Danh Từ Thượng Đế Và Danh Từ Phật Tánh

20 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 17178)

DANH TỪ THƯỢNG ĐẾ 
TRONG THIÊN CHÚA GIÁO VÀ
DANH TỪ PHẬT TÁNH TRONG PHẬT GIÁO 

Tịnh Tĩnh Tỉnh

Chúng ta tuyệt đối không nên dùng danh từ Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo (TCG) khi giảng dạy về Phật Tánh trong Phật Giáo (PG).

Danh từ Thượng Đế (vua trên hết các vua trong tiếng Việt) hay God (trong tiếng Anh) đã được dùng trong những tôn giáo thờ Đức Chúa Trời (Thượng Đế hay God) như Công Giáo, Tin Lành, Baptist, Lutheran v.v... hoàn toàn khác hoặc có khi ngược nghĩa với danh từ Phật Tánh đã được dùng trong Phật Giáo:

1. TCG: Thượng Đế tạo ra vũ trụ này trong 7 ngày.
 PG: Vũ trụ này nằm trong quy luật luân hồi, Thành Trụ Hoại Diệt, không có đầu và cũng
 không có cuối - vô thủy, vô chung.


2. TCG: Thượng Đế là một hữu thể, hay nói khác đi là một ngã thể ngự trên trời cao.
 PG: Phật Tánh là một trạng thái Tâm: thanh tịnh, tĩnh lặng và tỉnh giác.


3. TCG: Thượng Đế chỉ có một vị.
 PG: Phật Tánh có ở trong mỗi chúng sinh. Đức Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, các người
 là Phật sẽ thành" (Phật có nghĩa là người Giác Ngộ).


4. TCG: Người thờ Thượng Đế hoàn toàn tin vô điều kiện vào Thượng Đế và phó thác cả hồn
 và xác trong tay của Thượng Đế.
 PG: Người theo chân Đức Phật được Đức Phật dạy rằng: "Các người đừng tin những gì dù
 điều đó là do các vị Giáo chủ nói ra; dù điều đó được nhiều người cùng nói; dù điều
 đó đã được lưu truyền từ xưa đến nay ... Nhưng các ngươi hãy tin vào những điều nào
 mà tự mình đã suy xét , đã chiêm nghiệm, đã thực hành và thấy rằng điều đó đem lại
 lợi ích cho bản thân và mọi người”.


5. TCG: Thượng Đế có quyền ban phước, giáng họa xuống thế gian và muôn loài, có
 quyền định đoạt số phận của mỗi chúng sinh, mọi hành hoạt trong ngoài của mọi
 sự vật. Đời sống con người được sự lành hay chịu sự dữ, cả thảy đều tùy vào sự định
 đoạt của Thượng Đế.
 PG: Phật Tánh tuyệt đối thuần an lặng. Họa hay phước đều do chính từng cá thể tạo ra
 cho riêng mình, làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, và có thể chuyển đổi số phận
 cho tốt hơn bằng cách gieo nhiều nhân lành. 


6. TCG: Thượng Đế tạo ra thủy tổ của loài người là Adam và Eva.
 PG: Phật Giáo không nói tới chuyện "thủy tổ" của loài người. Trong Phật Giáo, mọi sự
 vận hành trong vũ trụ, kể cả vũ trụ, không có khởi đầu và không có kết thúc, vô
 thủy, vô chung, con người và muôn vật chịu sự chi phối bởi Lý Nhân Quả, Luân Hồi,
 Lý Duyên Sanh, Duyên Diệt, Lý Vô Thường, muôn vật, muôn loài đều phải trải qua
 tiến trình Sinh Trụ Hoại Diệt, Thành Trụ Hoại Không, Sinh Lão Bệnh Tử.


7. TCG: Thượng Đế tạo ra loài vật để làm của ăn cho con người.
 PG: Phật Giáo đề cao sự không giết hại loài vật, và dạy rằng loài vật hay súc sinh cũng là
 chúng sinh, cũng cảm thọ, biết đau, biết lạnh, biết vui, biết buồn ... cũng chịu sự chi
 phối bởi Sinh Tử Luân Hồi, cũng nằm trong tiến trình Sinh Lão Bệnh Tử như con
 người.
 Hơn thế nữa, súc sinh cũng là một cõi giới mà nếu con người hành động như súc
 sinh cũng sẽ được sinh trong cõi giới tương ứng.


