình nở lạm phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối. Tiếp tục quá trình đó, sau Big Bang 10-33 giây vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon (PQG ). Trong trạng thái này quark chuyển động tự do và tương tác với nhau bằng trao đổi gluon. Khi vũ trụ được 10 - 6 giây thì hình thành các hadron, đến lúc vũ trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành. Và lúc vũ trụ được 300. 000 năm tuổi thì bức xạ tách khỏi vật chất và dẫn đến CMB (Cosmic Microwave Background- bức xạ tàn tư của vũ trụ). Sau đó vũ trụ nguội dần và nhiều quá trình chuyển pha đã xảy ra. Vậy vũ trụ luôn biến đổi. Thậm chí các hằng số vật lý có thể thayđổi theo không gian và thời gian.
Điều này, trong Kinh Hoa Nghiêm[22], phẩm Thế Giới Thành Tựu, BồTát Phổ Hiền tuyên thuyết về 10 đặc tính của các thế giới: Nhân duyên khởi, chỗ trụ nương, hình trạng, thể tánh, trang nghiêm tánh, thanh tịnh tánh, Phật xuất hiện, kiếp trụ, kiếp chuyển biến sai biệt, và môn vô sai biệt. Phẩm Thế Giới Thành Tựu đề cập: “Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo đại chúng rằng: Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn....hoặc hình nhưnước xoáy....hoặc hình như hoa ... có vi trần số hình sai khác như vậy.” Đến phẩm tiếp theo, phẩm Hoa Tạng Thế Giới, Phổ Hiền Bồ Tát lại tuyên thuyết: “Chư Phật tử! Tất cả thế giới chủng đó hình trạng đều khác nhau: hoặc hình núi Tu Di, hoặc hình sông, hoặc hình xoay chuyển, hoặc hình nước xoáy, hoặc hình trục xe...hoặc hình hoa sen...có vi trần số hình trạng nhưvậy. Chư Phật tử! Nên biết thế giới hải có thế giới hải vi trần số kiếp trụ,hoặc có a-tăng-kỳ kiếp trụ, hoặc có vô-lượng kiếp trụ, hoặc có vô biên kiếp trụ, hoặc có vô đẳng kiếp trụ, hoặc có bất-khả-sổ kiếp trụ, hoặc có bất khả xưng kiếp trụ, hoặc có bất khả tư kiếp trụ, hoặc có bất khả lượng kiếp trụ,hoặc có bất khả thuyết kiếp trụ, ...có vi trần số kiếp trụ như vậy.”
Từ sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính: Từ Big Bang đến Giác ngộ chính là sự đập tan tất cả những tà kiến, vì mỗi cấu trúc của một hệ thống siêu nhiên tất nhiên phải lập cơ sở trên một khái niệm, một kiến giải “trường tồn” nào đó, hoặc một nhân tố “trường tồn” nào đó chính bên trong nó. Cần nhận thức rằng: Tính chất tổng quát và xuyên suốt của nguyên lý biến đổi để nhìn thấy sự tương đối của vạn vật mà thôi. Đó chính là từ Big Bang đến Giác ngộ.
Từ khi viết “Sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính: Từ Big Bang đến Giác ngộ” tôi đã không còn cảm thấy kinh hãi khi ngắm nhìn bầu trời đêm, bầu trời thăm thẳm thắp sáng bởi vô vàn các vì sao. Tôi đã giữ một vị thế thoải mái trong bầu trời rộng lớn. Ai nhận thức rõ điều này, quan niệm về thần thánh, thượng đế sẽ lui vào bóng tối.
2.5.2. Các vấn đề về Tâm lý học và Phật giáo
Trong suốt cuộc đời giảng dạy và giáo hóa của đức Phật, Ngài chỉ nói hai điều, đó là: “Khổ và cách diệt khổ”, mà phương pháp để nhìn thấy khổ và cách diệt khổ của đức Phật chính là phương pháp nhìn vào tâm, kiểm soát và làm chủ tâm. Vì vậy, kiểm soát tâm, làm chủ tâm, tức làm kiểm soát và làm chủ được dòng tâm thức của mình.
Vậy, tâm thức là gì? Đức Phật đã nói gì về tâm thức? Hoạt động của tâm thức ra làm sao? Cách thức nhận biết và kiểm soát tâm thức như thế nào? Đó chính là lĩnh vực của bộ môn khoa học về Tâm thức, còn gọi là Tâm thức học.
Tâm thức học có từ bao giờ? Ai là những người đặt nền móng cho Tâm thức học?
Theo nghiên cứu và đánh giá của khoa học hiện đại về tâm thức trong ngành khoa học tâm lý và khoa học Tâm thức học thì các nghiên cứu cổ xưa nhất được ghi nhận về lĩnh vực tâm thức là của đức Phật, Plato, Aristotle, Adi Shankara (triết gia Ấn Độ giáo) và một số triết gia Hy Lạp, Ấn Độ cổ đại khác là những người khai sinh ra bộ môn khoa học này. Ngoài ra, còn có một số triết gia khác cũng đề cập đến tâm thức trong thời kỳ tiền khoa học, dựa trên nền thần học. Trong các triết gia đó, đức Phật được xem là người đi tiên phong trong lĩnh vực Tâm thức học.
Tâm thức thường được gọi tắt là tâm, là thuật ngữ chỉ cho các khía cạnh của trí tuệ và ý thức. Trong toàn bộ lời giảng dạy của đức Phật về tâm thức và dòng tâm thức hoặc khi đề cập đến hiện tượng tâm thức thì đức Phật luôn gọi và sử dụng gắn gọn là Tâm. Sự thể hiện tâm thức trong các kết hợp của tư duy, tri giác, cảm xúc, tưởng tượng (đức Phật gọi là Tưởng uẩn), ý thức… đức Phật gọi tâm thức là dòng ý thức, đó chính là Tâm thức học.
Vì vậy, đức Phật định nghĩa về Tâm như sau: “Do tâm sanh, nên các pháp mới sanh. Do các pháp sanh, cho nên tâm mới sanh. Tâm chẳng ở trong và cũng chẳng ở ngoài. Cái tâm hiểu biết phân biệt, không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chính giữa, không ở chỗ nào cả; không dính mắc (vô trước) tất cả đó gọi là tâm.”
Kỹ thuật kiểm soát, làm chủ tâm lý
Nhiệm vụ nghiên cứu Tâm lý học của Học thuyết triết học Phật giáo là chỉ ra phương pháp cũng như kỹ thuật kiểm soát, làm chủ tâm, tức là kiểm soát, làm chủ tâm lý.
Học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo nghiên cứu đến hoạt động-hành động, tinh thần (ý thức, ý chí) và tư tưởng của con người bằng thuật ngữ Tâm để giải thích các hiện tượng hoạt động của thể chất, của trạng thái tâm, và các yếu tố bên ngoài [trần cảnh] tác động lên hành vi và tâm thức của con người. Nó chính là tâm thức suy nghĩ phân biệt, chỉ cho toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm lý; Tâm chứa đựng mọi sự trải nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần, là thực tại tối thượng[23] của mọi hiện tượng nhị nguyên, gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm thức. Khi Tâm được khảo sát như một thể riêng biệt, thì trên thể riêng biệt đó thế giới hiện tượng xuất hiện.
Theo khía cạnh của Hình thái học Phật giáo, Tâm được nhận thức từ danh từ Hṛdaya của Phạn ngữ thì được gọi là:
- Nhục đoàn tâm, tức là trái tim bằng thịt (vật chất);
- Tinh yếu tâm, tức là chỉ cho tinh hoa;
- Kiên thật tâm, tức là chỉ cho thể tính tuyệt đối. Nó chính là thể tính bất động, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức nhằm chỉ cho cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân [thân thể] thuộc tâm [tâm lý].
Tâm, theo khía cạnh dạng thức của trường phái tâm lý thì được hiểu và được định nghĩa thêm ba loại Tâm, và lúc này Tâm được nhận thức từ thuật ngữ Citta của Pali ngữ:
- Tập khởi tâm, tâm này chính là thức, tức là chỉ cho 8 loại tâm thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Thức suy nghĩ phân biệt, Thức gốc (còn gọi là Thức căn bản của mọi hiện tượng);
- Tư lượng tâm, tức là Thức suy nghĩ phân biệt;
- Duyên lự tâm, tức là Ý thức.
