Chánh pháp dành cho người mới học

26 Tháng Mười 201621:10(Xem: 5637)
CHÁNH PHÁP
DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC


Người mới bước chân vào đạo mà không hiểu được mục đích chân thực là gì thì quá trình học và thực hành sẽ rất vất vả,đôi khi là chán nản rễ buông xuôi.

Thường thì mọi người chỉ nhắm tới cái đích cuối cùng là giải thoát bằng các pháp môn cho nên khi không lại không thấy được các lợi ích hằng ngày trong cuộc sống.Do vậy khi mới bắt đầu bước chân vào đạo bạn hãy luôn nhắc nhở mình với 4 câu kệ sau đây của đức Phật:

Nay sướng,đời sau sướng.
Làm phước hai đời sướng.
Mừng rằng Ta làm thiện.
Sanh cõi lành sướng hơn.

Khi hiểu được câu kệ trên thì các bạn mới thấy được hạnh phúc khi làm những điều thiện ít được ít,nhiều được nhiều không bao giờ là muộn.

Vấn đề đặt ra là như thế nào gọi là làm thiện. Làm thiện ở đây các bạn đừng hiểu theo kiểu làm từ thiện bố thí như thiên hạ họ vẫn làm. Làm thiện ở đây là làm thiện theo Chánh pháp chứ không phải làm thiện theo kiểu thiên hạ vẫn hiểu kia.

Thế làm thiện theo Chánh pháp là phải làm như thế nào và bắt đầu từ đâu.

Làm thiện theo Chánh pháp là chúng ta sống có đạo đức với chính bản thân mình, không làm khổ mình rồi tiến tới toàn vẹn là không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh. Chính đạo đức này là mảnh đất để trí tuệ của chúng ta thăng hoa từ đó các thiện pháp mới đua nhau đâm trồi nảy lộc như câu nói của Phật :Trí tuệ ở đâu thì đạo đức ở đó. Đạo đức ở đâu thì trí tuệ ở đó.

Thế từ có đạo đức không làm khổ mình thì ta hiểu thế nào là không làm khổ mình: Chúng ta sinh ra lớn lên trong cuộc sống này chúng ta những tưởng là hạnh phúc, tưởng là chúng ta làm chủ được nhiều điều. Không phải thế đâu mà chính chúng làm chủ chúng ta đấy.Chúng luôn luôn sai khiến,cám dỗ để chúng ta ngoan ngoãn làm theo chúng để chúng thỏa mãn. Nếu chúng ta không làm theo thì chúng không chịu chúng quậy phá hành hạ làm cho ta điêu đứng khổ cực vì chúng. Vậy chúng là ai: Xin thưa chúng là những con Ma ái, Ma dục là những tay chân của Ma vương . Chúng chi phối chúng quản lý đời sống của chúng ta chúng bố thí cho con người tí chút tài sản , tình yêu nhưng chúng lại lấy đi đạo đức và sự thanh thản trong tâm hồn chúng ta.

Ví như từ tiền bạc thì các bạn thấy đấy: Bạn từ bỏ 1-2 trăm ngàn thì dễ lắm không khó như mấy triệu. Nhưng bạn từ bỏ trăm triệu hay tiền tỷ thì khó vô cùng vì số lượng càng nhiều đông nghĩa với ma lực càng lớn và nó có thể làm chủ bạn hoàn toàn.

Đấy chỉ là nói riêng đồng tiền thôi nhé ,cuộc sống này có biết bao điều mà bạn phải phục vụ và ngoan ngoãn phục vụ từ con cháu,công việc,thú vui ăn uống,thú vui tiêu khiển,tất cả các cái mắt, cái tai, cái mũi, cái miệng, cái thân chúng thi nhau bắt cái Tâm của ta tìm kiếm phục vụ cho chúng chưa bao giờ chúng thỏa hiệp chung sống hòa bình với cái Tâm của chúng ta. Tất cả những cái đó ta cứ tưởng rằng mình được thỏa mãn rồi thì ta khoan khoái, không thỏa mãn được thì ta khó chịu.Ta có thể hãnh diện với những người xung quanh nhưng thực ra không phải vậy mà ta đang quảng cáo cho các ông chủ của ta mà ta không biết. Đôi khi vì bảo vệ hay đáp ứng cho các nhu cầu của ông chủ mà ta chà đạp lên cuộc sống của những người xung quanh,ác độc đang tâm với các loài chúng sinh để rồi khi lâm nạn bệnh tật kéo đến,tuổi già kéo đến, thần chết kéo đến thì những ông chủ của bạn kia không hề giúp đỡ gì cho bạn cả mà chính những ông chủ đó tranh dành tên đầy tớ này với thần tuổi già,thần chết mà kết quả của trân chiến này bạn lãnh tất cả hậu quả chúng để lại cho bạn những cơn đau xé rời thân thể cho đến khi bạn chỉ mong sao ông chủ tha cho để tự nguyện đi theo thần chết.

Đó bạn đã thấy khổ chưa, nếu bạn thấy thật sự là khổ là bạn đã ý thức được kẻ thù của mình và như vậy bạn đã hiểu được một phần trong Tứ diệu đế tức là Thấy biết như thật về Khổ.

Hôm nay viết tới đây thôi nếu các bạn có ý nghĩa xin nhắn dùm yêu cầu .Tôi sẽ viết tiếp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10827)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5984)
Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7732)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 5975)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12077)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 12977)
Hòa thượng Giới Đức, theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Đuốc Tuệ, đã đến vùng Little Sài Gòn, Quận Cam, miền Nam California thuyết giảng Phật Pháp. Buổi thuyết giảng công cộng đầu tiên đã diễn ra tại hội trường Trung tâm Sangha Center 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA. 92648 vào buổi chiều Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2015 từ 2 giờ đến 5 giờ.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9326)
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
06 Tháng Tư 2015(Xem: 9085)
Về phương diện giới luật, ngài Nguyên Chiếu (1048-1116), là một trong những vị Tổ của Luật tông, đã cực lực phản đối sự kiện y tía, được thể hiện trong tác phẩm Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký. Theo ngài, việc ban y tía cho Tăng nhân của Võ Tắc Thiên là sự khởi đầu của một hủ tục.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5808)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.