Lòng Từ Bi Ở Đâu Trong Các Lễ Hội...tắm Máu Giác Hạnh Hoa

31 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10938)

LÒNG TỪ BI Ở ĐÂU TRONG CÁC LỄ HỘI...TẮM MÁU
Giác Hạnh Hoa

lehoichemlon-08smCần lắm những lễ hội, những hình ảnh, những việc làm tốt dạy cho con người cần có lòng từ bi biết thương yêu đến cả những cây cỏ, bông hoa, đến những sinh linh nhỏ bé nhất thì mới hạn chế được tối đa những điều đau lòng nhất đang từng giờ, từng phút xảy ra trên đất nước này.

Càng ngày bạo lực và những vụ giết người dã man càng có tính chất nghiêm trọng hơn: Con giết Mẹ vì không xin được tiền chơi Game, con đánh cha trong thương vì không xin được tiền uống rượu, các vụ cướp của nhưng chúng còn sẵn sàng giết cả đứa trẻ mười tám tháng tuổi, đập chết người mẹ và quay ra bóp cổ đứa trẻ hai tuổi cho đến chết, hay chỉ vì va chạm chút xíu khi tham gia giao thông cũng gây lên án mạng, chỉ nhìn nhau không thiện cảm cũng gây ra án mạng, bạo lực học đường, bạo lực gia đình , tàn phá mội trường, sát hại các sinh linh bằng đủ mọi hình thức tàn bạo chỉ để phục vụ cho khoái khẩu cái miệng…

Chỉ với phim ảnh, chỉ với các hình ảnh ảo trên phim ảnh thôi đã là một thảm họa như vậy rồi. Vậy mà giờ đây người ta nhân danh "Lễ hôi văn hóa" để tổ chức những lễ hội đầy hủ tục man rợ, mang đầy mầu sắc mê tín, những lễ hội kích động bạo lực, lễ hội dạy thanh thiếu niên chém giết các loài động vật một cách dã man, điển hình là "lễ hội chém lợn tế thần" ở làng Ném Thượng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, "lễ hội chọi trâu" ở Đồ Sơn Hải Phòng...

Nhân danh lễ hội văn hóa ư? Thế hệ thanh niên học được gì khi hàng vạn người hò hét kích động cho hai con trâu xông vào tấn công nhau một mất một còn. Thường thì các chú trâu đâm phập vào nhau, một tiếng động khô khốc của sọ trâu, sừng trâu va chạm. Cú đánh này có tên là miếng "hổ lao". Sau miếng hổ lao có khi làm nổ mắt, long sừng, vỡ sọ….

Điều oái oăm thay tất cả các con trâu dù thắng hay thua đều được mang ra làm thịt, xẻ bán với giá cắt cổ chỉ vì người ta cho rằng ăn được thịt con Trâu chiến thắng sẽ mang lại điều may mắn. Chỉ vì theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc đìa phận xã Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn, trước cửa đền có hai con trâu chọi nhau. Cảnh đó thường diễn ra vào mùng 9 tháng 8 hàng năm.

Ở thế kỷ hai mốt rồi mà người ta vẫn tin vào một truyền thuyết như thế để rồi gán cho nó, nhân danh nó, ca tụng nó, nào là mang tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm như một tinh thần thượng võ của người Đồ Sơn Hải Phòng.

Còn ở huyện Tiên Du Bắc Ninh, người ta cũng nhân danh "Lễ hội văn hóa" để huấn luyện và dạy cho thanh thiếu niên giết lợn một cách dã man chưa từng có. Được cờ rong, trống mở, được hàng ngàn người hò reo thích thú. Máu ,máu nhuộm đỏ cả một vùng, nhuộm đỏ cả hàng vài trăm người mặc đồng phục mầu máu.

Người ta nhuộm tiền cả vào máu rồi mang về đặt lên bàn thờ cầu xin tổ tiên phù hộ. Ôi lớp người này đang được học, được huấn luyện cho một cuộc tập dượt tắm máu. Mà người huấn luyện lớp thanh thiếu niên này lại là các ông "Văn hóa", được sự cho phép của mấy ông chủ tịch.