Với luận đề: Tâm, và các hiện tượng hoạt động của thể chất [Thân], của trạng thái tâm, và của các yếu tố bên ngoài [trần cảnh] tác động lên hành vi và tâm thức, liên hệ đến hành động [Hành, S. saṃskāra, P. saṅkhāra: Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác], tinh thần (ý thức, ý chí) và tư tưởng [Tưởng, S. saṃjñā, P. saññā: là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị...kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện] của con người; là luận đề cơ bản để giải quyết vấn đề về nghiên cứu Tâm lý trong triết học Phật giáo.
Như vậy, với luận đề về Tâm, Học thuyết triết học Phật giáo đã đưa ra phương pháp để giải thích nhiệm vụ của Tâm lý học đặt ra. Triết học Phật giáo giải thích những hành vi và những tiến trình tâm lý [tâm thần] của con người bằng luận đề về Tâm đã nêu ở trên. Cũng với luận về Tâm, triết học Phật giáo giải thích bản chất của các hiện tượng về tâm (tâm lý), nghiên cứu và giải thích mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó, chỉ ra vai trò-vị trí và chức năng của tâm (tâm lý) đối với các hoạt động của con người.
Từ đó, triết học Phật giáo đưa ra những vấn đề thuộc về lĩnh vực của tâm lý và trình bày phương pháp nghiên cứu về quy luật chung nhất của sự vận động trong thế giới đời sống con người dưới sự tác động qua lại tích cực của cá nhân với thực tại khách quan. Đó chính là kỹ thuật biện chứng tâm lý trong Học thuyết triết học Phật giáo.
Triết học Phật giáo nêu ra kỹ thuật biện chứng tâm lý để làm gì? Nêu ra kỹ thuật biện chứng tâm lý không nằm ngoài mục đích là nghiên cứu tâm lý học nhằm khắc phục các vấn đề về thực hành, hành vi, các vấn đề về phân tâm (Phân tâm học), khắc phục những vấn đề về nhận thức tâm lý và ứng dụng trong đời sống xã hội một cách tích cực, nhằm đưa việc nghiên cứu này đem ra áp dụng vào đời sống thực tiễn để kiểm soát hoạt động tiêu cực. Ví dụ, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong xã hội, như: Ứng dụng trong Quản lý kinh doanh, Y học lâm sàng (Tâm lý học lâm sàng), Tâm lý học sức khỏe, Tâm lý học học đường, Thiết kế sản phẩm phù hợp với tâm lý, Tâm lý học pháp lý, Tâm lý học xã hội, v.v...
Vì vậy, kỹ thuật biện chứng tâm lý của Học thuyết triết học Phật giáo góp phần đóng góp vào tiến trình nhận thức tri thức cho con người, tức là nhận thức về Tâm thức. Kỹ thuật biện chứng này còn giúp cho con người nhìn thấy, biết về tâm lý của mình, tức là chỉ cho con người chúng ta nhận thức được các khía cạnh của trí tuệ và ý thức trong dòng tâm thức. Từ đó, nó chỉ cho con người chúng ta ứng dụng các quá trình có ý thức của bộ não cũng như kiểm soát được hoạt động của tiềm thức con người nhằm tránh hoặc hạn chế những sai lầm hoặc tội lỗi một cách hữu hiệu.
Đức Phật nhấn mạnh đến yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm không gì ngoài Ngũ uẩn. Ngoài Ngũ uẩn ra không có gì gọi là cái “tôi” hiện hữa. Năm yếu tố Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cùng có một đặc tính chung là luôn biến đổi, không chắc thật và không có tự ngã, chúng chỉ là giải hợp mà tạo thành.
Khổ xuất phát từ sự bấp bênh, không chắc thật của các uẩn đó; và con người được tạo thành từ năm uẩn đó thì không gì khác hơn là một sự giả hợp mà thành, không có một cái “ta” thật sự đứng đằng sau con người Vô ngã.
Điển hình, khi chúng ta khảo sát qua Sắc (rūpa), là thành phần chỉ cho thân và sáu giác quan. Sắc tạo nên các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và đối tượng của chúng là sáu hiện tượng (sắc cảnh, âm thanh, thanh hương, mùi vị, xúc chạm, pháp), thì Thọ (vedanā) giữ vai trò là toàn bộ các cảm giác. Trong khi đó, Tưởng (saññā) đảm nhiệm vai trò nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị…kể cả việc nhận biết ý thức đang diễn ra hoặc đang hiện hữu. Khi đó hành động mới có, Hành (saṅkhāra) lúc này đảm nhiệm vai trò cho những hoạt động tâm lý sau khi có tưởng; còn vai trò của Thức (viññāṇa) là bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan, Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần cảnh để hình thành nên sáu thức. Vì vậy, nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh hay cảm giác, v.v… Khi đó, Tâm và dòng tâm thức chỉ cho toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí.
Vì vậy, khi kiểm soát và làm chủ dòng tâm thức bằng kỹ thuật biện chứng tâm lý của luận đề về Tâm của Học thuyết Chủ nghĩa xã hội và triết học Phật giáo qua đó người ta giải thích được sự hiện hữu của con người cũng như sự hiện hữu hoặc thay đổi của dòng tâm thức như đức Phật đã định nghĩa.
Các tư tưởng có tính chất riêng tư tác động trong mối liên hệ với sự ngộ nhận của dòng tâm thức cộng với yếu tố Ngã chấp (P. ātmagrāha) làm cho mỗi người tưởng rằng có một con người đứng sau mọi hành động của mình. Tư tưởng đó lại tiếp tục gây ra các chủng tử của nghiệp, và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Cái vòng lẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm: Không hề có một thế giới độc lập. Theo đó, thế giới chỉ là sự phản ánh của Thức căn bản (Tạng thức: S. ālayavijñāna), con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó mà thôi.
2.6. Phương thức nhận thức trong Nhận thức luận Phật giáo
Trong lịch sử, nhận thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn của sự tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức. Qua đó, biện minh về mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như Chân lý và Niềm tin. Cụ thể, các nhà nhận thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc biện minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi liên quan đến sự hiểu biết, trí tuệ và cách để biết, để có được sự hiểu biết, trí tuệ của bạn, hay nhận thức là gì? Tiến trình nhận thức được nhận biết như thế nào?
Nhận thức luận (Epistemology) là khoa học nghiên cứu về tri thức, trong vấn đề nghiên cứu triết học nó là một hệ quả tiên quyết cho tri thức. Nghiên cứu Phật giáo cũng như vậy, nếu như nghiên cứu toàn hệ thống Phật học, phải cần lý giải sáng tỏ đối với lý luận nhận thức Phật học, tức là đối với những vấn đề về vũ trụ, nhân sinh, bản thể của Phật học theo đó cũng được nhận thức rõ. Cho nên, nhận thức luận Phật học rất trọng yếu trong tiến trình nghiên cứu Phật học.
Vậy nhận thức là gì? Nhận thức là tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc, hình tướng, phạm vi và giá trị của vấn đề; đi đến phản ánh nhận thức rõ từ thế giới bên ngoài vào bên trong tâm thức, tức là sự nhận thức tương quan giữa thế giới và nội tại tâm thức con người; đặc biệt trong nhận thức Phật giáo là hiểu rõ được bản chất của hiện tượng. Từ đó, trên lộ trình này nhận thức luận được phát sinh và chúng được xem là một bộ phận của triết học nghiên cứu về nguồn gốc (khởi nguyên), bản thể, hình tướng, phạm vi, và giá trị của tâm thức.
Do vậy, ở một góc độ nào đó nhận thức được hiểu là “quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi những quy luật phát triển xã hội và gắn liền không thể tách rời với thực tiễn”[24].
Trong quá trình nhận thức, khi nghiên cứu về nhận thức luận Phật giáo, chúng là một môn học nhận thức về nhận thức luận; nhận thức luận Phật giáo là một bộ phận của triết học Phật giáo, được đề cập, nghiên cứu về nguồn gốc, bản thể, phạm vi, giá trị, phương pháp tư duy của tâm trí, của tâm thức theo quan điểm của Phật giáo.
