Đức Đạt Lai Lạt Ma: Khi Có Nhiều Người Phụ Nữ Lãnh Đạo, Thế Giới Sẽ Bình Yên Hơn

26 Tháng Bảy 201607:46(Xem: 6988)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
KHI CÓ NHIỀU NGƯỜI PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO,
THẾ GIỚI SẼ BÌNH YÊN HƠN
(Dalai Lama Says More Women As Leaders Might Lead To Less Violent World ) 

Alison Lesley | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Khi Có Nhiều Người Phụ Nữ Lãnh Đạo, Thế Giới Sẽ Bình Yên Hơn

CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TRÊN THẾ GIỚI, ĐANG CẦN CÓ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO MÀ CÓ LÒNG TỪ BI.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nghĩ rằng thế giới sẽ ít bạo lực hơn, nếu trên toàn-cầu có nhiều người phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Larry King trên PoliticKing của chương trình truyền hình Ora TV, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, một trong những người được ngưỡng mộ nhất trên thế giới, nói rằng thế giới đang cần có nhiều phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo. 

"Theo các nhà khoa học, phụ nữ có nhiều cảm xúc hơn là đàn ông. Đôi khi, tôi thật sự tin rằng chúng ta cần có nhiều phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trên toàn cầu. Điều nầy có nghĩa là thế giới sẽ có ít bạo lực hơn," Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso nói.

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma không công khai ủng hộ bà ứng cử viên Tổng Thống Hillary Clinton, bởi vì ngài không muốn tham dự vào nền chính trị của người Hoa Kỳ. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Hoa Kỳ vào Tháng Bẩy để gặp cựu Tổng Thống George Bush, để giới thiệu chương trình từ bi toàn cầu, và cũng để kỷ niệm sinh nhật 80 tuổi của ngài với bạn bè ở miền Nam California.

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng thế giới cần có nhiều phụ nữ làm người lãnh đạo. Năm 2013, trong chuyến viếng thăm nước Úc, ngài gợi ý rằng các cuộc khủng hoảng trên thế giới đang cần có những người lãnh đạo mà có lòng từ bi. 

"Trong gia đình tôi, bố tôi là người rất dễ nóng giận. Tôi đã bị bố đánh cho vài lần. Tuy nhiên, mẹ tôi là người hết sức từ bi," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với các phóng viên ở nước Úc, và ngài cũng nói thêm rằng vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp cũng có thể là người phụ nữ.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5714)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10486)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6324)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6141)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6764)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6056)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9794)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15175)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11816)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn