Hãy hành động để bảo tồn thế giới của chúng ta

12 Tháng Bảy 202013:28(Xem: 4634)

Hãy hành động để bảo tồn thế giới của chúng ta

Nhà lãnh đạo tinh thần TâyTạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng mỗi cá nhân của họ, cuối cùng phải có trách nhiệm chống lại nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trong xã hội hiện đại.

Phát biểu từ Dharamsala với TIME hôm thứ Năm nói về các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra trên khắp nước Mỹ và thế giới, gây ra bởi viên cảnh sát giết chết người đàn ông da đen không vũ trang George Floyd, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nói rằng, tối hậu mọi ngườicông chúng, có quyền lực quyết định."

Trước tiênmọi người nên suy nghĩ sáng suốt hơn, với suy nghĩ thoáng hơn, Ngài ấy nói. Vì vậy, chính quyền nên lắng nghe các ý kiến của dân chúng, điều này rất quan trọng. Chế độ phong kiến là trong quá khứ, [khi] một vài người quyết định Hôm nay là thời đại dân chủ. (BY TIME STAFF)

 

HÃY HÀNH ĐỘNG ĐỂ
BẢO TỒN THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA

(ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA)
TIME July 10, 2020, 12:35 PM | Tịnh Thủy chuyển ngữ

dalai lama

Hành tinh này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Các chuyên gia môi trường nói rằng trong vài thập kỷ tới, sự ấm nóng toàn cầu sẽ đạt đến mức tài nguyên nước sẽ cạn kiệt. Vì vậybảo tồn hệ sinh thái và chống lại sự ấm nóng toàn cầu là điều rất quan trọng.

Ví dụ, Tây Tạng, là nguồn nước tối hậu ở châu Á. Các con sông bao gồm sông Ấn ở Pakistan, sông Hằng và sông Brahmaputra ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, cũng như sông Mê Kông, chảy từ vùng cao nguyên Tây TạngVì vậychúng ta nên chú ý hơn đến việc bảo tồn sinh thái Tây Tạng. Điều này không chỉ vì sự quan tâm của 6 triệu người dân Tây Tạng mà tất cả người dân ở khu vực này. Trước đây, khi tôi bay qua Afghanistan, có những dấu hiệu rõ ràng rằng những gì từng là hồ và suối nay đã khô cạn. Tôi cảm thấy rằng Tây Tạng cũng có thể sớm trở nên như vậy. Về vấn đề chính trị Tây Tạng, tôi đã nghỉ hưu. nhưng liên quan đến hệ sinh thái Tây Tạng và văn hóa rất phong phú, tôi đã cam kết không ngưng nghỉ.

Con người chúng ta có những bộ óc kỳ diệutuyệt vời. Nhưng chúng ta cũng là những kẻ gây rối lớn nhất trên hành tinh. Bây giờ chúng ta nên sử dụng bộ não của chúng ta với lòng từ bi, và một cảm giác quan tâm. Đây là lý do tại sao một trong những cam kết của tôi là thúc đẩy các giá trị nhân văn sâu sắc hơn.

Từ khi sinh ra, chúng ta dựa vào người khác, đặc biệt là những người mẹ. Từ đó, mỗi sự tồn tại của từng cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào một cộng đồng, bởi vì chúng ta là một động vật xã hộiCộng đồng là nguồn hạnh phúc của chúng tavì vậy chúng ta phải chăm sóc cộng đồngVì vậy, bây giờ, trong thời hiện đại, khái niệm của nhân loại là một cộng đồng. Đông, tây, nam, bắc: mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau. Nền kinh tế hiện đại không có biên giới quốc gia. Do đó, bây giờ chúng ta cần một cảm giác đồng nhất của tất cả 7 tỷ con người. Trong quá khứ, nhiều vấn đề đã được tạo ra do chúng ta quá đặt nặng vào sự khác biệt, chẳng hạn như quốc tịch và tôn giáo. Bây giờ, trong thời hiện đạisuy nghĩ đó đã lỗi thờiChúng ta nên nghĩ về nhân loại, về cả thế giới.

Chúng ta cần phải lắng nghe các nhà khoa học và chuyên gia. Tiếng nói và kiến thức của họ rất quan trọng. Và người tôn giáo nên chú ý nhiều hơn đến các nhà khoa học thay vì chỉ cầu nguyệncầu nguyện, và cầu nguyện. Trong truyền thống Phật giáo Nalanda cổ đại, mà người Tây Tạng chúng tôi theo, mọi thứ đều được điều tra và không được chấp nhận bởi đức tin một mình. Nếu thông qua lý luận mà chúng tôi tìm thấy một số mâu thuẫn, ngay cả trong lời nói của Đức Phật, thì chúng tôi có quyền từ chối chúng. Từ nhỏ, tôi luôn tham gia vào rất nhiều cuộc tranh luậnSuy nghĩ của chúng tôi không dựa trên đức tin mà là lý luận. (LND: xem thêm kinh Kalama)

Chính Đức Phật, Ngài không sinh ra trong cung điện mà sinh ra ở dưới gốc cây. Ngài đã giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề. Khi Ngài nhập diệt cũng ở dưới gốc cây (cây sala) *. Một trong những quy tắc trong quá trình an cư mùa mưa của chúng tôi là chúng tôi không được cắt bỏ bất cứ cây xanh gì bao gồm việc dẫm đạp nên cỏ xanh. Vì vậy, điều này cho thấy rằng chính Đức Phật đã chú ý đến các vấn đề xanh.

Giờ, phút, và giây: thời gian không bao giờ đứng tĩnh lặng bất độngChúng ta cũng là nhân vật có tiếng nói và hành động  được tạo nên từ bản chất không đứng tĩnh lặng bất độngQuá khứ thì quan trọng, nhưng nó đã qua rồi. Tương lai vẫn nằm trong tay chúng tavì vậy chúng ta phải nghĩ về sinh thái ở cấp độ toàn cầu.


Bản gốc tiếng Anh: https://www.yahoo.com/news/dalai-lama-must-act-one-193517186.html

(*) Trong kinh điển Phật giáoĐức Phật đản sinh ở gốc cây sala (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala tại Kusinara (Câu-thi-na). 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Bảy 2015(Xem: 5451)
Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 6221)
Bài tham luận này được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên hiệp quốc từ 27-30 tháng 5 2015 tại Bangkok, Thái Lan. Bản tuyên cáo Bangkok (Bangkok Declaration) của Hội nghị đã nêu lên vấn đề Mekong và đã yêu cầu các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước láng giềng hợp tác để giải quyết tình trạng khẩn cấp của sông Mekong và hệ sinh thái. Vấn đề Mekong cũng sẽ được đưa vào nghị trình của Đại hội đồng LHQ
22 Tháng Tư 2015(Xem: 6008)
“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải”
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5653)
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu, do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là để cứu trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5689)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
12 Tháng Mười 2014(Xem: 4987)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 9906)
Tôi muốn kết luận rằng Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, thế kỷ tới chúng ta phải hợp tác với nhau, thương yêu lẫn nhau, chúng ta tuyệt đối không gây ra chiến tranh mà ngược lại phải sống trong an lạc và hạnh phúc.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 10091)
Chưa bao giờ hai chữ “trách nhiệm” được nhắc nhở nhiều như bây giờ, mặc cho báo đài cứ kêu ca mỗi ngày nhưng dường như nó không lay động nổi nhận thức và trái tim lãnh cảm của con người với những cái được gọi là của chung. Sự thực dụng đến mức thô thiển khiến người ta không những không muốn chịu trách nhiệm cho những cái mình đang cùng thừa hưởng mà còn góp phần tàn phá.