Trong vấn đề khảo luận, nghiên cứu về triết học luận thì nó là quá trình giải mã về tất cả các vấn đề bằng bốn phương thức nhận thức chân thật[25] để đi đến nhận thức chân lý tối hậu trong nhận thức luận Phật giáo, đó là:
- Đây là những kinh nghiệm nhận thức về những sự kiện đang tìm hiểu và xin mô tả y như thế này;
- Theo y như đó, đây là những nguyên nhân liên hệ đến những sự kiện ấy đã được dùng kinh nghiệm và suy luận để tìm thấy;
- Do những sự thấy biết như thế nên nhận thức mục tiêu cần phải thực hiện và thấu đạt phải đúng y như thế này;
- Nhận thức cuối cùng, đây là những phương pháp đã áp dụng, nhờ đó mà đã thành tựu và chứng nghiệm được mục tiêu.
Tức là: chân lý về sự Khổ: S. duḥkhāryasatya, H. 苦 諦), Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (S. pañcaskandha, P. Pañcakhandha, H. 五 蘊), là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.
Chân lý về sự phát sinh của khổ: (S. samudayāryasatya, H. 集 苦 諦), Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái (S. tṛṣṇā, P. taṇhā, H. 愛), tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của sự trôi nổi vô định (S. = P. saṃsāra, H. 輪 迴).
Chân lý về diệt khổ: (S. duḥkhanirodhāryasatya, H. 滅 苦 諦), Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
Chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: (S. duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, H. 道 諦), Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chánh đạo.
Khi không thấu hiểu Tứ Diệu Đế được gọi là Vô minh (H. 無 明, S. avidyā, P. avijjā). Tức là nhận thức chưa thấu triệt.
Thông qua sự khám phá Tứ diệu đế, đức Phật đạt được sự thấu triệt, là sự Giác ngộ (S. = P. Bodhi, H. 覺 悟); Tức là trở nên người tỉnh thức, người nhận thức trong sáng một cách tối hậu của các cách nhận thức. Đức Phật bắt đầu giáo hóa, giảng dạy cho chúng sinh bằng phương pháp này. Tại Lộc-uyển, Phật thuyết về Tứ Diệu Đế như đã được ghi trong kinh Chuyển Pháp Luân còn lưu giữ trong Đại tạng kinh làm nồng cốt cho nhận thức luận Phật giáo để nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, và tiến trình nhận thức của con người. Trên hết, nhằm tìm ra các quy luật nhận thức của các đối tượng nghiên cứu.
Do vậy, khi tìm hiểu chung về triết học nhận thức, chúng chính là phép biện chứng nhận thức, là nền tảng của sự thông thái về bộ môn triết học Phật học thực nghiệm; đó tức là cơ sở để phát sinh động lực hướng đến mục đích và nhận thức, là vấn đề chung của triết học Phật giáo. Qua đó, đánh giá được bản chất của nhận thức luận và bản thể luận theo khía cạnh và lập trường quan điểm triết học Phật giáo.
2.7. Bản thể luận của Học thuyết Triết học Phật giáo
Bản thể luận hay còn gọi là Bản thể học là bộ môn nghiên cứu triết học về bản chất của con người và sự tồn tại của sự sống và thế giới. Tức là, khái niệm về loại hình nghi vấn có liên quan đến bản chất, sự hình thành, tồn tại, và thực tại được nhận biết như thế nào?
Bản thể luận đề cập đến sự hiện hữu và mối quan hệ của các vấn đề trên diễn ra và xác định chúng như thế nào? Chúng được phân cấp hoặc nhóm lại ra làm sao? Sự giống và khác nhau giữa tồn tại và thực tại như thế nào? v.v… Đó là các vấn đề của Bản thể luận đề cầp đến và nghiên cứu, giải thích chúng theo một quy luật logic, khoa học bằng những phạm trù biểu thị bản chất.
Phật giáo đề cập đến đặc tính Vô thường là bản chất của tất cả sự vật hiện tượng dù thuộc vật lý hay thuộc tâm lý. Như vậy, Bản thể luận của Học thuyết triết học Phật giáo được xác định như thế nào khi mà tất cả đều luôn thay đổi, biến chuyển, không có một tự tính tự tồn nhất định?
Với nguyên lý hệ thuộc (điều kiện, nhân duyên), và tất cả đều luôn thay đổi, biến chuyển, không có một tự tính tự tồn nhất định, chính là bản chất của Bản thể luận Phật giáo.
- Cách tiếp cận Bản thể luận của Học thuyết triết học Phật giáo
Học thuyết triết học Phật giáo có câu trả lời cho luận đề cơ bản của bản thể luận là: Cái gì tồn tại?
Học thuyết triết học Phật giáo tuy không chủ trương siêu hình học là yếu tố nòng cốt trong học thuyết của mình, nhưng có bộ môn nghiên cứu về sự tồn tại và hình thành thông qua phạm trù “phương tiện” và “trình hiện” (呈 現, Appearance). Từ đó, triết học Phật giáo nghiên cứu về thực tại và bản chất của sự tồn tại. Xác định các mối quan hệ của phạm trù tồn tại để xác định yếu tố thực thể và các kiểu thực thể bên trong khuôn khổ trình hiện của tồn tại, và nhận biết chúng tồn tại như thế nào.
Phạm trù Không tính (śūnyatā), Tự tính (svabhāva) là cặp phạm trù chủ chốt được dùng để chỉ cho bản thể thật sự trong Học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo, giải quyết luận đề cơ bản của bản thể luận.
Bản thể luận của triết học Phật giáo lý giải Không tính là nhằm nói về thể tính của con người và lúc này được sử dụng như một tính từ (śūnya); Khi sử dụng Không tính như một danh từ (śūnyatā), xem Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng vật chất và ý thức[26] đều không hề có định tính. Từ hai yếu tố đó, Bản thể luận của triết học Phật giáo nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng đều chỉ là những dạng trình hiện, chúng xuất phát từ tính Không, là không. Vì vậy, Bản thể luận của Học thuyết triết học Phật giáo xác định tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật.
Trong khi đó, Tự tính tuy chúng xuất phát từ tính Không, là không; nhưng vì trong tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật vì vậy tính Không được xem là cái chung nhất của tất cả mọi hiện tượng. Điều đó không có nghĩa là sự vật không có thật, chúng hiện diện nhưng chúng chỉ là dạng xuất hiện của tính Không.
Triết học Phật giáo cắt nghĩa bản thể luận bằng Không tính, mọi sự vật đều trống rỗng, chúng chỉ dựa lên nhau (Điều kiện, mối liên hệ, sự phụ thuộc hoặc gọi là Duyên khởi) mà có. Thể tính của toàn thế giới là Không, nó là “cái tĩnh lặng thực tại của thiên hình vạn trạng”. Tính Không là thể tính của mọi khái niệm, kể cả khái niệm “tính Không”. Vì vậy, Bản thể luận của Học thuyết Chủ nghĩa xã hội Phật giáo xác định bản thể thông qua ba chức năng:
- i. Nguồn gốc của tất cả mọi sinh thành của sự vật hiện tượng;
- ii. Của sự hoại diệt của chúng;
- iii. Đồng thời tạo cho chúng điều kiện thoát khỏi sự lang thang và trôi nổi[27].
Ba chức năng đó chính là chức năng của cặp phạm trù Không tính và Tự tính để xác định bản thể luận. Vì vậy, triết học Phật giáo xác định bản thể luận chính là tính nhất thể của vạn vật, là sự thống nhất với cái nhất thể tuyệt đối; đó chính là sự bình đẳng của tất cả, là thực tại tối cao. Không có chuyện Thượng đế tạo ra sự sống hay hoại diệt.
Tuy thế, Bản thể luận của Học thuyết triết học Phật giáo khẳng định rằng: Người ta cần phải tránh quan điểm hư vô (E. nihilism)[28] dễ có khi luận về tính Không như đã phân tích và đề cập ở trên để rồi ngộ nhận đó là bản thể luận, đó là sự sai lầm nghiêm trọng. Phải hiểu là sự vật không phải là không có, chúng có nhưng chỉ là những dạng xuất hiện, là những trình hiện, phương tiện của một thể tính. Kể cả tư tưởng cũng là trình hiện của thể tính đó nên không thể dùng tư tưởng để tiếp cận ngược lại nó. Vì vậy, tiếp cận tính Không trên cơ sở của sự hệ thuộc, không có tự tính chính là nội dung của các phép biện chứng cho thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng của nhị nguyên, vì chúng được biểu hiện theo dạng biểu thức.
Trong truyền thống Kim Cương thừa đề cập đến yếu tố này chính là phép quán huyễn thân và cực quang, là đỉnh cao của nhận thức của sự tồn tại.
Bản thể luận của Học thuyết triết học Phật giáo chỉ rõ mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác. Chúng không có tự ngã, lại càng không có cơ sở tự tồn hoặc cở sở tồn tại do Thượng đế ban cho.
Phật giáo nhấn mạnh đến hai yếu tố căn bản đó là hướng thiện và quy tắc đạo đức trong cuộc sống nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ chân như, đó là phương tiện để giải thoát con người khỏi vòng luân hồi. Phật giáo, ngoài ý nghĩa là tôn giáo tỉnh thức, giác ngộ, thì còn là một hệ thống triết học hoàn thiện.
Như đã đề cập, cốt lõi của triết học Phật giáo là Vô thường, Vô ngã và Duyên khởi. Chính cốt lõi này cùng với quá trình phát triển khái niệm Tính Không đã hình thành nên hệ thống triết học hoàn chỉnh, xác định và giải quyết được luận đề căn bản trong Bản thể luận.
Vì vậy, sự tồn tại trong bản thể luận Phật giáo chính là quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả của tất cả sự vật hiện tượng. Bản chất của sự tồn tại thế giới và sự sống chính là một dòng chuyển biến liên tục (vô thường), không do một Thần linh hay Thượng đế nào sáng tạo ra, và chúng không tồn tại vĩnh hằng. Mọi sự vật hiện tượng đều vận động theo một quá trình của sự hệ thuộc vào sự sinh ra, trụ lại, biến đổi và cuối cùng là hoại diệt theo một quy luật Nhân quả nhất định. Mỗi tác động dưới một điều kiện nhất định thì sẽ tạo thành một kết quả tương ứng. Khi nhận thức rõ bản chất này, còn người sẽ hình thành nên một nhận thức tích cực trong đời sống. Đó chính là nhận thức của sự chấm dứt hành động bất thiện, chấm dứt một ý niệm xấu hoặc một hành động xấu và ác.
3. Nhận định thay cho lời kết
Học thuyết về Triết học và chủ điểm xã hội Phật giáo là một hệ thống được xây dựng dựa trên nền tảng của luân lý đạo đức và biện chứng pháp của trí tuệ.
Triết học Phật giáo sử dụng tính nhân bản, và ý thức được vai trò của sự phát triển cân đối giữa thể chất và đạo đức. Vì lý do này, Phật giáo được đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni và Phật giáo trên khắp hành tinh sử dụng vào việc truyền bá những tư tưởng hòa bình, bình đẳng, bất bạo động, công bằng và tự do… và luôn luôn thực hành, ứng dụng nó vào đời sống xã hội.
Như vậy, qua các khía cạnh phân tích, chứng minh và nhận xét ở trên, xét về mặt khách quan thì xã hội Phật giáo đã có một quá trình hình thành và phát triển cũng như đóng góp cho nhân sinh và nhân loại một loại hình về tính khả thi của Triết học Chính trị-Xã hội Phật giáo. Cũng như góp phần vào xây dựng, phát triển xã hội công bằng, dân chủ, hòa bình vì một xã hội không có giai cấp, thể hiện giá trị nổi bậc, toàn cầu của Phật giáo trong thời kỳ hiện đại, thời kỳ của các vấn đề toàn cầu. Do vậy, các giá trị của Học thuyết triết học Phật giáo cần được phát huy trong thời hiện đại của chúng ta một cách tối ưu nhất.
Tài liệu tham khảo:
- Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
- Cousins, L. S. (1996). The Dating of the Historical Buddha: A Review Article. Journal of the Royal Asiatic Society. Series 3 (6.1): 57–63. Retrieved 2007-07-11.; reprinted in Williams, Buddhism, volume I
- Fields, Rick (1992), How the Swans came to the Lake - A Narrative History of Buddhism in America and McMahan, David L. (2008), The Making of Buddhist Modernism. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-518327-6.
- Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Thuận hóa, tập I, 1999.
- Kinh Pháp ấn (Phật thuyết Pháp Ấn Kinh) thuộc Kinh bộ A Hàm, bài kinh số 104 của Đại chính tân tu đại tạng kinh. Kinh này do thiền sư Câu Na Bạt Đà La dịch, vào đời Tống. Trong kinh tạng Pàli, Pháp ấn được nói đến trong bài kinh số 43 của Trung Bộ (Najjihima Nikaya) và trong bộ Patisambhidà Magga. Kinh này do thiền sư Thi Hộ đời Tống dịch từ Phạn ra Hán văn.
- Trung bộ kinh (H. 中部經, P. majjhima-nikāya), Số 22, HT. Thích Minh Châu (dịch) - Đại Tạng Kinh Việt Nam.
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- 大正新脩大藏經: Đại chính tân tu đại tạng kinh (Taishō Shinshū Daizōkyō), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (H. 大方廣佛華嚴經, S. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra, ja. daihō kōbutsu kegonkyō), Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切経刊行会) ấn hành từ năm 1924-1934.
- Nāgārjuna, Mūlamadhyamakakārikā 24: Trung quán luận, gọi đầy đủ theo tên Phạn văn là Căn bản trung luận tụng (S. mūlamadhyamakakārikā).
- MN. (Majhima-Nikàya) II.32, SN II. 28.
- Duyên Khởi kinh (H. 縁起經), Taishō No. 124.
- Tương Ưng bộ (P. Saṃyuttanikāya SN) II. 28.
- Luật tạng (P. Vinayapiṭaka), Đại phẩm (P. mahāvagga), bài Kinh Mahākkhandaka (Đại Tạng Kinh Việt Nam).
- 縁起經: Duyên khởi kinh, dịch từ Phạn văn trong: Frauwallner, E. Die Philosophie des Buddhismus, Berlin 1956.
- Richard H. Jones, Science and Mysticism: A Comparative Study of Western Natural Science, Theravada Buddhism, and Advaita Vedanta (Bucknell University Press, 1986), ISBN 978-0-8387-5093-3.
- Yong, Amos. (2005) Buddhism and Science: Breaking New Ground (review) Buddhist-Christian Studies - Volume 25, 2005.
- Matthieu Ricard, Trinh Xuan Thuan, The Quantum and the Lotus (Three Rivers Press, 2004).
- Garfield, Jay L. (1995), The Fundamental Wisdom of the Middle Way, Oxford: Oxford University Press.
- Cung Kim Tiến, Từ điển triết học, Nxb. Văn Hóa Thông Tin – Hà Nội, 2002, tr. 813.
Ghi chú:
Chữ viết tắt:
- S. là viết tắt chữ Sankrit,
- P. là viết tắt chữ Pàli,
- H. là viết tắt chữ Hán,
- E. là viết tắt tiếng Anh,
- S = P là chữ Sankrit giống với Pàli.
[1] Các tôn giáo lớn khác là Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
[2] Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
Siddhārtha Gautama của vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Tất-đạt-đa (S. siddhārtha) có nghĩa là “người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)”. Dịch ý là: Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh được dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha.
[3] Cousins, L. S. (1996). The Dating of the Historical Buddha: A Review Article. Journal of the Royal Asiatic Society. Series 3 (6.1): 57–63. Retrieved 2007-07-11.; reprinted in Williams, Buddhism, volume I; NB in the online transcript a little text has been accidentally omitted: in section 4, between “... none of the other contributions in this section envisage a date before 420 B.C.” and “to 350 B.C.” insert “Akira Hirakawa defends the short chronology and Heinz Bechert himself sets a range from 400 B.C.”
[4] Fields, Rick (1992), How the Swans came to the Lake - A Narrative History of Buddhism in America and McMahan, David L. (2008), The Making of Buddhist Modernism. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-518327-6.
[5] With the rise of European colonization of Buddhist countries in Asia during the 19th century detailed knowledge of Buddhism became available to large numbers of people in the West, as a result of accompanying scholarly endeavours.
[6] Xã hội Phật giáo với tính đa dạng, tương tác theo khía cạnh mở và đa diện ở mức độ toàn cầu, hiện tại cư dân xã hội Phật giáo với số lượng vào khoảng:
365 triệu (tín đồ chính thức)
1,2-1,6 tỷ (tính cả tín đồ không chính thức).
Với tính đa dạng và mở trên toàn cầu, xã hội Phật giáo được kết nối bởi các quốc gia khác nhau với nhiều tính năng như xã hội, văn hóa, ngoại giao,…. Hình thành nên Xã hội Phật giáo.
[7] Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Thuận hóa, tập I, 1999.
Địa danh Ly Lâu hay còn gọi là Liên Lẩu, trong thư tịch Hán văn vốn được viết là 羸𨻻 hoặc 𨏩𨻻. Liên Lẩu khi đó không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất của Việt Nam.
[8] Garfield, Jay L. (1995), The Fundamental Wisdom of the Middle Way, Oxford: Oxford University Press.
[9] S. Trilakṣaṇa: Ba tính chất của Pháp. Pháp ấn: Chữ pháp ở đây có nghĩa là chỉ cho giáo pháp của Phật. Chữ ấn có nghĩa là khuôn dấu, tức là phương tiện chứng minh cho tính cách chân xác và chính thống của đạo Phật.
Vô thường (無常; S. anitya; P. anicca) nghĩa là “không chắc chắn”, “thay đổi”, “không trường tồn”. Vô thường là một trong ba tính chất của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại không (sinh, trụ, dị, diệt) . Từ tính vô thường ta có thể suy luận ra hai đặc tính kia là Khổ (S. duḥkha) và Vô ngã (S. anātman).
Phật xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời là Vô thường, Khổ, Vô ngã, hay nói cách khác là “chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tĩnh” đặc trưng này của sự vật đồng nghĩa với bước đầu đi vào đạo Phật.
Kinh Pháp ấn (Phật thuyết Pháp Ấn Kinh) thuộc Kinh bộ A Hàm, bài kinh số 104 của Đại Tạng Tân Tu. Kinh này do thiền sư Câu Na Bạt Đà La dịch, vào đời Tống. Trong kinh tạng Pàli, Pháp ấn được nói đến trong bài kinh số 43 của Trung Bộ (Najjihima Nikaya) và trong bộ Patisambhidà Magga. Kinh này do thiền sư Thi Hộ đời Tống dịch từ Phạn ra Hán văn.
Đứng về phương diện hiện tượng, Vô thường và Vô ngã là đặc tính của các pháp. Niết bàn cũng là đặc tính của vạn pháp nhưng đứng về phương diện bản thể.
[10] i. Trung bộ kinh (H. 中部經, P. majjhima-nikāya), Số 22, HT. Thích Minh Châu (dịch).
ii. Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
[11] Long Thụ S. Nāgārjuna, H. 那伽閼樹那, dịch âm là Na-già-át-thụ-na, một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo.
[12] Nāgārjuna, Mūlamadhyamakakārikā 24: Trung quán luận, gọi đầy đủ theo tên Phạn văn là Căn bản trung luận tụng (S. mūlamadhyamakakārikā).
Also known as the Prajñā-nāma-mūlamadhyamakakārikā or as the Mūlamadhyamakakārikā-prajñā-nāma.
[13] Sđd, Nāgārjuna, Mūlamadhyamakakārikā.
[14] Sđd, Nāgārjuna, Mūlamadhyamakakārikā.
[15] Nguyên văn kệ Bát bất, Tám phủ định, Nguyên văn tiếng Phạn như sau:
anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ ||
yaḥ pratītyasamutpādaṃ prapañcopaśamaṃ śivaṃ | deśayāmāsa saṃbuddhas taṃ vande vadatāṃ varaṃ ||
Chân Nguyên dịch Phạn-Việt, Dịch nghĩa:
Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi ||
Con tôn xưng bậc chính giác (S. saṃbuddha), người đã khéo (S. śiva) dạy lý Duyên khởi, sự an tĩnh các thiên hình vạn trạng (S. prapañcopaśama), là vị thầy giỏi nhất trong các vị thầy.
[16] i. MN. (Majhima-Nikàya) II.32, SN II. 28;
ii. Duyên Khởi kinh (H. 縁起經), Taishō No. 124;
iii. Tương Ưng bộ (H. 中部, P. Saṃyuttanikāya SN) II. 28;
iv. Luật tạng (P. Vinayapiṭaka), Đại phẩm (P. mahāvagga), bài Kinh Mahākkhandaka;
v. H. 縁起經: Duyên khởi kinh, dịch từ Phạn văn trong: Frauwallner, E. Die Philosophie des Buddhismus, Berlin 1956.
[17] Sđd, Nāgārjuna, Mūlamadhyamakakārikā.
[18] Richard H. Jones, Science and Mysticism: A Comparative Study of Western Natural Science, Theravada Buddhism, and Advaita Vedanta (Bucknell University Press, 1986), ISBN 978-0-8387-5093-3.
[19] Yong, Amos. (2005) Buddhism and Science: Breaking New Ground (review) Buddhist-Christian Studies - Volume 25, 2005, Pp. 176-180.
[20] Ether được xem là sự trải rộng liên tục của một loại vật chất khác biệt với những vật chất thông thường và chiếm toàn bộ không gian, tạo nên chất liệu thay thế có tính chất vật lý cho chân không.
[21] Matthieu Ricard, Trinh Xuan Thuan, The Quantum and the Lotus (Three Rivers Press, 2004).
[22]大正新脩大藏經: Đại chính tân tu đại tạng kinh (Taishō Shinshū Daizōkyō), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (H. 大方廣佛華嚴經, S. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra), thường được gọi tắt là Hoa nghiêm kinh (S. avataṃsakasūtra hoặc gaṇḍavyūha), Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切経刊行会) ấn hành từ năm 1924-1934.
[23] Thực tại tối thượng tức là Chân như (tathatā), Chân như chỉ thể tính bất động, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức.
[24] Cung Kim Tiến, Từ điển triết học, Nxb. Văn Hóa Thông Tin – Hà Nội, 2002, tr. 813.
[25] Tứ Diệu Đế, bốn chân lý cao cả. Tứ Diệu Đế (S. catvāry āryasatyāni, P. cattāri ariya-saccāni, H. 四 妙 諦), cũng gọi là Tứ Thánh Đế (H. 四 聖 諦), là bốn chân lý cao cả, là nguồn gốc nhận thức của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên trong kinh Chuyển Pháp luân hiện còn lưu giữ trong Đại tạng kinh.
[26] Trong trong triết học Phật giáo xác định ý thức chúng là Tâm thức.
[27] Đứng về khái niệm triết lý gọi là sự vô định, không lối thoát, v.v… Điều này trong Phật giáo gọi là Sự Luân hồi, đó chính là sự bấp bênh, trôi nổi trong cái vòng lẩn quẩn.
[28] Trả lời câu hỏi và nhận định của các Triết gia Nihilism và Triết gia Friedrich Nietzsche khi nhận định về Đạo Phật. Ông là Triết gia thời đại Triết học thế kỷ 19 - Triết học Phương Tây, thuộc trường phái Triết học Lục địa, Trường phái Cổ điển, người đặt nền móng cho Thuyết hiện sinh, Chủ nghĩa hậu hiện đại, Phân tâm học... Sở thích của Ông là Mỹ học, Bản thể luận, Đạo Đức học, Nhận thức luận, Tâm lý học.... Một phần khảo cứu này đã trả lời nhận định sai lầm của Ông (Friedrich Nietzsche) về Đạo Phật khi Ông phát biểu vào Thế kỷ 19: “Phật giáo Thuộc về tôn giáo hư vô chủ nghĩa” Trong tác phẩm: “Indology, Indomania, and Orientalism: Ancient India's Rebirth in Modern Germany, Fairleigh Dickinson University Press, c2009 – ISBN 9780838642085.
