Truyền Giới Tỳ Kheo Ni Tại Vaishali - Một Sự Kiện Lịch Sử - Lee Yu Ban Hải

16 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 10539)

TRUYỀN GIỚI TỲ KHEO NI TẠI VAISHALI
MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
Lee Yu Ban Hải

Cách nay khoảng 2600 năm, đức Phật đã khai sinh giáo đoàn Tỳ Kheo Ni tại Vaishali bằng việc truyền giới cho di mẫu của Ngài tại thành Vaishali, nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ.

Vào tháng bảy này, lần đầu tiên trong thời hiện đại, sự kiện đó sẽ được tiếp nối khi một số Sa di ni sẽ thọ giới Tỳ kheo ni theo truyền thống Theravada tại Ni viện Kiều Đàm Di Việt Nam ở Vaishali. Sự kiện truyền giới lần này là tâm nguyện của Sư cô Liễu Pháp, một Tỳ kheo ni truyền thống Theravada Việt Nam, giảng viên khoa Phật học Đại học New Delhi, lưu trú tại Ấn Độ gần 14 năm.

Lễ truyền giới sẽ được tổ chức tại Ni viện ở Vaishali và được coi như là một sự kết nối lịch sử của thị trấn này với sự khai sinh của giáo đoàn Ni giới cách nay hơn hai thiên niên kỷ.

nivienkieudamdi-vietnam-ando
Chùa Kiều Đàm Di Vaishali, Ấn Độ - nơi sẽ diễn ra lễ truyền giới Tỳ kheo ni

Sự kiện này cũng là một phần nỗ lực của chư Tăng Theravada trên thế giới nhằm khôi phục giáo đoàn Tỳ kheo ni sau khi sự truyền thừa bị gián đoạn trong truyền thống này cách nay nhiều thế kỷ cho dù nó vẫn được tiếp tục phát triển trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền.

Sư cô Liễu Pháp đã chấp nhận sự thỉnh cầu của các Sa di ni ở Ấn Độ cũng như các quốc gia khác và khiến nó trở thành một sự kiện mang tính quốc tế. Nghi thức truyền giới Tỳ kheo ni đòi hỏi phải có sự tham dự của nhị bộ Tăng Ni. Về vấn đề này, Ban tổ chức đã cung thỉnh các Trưởng lão Tăng Ni từ Ấn Độ, Tích Lan. Trưởng lão Nyaninda người Myanmar, vị Trưởng lão rất được tôn kính tại Bodhagaya cũng đã được cung thỉnh tham dự.

Các vị tân Tỳ kheo ni sẽ phải ở lại đây tối thiểu là ba tháng để học giới luật của giáo đoàn trước khi trở về nước. 

CTV (Theo Buddhist Channel)
(Phật Tử Việt Nam)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6096)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5706)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10474)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6318)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6138)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6762)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6049)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9789)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15163)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.