Lời Tri Ân

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 7810)

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

LỜI TRI ÂN

 

Tất cả mọi công trình đều bắt đầu với những hạt giống đã ươm mầm trong các khu vườn mầu mở của cuộc đời ta, và rồi trổ hoa kết quả với sự giúp đỡ của nhiều người. Hạt giống của công trình này sẽ không được gieo xuống nếu không nhờ Judy Dworin, vừa là bạn thân vừa là đồng nghiệp của tôi, người mà năng lực, trí tuệ và sự quyết tâm đã hỗ trợ tôi từ lúc bắt đầu cho đến lúc cuối, người mà với ‘tình bạn hữu kiểu cao bồi” - càng biết lâu, càng thân thiết - đã vun trồng cho sự phát triển nội tâm của tôi qua tháng năm. Cùng với Buie, Missy, Chris và dĩ nhiên, là bảy “vị tu nữ ở Trinity”, “các bà mụ” này đã thúc giục tôi, khi tôi cần được thúc giục, an ủi khi tôi cần được an ủi, và cùng chia sẻ hạnh phúc khi có nhiều điều đáng được vui mừng. Tôi xin cảm ơn Judy với tất cả tấm lòng. Tôi biết rõ rằng việc hợp tác giữa chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại nhiều kết quả.

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ trong khâu sưu tập, biên soạn tỉ mỉ để có thể hoàn thành công trình đúng thời hạn và đầy hiệu quả. Gene Smith của nhà xuất bản (NXB) Wisdom Publications đã hỗ trợ nhiệt tình và không ngừng động viên tôi kể từ khi tôi mới chia sẻ với ông về ý tưởng của quyển sách này, và tôi cảm ơn ông - cũng như tất cả mọi người ở NXB - về các góp ý tinh tế và sự ủng hộ nhiệt tình. Ron Spencer đã giúp đọc bản thảo đầu tiên, và với cái tai thông thính và cây bút chì luôn gắn trong tay, anh đã duyệt qua bản thảo và góp ý với tôi ở nhiều điểm. Laurie MacFarlane thì lãnh phần thâu thập tài liệu từ nhiều thư mục, rồi nhanh chóng nhưng đầy cẩn trọng tổng hợp tất cả lại thành một văn bản rất hữu ích, phản ảnh cả sự uyên bác sâu sắc của các tác giả, lẫn các đề tài rộng mở cho nhiều độc giả. Gay Weidlich thuộc Khoa Tôn giáo của đại học Trinity luôn vui vẻ và sốt sắng giúp đỡ chúng tôi xuyên suốt, và với công sức vượt bực của Pat Kennedy thuộc Khoa Sân Khấu và Múa, đã tạo điều kiện để “Câu Lạc Bộ Nữ Tu” 1998 được có mặt và cũng từ đó công trình này mới được thành hình. Trên tất cả, tôi xin cảm ơn chính các tác giả đã miệt mài làm nên các tác phẩm, luôn hợp tác cũng như những góp ý hữu ích của họ đã khiến công việc này được dễ dàng hơn rất nhiều.

Trong tất cả mọi việc tôi làm, tình thương yêu của các con tôi, Caroline và Ross, đã tiếp sức và giúp tôi đi tới. Tôi hy vọng rằng có thể phần nào đền đáp lại những gì các con đã mang đến cho tôi, dù chỉ một phần nhỏ. Chúng đã chấp nhận đến bất cứ nơi nào, bằng lòng với hiện tại và hân hoan với những gì chúng tôi sẽ đạt đến. Mong rằng cuộc sống và công việc của tôi luôn nương trú trong tình yêu thương của các con. Mong rằng tôi luôn quán tưởng đến sự toàn tâm toàn trí mà các con tiếp tục dành cho tôi.

Tôi cũng xin cảm ơn sự có mặt của Fred Pfeil - người bạn, người thầy, người đồng chí trong Pháp tu. Tôi cảm ơn anh vì đã chia sẻ với tôi phương tiện di chuyển, âm nhạc, thực phẩm, và đã giúp tôi đặt tựa quyển sách này. Mong rằng sự uyên thâm của nó sẽ đơm hoa kết quả qua bao năm tháng.

Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ kính yêu của tôi, những người mà cuộc sống của họ là khuôn mẫu của truyền thống được làm mới. Dầu cha tôi qua đời khi quyển sách chưa hoàn thành, tôi vẫn giữ trong lòng sự hỗ trợ không mệt mỏi và tâm ý tốt đẹp, rộng rãi của ông. Tôi cảm ơn mẹ tôi với tất cả tấm lòng, vì bà luôn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Mong rằng bà cũng được xem như là những phụ nữ can đảm trong quyển sách này vì họ đã “thay da đổi thịt” cho nhiều quan điểm trong cuộc sống đời thường của chúng ta.

ellison_banks_findly
B.Findly
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6096)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5706)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10474)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6318)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6138)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6762)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6051)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9790)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15163)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.