Danh Từ Thượng Đế Và Danh Từ Phật Tánh

20 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 17186)

DANH TỪ THƯỢNG ĐẾ 
TRONG THIÊN CHÚA GIÁO VÀ
DANH TỪ PHẬT TÁNH TRONG PHẬT GIÁO 

Tịnh Tĩnh Tỉnh

Chúng ta tuyệt đối không nên dùng danh từ Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo (TCG) khi giảng dạy về Phật Tánh trong Phật Giáo (PG).

Danh từ Thượng Đế (vua trên hết các vua trong tiếng Việt) hay God (trong tiếng Anh) đã được dùng trong những tôn giáo thờ Đức Chúa Trời (Thượng Đế hay God) như Công Giáo, Tin Lành, Baptist, Lutheran v.v... hoàn toàn khác hoặc có khi ngược nghĩa với danh từ Phật Tánh đã được dùng trong Phật Giáo:

1. TCG: Thượng Đế tạo ra vũ trụ này trong 7 ngày.
 PG: Vũ trụ này nằm trong quy luật luân hồi, Thành Trụ Hoại Diệt, không có đầu và cũng
 không có cuối - vô thủy, vô chung.


2. TCG: Thượng Đế là một hữu thể, hay nói khác đi là một ngã thể ngự trên trời cao.
 PG: Phật Tánh là một trạng thái Tâm: thanh tịnh, tĩnh lặng và tỉnh giác.


3. TCG: Thượng Đế chỉ có một vị.
 PG: Phật Tánh có ở trong mỗi chúng sinh. Đức Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, các người
 là Phật sẽ thành" (Phật có nghĩa là người Giác Ngộ).


4. TCG: Người thờ Thượng Đế hoàn toàn tin vô điều kiện vào Thượng Đế và phó thác cả hồn
 và xác trong tay của Thượng Đế.
 PG: Người theo chân Đức Phật được Đức Phật dạy rằng: "Các người đừng tin những gì dù
 điều đó là do các vị Giáo chủ nói ra; dù điều đó được nhiều người cùng nói; dù điều
 đó đã được lưu truyền từ xưa đến nay ... Nhưng các ngươi hãy tin vào những điều nào
 mà tự mình đã suy xét , đã chiêm nghiệm, đã thực hành và thấy rằng điều đó đem lại
 lợi ích cho bản thân và mọi người”.


5. TCG: Thượng Đế có quyền ban phước, giáng họa xuống thế gian và muôn loài, có
 quyền định đoạt số phận của mỗi chúng sinh, mọi hành hoạt trong ngoài của mọi
 sự vật. Đời sống con người được sự lành hay chịu sự dữ, cả thảy đều tùy vào sự định
 đoạt của Thượng Đế.
 PG: Phật Tánh tuyệt đối thuần an lặng. Họa hay phước đều do chính từng cá thể tạo ra
 cho riêng mình, làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, và có thể chuyển đổi số phận
 cho tốt hơn bằng cách gieo nhiều nhân lành. 


6. TCG: Thượng Đế tạo ra thủy tổ của loài người là Adam và Eva.
 PG: Phật Giáo không nói tới chuyện "thủy tổ" của loài người. Trong Phật Giáo, mọi sự
 vận hành trong vũ trụ, kể cả vũ trụ, không có khởi đầu và không có kết thúc, vô
 thủy, vô chung, con người và muôn vật chịu sự chi phối bởi Lý Nhân Quả, Luân Hồi,
 Lý Duyên Sanh, Duyên Diệt, Lý Vô Thường, muôn vật, muôn loài đều phải trải qua
 tiến trình Sinh Trụ Hoại Diệt, Thành Trụ Hoại Không, Sinh Lão Bệnh Tử.


7. TCG: Thượng Đế tạo ra loài vật để làm của ăn cho con người.
 PG: Phật Giáo đề cao sự không giết hại loài vật, và dạy rằng loài vật hay súc sinh cũng là
 chúng sinh, cũng cảm thọ, biết đau, biết lạnh, biết vui, biết buồn ... cũng chịu sự chi
 phối bởi Sinh Tử Luân Hồi, cũng nằm trong tiến trình Sinh Lão Bệnh Tử như con
 người.
 Hơn thế nữa, súc sinh cũng là một cõi giới mà nếu con người hành động như súc
 sinh cũng sẽ được sinh trong cõi giới tương ứng.


8. TCG: Theo thuyết Thượng Đế, con người chỉ chết một lần và sau khi chết, hoặc về Thiên
 Đàng nếu sống một cuộc sống thánh thiện, mến Chúa yêu người, hoặc xuống Địa
 Ngục, hoặc vào Luyện Ngục (Luyện Ngục chỉ ở trong thuyết của Công Giáo, những
 người tội nhẹ thì vào Luyện Ngục. Sau khi chịu hình phạt nơi Luyện Ngục đầy đủ rồi,
 thì sẽ được Thiên Chúa đưa lên Thiên Đàng. Còn nếu phạm tội nặng như giết người,
 cướp của ... thì bị cho xuống Địa Ngục. Vào Thiên Đàng, Luyện Ngục hay Địa Ngục
 (còn gọi là Hỏa Ngục) đều tùy vào sự phán xét của Thiên Chúa). Với TCG, thì lên
 Thiên Đàng hoặc xuống Địa Ngục, chỉ một lần, và ở đó mãi mãi.
 PG: Đức Phật dạy rằng, con người sau khi chết, tùy theo nghiệp nhân mà mình đã tạo, sẽ
 luân hồi vào 1 trong 6 cõi: Thiên, A Tu La, Người, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Và
 trên hết thảy, Đức Phật chỉ cho con người phương cách để ra khỏi luân hồi, thoát khỏi
 mọi khổ đau, an lạc trong Giác Tánh hay Phật Tánh (Phật Tánh là một quả vị do thiền
 định mà hiển lộ, chứ không phải một cõi). Có thể nói, Thiên Đàng trong TCG tương
 đương với cõi Thiên trong PG. Thượng Đế trong TCG không hề dạy phương cách trở
 về với Phật Tánh hay Tánh Giác như ngài Gotama đã chỉ dạy: giữ Tâm Thanh Tịnh,
 Tâm Vô Niệm ... Chân Tâm, Phật Tánh sẽ hiển lộ, trong sáng và tròn đầy. Đó là cảnh
 giới Niết Bàn mà người con Phật phải nhắm tới. Rất tiếc là một số bài viết và bài giảng
 trong PG còn cho rằng danh từ Thiên Đàng (TCG) hay Niết Bàn (PG) cũng cùng ý
 nghĩa. Trong Kinh Thánh của TCG, chúng ta không thể tìm thấy ở chỗ nào nói lên cái ý
 trong Tứ Niệm Xứ "Quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm, quán
 pháp như pháp" như trong Phật học cả.


