Khi Thầy Cúng Lên Ngôi

26 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 48630)

KHI THẤY CÚNG LÊN NGÔI
Thích Minh Hạnh

khi_thay_cung_len_ngoi2-contentTrong Phật giáo không có thầy cúng, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính dung hoà và giản dị, Phật giáo đã chấp nhận những hình thức cúng bái ngẫu tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.

Thầy cúng mượn nhiều hình thức để thu hút sự chú ý và mở rộng dịch vụ tín ngưỡng thờ cúng và phương thức sinh nhai của mình một cách hiệu quả hơn, nên đã bỏ quên và bất chấp sự suy thoái đạo đức và tinh thần xuất gia giải thoát của một tu sĩ. Trong đó có nhiều hạng thầy cúng mang hình thức một tín ngưỡng địa phưong, hay của một tôn giáo khác, trong đó điển hình là của Phật giáo và Đạo giáo.

Trong nhiều thời kì đen tối của Phật giáo thì cũng do thầy cúng gây ra, khi họ đã đưa hình thức cúng vái vào công việc tâm linh để vận hành thế giới của họ thì sự đảo lộn xã hội là một điều chắc chắn, đạo đức cũng từ đó suy đồi, vì bản thân của sự cúng vái không giải quyết một sự thật nào cả, mặt dù có khi được xem là một hình thức nghi lễ tôn giáo hay an ủi người sống, tất cả điều bị lầm lẫn, lầm lẫn ở đây là vô tình đẩy xã hội rơi vào tay của tà giáo. Mà như chúng ta biết, ngày xưa khi xã hộị và trật tự xã hội bị rơi vào tà giáo thì kết quả xã hội ấy đầy thảm hại, mà con người trong xã hội ấy muốn vựt dậy cũng khó.

Hiện nay, thầy cúng hầu hết họ đều tập trung ở đô thị mà chẳng thèm đến vùng nông thôn nghèo khó, vì ở đó không có ai mời cúng. Đồng thời khi xã hội được bày biện bởi sự cúng cấp thì cũng sinh ra nhu cầu của nó, vì thế xã hội cũng chỉ cần thầy cúng là đủ. Vì vậy vai trò của chánh giáo dễ bị đánh tráo, hiểu nhầm và dễ bị kẻ lợi dụng gây tai hại cho xã hội và cho Phật giáo. Hãy nhìn vào Phật giáo Hàn quốc là một ví dụ điển hình, Phật giáo chính thống không đủ sức mạnh để đẩy lùi lực lượng thầy cúng ở đây, đã có gia đình và mọc rễ trong cảnh chùa chiền.

Hơn thế nữa, hầu hết những chức sắc tôn giáo đều do họ nắm giữ, bởi những lí do rất đơn giản mà xã hội đã tạo nên, đó là giàu có về tiền bạc, sở hữu về vật chất, truyền bá mê tín và những trang phục đắt tiền. Ngoài ra cũng hơn 90% chùa chiền đều do họ nắm giữ cương vị trú trì, để dễ dàng hoạt động phục vụ tín ngưỡng cúng vái.

Ở trong chùa, một tu sĩ mới nhập môn cần phải trải qua các thời kì đi cúng, đến nỗi không cần học cũng biết nghề, vì sự lập đi lập lại quá nhiều, đến nỗi không còn thời gian để tu học và thực hành. Rồi từ đó họ nghĩ rằng đi cúng cũng là một cách hành trì. Thật nguy hại hết sức.

Thế rồi Giáo hội khi cần đến cơ sở hạ tầng để phục vụ cho giáo dục thì hỡi ôi không còn cơ sở nữa, mà muốn có cơ sở mới thì không đơn giản tí nào. Một cơ sở Giáo hội do bởi một lí do khách quan tạo thành một ngôi chùa, thì từ đó không còn cơ hội để trở lại mục đích ban đầu mà trở thành một trung tâm phục vụ việc cúng vái, chánh điện làm nơi thờ các loại hình tín ngưỡng dân gian, nhà linh nhà cốt ngênh ngang, suốt ngày pháp hội, chẳng thấy một từ giáo lí, mặt dù đọc trong bài cúng thì ngôn từ bằng chữ tàu dù có ngụ ý Phật pháp cũng chỉ là bài ca bài thán sơ sài.

Lại nữa, khi xã hội được vận hành bởi mục đích vật chất thì sức mạnh của nó là tiền bạc, những thứ này vốn tự con người tạo ra chứ không có tội gì cả, là phương tiện trao đổi, thể hiện tính văn minh của con người, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng vật chất và tiền bạc, con người sẽ trở thành kẻ nô lệ. Trong bất cứ môi trường nào, kể cả trong tôn giáo, khi thầy cúng đã nắm toàn bộ cơ sở vật chất, có sức mạnh về tiền bạc, có chức có quyền thì dĩ nhiên sự điều hành của họ cũng theo thiên hướng cúng tế.

Một thực tế cho thấy, hầu hết các lễ hội trong Phật giáo đều một hình thức như nhau, thí dụ, một hội thảo khoa học cho Phật giáo hình thức chẳng khác mấy một đám tang của tu sĩ, hoặc một buổi lễ hội tín ngưỡng cũng chẳng khác mấy một lễ chẫn tế. Nội dung không có gì nêu bật ý nghĩa của tổ chức, ngược lại vai trò của “thầy cúng lên ngôi”. Vì trong chương trình của những buổi lễ này toàn là nghi với lễ, đón với rước, lọng che kèn trống om xòm. Mở đầu cho một buổi lễ như vậy bằng một lễ “hưng tác thượng đại tràng phan”, thì thật còn gì là một buổi hội thảo khoa học. Kết thúc chương trình là “đăng đàn chẩn tế”. Thử hỏi có ai đặt vấn đề này với Giáo hội với các chức sắc mà đã được gọi là “tôn sư”, nhưng thực tế họ là những “pháp sư” cúng dạo.

khi_thay_cung_len_ngoi-contentMột sự thật cay đắng là khi đi tham dự lễ thì cho dù là vị đó ở địa vị nào cũng phải đến tham dự, hoặc bằng phương tiện tự túc, hoặc tập trung để cùng đi bằng phương tiện số đông, thế nhưng thầy cúng thì Giáo hội phải đón rước bằng xe hơi, đến từng chùa, lo tiếp đón long trọng. Chờ cho những bậc thầy cúng này xong phần tiếp đón, vớ tất giày hia, mũ mão đường bệ, y áo gấm lụa, thừ thừ theo kèn trống rinh rang “quang lâm” thì cũng đã quá trưa, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa không có lợi gì cho việc tu tập giải thoát.

Trong thực tế, khi phát tâm xuất gia người tu sĩ Phật giáo mong muốn có được một cơ hội học hỏi và tu học cho mục đích giải thoát, thế nhưng do nhu cầu xã hội và hình thức cúng vái đã biến chuyển phẩm chất của họ, rồi họ bỏ học sang đi cúng, thấy lợi trước mắt chứ không thấy được giá trị của con đường giải thoát mà Đức Phật đã dạy. Có lúc không cần tu học mà bước vào con đường đi cúng lấy tiền, có lúc bỏ học để đi cúng, hoặc chuyển hẳn sang nghề đi cúng, nhưng họ không hề hay biết, hoặc không may mắn vào xuất gia với thấy cúng hoặc trong chùa chuyên đi cúng, vì vậy mục đích của họ dần dần bị biến tướng và quên hẳn lí tưởng giải thoát. Nhưng tệ hại nhất là hình thành một ý thức hệ đi cúng, có vai vế và có địa vị trong giáo hội tại địa phương. Đây là một trong những tai hại của Phật giáo, thậm chí làm cho vai trò tôn quí của sự giải thoát bị lu mờ, Phật giáo lâm vào cảnh thế tục hoá.

Sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng đã đi đến sự xáo trộn trật tự trong Phật giáo. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự, đi cúng được cho là phương pháp hành, rồi từ đó chê bai hiềm khích tu sĩ biết học, biết tu và biết cố gắng bằng những ngôn từ miệt thị như “tiến sĩ” không bằng “tiến linh”, “đi tu không bằng đi cúng”… Còn trao đổi và nói chuyện thì ngôn ngữ của họ khỏi phải bàn…

Về từ ngữ “thầy cúng”, Tự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai những thầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Hiện nay thì số thầy cúng chiếm được chùa, cuộc sống hưởng thụ vật chất, trong lúc đó tu sĩ quan tâm đến đạo Pháp thì bị chèn ép, lại thiếu cơ sở để làm Phật sự. Thời gian dành cho việc tụng đọc kinh điển Phât giáo của những thầy cúng rất ít, họ toàn lợi dụng kinh điển của Đức Phật là “Phật sự siêu độ người chết”, cho rằng đây là Phật sự. Cho nên vừa nghe nói đến tiếng “Phật sự” là rất dễ sinh ra hiểu lầm. Những việc siêu độ vong linh này ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ ..., rất trễ, thời xưa ở Ấn Độ chẳng có, sau khi truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có,, nhưng sau đó do ảnh hưởng Lão giáo mà phát triển và thịnh hành, rồi lan rộng sang Việt Nam.

Chúng ta cần nhận định rõ vấn đề này, bởi vì đây là một vai trò của Phật giáo, quyết không để mê tín tràn lan, vừa hại cho đạo mà cũng vừa ai cho đời. Một tu sĩ Phật giáo đã cạo bỏ râu tóc, mình mặc áo cà sa, là quyết định cuộc đời vì mục đích giải thoát và cứu độ chúng sinh, chứ không có hình thức mang hia đội mão, áo cà sa hoại sắc thô bố chứ không phải gấm tía hài son. Đừng ham danh lợi mà phải mượn nón này mũ nọ, hài son y tía, mà thu hút hoặc tô thêm uy nghi. Đức Phật dạy uy nghi có được là nhờ vào sự giữ gìn Giới luật, đức hạnh là nhờ vào sự trang nghiêm của hành vi đạo đức, chứ không có cái gì tô vẽ nên được.

Thiết nghĩ, Phật giáo vốn chẳng có những việc như thế, nhưng vì Đạo Phật là đạo từ bi, mà phương tiện để độ chúng sanh từ mê sang ngộ, mà Phật giáo từ buổi đầu đã chấp nhận những hình thức tín ngưỡng dân gian địa phương mà truyền bá chánh Pháp. Nhờ những hoạt động uyển chuyển như vậy mà Phật giáo dần dần dạy cho người dân biết được nhân quả, làm lành tránh dữ, ngõ hầu đem lại cuộc sống an lạc hạnh phúc cho người dân. Do đó, dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin, nhưng khi tới đại phương nào thì cũng tùy thuận chúng sinh mà làm lễ bái cho dân chúng, rồi sẽ nhân đó mà giảng giáo lý nhà Phật, rất minh bạch rõ ràng, rồi còn chỉ cho họ con đường đi đến giác ngộ giải thoát, và chứng đắt đồng với quả vị của Đức Phật.

Nhận thấy đây là một vấn đề cần phải được xem xét, đề nghị Giáo hội cần phải rõ ràng trong vấn đề tu sĩ và thầy cúng, chớ có lẫn lộn mà hại cho Phật giáo. Việc nghi lễ cũng là việc cần làm tuy nhiêm đừng để bị lạm dụng không những tai hại cho Phật giáo mà xã hội cũng bị ảnh hưởng lây. Cần phải đặt vai trò giáo dục Phật giáo và đào tạo Tăng tài, nâng cao vai trò ý thức việc đi cúng hoặc cấp phát chứng chỉ mới được đi cúng. Những cơ sở xưa là cơ sở của Giáo hội mà nay do các thầy cúng trú trì thì phải cần cử tu sĩ đến thay đổi hoặc làm các cơ sở phục vụ cho mục đích số đông. Việc làm cần thiết hơn nữa là cải cách nghi lễ, những yếu tố có thiên hướng đi xa với ý nghĩa thực tế thì bỏ, đưa các hình thức cầu nguyện đúng đắn.

