● Nữ Cư Sĩ Giảng Sư Thái

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 7748)

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Phần II
CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP, VÀ SỰ TRUYỀN THỪA

Nữ Cư Sĩ Giảng Sư Thái
ACHAAN RANJUAN 
Martine Bachelor
chuyển ngữ tiếng Anh

Achaan Ranjuan là một phụ nữ Thái, xuất gia làm tu nữ khá muộn màng nhưng đã đắc thiền rất nhanh chóng. Bà đã được chính Thầy của mình, lão sư Buddhadasa, khuyến khích dạy thiền từ rất sớm. Khi tôi được gặp bà, bà đang hướng dẫn khóa tu thiền cho hàng trăm người, nhưng bà vẫn dành tất cả thời gian cho tôi như thể bà không có việc chi khác để làm. Mắt bà long lanh tỏa đầy vẻ từ bi, dường như bà là biểu tượng của lòng từ bi bác ái. Vị thế của bà không được rõ ràng: bà cạo tóc nhưng mặc y màu trắng và đen, thay vì toàn trắng như các ‘tu nữ’ người Thái khác. Dầu bà bảo rằng mình là nữ cư sĩ, nhưng đối với tôi rõ ràng bà là một vị nữ tu.

*

Mười lăm năm trước, trong một kỳ nghỉ cuối tuần, tôi đến miền Đông Bắc Thái Lan. Khi lái xe qua một làng quê, bạn tôi bảo rằng gần đây có một lâm tự viện rất hay. Tôi rất thích thăm viếng các tịnh thất, nên quyết định đến đó. Đường vào tu viện rất xấu, đầy bùn lầy, nên chúng tôi mất khá nhiều thời gian trước khi đến được nơi đó, nên đành ngủ lại qua đêm. Vị trụ trì già rất từ tốn và tử tế. Đêm đó ngài ban cho chúng tôi một thời Pháp, và trong khi lắng nghe ngài, tôi bỗng như bừng tỉnh. Tôi ngộ ra rằng một người Phật tử thuần thành phải tinh tấn tu tập để hiểu được trạng thái tâm của mình, nhất là tâm vọng tưởng. Tôi bắt đầu hành thiền để lắng đọng tâm. Sau đó tôi quán chiếu về các đặc tính của tam tướng: vô thường, khổ và vô ngã.

Tôi vẫn duy trì công việc giảng dạy trong trường đại học về ngành Khoa học Thư Viện. Sau năm năm hành thiền trong khi vẫn tiếp tục làm việc, tôi quyết định chọn thiền làm con đường đạo mà tôi phải đi theo. Tất cả những gì cần làm, tôi đã hoàn tất. Tôi đã hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của người công dân trong xã hội. Tôi cảm thấy như được giải thoát, nên quyết định buông bỏ tất cả để tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài Achann Chah. Ngài là vị thầy đầu tiên của tôi, nhưng tôi không tu học với Ngài được lâu. Trong mùa hè an cư đầu tiên của tôi, ngài Achaan Chah ngã bệnh, bị bại liệt, không thể dạy các đệ tử nữa. Đó là mười một năm về trước, khi tôi còn cảm thấy rất non nớt trên con đường tu, nên tôi quyết định đi tìm một vị thầy khác. Một số đạo hữu giới thiệu tôi đến chùa Suan Mok để đảnh lễ Hòa thượng Buddhadasa. Tôi quyết định thử tu theo phương pháp của ngài một thời gian. Phương pháp này rất khác với những gì tôi đã học, nên tôi muốn biết chắc rằng nó có thích hợp với tôi hay không. Và tôi thấy phương pháp này rất thích hợp nên tôi trụ lại. Tôi thích tính chất thực dụng của nó.