Trên đây, mới chỉ nêu lên một số khác biệt giữa Thượng Đế và Phật Tánh, mà chúng ta đã thấy hai danh từ này ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, còn rất nhiều sự khác biệt khác, có khi ngược hẳn với giáo lý nhà Phật, chẳng hạn thuyết Vô Ngã, thuyết Vô Thường, thuyết Duyên Nghiệp, Thập Nhị Nhân Duyên v.v...

Có vị còn mang cả con của Thượng Đế là Jesus vào trong bài viết, bài giảng, và đặt Jesus vào vị trí cũng Giác như Đức Phật. Thượng Đế đã khác, thì con của Thượng Đế e rằng cũng cùng một nhịp điệu: ngài Jesus đã "lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin", ngài lo sợ đến toát mồ hôi "Và mồ hôi Người như những hạt máu nhỏ xuống đất" và ngài cầu nguyện với Chúa cha: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con . Tuy vậy xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha" theo Kinh Thánh (Lc. 22:39-46), ngài Jesus nói những lời này với Chúa cha (Thượng Đế) trong vườn cây Dầu vì biết mình đang bị quân lính La Mã lùng bắt và biết mình sẽ bị đóng đinh trên thập giá; trong bữa tiệc cuối cùng với đệ tử, sau khi ngài Jesus bẻ bánh mì tượng trưng cho thân ngài và rót rượu tượng trưng cho máu ngài, rồi trao cho các đệ tử cùng ăn và uống, và vì biết rằng sự sống của ngài sắp bị lấy đi qua khổ hình thập giá, ngài đã nói cùng môn đệ: "Tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Tôi mà Tôi đã nhận được" theo Kinh Thánh (Ga. 10:17-19). Vậy những hành động này, lời nói này là của một bậc Giác? Những hành động, tư tưởng này có giống với những bậc Giác "An trú trong Tâm Bất Sinh", "Thường trú trong Tâm Vô Trụ" của nhà Phật không?

Tại sao chúng ta phải dùng danh từ Thượng Đế để chỉ Phật Tánh trong những bài viết, bài giảng về những pháp của Phật? Trong khi đó, ngay trong Đạo Phật, những danh từ được dùng để chỉ Phật Tánh cũng đã được đặt ra rất nhiều: Đạo, Chân Tâm, Chân Ngã, Pháp Thân, Tự Tánh, Như Lai Tạng, Bản Lai Diện Mục, Tâm Bất Sanh, Tâm Vô Trụ, Tâm Giải Thoát, Tâm Phật, Tâm Như Như, Giác Tánh, Tâm Niết Bàn v.v... Vậy tại sao chúng ta lại cần mượn thêm một danh từ nữa để diễn tả Phật Tánh, tệ hơn nữa là danh từ mà ta mượn đó, lại hàm nghĩa khác biệt hẳn với Phật Tánh, và đã được dùng trong tôn giáo khác với ý nghĩa có khi lại hoàn toàn trái ngược, để rồi phải giải thích sự khác biệt, và nếu không giải thích, hoặc giải thích không trọn vẹn, sẽ lạc dẫn Phật Tử hiểu sai, tưởng rằng tôn giáo thờ Thượng Đế cũng giống như Đạo Phật, và như thế, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại cho chính người Phật Tử nói riêng (người Phật Tử chưa liễu nghĩa giáo lý nhà Phật sẽ dễ dàng bỏ Đạo Phật, vì nghĩ rằng theo tôn giáo thờ Thượng Đế cũng thế - trong hôn nhân khác tôn giáo chẳng hạn, hoặc theo sự chiêu dụ của tín đồ thờ Thượng Đế, nhất là lúc sắp lâm chung), và làm trì trệ cho sự tiến bộ tâm thức của con người nói chung.

Tịnh Tĩnh Tỉnh.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9787)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10827)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5987)
Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7736)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 5979)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12078)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 12978)
Hòa thượng Giới Đức, theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Đuốc Tuệ, đã đến vùng Little Sài Gòn, Quận Cam, miền Nam California thuyết giảng Phật Pháp. Buổi thuyết giảng công cộng đầu tiên đã diễn ra tại hội trường Trung tâm Sangha Center 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA. 92648 vào buổi chiều Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2015 từ 2 giờ đến 5 giờ.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9326)
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
06 Tháng Tư 2015(Xem: 9088)
Về phương diện giới luật, ngài Nguyên Chiếu (1048-1116), là một trong những vị Tổ của Luật tông, đã cực lực phản đối sự kiện y tía, được thể hiện trong tác phẩm Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký. Theo ngài, việc ban y tía cho Tăng nhân của Võ Tắc Thiên là sự khởi đầu của một hủ tục.