SC. Thích Nữ Hương Nhũ thuyết giảng tại nhà thờ Kitô giáo

09 Tháng Hai 201503:35(Xem: 10051)

Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ
thuyết giảng tại nhà thờ Kitô giáo

 

blankVào lúc 14h45, ngày 31/01/2015 tại giảng đường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, lầu 1 - Phòng B102 trung tâm mục vụ Tổng giáo phận TP.Hồ Chí Minh (6 Bis đường Tôn Đức Thắng - P.Bến Nghé - Quận 1) đã diễn ra chương trình chuyên đề giáo dục kì 213 do sư cô Thích Hương Nhũ thuyết giảng.

Nhận lời mời của Trung tâm Tổng Giáo Phận Mục vụ TPHCM, Sư cô Hương Nhũ – Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam đã có buổi nói chuyện trong chương trình Chuyên Đề thứ 213 với đề tài:  “SỐNG AN LẠC TỪNG PHÚT GIÂY”. Tham dự chương trình pháp thoại có Linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục vụ Tổng giáo phận TP.HCM, Cha Trinh (Giáo xứ Phú Nhuận), Ma sœur Hồng Quế - phụ trách chương trình chuyên đề,  một số Tăng Ni sinh  Học viện Phật giáo Việt Nam, Đại đức Yeshi Jamtsho đến từ tu viện Namdroling (Bhutan), hơn 200 tín đồ Ki Tô giáo, trong đó có rất nhiều vị là nữ tu Thiên chúa thuộc các dòng tu trong Tổng giáo phận Sài Gòn.

blankVới kinh nghiệm thuyết giảng, giọng nói nhẹ nhàng truyền cảm, những dẫn chứng xúc động nhiều ấn tượng, Sư cô đã nói về các trạng thái an lạc và hạnh phúc. Nếu hạnh phúc là sự sung sướng vì được toại nguyện thì an lạc là một trạng thái tinh thần cao thượng hơn, đó là niềm an vui  khi có được sự yên tĩnh trong tâm hồn. Tuy nhiên, nếu không có sự tỉnh thức, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được giá trị của an lạc vốn hiện hữu ngay trong cuộc sống của chúng ta.

Pháp thoại  nhấn mạnh yếu tố: Phải sống như thế nào để cảm nhận được niềm an lạc và hạnh phúc vốn hiện hữu ngay chính trong tâm ta mà triết học Phật giáo gọi là “Phật tại tâm” và Ky tô giáo luôn nhắc nhở về sự hiện diện của Thiên Chúa trong mỗi tín đồ.  Chính cuộc sống hướng thượng là nhân tố giúp ta đi qua các phiền muộn và nhiễm ô trong cuộc đời.  Chúng ta  nghe nhiều, mộng ước nhiều nhưng “niềm vui luôn qua mau” vì ta không thật sự dấn thân bằng con đường mà  các bậc Giác ngộ đã đi qua.

Hơn hết vẫn là phải quay lại chính mình để hiểu được tâm ta. Đây cũng  là chìa khóa vạn năng giúp ta có được sự bình an trong cuộc sống. Yếu tố vật chất quan trọng nhưng không thể quyết định đời sống tinh thần. Nếu chúng ta biết tu tập để từng bước hóa giải  các yếu tố tham lam, sân hận, si mê; Biết yêu quý muôn loài và sống thuận với tự nhiên, ta sẽ có được niềm an vui và hạnh phúc nội tại.

Pháp thoại được dẫn dắt bằng giáo  lý vô ngã qua lời dạy của đức Phật,  những ngụ ngôn từ Phúc âm để người nghe hướng về niềm tin nhân quả, khuyến khích sự tu tập chuyển hóa các phiền não khổ đau. Đặc biệt, bằng chính những câu chuyện trong Thánh Kinh Thiên Chúa, sư cô đã khẳng định yếu tố khổ, vô thường, vô ngã trong cuộc sống, từ đó niềm tin cần được thắp sáng bằng trí tuệ và lòng vị tha.

blankVới ngôn từ đơn giản nhưng mang tính triết học sâu sắc, pháp thoại đã đưa thính chúng đến yếu tố thực hành thiền tập. Chính sự hành thiền như một chìa khóa giúp ta tìm ra ý nghĩa cuộc đời.  Nó không phải thứ gì cao siêu, mà chính là trở về sống trọn vẹn với hiện tại. Tĩnh lặng và quán chiếu đích thực là một món quà vô giá đưa đến sự an lạc từng phút giây. Mỗi ngày nên dành những khoảng lặng để quán chiếu nội tâm: “Hãy quan sát tâm vì đó chính là bậc thầy đích thực” (Milarepa).  Sống chánh niệm và thiền tập là niềm an lạc và hạnh phúc tuyệt vời,  Pháp thoại sinh động như một  hành trang quý báu giúp ta tìm lại nguồn năng lượng tự thân để có thể tự tại đi qua giông bão cuộc đời.

Sau phần giải đáp các câu hỏi của thính chúng, Pháp thoại đã kết thúc trong sự hoan hỷ và tình thân ái. Được biết, đây cũng là lần thứ năm Sư cô đến thuyết giảng tại đây. Các pháp thoại trước rất được tâm đắc như là: Hơi thở nhiệm màu, Trái tim rộng mở, Ngày của cha, Nói về mẹ…Có thể nói hiện nay Sư cô Hương Nhũ là một trong những giảng sư được rất nhiều bạn trẻ và các tín đồ Ki tô giáo ngưỡng mộ và quý mến.

(Đạo Phật Ngày Nay)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2016(Xem: 7757)
Hiện nay, vấn đề tín ngưỡng trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu trong bất cứ quốc gia nào; cho dù một quốc gia duy vật khắc khe, việc tín ngưỡng không được bộc lộ công khai, nhưng một cá nhân đối diện trước những khổ đau, vấn nạn bức bách, họ sẽ hướng về đâu để hy vọng thoát những khổ đau, tai ương hay mong cầu một lý tưởng nào đó sẽ trở thành hiện thực khi mà xã hội và luật pháp không giúp họ toại nguyện?
25 Tháng Ba 2016(Xem: 7008)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11338)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
31 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6583)
Sự thực lịch sử dứt khoát, trong Veda không có dấu vết của ý tưởng nghiệp và luân hồi như phổ thông được hiểu ngày nay cả trong Ấn giáo. Ý nghĩa nghiệp và luân hồi, giải thoát, là trọng điểm giáo nghĩa của Phật.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 7295)
Tư tưởng mộng mơ thời cổ đại Ấn Độ, họ chưa giải thích được những biểu hiện thiên nhiên và hoàn cảnh quanh mình. Khái niệm thần khải là điều không thể tránh từ cổ chí kim. Có xã hội không mỹ thuật không triết học, nhưng xã hội nào mà không có tôn giáo, không có một hệ thống tín ngưỡng riêng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 12024)
Nhị đế là tục đế và chân đế, còn gọi là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hay chân lý thế gian và chân lý xuất thế gian.
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12171)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7195)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?