Không biết rồi ở cái làng Ném Thượng này của huyện Tiên Du –Bắc Ninh sẽ có tinh thần bản sắc dân tộc, có tinh thần thượng võ, độc đáo gì đây? Dùng từ ngữ gì, văn phong gì để ca tụng cuộc tắm máu này đây?

Điều gì đã và sẽ xảy ra khi tất cả chúng ta đều có máu hiếu chiến như hai con trâu bị kích động? Điều gì đang và sẽ xảy ra khi tất cả chúng ta đều sẵn sàng vung dao giết các con chó, mèo, heo, gà, trâu, bò… như hai thanh niên trong lễ hội một cách sung sướng và vui mừng như một oai hùng lẫm liệt?

Điều gì sẽ xảy ra khi trên áo chúng ta dính đầy máu, dù chỉ là máu của các con vật nhỏ bé nhất trên đất nước này? 

Trong khi cả thế giới đang hàng ngày, hàng giờ kêu gọi và giảng dạy cho chúng ta về việc tác hại của môi trường bị tàn phá, động vật bị hủy diệt, các tiết học giáo dục công dân về bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới động vật , thương yêu đùm bọc cho những người kém may mắn được diễn ra… thì các lễ hội nhân danh văn hóa này lại đi ngược lại.

Cần lắm những lễ hội, những hình ảnh, những việc làm tốt dạy cho con người cần có lòng từ bi biết thương yêu đến cả những cây cỏ, bông hoa, đến những sinh linh nhỏ bé nhất thì mới hạn chế được tối đa những điều đau lòng nhất đang từng giờ, từng phút xảy ra trên đất nước này. 


Thư ngỏ về lễ hội tắm máu ở Bắc Ninh
27/08/2011 19:12 Vì tương lai của con cháu, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh hãy xét lại và hủy bỏ lễ hội này bởi vì chúng ta đang dạy con em chúng ta về đạo đức, yêu mến động vật và không nên xem phim ảnh bạo lực, chém giết nhau.

(Nguồn: Phật Tử Việt Nam)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 4000)
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7762)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 4978)
“Với tư cách Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch, đại biểu Quốc hội, tôi xin khẳng định nghi thức hiến sinh dã man động vật trong một số lễ hội như: lễ hội chém lợn giữa sân đình tại Bắc Ninh, giết trâu tại Phú Thọ dứt khoát phải chấm dứt và loại bỏ”
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 6781)
Phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes đã phỏng vấn Thượng tọa Thích Nhật Từ, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam, kiêm Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM về sự kiện con bò được làm lễ quy y Tam bảo tại ngôi chùa Pháp Hải Sài Gòn dưới góc nhìn Phật pháp..
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11045)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
30 Tháng Tư 2015(Xem: 5888)
Vào tuần thứ 3, tháng 4.2015, trang nhà www.thuvienhoasen.org có đăng một số ý kiến về Phật Giáo và Âm Nhạc, mà trọng tâm là đặt thành vấn đề Tăng Ni “trẻ” Phật Giáo có nên ca hát không? Và dựa trên tiêu chuẩn nào để trả lời câu hỏi. Hòa Thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng Ban Kiểm Soát Trung Ương GHPGVN, ....
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7579)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6153)
Tổ chức Động vật châu Á (AAF) phát động chiến dịch kêu gọi chấm dứt lễ hội chém lợn ở tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức theo truyền thống vào dịp đầu xuân.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 6505)
Thông thường qua một thời gian dài những nghĩa chính của kinh bị pha trộn vì nhiều nguyên nhân. Như từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hay những danh từ địa lý hay những sự vật trước kia thì có mà nay không còn. Hay những vị dịch kinh không đủ trình độ vì vậy qua nhiều lần thì tam sao thất bổn…