T.M.H
(Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quán - Huế)

 

Phản hồi (18 bài gửi):

thuan vào lúc 11/11/2011 23:59 Ừ mình là một tu sĩ, nhưng không hiểu tại sao, sự chuyển biến loại hình dân gian này nhanh chóng, đến nỗi khó phân biệt đâu là người tu và thầy cúng. Giáo hội có cần phân biệt để làm minh bạch và trong sạch cho Tăng già không? Lỡ thầy cúng chủ trì hết các ngôi chùa thì sao nhỉ? Liệu lúc đó quí thầy còn đủ sức để chống lại tà giáo không?

hien ngu
vào lúc 12/11/2011 00:03 Hết cách rồi bạn ơi! Thầy cúng lan tràn. Giờ họ là người đang nắm quyền lực của giáo hội. Đụng vào chỉ có u đầu.

hanh binh
vào lúc 12/11/2011 00:43 Nhưng nói vậy thì chúng ta là đệ tử của thầy cúng hết sao? Tác giả có quên là có giai đoạn nhờ thầy cúng giữ chùa chứ kg là mát chùa rồi không?

Hai Lâm
vào lúc 12/11/2011 01:05 Bạn nói đúng đó, đây là quan điểm của GS Lê mạnh Thát, nhưng ông ấy quên rằng xã hội nào sản sinh ra con người như thế đấy. Chính vì thế mà Đức Phật có dạy, Phật giáo có giai đoạn là do cư sĩ lãnh đạo… Nhưng đáng tiếc bây giờ thì thầy cúng quá loạn, một loại tà giáo trá hình, đang áp đão tu sĩ, xem việc tu học nghiên cứu kinh điển chẳng bằng đi cúng. Như vậy thì lực lượng đi cúng mạnh hơn lực lượng tu sĩ có tâm huyết với đạo. Cho nên tu sĩ và thầy cúng hiện đang ở chùa cần phải tự giác biết thân phận của mình và tiền đồ của đạo Pháp. Nuôi dạy đệ tử phải cho ăn học đàng hoàng, chớ làm công cụ cho chùa để phục vụ cúng cấp đình đám.

Thang Tri
vào lúc 12/11/2011 02:44 Ở Biên Hoà, bây giờ giáo hội là Cổ Sơn Môn, một loại hình thức trá hình của thầy Cúng. Quí thầy cô đi xin khuôn dấu (mộc) khó lắm. Họ kì thị tu sĩ và thầy cúng dữ lắm.

NGUYEN DINH LOI vào lúc 12/11/2011 06:44 Đây đúng là một bài viết hết sức chính xác với thực tế hiện nay của phật giao chúng ta nói chung và phật giáo Huế nói riêng,tôi cũng là một phật tử nhưng tôi thấy đau lắm với các thế hệ tăng ni trẻ hiện nay.Hình như việc xuất gia tu học để giải thoát thân mạng đau khổ này của họ không còn là lí tưởng để họ theo đuổi nữa.Phải chăng là như vậy???Nếu đúng như vậy thì quả thật Phật giáo của chúng ta trong thời mạc pháp nay sẽ suy tàng,những giáo lí vô cùng quý giá của chư phật kính mên của chung ta sẽ bi lãng quên.Chúng ta cần đến một cuôc trùng hưng phật giáo ngay từ bây giờ,để những giáo li quý giá của chư phật soi đường chỉ lối cho thập loại chúng sanh đến bờ giác ngộ,không ai hết chính các vị tăng ni trẻ hiện nay là những người hướng dẫn trực tiếp.