Bản Anh ngữ:
- Areas of Buddhist philosophy
Buddhist perspectives presented and explain natural phenomena and social systems into a unified view of the doctrine - theories Buddhist philosophy.
Throughout all psychological phenomena and physics, we do not have an independent entity, not permanent, they are interdependent; that is the core of Theories of Buddhist Socialism, which is Dependent arising (Pratityasamutpada) and dharma The Three marks are (Trilaksana). Thus, the proposed research, recognized doctrine Buddhist socialism meet the needs and tasks of globalization, it is the value of the doctrine Buddhist socialism and philosophy in the current era.
The flexibility of Buddhism adapted to the social circumstances of many countries around the world, many types of people, many traditions at different times. And so, today Buddhism continued presence and growing extensively throughout the world, even in countries with advanced science such as the Australia, USA[1] and Western Europe[2].
- Theories of Buddhist Socialism - philosophy
2.1.Concepts Theories of Buddhist philosophy
Buddhist philosophy is a ideology of Buddhism was formed based on the sense of learning and Buddhist ideology, developed by the principles of Buddhism, which aims to help society overcome limited problem or eliminate class distinctions, moral development, bringing people and society come to equilibrium, democracy and absolute freedom.
2.2.The stance of the Theories of Buddhist philosophy
Stance mainly of Buddhist socialism - philosophy has been identified as a long tradition associated with the life and career of the historical of Buddha Shakyamuni (Siddhartha Gautama).
With the foundation of Buddhist philosophy:
- Impermanence,
- Three marks of existence.[3]
Buddhist philosophy inherited the tradition democracy-cloning of the Buddha, always support freedom, social freedom, equality, equal opportunities, including civil liberties to develop a classless society, and to eliminate social injustice. In particular, Buddhist socialism and philosophy always emphasizes balanced development between the physical and moral.
Fundamentals and mainstream of Buddhist philosophy is the human factor. Always philosophical movement, rallying the masses to unite with an appropriate policy that gathered unpopular, there is the potential strength of the nation, the power potential of the country. People are the key factor of development. To empower people and focus on creating equality for all people in all aspects: religious, ethnic, gender, nationality, opportunities best choice for people development the economic, political, social, cultural ...
2.3.The Problems of Theories of Buddhist philosophy (The key point in the method of Buddhist Socialism and philosophy)
The basic problem of the theory of Buddhist philosophy is defined in relation ontology. What is the phenomenon ? To solve the problem of self recognition Buddhist philosophy: What is the relationship between consciousness and matter?
The Buddha discouraged his followers from indulging in intellectual disputation for its own sake, which is fruitless, and distracting from true awakening. Nevertheless, the delivered sayings of the Buddha contain a philosophical component, in its teachings on the working of the mind, and its criticisms of the philosophies of his contemporaries.
According to the scriptures, during his lifetime the Buddha remained silent when asked several metaphysical questions. These regarded issues such as whether the universe is eternal or non-eternal (or whether it is finite or infinite), the unity or separation of the body and the self, the complete inexistence of a person after Nirvana and death, and others.
Theory Buddhist socialism and philosophy does not mention the guesswork and metaphysical phenomena useless, because it does not lead to a move away from the social and non-integrated consensus in society.
Who is the founder of the Theories of Buddhist philosophy? With a view: “The Three marks are”, and point of view: “I only taught one thing: Suffering, and the end of suffering”[4], have been Buddha Shakyamuni is the founder of the Theory Buddhist societies. Around century 167 and 196 CE in the presence of Nagarjuna (Nāgārjuna) has changed the perception of the world, the nature of the world and the existence of a world without God:
“na svato nāpi parato na dvābhyāṃ nāpy ahetutaḥ |
utpannā jātu vidyante bhāvāḥ kvacana kecana ||”[5] (Mūlamadhyamakakārikā: MMK)
“Neither from itself nor from another,
Nor from both,
Nor without a cause,
Does anything whatever, anywhere arise.”[6]
Point of Buddhist philosophy is restored, construction and social development according middle path, not disputed in the debate between positions “It's always the” theory of immortality, and “it is and will not be” stance of annihilation. Because both positions if the above happens, we rid ourselves of identifying social construction and social development.
Both interpretations are inconsistent with the middle path of the Buddha Shakyamuni, Nagarjuna is defined by the similarity of the teachings completely interdependent and Emptiness (Śūnyatā).
There is no place where one can find the existence (sa. Bhava) arising from itself (svatah), from the other (paratah), arising from both or without cause (ahetutah).
According to Nagarjuna's stance Sarvastivada, as equivalent to extremist interpretations always exists (Sasvatavada); means they believe in immortality, because they have taken things - the phenomenon to a permanent state of existence. If the theoretical approach destroy (Asatkaryavada), then on cessation (Ucchedavada); Here is the mortgage is the extinction, because they think of things - the phenomenon before and after the appearance of completely non-existent. Both interpretations are inconsistent with the middle path of the Buddha Shakyamuni, Nagarjuna is defined by the similarity of the teachings entirely dependent origination (Pratityasamutpada) and Emptiness (Śūnyatā). These things - the phenomenon does not exist eternal, because they appear on the basis of dependence, basis of system. But they will not be destroyed, because they have absolutely no foundation a self-sustaining, without any self-sustaining basis.
yaḥ pratītyasamutpādaḥ śūnyatāṃ tāṃ pracakṣmahe | sā prajñaptir upādāya pratipat saiva madhyamā || MMK 24,18
Whatever is dependently co-arisen / That is explained to be emptiness.
That, being a dependent designation, / Is itself the middle way.
Something that is not dependently arisen / Such a thing does not exist.
Therefore a non-empty thing / Does not exist.[7]
For Nāgārjuna, as for the Buddha in the early texts, it is not merely sentient beings that are “selfless” or non-substantial; all phenomena are without any svabhāva, literally “own-being” or “self-nature”, and thus without any underlying essence. They are empty of being independently existent; thus the heterodox theories of svabhāva circulating at the time were refuted on the basis of the doctrines of early Buddhism. This is so because all things arise always dependently: not by their own power, but by depending on conditions leading to their coming into existence, as opposed to being.
Was also instrumental in the development of the two truths doctrine, which claims that there are two levels of truth or reality in Buddhist teaching, the ultimate reality (paramārtha satya) and the conventionally or superficial reality (saṃvṛtisatya).
The Buddha states that the immortal and infinite Buddha-nature - or "true self" of the Buddha - is the indestructible svabhāva of beings.
The interdependence that is what we call Emptiness (Śūnyatā). It [only] as a concept depends (prajnapti), but it is the Middle Way (Madhyama pratipat).
“…anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ ||” (MMK 1:0)
Not perish, not born, not lost, not permanent, not one, not diversity, not in existence, not the realm of annihilation. The first premise is to solve the problem of ontology, knowledge and ethics.
The second view: “Two truths doctrine” is the second one to solve the problem of truth, aesthetic.
In this work, Utilizing the Buddha's theory of “Dependent arising” (Pratitya-samutpada), demonstrated the futility of [...] metaphysical speculations. His method of dealing with such metaphysics is referred to as “middle way” (madhyama pratipad). It is the middle way that avoided the substantialism of the Sarvastivadins as well as the nominalism of the Sautrantikas.
All experienced phenomena are empty (sunya). This did not mean that they are not experienced and, therefore, non-existent; only that they are devoid of a permanent and eternal substance (svabhava). Since they are experienced, they are not mere names (prajnapti).
That is the dialectical skills of doctrine Buddhist socialism and philosophy. This is a logical thought pattern established by the four elements, the equivalent of four selected from different philosophical theories of Buddhist Theories of philosophy.
This theoretical model shows us the knowledge. But they have to be tested is good and it can be seen that the true extent of them also depends on the level of usability and usefulness of them.
If not rely on the application of the language, the supreme reality is not present; and not come to the supreme reality can not directly receive enlightenment, which is the model of the division level of realism comprehensive doctrine Buddhist socialism and philosophy construction and social development, balancing physical and moral.
2.4.Worldview of Buddhist socialism and philosophy
Worldview doctrine Buddhist philosophy show how to recognize and interpret natural phenomena, a system of social consensus view; throughout all psychological phenomena and physics do not have a subject called independent, permanent, ... If this exists, then the other formation. This incurred the others arise. This one does not exist, then the other is not formed. This one passes away, the other one passes away, which is the core of the worldview of Buddhist socialism.
