● Myohi: Nữ Giáo Thọ Đại Hàn

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 6795)

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Phần III
CẢI CÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

Myohi: Nữ Giáo Thọ Đại Hàn
Martine Batchelor
chuyển ngữ tiếng Anh

Myohi là một ni sư Đại Hàn, người đã xây nhà dưỡng lão cho chư ni và nữ cư sĩ. Mỗi ngày hai lần, ni sư hướng dẫn họ tập thể dục mềm dẻo theo chương trình của đài phát thanh.

*

Tôi xuất gia bốn mươi ba năm về trước, năm tôi 14 tuổi, ngay sau khi vừa xong chương trình tiểu học. Giờ tôi đã 57 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo Phật giáo, nên từ nhỏ tôi đã thường được gặp quý tăng ni. Được lắng nghe họ giảng Pháp, cái nhìn của tôi về cuộc đời đã thay đổi. Năm tôi 21 tuổi, chỉ năm hay sáu năm sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, đất nước tôi rất nghèo. Lúc đó, tôi suy nghĩ, “Nếu đợi đến lúc Giác ngộ mới cứu giúp mọi người, thì biết đến bao giờ người ta mới được tôi giúp?” Sau cùng tôi quyết định sẽ giúp người trước bằng cách hết lòng truyền dạy cho họ những lời Phật dạy.

Mấy năm trước đây tôi trở thành trụ trì của một ngôi chùa nhỏ tại thành phố Seoul, nơi tôi đã xây dựng một trường mẫu giáo lớn để giúp trẻ em và gia đình chúng. Tôi cũng là nhà tuyên giáo Phật giáo, công tác trong chương trình giúp đỡ các phạm nhân sắp chết, cố gắng giúp họ trong giai đoạn khó khăn, để sự ra đi của họ được dễ dàng và bình an hơn. Những năm 1980, tôi đi Đài Loan, ở đó tôi được gặp một ni sư, người đã xây dựng bệnh viện cho người nghèo, và lập ra một tổ chức từ thiện để giúp những người khốn khó. Tôi thật ngưỡng mộ tấm lòng chân thật và những lời đại nguyện từ bi của vị ni sư đến nỗi tôi cũng quyết định lập một tổ chức tương tự. Tôi thiết lập mối quan hệ với họ và quyết cống hiến hơn nửa cuộc đời tôi cho những người khốn khó.

Vì lý do đó, gần đây tôi lập ra ngôi nhà dưỡng lão cho các chị em phụ nữ. Họ có thể đến đây vì họ không có áo quần, thực phẩm, không một mái nhà để nương tựa. Đó thật là việc đáng làm. Mục đích chính của tôi là để họ được ở gần Phật pháp, để họ có thể dễ dàng tìm ra Phật tánh của mình. Có bốn sư cô khác ở đây với tôi: người quản lý, người điều hành, y tá và tài xế. Hiện có ba lão ni và mười tám bà cư sĩ, nhưng trong tương lai chúng tôi hy vọng có thể nhận khoảng ba mươi người. Tất cả đều miễn phí. 

Chúng tôi không thể tiếp nhận người bệnh nặng hay khuyết tật vì chúng tôi chưa có cơ sở phù hợp. Người già ở đây ít nhất phải có thể tự tắm giặt, tự mặc áo quần, ngoại lệ ở đây có hai lão ni, đi đứng rất khó khăn. Các vị ni phải ở đây vì chưa có nhà dưỡng lão dành riêng cho ni giới. Tôi dự định xây một toà nhà riêng biệt cho ni. Hiện tại vì chỉ có một toà nhà nên mọi người phải sống chung tại đây, một sự xếp đặt hơi bất tiện vì cuộc sống của người ni và người phụ nữ bình thường không giống nhau. 

Mấy ni chúng tôi trì kinh chung mà cũng tự đọc kinh riêng. Chúng tôi dậy từ lúc 5 giờ sáng, trì kinh, vệ sinh cá nhân chút đỉnh. Lúc 7 giờ thì ăn sáng, 9 giờ tiểu thực, 12 giờ trưa thọ trai, 3 giờ chiều tiểu thực và 6 giờ chiều là bữa tối. 7 giờ tối chúng tôi lại trì kinh. Khoảng giữa những thời gian đó thì thể dục, hành thiền và học kinh. Trí tuệ và từ bi phải được vung trồng và ứng dụng chung với nhau. Đó là lý do tại sao tôi làm những việc này, nhưng cũng chưa đủ. Tôi hy vọng là, trong tương lai, chư ni Đại Hàn sẽ xây dựng nhiều nơi giống như thế này; như thế họ có thể tự tu sửa để đạt đến Giác ngộ, đồng thời cũng có thể giúp đỡ người khác làm như thế.

Tôi dự định xây một toà nhà khác dành cho những người bệnh nặng. Nơi đó sẽ có nhiều chức năng, nhiều phòng ốc hơn, với nhà tắm, nhà vệ sinh đặc biệt được thiết kế cho người khuyết tật nặng. Tôi cũng muốn xây một ngôi nhà nơi người ta có thể đến để chuẩn bị ra đi, hy vọng là tôi có thể làm cho họ cảm thấy yên ổn như ở nhà, như đang bên cạnh người thân của họ, nơi đó sẽ tràn đầy tình cảm ấm áp. Tôi đã viếng thăm một số nhà dưỡng lão khác, thấy chúng lạnh lẻo, lợt lạt. Vì lý do đó, tôi muốn nơi này phải khác, phải thân thiện, ấm áp giống như một gia đình Đại Hàn thực sự.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2016(Xem: 7275)
Nói đến Giáo hội Tỳ-kheo Ni, lập tức chúng ta nghĩ ngay đến sự kiện Đức Thế Tôn chưa chấp thuận lời cầu xin gia nhập Tăng đoàn của Di mẫu Mahaprajapati. Để được phép xuất gia, Di mẫu Mahaprajapati đã chấp thuận tuân thủ Bát Kỉnh Pháp một cách vô điều kiện. Thế nhưng, theo như lời Phật dạy, Ni chúng được chư vị Tỳ-kheo truyền giới. Không có nơi nào trong Luật tạng đề cập chư Đại đức Tăng phải yêu cầu các giới tử Ni tuân thủ Tám pháp Bát kỉnh mà Đức Thế Tôn đã đưa ra cho Tôn giả Mahapajapati. Các Tỳ-kheo Ni ý thức rằng, chính vì sự nhận thức chưa thấu đáo về bối cảnh và con người, trong sự kiện Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp mà ngày nay Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni tại Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác đã phải nỗ lực, phấn đấu rất nhiều mới có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong lòng Phật giáo.
25 Tháng Ba 2016(Xem: 6474)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định, nhưng không phải vì thế mà tránh được sự mê hoặc của các cảm tính (feeling/cảm nhận) thích thú (pleasant/dễ chịu), chẳng qua vì chúng tạo ra cho mình mọi thứ ảo giác ở nhiều cấp bậc khác nhau. Thật hết sức khó cho chúng ta nhận thấy được các sự biến đổi và tính cách phù du của chúng. Chẳng những chúng không mang lại được sự thích thú thật sự nào mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng cho mình, và chỉ vì không hiểu được điều đó nên mình cứ tiếp tục bám víu vào chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7230)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7101)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6739)
Lời giới thiệu của người dịch Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.