Hòa thượng Buddhadasa nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều phải ưa thích việc mình làm. Chúng ta cần phải thực hành Pháp trong tất cả mọi việc mình làm. Quan trọng nhất là chúng ta phải luôn chánh niệm. Chúng ta cần phải phát triển định và tuệ trong việc tu tập, thay vì chỉ ngồi im lặng nhắm mắt. Ngài nhắc nhở chúng tôi phải tu tập ngay cả trong những lúc khó khăn. Hòa thượng Buddhadasa khuyến khích tôi dạy thiền. Năm đầu tiên Ngài để tôi được tu tập một mình. Khi tôi có điều thắc mắc, tôi sẽ đến trình Ngài và Ngài luôn sẵn lòng giải thích bất cứ điều gì. Sau một năm, Ngài gửi một số sinh viên, giáo sư và cư sĩ đến học Pháp với tôi. Lần đó Ngài viết xuống rằng tôi chỉ cần dạy họ những điều tôi biết. Tôi thưa với Ngài rằng tôi không biết chi nhiều, nhưng Ngài khuyên rằng tôi chỉ cần dạy họ những gì tôi biết, không cần gì hơn thế nữa.

Tôi là một nữ cư sĩ (upasika) nhưng tôi thệ nguyện giữ tám giới như các sa-di. Điều khác biệt duy nhất là chiếc váy đen mà tôi thường mặc với áo trắng. Vậy tại sao tôi không xuất gia làm sa-di? Khi tôi còn đi làm và bắt đầu tìm hiểu Pháp, tôi đã đến thọ giáo với một bà thầy mù vì bị đục thủy tinh thể, và tôi thấy bà vận y phục giống như thế. Bà không chính thức là một tu nữ, nhưng hành vi của bà, cách bà tu tập, cũng giống như một vị nữ tu thuần thành. Lúc đó tôi nghĩ rằng nếu tôi đi theo con đường của bà, tôi cũng sẽ ăn vận giống như bà. Tôi không quan tâm về hình dáng hay y áo bên ngoài. Trong tâm mình có giữ được như người xuất gia mới là điều quan trọng. Làm như thế thật tiện lợi. Tôi chỉ cần cạo tóc, rồi mặc y áo trắng và đen (mae chis thì vận toàn y trắng).

Tôi không có cảm giác gì đặc biệt về vai trò của các nữ tu sĩ ở Thái Lan. Nhiều nữ phóng viên Tây phương và Thái Lan thường hỏi tôi về điều này. Khi chúng tôi đã chọn cuộc sống này, chúng tôi muốn luyện tập để tâm bớt tham, sân và si. Nếu chúng tôi đòi hỏi điều này, điều nọ, thì chúng tôi chỉ làm tăng thêm tâm si mê của mình. Đó không phải là mục đích của việc hành Pháp. Nếu tất cả mọi người đều cố gắng vun trồng chánh niệm và diệt bỏ mọi ô nhiễm, thì sẽ không còn có vấn đề gì. Chúng ta có thể sống chung hòa bình. Câu trả lời của tôi thường không làm cho những người phỏng vấn hài lòng.

Có thể cũng đúng ở một mức độ nào đó, ở Thái Lan khi làm người xuất gia, người nữ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn người nam về tài chánh cũng như giáo dục. Vấn đề có thể bắt nguồn từ cách truyền dạy Phật Pháp ở đất nước này. Nếu cốt lõi của Phật giáo được dạy một cách trực tiếp, thì không có sự khác biệt giữa tăng và ni, không có chuyện kẻ cao, người thấp. Một số phụ nữ có thể nghĩ rằng họ có ít cơ hội hơn vì họ mong được một điều gì đó trong cuộc sống nơi tu viện, nhưng nếu họ đến đây mà không có lòng hoài vọng và chỉ chú tâm hành thiền, thì tôi nghĩ là sẽ không có bất cứ vấn đề gì.

Trong tu viện của ngài Achaan Chah có hơn sáu mươi nữ tu. Không phải ai cũng là người có học, nhưng ngài đã cố gắng để giúp họ vì ngài rất thông cảm với những người kém may mắn trong xã hội. Ngài muốn giúp họ được ở trong tu viện hành thiền và học tự giúp bản thân họ bằng cách phát triển một trái tim thuần khiết và đem lại lợi ích cho mọi người.

Đối với tôi, một upàsika cũng là một người xuất gia. Tôi không thấy có gì khác biệt giữa một upàsika và một tu nữ. Làm người xuất gia giúp tôi giữ được chánh niệm. Xa rời nơi tôi gọi là nhà, xa rời những người tôi gọi là thân quyến, xa rời nơi làm việc hay cuộc sống thế tục, tôi có được nhiều thời gian tự do để tu tập và học Pháp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11819)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6329)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6756)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4929)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5714)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6475)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12191)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.