Sự Phục Hồi của Hội Chúng Tỳ-Khưu-Ni trong Truyền Thống Nguyên Thủy

11 Tháng Năm 201819:01(Xem: 5637)
SỰ PHỤC HỒI CỦA HỘI CHÚNG TỲ-KHƯU-NI
TRONG TRUYỀN THỐNG NGUYÊN THỦY 
Bhikkhu Bodhi (2008)
Tỳ-khưu-ni Pháp Hỷ Dhammanandā dịch (2010)
Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi, The Revival of Bhikkhuni Ordination
in the Theravāda Tradition, 2008

blank

Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ-khưu-ni
Trong Truyền Thống Nguyên Thủy


Lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được công nhận một cách hợp pháp đã biến mất trong truyền thống Nguyên thủy (Theravāda, Nam tông) những thế kỷ trước. Chứng tích cuối cùng về sự tồn tại của Hội chúng Ni Nguyên thủy trong một đất nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda được ghi nhận ở Sri Lanka là vào thế kỷ thứ 11. đầu những năm 1990, tuy nhiên, sự phục hồi của lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được vận độngtiến triển trong cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy, mà mũi dẫn đầuchư Tăng Ni người Tích Lan (Sri Lanka). Với sự ủng hộ của một số vị Tăng có học vấn cao [1], phụ nữ Sri Lanka đã tìm cách tái tạo lại một truyền thống tốt đẹp đã mất lâu đời, đó là Hội chúng Tỳ-khưu-ni, không chỉ như một di sản quốc gia, mà là đời sống tôn giáo không thể thiếu của đạo Phật Nguyên thủy quốc tế.

Lễ thọ giới đầu tiên để phục hồi Hội chúng Ni trong thời gian này được tổ chức ở Sanath, Ấn ñộ, vào tháng 12 năm 1996, khi đó 10 phụ nữ Sri Lanka được (chọn lựa từ các nữ tu Phật theo 10 giới thịnh hành tại Sri Lanka trong thế kỷ 20) thọ giới Cụ Túc (Upasampadā hay Vu44happana) do các Tỳ-khưu của hội Mahabodhi (đại Giác) với sự trợ giúp của các Tỳ-khưu-ni Hàn Quốc. Sự kiện này được tiếp nối bởi một lễ đại giới đàn mang tính quốc tế tại Bodhgaya (Bồ đề đạo tràng), vào tháng 2 năm 1998, truyền giới cho nhiều phụ nữ từ nhiều quốc gia khác nhau. Nó ñược tổ chức dưới sự đỡ đầu của tổ chức Phật  Quang Sơn có trụ sở tại Cao Hùng, đài Loan, với sự tham dự, chứng minh của các Tăng Ni từ nhiều quốc gia Nguyên thủy cũng như đại thừa (Mahāyana).

Từ năm 1998 trở đi, lễ truyền giới Tỳ-khưu-ni được tổ chức hằng năm tại Dambulla, Sri Lanka, và hiện nay có hơn 500 Tỳ- khưu-ni sống và tu ở Sri Lanka. Nhưng trong lúc nhiều người, cả Tăng lẫn tục, ủng hộtán thán sự phục hồi của Hội chúng Tỳ-khưu-ni, cho đến nay, sự kiện này vẫn chưa được công nhận chính thức bởi nhà nước Sri lanka, hay các bậc đại trưởng lão, những người được chỉ định là lãnh ñạo tối cao của Tăng đoàn. Trong một số quốc gia Phật giáo Nguyên thủy khác như Myanmar và Thái Lan, sự chống đối việc thành lập Hội chúng Tỳ-khưu-ni vẫn còn mạnh mẽ. Trong các quốc gia đó, các vị trưởng lão cho rằng việc phục hồi Hội chúng Ni là trái với Vinaya (Luật) và thậm chí cho rằng đó là một yếu tố khiến cho sự tồn tại lâu dài của đạo Phật bị đe dọa

Trong bài viết này tôi (Tỳ-khưu Bodhi) có ý định tập trung vào các vấn đề hợp phápđạo đức liên hệ đến sự phục hồi Tỳ-khưu-ni Nguyên thủy. Bài viết này được chia ra làm ba phần. Trong phần thứ nhất, tôi sẽ trình bày lại những tranh cãi của các vị bảo thủ trong truyền thống Nguyên thủy, những người xem rằng đây là một hành động không thể nào hợp pháp. Trong phần hai, tôi sẽ dẫn chứng Kinh điển và những suy xét có tính đạo đức mà chúng hỗ trợ sự công nhận rằng việc phục hồi Tỳ-khưu-ni là đáng làm và cần làm. Và cuối cùng, trong phần ba, tôi sẽ trả lời thích đáng những tranh cãi đưa ra bởi những người theo truyền thống (bảo thủ) và tôi cũng tóm tắt suy xét làm sao để sự phục hồi này có thể theo đúng luật (và phù hợp với điều kiện hiện tại).


MỤC LỤC
Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ-khưu-ni Trong Truyền Thống Nguyên Thủy 
I. Lập Luận Chống Lại Việc Tái Lập Lễ Truyền Thọ Giới Tỳ-khưu-ni Nguyên Thủy
II. Lập Luận Cho Việc Tái Lập Lễ Truyền Thọ Giới Tỳ- khưu-ni Nguyên Thủy .
III. ðối Thoại Với Sự Thách Thức Của Những Người Tuân Thủ Luật .
Kết Luận .
Phụ Lục: Một Hội Chúng Ni ðã Biến Mất Có Thể Phục Hồi Chăng? .
Về Tác Giả
Về Dịch giả.
The Revival of Bhikkhuni Ordination in the Theravāda Tradition 84
I. The Case Against the Revival of Bhikkhunī Ordination .
II. The Case for a Revival of Theravāda Bhikkhunī Ordination 
III. Addressing the Legalist Challenge . 
Conclusion .
Appendix - Can an Extinct Bhikkhunī Sangha Be Revived? 



pdf_download_2
su-phuc-hoi-cua-hoi-chung-ty-khuu-ni-trong-truyen-thong-nguyen-thuy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5657)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10389)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6275)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6090)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6735)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6017)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9730)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15082)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11772)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn