Tầm Quan Trọng của Đối Thoại

16 Tháng Bảy 201617:10(Xem: 6656)
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỐI THOẠI
Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn 
Hội Nghị Phật Giáo Tây Tạng Lần Thứ Nhất tại Châu Âu
Zürich, Thụy Sỹ, tháng Tám 2005
Alexander Berzin hiệu đính sơ
Trần Ngọc Phú chuyển Việt ngữ; Lozang Ngodrub hiệu đính

dalailama-0101234Tinh Thần Bất Bạo Động và Đối Thoại

Hiện tại, chúng ta đang ở thế kỷ hai mươi mốt, và dĩ nhiên sự phát triển về vật chất đã lên đến một mức độ rất cao, rất tân tiến. Nhân loại vẫn còn một số đông thật sự quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo. Có những thảm họa đáng tiếc đã xảy ra, như là chủ nghĩa khủng bố và những điều tương tự, nhưng đây rõ ràng là vì người ta thiếu một tầm nhìn xa.

Vì vậy, để có những biện pháp ngăn ngừa những điều thiếu lành mạnh này, chúng ta cần xem xét ở hai mức độ. Mức độ thứ nhất là mức độ tạm thời mà nhiều chính phủ hiện đang thực hiện. Mức độ thứ hai là việc lâu dài, nhằm tạo dựng một xã hội từ bi và lành mạnh hơn. Hiện nay, nhiều tổ chức giáo dục đang chú trọng đến tinh thần bất bạo động và đối thoại nhiều hơn. Đây là những khái niệm quan trọng cần được truyền bá rộng rãi. Việc thế hệ trẻ học hỏi những điều này, để ý niệm về đối thoại và bất bạo động trở thành một phần trong cuộc sống của họ là điều quan trọng.

Bảo Tồn Phật Pháp

Việc bảo tồn Phật Pháp Tây Tạng và nguyên nhân cho nền tự do của Tây Tạng có liên hệ rất mật thiết với nhau. Trong quá khứ, Tây Tạng luôn luôn là một vùng đất rất rộng lớn, và việc thông tin liên lạc rất khó khăn. Mỗi một vị lama hay tu viện ở trong địa phận riêng của họ và không quan tâm nhiều đến ý tưởng về ý thức cộng đồng. Tôi nghĩ bi kịch của ngày hôm nay xảy ra là vì thiếu sự hợp tác và thông tin trong cộng đồng Tây Tạng, thiếu sự ý thức về trách nhiệm chung. Do đó, từ kinh nghiệm trong quá khứ, chúng ta có thể thấy rằng ý thức cộng đồng và mối quan hệ chặt chẽ là vô cùng cần thiết. Điều quan trọng là các nhóm nhỏ của những người tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng ở đó đây trên nhiều quốc gia khác nhau sẽ họp mặt và thảo luận về cách để họ có thể làm việc gần gũi với nhau hơn, và điều này cần diễn ra một cách độc lập, không có sự kiểm soát của một thẩm quyền trung ương nào.

Chúng ta là đệ tử của Đức Phật, của tất cả các đạo sư Na-lan-đà (Nalanda). Những lời Phật dạy đã được thuyết giảng dựa trên thực tại, và tất cả những tác phẩm của các đạo sư Na-lan-đà tồn tại là để giúp chúng ta thấu hiểu thực tại. Vì sao? Nhiều thảm họa và những điều không ai mong muốn đã xảy ra vì cách tiếp cận phi thực tế. Bất cứ hành động sai trái hay lỗi lầm nào phát sinh đều do sự vô minh về thực tại. Do đó, một phương pháp sai lầm dẫn đến nhiều điều không lành mạnh hơn. Để loại trừ vấn đề này, chúng ta cần phải giải quyết bằng việc thảo luận một cách thẳng thắn, mà điều này chỉ có thể xảy ra trên nền tảng của sự đối thoại, thông tin gần gũi và hợp tác nhiều hơn giữa chúng ta.

Khôi Phục Giới Tỳ Kheo Ni

Hiện nay, ở các nước Phật giáo vẫn còn truyền thống giới luật như Thái Lan, Miến Điện (Burma) và Tích Lan (Sri Lanka), đã không còn các tỳ kheo ni nữa. Trong trường hợp của người Trung Quốc, một vài tu viện ở Đài Loan (Taiwan) vẫn tiến hành lễ xuất gia cho các tỳ kheo ni, và trong một buổi họp trong chuyến thăm lần thứ hai của tôi ở Đài Loan, một vị tỳ kheo ni người Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục lại giới tỳ kheo ni trong các truyền thống khác.

Đây là thế kỷ hai mươi mốt và tất cả mọi người đều nói về sự bình đẳng. Gần đây, tôi cũng đã bày tỏ rằng trong cộng đồng người Tây Tạng, Trung Quốc hay châu Âu, chúng ta có thể thấy số lượng các phụ nữ thật sự quan tâm đến bất cứ một tôn giáo nào cũng nhiều hơn nam giới, đặt biệt là Phật pháp. Bất cứ lúc nào tôi thuyết giảng ở các vùng Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) cũng có ít nam giới dự thính hơn phụ nữ.

Do đó, chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng chư ni Tây Tạng không nên thực hiện điều này, mà nếu chư ni của Phật giáo Tây phương đảm trách việc này thì có lẽ sẽ hiệu quả hơn. Tất nhiên, không có vị tỳ kheo ni nào giàu có cả, và quý vị cần có tịnh tài, nên tôi muốn đóng góp bằng lợi tức bản quyền tác giả của mình. Tôi không bao giờ viết sách với mục đích kiếm tiền, nhưng tiền tự động đến! Vì vậy nên tôi muốn mở một loại ngân quỹ nào đó cho mục đích này.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2016(Xem: 6953)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11255)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
31 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6554)
Sự thực lịch sử dứt khoát, trong Veda không có dấu vết của ý tưởng nghiệp và luân hồi như phổ thông được hiểu ngày nay cả trong Ấn giáo. Ý nghĩa nghiệp và luân hồi, giải thoát, là trọng điểm giáo nghĩa của Phật.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 7244)
Tư tưởng mộng mơ thời cổ đại Ấn Độ, họ chưa giải thích được những biểu hiện thiên nhiên và hoàn cảnh quanh mình. Khái niệm thần khải là điều không thể tránh từ cổ chí kim. Có xã hội không mỹ thuật không triết học, nhưng xã hội nào mà không có tôn giáo, không có một hệ thống tín ngưỡng riêng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11905)
Nhị đế là tục đế và chân đế, còn gọi là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hay chân lý thế gian và chân lý xuất thế gian.
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12075)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7135)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?
28 Tháng Hai 2015(Xem: 13070)
Nhị Nguyên là Pháp rất sâu xa và tế nhị đối với những người tu học, vì nhận được ra nó thật là quá khó rồi thì nói gì siêu việt nó. Mà không vượt lên khỏi Nhị Nguyên thì muôn kiếp vẫn loanh quanh trong Tam giới không làm sao bước ra được