Lời Kết

20 Tháng Tư 201300:00(Xem: 4987)

NIETZSCHE VÀ ĐẠO PHẬT 
Nguyên tác: ROBERT G. MORRISON
OXFORD UNIVERSITY PRESS 1997
Bản dịch Việt: THÍCH NHUẬN CHÂU

PHẦN II

NHỮNG QUAN HỆ SAI LẦM

Kết

 

Khi đánh giá quan điểm của Nietzsche về đạo Phật, tôi đã đưa ra miêu tả quan niệm hư vô của Nietzsche đã có sự liên kết như thế nào với cách hiểu về đạo Phật của ông. Nietzsche đã nhìn thấy chiều hướng lịch sử song song giữa một nền văn hoá phát triển vào chính thời của mình và của Ấn Độ vào thời Đức Phật. Song song lịch sử nầy nằm trên sự nổi bật của chủ thuyết hư vô (nihilism) là kéo theo sau sự đánh mất niềm tin trong khái niệm về một thế giới quan (Weltanschauung) ưu việt đã được công nhận. Giáo lý Đức Phật qua kiến giải của Nietzsche như là một đáp lại cho chủ thuyết hư vô (nihilism) vào chính thời của ông, và sự phản ứng đó, thay vì là một câu trả lời đầy tính nội quán (insightful) cho chủ thuyết hư vô, mà chỉ là một dạng đặc biệt của chủ nghĩa hư vô–‘chủ nghĩa hư vô thụ động (passive nihilism)’ Đức Phật không cho rằng nhận thức chủ nghĩa hư vô ấy là một dòng văn hoá đặc trưng phải nên vươn tới, và do vậy, công nhận Thế giới quan về một vũ trụ vô nghĩa và không mục đích như một xác định tuyệt đỉnh về đời sống. Thay vì vậy, Đức Phật tạo ra một điều mà Nietzsche xem là giáo pháp cao quý và nhân văn– Pháp (Dhamma)–như là phương tiện giúp cho những người cùng thời của Nietzsche vượt qua nỗi thất vọng về tâm lý khi họ thấy rằng ở ngay mục đích cuộc sống mà họ có được đã bị xói mòn bởi chủ nghĩa hư vô. Như là kết qủa của việc làm theo giáo pháp Đức Phật, họ sẽ trở thành như có thể đương đầu với nỗi lạnh lùng nầy, thế giới vô nghĩa và sự huỷ diệt của riêng họ, vào lúc chết sẽ cùng với niềm hoan hỷ và bình thản. Lướt mắt nhìn qua nền văn hoá của mình đương thời, Nietzsche thấy trước rằng thế giới già cỗi của họ đang dần dần bị xói mòn bởi chủ nghĩa hư vô đang rõ nét, đặc biệt là bởi nền khoa học mới, họ có thể thấy được trong thông điệp của Đức Phật một phương cách đối xử với sự lớn mạnh hiện sinh của tâm trạng xao xuyến bất an (Angst). Nhưng đối với Nietzsche, một viễn tượng như vậy chính là báo trước một thảm trạng văn hoá: Nietzsche thấy rằng việc chấp nhận đạo Phật sẽ trở nên một đe doạ rất hiện thực cho tương lai Châu Âu, dù ông thán phục nhiều phẩm tính của đạo Phật, đặc biệt là khi đối chiếu với Ki-tô giáo. Tuy nhiên, sau khi khảo sát kỹ xem đạo Phật có được xem là chủ nghĩa hư vô hay không–trong đó họ hiểu rằng thế giới đang hiện hữu không có ý nghĩa và mục đích gì, và mục tiêu của nó, niết-bàn (nirvāṇa), đơn thuần chỉ giúp cho cá nhân hoan hỷ chấp nhận sự hoàn toàn tan hoại lúc chết, đó là cách Nietzsche nghĩ–kết luận của tôi là đạo Phật khác xa với một tôn giáo chủ trương hư vô.

Và tôi đã trình bày những điều tôi hiểu như là những mối tương quan tồn tại giữa câu trả lời của Nietzsche về chủ nghĩa hư vô, quay trở lại trong ý tưởng then chốt cuả ông về ‘Ý chí hùng tráng’ và sự cá tính hoá (individualization) chính là việc tự hàng phục chính mình (self-overcoming), và quan niệm đạo Phật về khát ái (taṇhā) và tu tập định tâm (citta-bhāvanā). Ý chí hùng tráng, xuất phát từ sự nền móng khoa học bởi thuyết động năng ‘vật chất’ của Boscovitch, trở nên sự thay thế ‘Thượng đế’ cuả Nietzsche. Trong thuyết nầy, mọi hiện tượng, từ nguyên tử cho đến các phần tử cấu thành hiện hữu con người, đều được đặc tả bởi một nỗ lực (nisus) vượt thắng mọi chướng ngại, là điều Nietzsche gọi là ‘Ý chí hùng tráng.’ Trong mỗi cá nhân, Ý chí hùng tráng nầy, nếu vận dụng một cách thông minh, thì nó biểu hiện như là ‘tự hàng phục chính mình.’ Và chính thông qua ý niệm tự hàng phục chính mình mà Nietzsche tìm kiếm một thúc giục tiến lên con đường tâm linh mới, đạt đến tột đỉnh trong một dạng hiện hữu mới, là một Siêu nhân, hay Việt nhân (Übermensch)