On the origin formed of the Universe was having theory Buddhist philosophy interpreted and presented with a basic laws: Nowhere can one find the existence arises from itself, from the other, arising from both or without cause.
Everything - phenomena are impermanent, can't eternally, exist, they must perish, dependent origination is born when all shall perish. Even space, time and the universe held that under this rule: start, maintain, change and eventually end, the problem is that the time factor.
Everything phenomenon not permanent because they appear on the basis of dependence, based generation of, not themselves independent. But they will not be destroyed, because they absolutely do not have a self-assessment, not a self-sustaining basis, as they would in a saturated basic principles are integrated with the conditions of an equation: the formation, maintenance, was time to go damage, and time passes away. Do not have an immutable eternal God created everything, no element of God does not come from anywhere or Self exist without cause, when things have not yet exist.
Only [because] the phenomenon empty so we can arise and perish. And just because they are so empty building, protected conservation, and social development in order to escape the wandering floating, so can perform a balance and harmony in society. Assuming that the phenomenon is not empty, there is no development in the world of the universe, all completely from static, unchanging, we can say is “frozen in infinity”. Then things will not be so dependent on a fulcrum does not need to exist so they froze in eternal.
So things do not have an ego, there is no god creative and empty them, because they depend on [the conditions of the relationship] exists. All phenomena of physical and psychological life forms are in relation to each other, they are the cause of this factor and the result of another factor.
If phenomenon is not dependent and do not need a fulcrum to exist (similar to denote “basic self-existence”), if they are self-sustaining basis, something that does not need to rely on where to exist, no relation, but as a position of absolute lies on all things relative, other than changing the world around is made, it is self-sustaining, permanent, ... so the phenomenal world does not exist.
Thus, the worldview of theory Buddhism socialist explains: They exist or do not exist, and How does the phenomenon exist?
Theory Buddhist Socialism and philosophy explained by law: things are not really arise and perish: “Arguably, reassembled and disintegration [split] was found, but the composition and division only was found [on the basis] of the invisible ties”.
They have relationships established by the principle of relationship with each other. And this time they are born on the basis of the relationship, the phenomena and the universe does not really arise and perish, that is of a string extremely rotation.
2.5.Buddhism and science
2.5.1. Problems in Physics and Buddhism: The confirmation as a true discovery: From the Big Bang to Enlightenment
Today, when mankind is getting closer together than in the era of globalization and the rapid development of science and technology have confirmed the compatibility and consistency between science and Buddhism has created a dialogue special and interesting. Typically, the confirmation as a true discovery: From the Big Bang to Enlightenment, which is one of the aspects of science. The confirmation as a true discovery: From the Big Bang to the Enlightenment emphasized the element of Enlightenment (bodhi).
Since the Buddha's enlightenment, he taught throughout his life always insisted: “Nothing can be regarded as eternal, immutable”. That is, [Space] uncertainty, change, not permanent; the early stage of the formation of the universe and also the nature of all things.
Status of cosmic awakening began to discern is that people understand to be able to calculate all phenomena. Change is a common characteristic of all things born with conditions, the formation, maintenance existence, passes away - empty [change and destroy]. It is characteristic of the universe contains matter and energy, including our life. It gives a complete explanation of the types of phenomena observed in the universe. It brings a confirmation as a true revelation, all phenomena, whether psychological or physical of (natural), they are not extraordinary, everything is changing.
The universe is formed from elements empty. [Empty] to say about the nature of man and emptiness is all phenomena, including time have no self. This emptiness is not an object to an approach to the subject because the subject itself also belong to it. Therefore, it is enlightenment, is an experience not to be demonstrative, but can be certified and verified directly.
Although the truth is completely obvious, and may experience testing is everywhere, all the time, but we are (humans) still confusion surrounds, are not aware of this truth fully. The transition from the state of ignorance to the state of consciousness and recognize the impermanence of things which can make the road to the universe.
Since the confirmation as a true discovery: From the Big Bang to the Enlightenment was the smashed all wrong, because each system structure of a supernatural course be based upon a concept “eternal”, or a factor “God”- that misconception. Important to recognize that the general nature and principles throughout the change to see the relativity of things - phenomenon. It is from the Big Bang to the Enlightenment. Who is aware of this truth, the concept of the divine, God will retreat into the shadows and disappear.
2.5.2. Problems in Psychology and Buddhism
As mentioned, during the life of the Buddha taught to everyone, he said only two things, namely: “Suffering and the end of suffering”, but methods to see suffering and how to end suffering of Buddha's way into their hearts, control the mind. The task of studying Psychology of Theory Buddhist socialism is given methods and techniques employed to control the mind; control psychological.
Consciousness is often referred to as the mind, refers to the aspect of intellect and consciousness. In the whole teaching of the Buddha of the mind and consciousness stream or when referring to the phenomenon of consciousness, the Buddha always call and use short, mind (citta). The performance of the combination of thinking, perception, emotion, imagination (Buddha called saṃjñā), consciousness ... Buddha pointed out that consciousness stream of consciousness.
Because of your mind, so the phenomenon of mind is born. [Because] the Dharma expression leads to mind is born. Mind is not in nor out. The mind knows discrimination, not in the body, not outside the body, not in the middle, does not appear anywhere; not attached (all), called the mind.
Methods of psychological control of theory Buddhism philosophy:
The task of studying psychology doctrine Buddhist socialism and philosophy find given the way as well as control skills, psychological control.
Theory Buddhist socialism research of activities to action, spirit (consciousness, volition), and thought of man's mind through the term to explain the phenomenon of physical activity, state of mind, and the external factors [situation] impact on the behavior and consciousness.
It is distinguished minds thinking, living and full of psychological phenomena; The mind contains all the experiences of life and the origin of all mental phenomena, is the ultimate reality of all phenomena of duality, the root of all mental phenomena. When the mind is examined as an individual, in a stratified on it leads to the world of phenomena appear.
According to aspects of morphology Buddhism, Mind perceived from the Sanskrit word Hṛdaya called:
i. The heart of flesh;
ii. Essence of humanity;
iii. Absolute Truth.
Mind, in terms of forms of psychological schools are understood and defined three types of heart, mind and this time be aware of the terms of the Pali language Citta:
i. Mind (8 type of consciousness);
ii. Conscious thought distinction;
iii. Conscious.
With theses: Mind, and the phenomenon of physical activity [body], the state of mind, and of the external factors [situation] impact on the behavior and consciousness, related to actions [Action, S. samskara, P. sankhàra], spirit (consciousness, volition) and reflection [samjna]; the fundamental thesis to solve research problems in Theory Psychology Buddhist socialism and philosophy.
Thus, the thesis of Mind, Theory Buddhist philosophy gave way to explain the tasks of modern psychology. Theory Buddhist philosophy explain the behavior and mental processes [spirit] of man. Theory Buddhist socialism explain the nature of the phenomena of mind (psychology), research and explain the relationship between the psychological phenomenon, indicating the role-location and function of mind (psychology) to human activities. Since then, the theory of Buddhist philosophy make matters within the field of psychology and research methods presented in the most general laws of the movement in the world of human life under the influence reciprocating positive of individuals with objective reality. That is the dialectical psychology techniques in theory Buddhist socialism and philosophy.
Theory Buddhist socialism and philosophy yet dialectical psychology techniques to study psychology in order to overcome practical problems, behavioral problems distraction (Psychoanalysis), overcoming the cognitive problems and psychological applications in social life in a positive way, to bring this research put into application in control practical life activities.
Psychological techniques dialectical doctrine of Buddhist socialism and philosophy contributing to cognitive processes for knowledge, awareness of mind. Technical dialectic also help people see and know of your own psychology, which is directed to the person we are aware of the aspects of intelligence and consciousness in stream of consciousness.
From there, it makes us humans applications conscious processes of the brain as well as to control the operation of the subconscious in order to avoid or limit the mistakes or sins effectively. Suffering comes from uncertainty, and humans are made up of Panca-skandha, is a collection for that form, there is no "self" real man behind the non-self.