8. TCG: Theo thuyết Thượng Đế, con người chỉ chết một lần và sau khi chết, hoặc về Thiên
 Đàng nếu sống một cuộc sống thánh thiện, mến Chúa yêu người, hoặc xuống Địa
 Ngục, hoặc vào Luyện Ngục (Luyện Ngục chỉ ở trong thuyết của Công Giáo, những
 người tội nhẹ thì vào Luyện Ngục. Sau khi chịu hình phạt nơi Luyện Ngục đầy đủ rồi,
 thì sẽ được Thiên Chúa đưa lên Thiên Đàng. Còn nếu phạm tội nặng như giết người,
 cướp của ... thì bị cho xuống Địa Ngục. Vào Thiên Đàng, Luyện Ngục hay Địa Ngục
 (còn gọi là Hỏa Ngục) đều tùy vào sự phán xét của Thiên Chúa). Với TCG, thì lên
 Thiên Đàng hoặc xuống Địa Ngục, chỉ một lần, và ở đó mãi mãi.
 PG: Đức Phật dạy rằng, con người sau khi chết, tùy theo nghiệp nhân mà mình đã tạo, sẽ
 luân hồi vào 1 trong 6 cõi: Thiên, A Tu La, Người, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Và
 trên hết thảy, Đức Phật chỉ cho con người phương cách để ra khỏi luân hồi, thoát khỏi
 mọi khổ đau, an lạc trong Giác Tánh hay Phật Tánh (Phật Tánh là một quả vị do thiền
 định mà hiển lộ, chứ không phải một cõi). Có thể nói, Thiên Đàng trong TCG tương
 đương với cõi Thiên trong PG. Thượng Đế trong TCG không hề dạy phương cách trở
 về với Phật Tánh hay Tánh Giác như ngài Gotama đã chỉ dạy: giữ Tâm Thanh Tịnh,
 Tâm Vô Niệm ... Chân Tâm, Phật Tánh sẽ hiển lộ, trong sáng và tròn đầy. Đó là cảnh
 giới Niết Bàn mà người con Phật phải nhắm tới. Rất tiếc là một số bài viết và bài giảng
 trong PG còn cho rằng danh từ Thiên Đàng (TCG) hay Niết Bàn (PG) cũng cùng ý
 nghĩa. Trong Kinh Thánh của TCG, chúng ta không thể tìm thấy ở chỗ nào nói lên cái ý
 trong Tứ Niệm Xứ "Quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm, quán
 pháp như pháp" như trong Phật học cả.


Trên đây, mới chỉ nêu lên một số khác biệt giữa Thượng Đế và Phật Tánh, mà chúng ta đã thấy hai danh từ này ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, còn rất nhiều sự khác biệt khác, có khi ngược hẳn với giáo lý nhà Phật, chẳng hạn thuyết Vô Ngã, thuyết Vô Thường, thuyết Duyên Nghiệp, Thập Nhị Nhân Duyên v.v...

Có vị còn mang cả con của Thượng Đế là Jesus vào trong bài viết, bài giảng, và đặt Jesus vào vị trí cũng Giác như Đức Phật. Thượng Đế đã khác, thì con của Thượng Đế e rằng cũng cùng một nhịp điệu: ngài Jesus đã "lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin", ngài lo sợ đến toát mồ hôi "Và mồ hôi Người như những hạt máu nhỏ xuống đất" và ngài cầu nguyện với Chúa cha: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con . Tuy vậy xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha" theo Kinh Thánh (Lc. 22:39-46), ngài Jesus nói những lời này với Chúa cha (Thượng Đế) trong vườn cây Dầu vì biết mình đang bị quân lính La Mã lùng bắt và biết mình sẽ bị đóng đinh trên thập giá; trong bữa tiệc cuối cùng với đệ tử, sau khi ngài Jesus bẻ bánh mì tượng trưng cho thân ngài và rót rượu tượng trưng cho máu ngài, rồi trao cho các đệ tử cùng ăn và uống, và vì biết rằng sự sống của ngài sắp bị lấy đi qua khổ hình thập giá, ngài đã nói cùng môn đệ: "Tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Tôi mà Tôi đã nhận được" theo Kinh Thánh (Ga. 10:17-19). Vậy những hành động này, lời nói này là của một bậc Giác? Những hành động, tư tưởng này có giống với những bậc Giác "An trú trong Tâm Bất Sinh", "Thường trú trong Tâm Vô Trụ" của nhà Phật không?

Tại sao chúng ta phải dùng danh từ Thượng Đế để chỉ Phật Tánh trong những bài viết, bài giảng về những pháp của Phật? Trong khi đó, ngay trong Đạo Phật, những danh từ được dùng để chỉ Phật Tánh cũng đã được đặt ra rất nhiều: Đạo, Chân Tâm, Chân Ngã, Pháp Thân, Tự Tánh, Như Lai Tạng, Bản Lai Diện Mục, Tâm Bất Sanh, Tâm Vô Trụ, Tâm Giải Thoát, Tâm Phật, Tâm Như Như, Giác Tánh, Tâm Niết Bàn v.v... Vậy tại sao chúng ta lại cần mượn thêm một danh từ nữa để diễn tả Phật Tánh, tệ hơn nữa là danh từ mà ta mượn đó, lại hàm nghĩa khác biệt hẳn với Phật Tánh, và đã được dùng trong tôn giáo khác với ý nghĩa có khi lại hoàn toàn trái ngược, để rồi phải giải thích sự khác biệt, và nếu không giải thích, hoặc giải thích không trọn vẹn, sẽ lạc dẫn Phật Tử hiểu sai, tưởng rằng tôn giáo thờ Thượng Đế cũng giống như Đạo Phật, và như thế, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại cho chính người Phật Tử nói riêng (người Phật Tử chưa liễu nghĩa giáo lý nhà Phật sẽ dễ dàng bỏ Đạo Phật, vì nghĩ rằng theo tôn giáo thờ Thượng Đế cũng thế - trong hôn nhân khác tôn giáo chẳng hạn, hoặc theo sự chiêu dụ của tín đồ thờ Thượng Đế, nhất là lúc sắp lâm chung), và làm trì trệ cho sự tiến bộ tâm thức của con người nói chung.

Tịnh Tĩnh Tỉnh.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5804)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7244)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16804)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6677)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8575)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5466)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4120)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16239)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7519)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9900)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.