Thông qua khảo sát khái niệm khát ái trong đạo Phật, dùng mô dạng Eros như được thấy trong Symposium của Plato cũng như được thấy trong Kinh điển đạo Phật, tôi đã nỗ lực trình bày rằng khát ái, vốn theo truyền thống, hầu như luôn luôn được trình bày như là một chướng ngại cho con đường tu tập tâm linh, có thể được hiểu đơn thuần như là điều kiện căn bản cho sự hiện hữu của thế giới, điều kiện chưa hoàn chỉnh, bấp bênh cho hiện sinh. Chính từ điều kiện căn bản nầy mà toàn thể nỗ lực đua tranh. Trong ý nghĩa nầy, nó có liên hệ đến Ý chí hùng tráng của Nietzsche như là một ‘hình thái nguyên thuỷ nhất của xúc cảm.’ Và đúng là Ý chí hùng tráng của Nietzsche có thể hướng vào mục đích tâm linh thông qua tự hàng phục chính mình, khi đối tượng của khát ái là thuộc về bản chất tâm linh, khát ái có thể nói là trở thành pháp dục (dhamma-chanda)[1] hay ‘nỗ lực tìm cầu giáo pháp,’ có biểu hiện chính là tu tập định tâm (citta-bhāvanā). Về cơ sở đối chiếu nầy, kết luận của tôi là, trớ trêu thay, đó chính là điều gì đó hơi giống ý niệm của đạo Phật về tu tập định tâm (citta-bhāvanā) và Nietzsche nhắm đến. Và, vì ý niệm của đạo Phật đã được vận dụng toàn triệt như là một phương pháp thực tiễn, nên có rất nhiều điều có lẽ Nietzsche đã học và vay mượn từ đạo Phật để có thể giúp ông ta trong sự tìm cầu một câu trả lời thiết thực cho chủ nghĩa hư vô. Tu tập định tâm (citta-bhāvanā), như ‘tự hàng phục chính mình’ của Nietzsche, được bắt rễ từ cấu trúc tâm lý tự nhiên của con người. Bằng cách chuyển hóa khéo léo những khuynh hướng thâm sâu và chắc chắn, con người có thể mạo hiểm dấn thân trên con đường tự hàng phục chính mình liên tục để cuối cùng, vươn đến đỉnh cao trong một dạng hiện hữu mới: một vị Phật[2] (bậc giác ngộ). Có lẽ, nhờ vay mượn nhiều từ đạo Phật, Nietzsche có lẽ đã tìm thấy một phương pháp thực tiễn cho việc sáng tạo Siêu nhân (Übermensch) đang còn trong giả thuyết của ông. Thực vậy, Nietzsche đã sống trong một thời đại khi mà đạo Phật đã được thấm nhuần nhiều hơn, Nietzsche thậm chí có thể được xem như một con người giác ngộ, hiện thân một Siêu nhân (Übermensch) như vậy.

Hạ an cư Mậu tý
2008
Thích Nhuận Châu.
(Tu Viện Quảng Đức)

 


[1] * Hán: Dục như ý túc.

[2] * Buddha: one who has attained enlightenment; a man superior to all other beings, human & divine, by his knowledge of the truth (Rhys Davids). Quá khứ phân từ của bujjhati có nghĩa là: biết (known); hiểu (understood); nhận thức (perceived). (danh từ, m.) người đã đạt được sự hiểu biết, nhận thức sáng suốt (one who has attained enlightenment); Đấng Giác ngộ (the Enlightened One).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 2022(Xem: 5437)
24 Tháng Ba 2020(Xem: 2957)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA HT THÍCH VIÊN LÝ
13 Tháng Chín 2019(Xem: 4268)
.....Thước đo giá trị của một xã hội không phải lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà chính là những truyền thống đặc hữu có khả năng nâng cao khả tính dân chủ của mọi người dân và, thước đo giá trị đó đã được thể hiện sinh động trong giáo pháp vi diệu của Đức Phật. Với quá trình lịch sử hơn 2600 năm hoằng hoá, nó chứng tỏ được sức sống kỳ diệu và xác định rõ quyền bình đẳng của mọi tầng lớp trong các sinh hoạt Phật sự.
29 Tháng Bảy 2016(Xem: 7232)
Hầu hết chúng ta đang đi tìm gì? Mỗi người trong chúng ta muốn được gì? Nhất là giữa thời thế tao loạn này, mọi người đều muốn tìm một thứ an bình nào đó, một thứ hạnh phúc nào đó, nơi trú ẩn nào đó, vì thế chúng ta cần phải tìm cho ra chúng ta muốn tìm kiếm gì trên cuộc đời này, điều ấy dĩ nhiên là vô cùng quan trọng, phải thế không? Chúng ta cần phải biết đang đi tìm cái gì, chúng ta đang cố gắng khám phá ra điều gì.
16 Tháng Bảy 2016(Xem: 6709)
Hiện tại, chúng ta đang ở thế kỷ hai mươi mốt, và dĩ nhiên sự phát triển về vật chất đã lên đến một mức độ rất cao, rất tân tiến. Nhân loại vẫn còn một số đông thật sự quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo. Có những thảm họa đáng tiếc đã xảy ra, như là chủ nghĩa khủng bố và những điều tương tự, nhưng đây rõ ràng là vì người ta thiếu một tầm nhìn xa.