2.6.The perception of Buddhist epistemology
In history, epistemology has been one of the topics to be studied philosophy and hotly debated. Much of the debate focused on the analysis of the nature and diversity of knowledge. Thereby, justify the relationship of perception with the same concepts as truth and belief. Specifically, the epistemological analysis of the standards of justification for the assertion of knowledge, that is the foundation from which one can assert that he knew a particular event. Put simply, it is considered questions related to the knowledge, wisdom and methods for understanding, to get understanding, and awareness. Cognitive processes are identified for active social life.
Buddhist epistemology is to understand the nature of the phenomenons. Since then, in this line generated of epistemological awareness and they are considered a part of Buddhist philosophy for the study of the origin, nature, form, extent, and the value of Mind and intellectuals.
Study of philosophical epistemology is the decoding of all the problems perceived by the four modes of truth to go to realize the ultimate truth in Buddhist epistemology, including:
- Identify the cognitive experience of the event is to learn and describe the original;
- ii. According to the same, identify the causes related to the events that have used the experience and reasoning to find;
- iii. Recognize and see, cognitive objectives should be implemented and thoroughly to achieve exactly true;
- iv. Recognizing finally, the method was applied, whereby the achievements and experiences have been aware.
As the basis for generating motivation aim to realize knowledge, the general problem of Buddhist philosophy. Thereby, assess the nature of epistemology and ontology in terms of position and perspective of Buddhist philosophy.
2.7.Ontology Theories of Buddhist Socialism and philosophy
Theory Buddhist socialism and philosophy advocated not to mention metaphysics in theory, but the study of the existence and formation through categories emptiness (Śūnyatā), Self properties (svabhava). Since then, the theory of Buddhist philosophy study of reality and the nature of existence. Identify the relationship of categories exist to identify factors that entity and the entity type within the framework of existing projects, and getting to know they exist, solve the fundamental thesis of the ontology.
All things are empty, they only rely on each other (condition, relationships, dependencies) to form.
i. The origin of all the formation, of the phenomena;
ii. Of the annihilation of them;
iii. At the same time create conditions for them to escape the wandering and floating.
Ontology Theory of Buddhist philosophy specify all psychological phenomena and physical make up life are in a relationship, they are the cause of this factor and is a result of a weak other factors. They do not have the ego, the no more self-sustaining without foundation or basis exists because God gives. Buddhism emphasizes two fundamental elements that are good and ethical rules in life to develop cognitive, intellectual, it is a means to liberate people from the cycle of misperceptions in God.
Aware of the termination evil deed, termination of an evil thoughts or actions damaging to the world, is always growing awareness of truth there is no God.
- Reviews of theory
Buddhist perspectives presented and explain natural phenomena and social systems into a unified view of the doctrine Buddhist socialism philosophy.
Throughout all psychological phenomena and physics, we do not have an independent entity, not permanent, they are interdependent; that is the core of Theories of Buddhist Socialism philosophy, which is Dependent arising (Pratityasamutpada) and dharma The Three marks are (Trilaksana). Thus, the proposed research, recognized doctrine Buddhist philosophy meet the needs and tasks of globalization, it is the value of the doctrine Buddhist socialism and philosophy in the current era.
Theories of Buddhist Socialism and philosophy:
• Concepts Theories of Buddhist Socialism and philosophy
• The stance of the Theories of Buddhist Socialism and philosophy
• The Problems of Theories of Buddhist Socialism and philosophy (The key point in the method of Buddhist philosophy)
• Worldviews of Buddhist philosophy
• Buddhism and science:
- Problems in Physics and Buddhism, the confirmation as a true discovery: From the Big Bang to Enlightenment
- Problems in Psychology and Buddhism: The task of studying Psychology of Theory Buddhist socialism is given methods and techniques employed to control the mind; control psychological.
• The perception of Buddhist epistemology
• Ontology Theories of Buddhist Socialism and philosophy
Theory Buddhist socialism have the answers to fundamental thesis of ontology is: What is exists?
Philosophical categories, Śūnyatā, Self properties (svabhava) is a key pair used categories to show the true nature of the doctrine Buddhist socialism, solve fundamental thesis of ontological.
References:
- Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
- Cousins, L. S. (1996). The Dating of the Historical Buddha: A Review Article. Journal of the Royal Asiatic Society. Series 3 (6.1): 57–63. Retrieved 2007-07-11.; reprinted in Williams, Buddhism, volume I
- Fields, Rick (1992), How the Swans came to the Lake - A Narrative History of Buddhism in America and McMahan, David L. (2008), The Making of Buddhist Modernism. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-518327-6.
- Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Thuận hóa, tập I, 1999.
- Kinh Pháp ấn (Phật thuyết Pháp Ấn Kinh) thuộc Kinh bộ A Hàm, bài kinh số 104 của Đại chính tân tu đại tạng kinh. Kinh này do thiền sư Câu Na Bạt Đà La dịch, vào đời Tống. Trong kinh tạng Pàli, Pháp ấn được nói đến trong bài kinh số 43 của Trung Bộ (Najjihima Nikaya) và trong bộ Patisambhidà Magga. Kinh này do thiền sư Thi Hộ đời Tống dịch từ Phạn ra Hán văn.
- Trung bộ kinh (H. 中部經, P. majjhima-nikāya), Số 22, HT. Thích Minh Châu (dịch) - Đại Tạng Kinh Việt Nam.
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- 大正新脩大藏經: Đại chính tân tu đại tạng kinh (Taishō Shinshū Daizōkyō), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (H. 大方廣佛華嚴經, S. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra, ja. daihō kōbutsu kegonkyō), Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切経刊行会) ấn hành từ năm 1924-1934.
- Nāgārjuna, Mūlamadhyamakakārikā 24: Trung quán luận, gọi đầy đủ theo tên Phạn văn là Căn bản trung luận tụng (S. mūlamadhyamakakārikā).
- MN. (Majhima-Nikàya) II.32, SN II. 28.
- Duyên Khởi kinh (H. 縁起經), Taishō No. 124.
- Tương Ưng bộ (P. Saṃyuttanikāya SN) II. 28.
- Luật tạng (P. Vinayapiṭaka), Đại phẩm (P. mahāvagga), bài Kinh Mahākkhandaka (Đại Tạng Kinh Việt Nam).
- 縁起經: Duyên khởi kinh, dịch từ Phạn văn trong: Frauwallner, E. Die Philosophie des Buddhismus, Berlin 1956.
- Richard H. Jones, Science and Mysticism: A Comparative Study of Western Natural Science, Theravada Buddhism, and Advaita Vedanta (Bucknell University Press, 1986), ISBN 978-0-8387-5093-3.
- Yong, Amos. (2005) Buddhism and Science: Breaking New Ground (review) Buddhist-Christian Studies - Volume 25, 2005.
- Matthieu Ricard, Trinh Xuan Thuan, The Quantum and the Lotus (Three Rivers Press, 2004).
- Garfield, Jay L. (1995), The Fundamental Wisdom of the Middle Way, Oxford: Oxford University Press.
[1] Fields, Rick (1992), How the Swans came to the Lake - A Narrative History of Buddhism in America and McMahan, David L. (2008), The Making of Buddhist Modernism. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-518327-6.
[2] With the rise of European colonization of Buddhist countries in Asia during the 19th century detailed knowledge of Buddhism became available to large numbers of people in the West, as a result of accompanying scholarly endeavours.
[3] The Three marks are (Trilakṣaṇa):
“All saṅkhāras (compounded things) are impermanent”: Sabbe saṅkhāra aniccā;
“All saṅkhāras are unsatisfactory”: Sabbe saṅkhāra dukkha;
“All dhammas (all things including the unconditioned) are without self”: Sabbe dhammā anattā.
[4]中部 經, Pali. Majjhima-nikāya, No. 22, The Master Most Venerable Thich Minh Chau (translation).
[5] Nagarjuna. Mūlamadhyamakakārikā 1:1, Also known as the Prajñā-nāma-mūlamadhyamakakārikā or as the Mūlamadhyamakakārikā-prajñā-nāma.
[6] Garfield, Jay L. (1995), The Fundamental Wisdom of the Middle Way, Oxford: Oxford University Press
[7] Garfield 1995, p. 304.