Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc Tác Giả: Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải

06 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 65549)


doithoai-thaythonglac

TÓM TẮT

Sách Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc được chia thành 5 phần:

Phần 1: Dẫn nhập

Phần 2: Đối thoại

 Gồm các chương:
I. Thầy Thông Lạc hiểu lầm những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya:
 1. TTL sai lầm khi phản đối lý luận: “Ngũ Uẩn giai không”.
 2. TTT chưa hiểu chữ: “Thiên Nhãn Minh”.
 3. TTL không hiểu Kinh Pháp Môn Căn Bản.
 4. TTL sai lầm khi viết: “Đức Phật bảo rằng thế giới siêu hình không có”.
 5. TTL sai lầm khi viết rằng không có cõi Trời và các cõi siêu hình khác.
 6. TTL sai lầm khi cho rằng cúng thí thực là vô ích.
 7. TTL chưa hiểu chính xác chữ: “Có một pháp”.
 8. TTL sai lầm khi viết: “Đức Phật Di Lặc không có”.
 9. TTL không hiểu chữ: “Bất Động Tâm”.
 10. TTL sai lầm khi cho rằng Đại Thừa dùng “Tứ Nhiếp Pháp” để quyến rũ.
 11. TTT viết mâu thuẫn đoạn trước với đoạn sau.
 12. TTL sai lầm về Giới Luật của Đức Thế Tôn dạy.
 13. TTL không tin di chúc của Đức Thế Tôn.
 14. TTL không tin câu: “Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn”.
 15. TTL sai lầm khi cho rằng Đức Thế Tôn không phải từ cõi Trời Đâu Xuất đến.

II. Thầy Thông Lạc sai lầm về lịch sử Phật Giáo Trung Hoa.
III. Thầy Thông Lạc sai lầm khi phản đối xá lợi.
IV. Thầy Thông Lạc đắc Đệ Tứ Thiền.
V. Thầy Thông Lạc không đắc Tam Minh.
VI. Thầy Thông Lạc không đắc Thánh Quả A La Hán, cũng không đắc quả vị nào trong Tứ Quả.


Phần 3: Giải thích nghi ngờ

 Gồm các chương:
VII. Sanh già bệnh chết là chuyện bình thường.
VIII. Thầy Thông Lạc sai lầm khi chê Nam Tông, Bắc Tông.
IX. Thầy Thông Lạc sai lầm khi so sánh các loại Thiền.
X. Kinh Kim Cang.
XI. Niết Bàn.
XII. Thần Thông.


Phần 4: Phật Thừa

 Gồm các chương:
XIII. Tại sao có người thấy Phật Thừa hay Đại Thừa khó hiểu.
XIV. Phật Thừa hay Đại Thừa không phải là Bà La Môn Giáo.
XV. Sơ lược về bốn Tông Phái Phật Thừa.
XVI. Nhiều vị Đại Luận Sư của Phật Thừa hay Đại Thừa phản đối Bà La Môn Giáo.
XVII. Ấn Độ Giáo hay Bà La Môn Giáo đã chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng Phật Thừa.


Phần 5: Kết luận.

Phần 6: Phụ lục

 Hình ảnh những dãi thiên hà, tinh vân và đối chiếu với Kinh Hoa Nghiêm.

Những chữ viết tắt:

S: Sanskrit, P: Pāli; Tib: Tibet, tiếng Tây Tạng; H: Chữ Hán; E: English, tiếng Anh; J: Japanese, tiếng Nhật.
TTL: Thầy Thông Lạc, NH: Nguyên Hải
Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Năm 202009:20
Khách
Bạn chác là của bên đại thừa giáo của trung quốc cài cấm qua VN rồi .
22 Tháng Giêng 201801:29
Khách
Những lập luận của bạn chỉ dựa trên kinh sách do tổ để lại, nhận thức và hiểu biết của bạn rồi từ đó cho ra đúng và sai, bạn đã chứng quả A La Hán chưa, bạn đã đến giai đoạn Ngũ Uẩn Giai Không chưa? Ý tốt của bạn dành cho Phật tử, tôi rất cám ơn, công trình nghiên cứu tìm tòi để phản biện trưởng lão Thích Thông Lạc mất rất nhiều thời gian, nhưng tất cả không có giá trị bạn à. Cái chúng tôi cần là giá trị thực tiễn của việc tu tập, những kinh nghiệm của quá trình tu tập của bạn, chứ không phải lấy kinh sách ra làm phương tiện phân biệt đúng sai. Bạn lấy kinh sách của bạn ra để làm lý lẽ, trưỡng lão Thích Thông Lạc cũng có bộ kinh NIKAYA làm cứu cánh. Bạn nói kinh sách của bạn là do Tổ để lại, bạn có chứng cớ sao. Muốn nói trưỡng lão Thích Thông Lạc sai, điều tốt nhất là bạn hãy cố gắng chuyên cần tu tập khi bạn chứng quả rồi phản biện trưởng lão Thích Thông Lạc vẫn chưa muộn bạn à. Đó là cách chúng tôi tin tưởng nhất, còn cách phản biện hiện tại của bạn không thể nào thuyết phục được nhóm phật tử chúng tôi.
06 Tháng Giêng 201814:35
Khách
Trích lời mở đầu Kinh Trung Bộ của HT Minh Châu:
Công trình phiên dịch của tôi, một mặt đáp ứng sở nguyện xuất dương tu học của tôi, một mặt xây dựng những tài liệu nghiên cứu đạo Phật cho các Học giả và Phật tử Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên trong trách nhiệm hiện tại của tôi, sự phiên dịch đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều dụng công kiên trì và liên tục, nhưng chúng tôi đã được tưởng thưởng xứng đáng, khi được tận hưởng những Pháp Lạc do Chánh Pháp đem lại trong khi phiên dịch. Pháp Lạc này ẩn chứa trong từng chữ từng câu, tiềm tàng trong từng câu văn giọng nói, và chính Pháp Lạc đã nuôi dưỡng và khích lệ chúng tôi rất nhiều trong công tác phiên dịch này.

Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2015(Xem: 6739)
Tôi rất tiếc được biết đến Ngài Thích Thông Lạc hơn hai năm sau khi Ngài tịch diệt ... Vì khi nghe lại những bài giãng của Ngài thì có sanh ra vô vàn câu hỏi !!! Xin cám ơn quý vị đã cho nêu lên vài câu hỏi ở đây.