Tâm Hiền
vào lúc 12/11/2011 09:15 Thật không có gì nhục bằng và cũng không có gì đau bằng khi một tôn giáo mà không có học thuật, và học thuật bị chà đạp. Thầy cúng khi đã nói được câu “tiến sĩ không bằng tiến linh” thì quả thật không còn liêm sĩ. Chẳng khác gì bảo người trì giới là ngu, vì đời ngắn ngủi không lo mà hưởng thụ mà phải lo giữ giới làm chi. Học nhiều không bằng đi cúng lấy tiền ư? Thôi hết nói. Thế nhưng, không học thì không hiểu, không hiểu thì hành xử không đúng. Đến lúc làm không đúng rồi lại trách là người khác dạy đời. Một sự chấp trước nặng nề, không chịu nghĩ mình ngu, chỉ đổ lỗi cho người khác. Có một người thất học, nhưng tiếc là không chịu chấp nhận là thất học mà bảo là người khác làm việc qua mặt. Không biết mình nói như vậy có đúng không, nếu bị xúc phạm xin sám hối.

tâm trung
vào lúc 12/11/2011 10:46 Mình cũng thấy Thầy cúng thì áo quần đủ các màu, y hậu của thầy cúng thì cơ man nào là kiểu, chất liệu, nào gấm vóc, lụa các kiểu, không kể là tốn hao của đàn na tín thí, nhưng mục đích là để làm gì. Sau khi thất bại về tính học thuật và tu học, thầy cúng không có gì để dương oai diễn võ, phải lợi dụng các hình thức bề ngoài để thu hút sự chú ý của người khác và làm gia tăng tính quan trọng. Có nhiều bộ y hậu của thầy cúng lên đến vài chục triệu. Lại còn mang những đôi hài đỏ, mũi cong vút, chưa thấy có trong Phật giáo bao giờ. Ngày xưa Đức Phật cởi áo cẩm bào, khoát cà sa hoại sắc, giờ thì chẳng lẽ tu sĩ lại phá Phật, chỉ có hạng thầy cúng mới làm vậy thôi,còn tu sĩ chính chắn không bao giờ phá Phật. Y hậu của thầy cúng viền đủ màu xanh đỏ, vải gấm lụa thì có hình tre trúc, rồng rắn. Đầu cạo trọc đội lên mấy chiếc mũ. Người xuất gia cạo bỏ râu tóc là để xa lìa thế tục, nhưng rồi lại chụp lên đầu mấy cái mũ, không biết mũ đó làm từ đâu như mấy cái lá mít. Rồi ngồi trên bàn la hét, múa máy, chưa đủ còn nện bàn, vỗ ghế, không biết cõi nào. Chẳng lẽ họ được phép ngồi chúng với người toạ thiền, người giữ giới, với Tăng già một cách ô hợp vậy sao. Hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược. Không thể có hạng tu sĩ như thế, có chăng chỉ là thầy cúng. Phải phân biệt rõ đâu là thầy tu và đâu là thầy cúng, nhân quả rõ ràng.

Quang Tư
vào lúc 12/11/2011 10:54 Xin Giáo Hội đừng giao trứng cho ác!

Luong Hieu
vào lúc 12/11/2011 11:02 Có một Thầy cúng có chức sắc lớn trong ngành, doạ ai đả phá đi cúng sẽ trừng trị và tẩy chay. Đau đớn thay. Phật cao một thước, ma cao ba trượng.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9786)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10827)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5984)
Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7735)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 5976)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12078)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 12977)
Hòa thượng Giới Đức, theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Đuốc Tuệ, đã đến vùng Little Sài Gòn, Quận Cam, miền Nam California thuyết giảng Phật Pháp. Buổi thuyết giảng công cộng đầu tiên đã diễn ra tại hội trường Trung tâm Sangha Center 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA. 92648 vào buổi chiều Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2015 từ 2 giờ đến 5 giờ.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9326)
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
06 Tháng Tư 2015(Xem: 9087)
Về phương diện giới luật, ngài Nguyên Chiếu (1048-1116), là một trong những vị Tổ của Luật tông, đã cực lực phản đối sự kiện y tía, được thể hiện trong tác phẩm Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký. Theo ngài, việc ban y tía cho Tăng nhân của Võ Tắc Thiên là sự khởi đầu của một hủ tục.