Truyền Giới Tỳ Kheo Ni Tại Vaishali - Một Sự Kiện Lịch Sử - Lee Yu Ban Hải

16 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 10514)

TRUYỀN GIỚI TỲ KHEO NI TẠI VAISHALI
MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
Lee Yu Ban Hải

Cách nay khoảng 2600 năm, đức Phật đã khai sinh giáo đoàn Tỳ Kheo Ni tại Vaishali bằng việc truyền giới cho di mẫu của Ngài tại thành Vaishali, nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ.

Vào tháng bảy này, lần đầu tiên trong thời hiện đại, sự kiện đó sẽ được tiếp nối khi một số Sa di ni sẽ thọ giới Tỳ kheo ni theo truyền thống Theravada tại Ni viện Kiều Đàm Di Việt Nam ở Vaishali. Sự kiện truyền giới lần này là tâm nguyện của Sư cô Liễu Pháp, một Tỳ kheo ni truyền thống Theravada Việt Nam, giảng viên khoa Phật học Đại học New Delhi, lưu trú tại Ấn Độ gần 14 năm.

Lễ truyền giới sẽ được tổ chức tại Ni viện ở Vaishali và được coi như là một sự kết nối lịch sử của thị trấn này với sự khai sinh của giáo đoàn Ni giới cách nay hơn hai thiên niên kỷ.

nivienkieudamdi-vietnam-ando
Chùa Kiều Đàm Di Vaishali, Ấn Độ - nơi sẽ diễn ra lễ truyền giới Tỳ kheo ni

Sự kiện này cũng là một phần nỗ lực của chư Tăng Theravada trên thế giới nhằm khôi phục giáo đoàn Tỳ kheo ni sau khi sự truyền thừa bị gián đoạn trong truyền thống này cách nay nhiều thế kỷ cho dù nó vẫn được tiếp tục phát triển trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền.

Sư cô Liễu Pháp đã chấp nhận sự thỉnh cầu của các Sa di ni ở Ấn Độ cũng như các quốc gia khác và khiến nó trở thành một sự kiện mang tính quốc tế. Nghi thức truyền giới Tỳ kheo ni đòi hỏi phải có sự tham dự của nhị bộ Tăng Ni. Về vấn đề này, Ban tổ chức đã cung thỉnh các Trưởng lão Tăng Ni từ Ấn Độ, Tích Lan. Trưởng lão Nyaninda người Myanmar, vị Trưởng lão rất được tôn kính tại Bodhagaya cũng đã được cung thỉnh tham dự.

Các vị tân Tỳ kheo ni sẽ phải ở lại đây tối thiểu là ba tháng để học giới luật của giáo đoàn trước khi trở về nước. 

CTV (Theo Buddhist Channel)
(Phật Tử Việt Nam)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11774)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6299)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6695)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4892)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5666)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6416)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12098)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.