Phật Tử Hành Động Vì Hôm Nay Và Ngày Mai

22 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 5840)

PHẬT TỬ HÀNH ĐỘNG VÌ HÔM NAY VÀ NGÀY MAI
Hoàng Phước Đại

haiyan_03medBão Haiyan đã đi qua, nỗi đau của người dân Philippines và cộng đồng thế giới vẫn còn đó. Bão Haiyan đã làm cho 3.600 người Philippines thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải sống trong cảnh đói khát, không nhà. Một mất mát quá lớn.

Bão Haiyan là bão thứ 20 người dân Philippines phải hứng chịu trong năm nay. Hiện tượng siêu bão, động đất, sóng thần xuất hiện trong những năm qua, đã làm cho chúng ta phải đặt câu hỏi, liệu con người là thủ phạm làm biến đổi khí hậu làm đất trời nổi giận như vậy.

Các nhà khoa học chứng minh được cấp độ bão, phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt nước biển. Nhiệt độ bề mặt nước biển càng cao, sự tàn phá càng khủng khiếp. Nhiệt độ bề mặt nước biển có chức năng tạo nhiên liệu cho bão. Thái Bình Dương, vùng biển được định danh là thái bình và ấm áp, có nhiệt độ bề mặt nước biển ngày càng tăng cao do biến đổi khí hậu, là nơi xuất phát của những trận bão khủng khiếp tàn phá cuộc sống và cướp đi bao sinh mạng.

Bão Haiyan và những thảm họa mà con người phải đối mặt là do sự hủy hoại môi trường của chính con người, sự gia tăng khí thải CO2 trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta phải phải làm mọi cách để hạn chế sự hủy hoại môi trường, hạn chế những thảm họa khủng khiếp. Từng cá nhân hãy ý thức đến việc bảo vệ môi trường trong từng hành động và suy nghĩ.

Đức Phật dạy rằng, con người được hình thành và có mối liên hệ với các yếu tố đất, nước, không khí, cây cỏ, sông núi… Vì vậy bảo vệ môi trường sống xung quanh, tức là chúng ta tự bảo vệ chúng ta. Nếu môi trường bị phá hủy, con người sẽ bị tiêu diệt. Muốn bảo vệ cuộc sống của con người, chúng ta phải bảo vệ cuộc sống của động vật, thực vật và khoáng chất.

Trong giới luật, Phật dạy các Phật tử, hành trì giới cấm sát sinh. Tức là thực hành giới tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người và mọi loài. Người Phật tử khi quy y, phải thực hành thâm sâu, ý thức được những khổ đau do thiên tai, hủy hoại cuộc sống, nguyện nuôi dưỡng lòng từ bi và học cách thức bảo vệ cuộc sống của con người, của mọi loài cầm thú, cỏ cây và môi trường sống xung quanh. Nguyện không giết, không hủy hoại, không để cho người khác giết, hủy hoại và không tiếp tay cho bất kì hành động hủy hoại con người, ngay trong suy nghĩ, và trong cách sống của người Phật tử.

Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản. Nhớ tắt đèn khi ra khỏi phòng làm việc. Chỉnh các thiết bị điều hòa nhiệt độ ở mức thấp nhất. Hạn chế sử dụng các bao bì bằng ny lông, đừng tàn phá rừng và gây ô nhiễm sông hồ. Và quan trọng bạn hãy nhớ bảo vệ cuộc sống của muôn loài xung quanh chúng ta.

Hãy bằng những hành động đơn giản của mỗi Phật tử, để có cuộc sống yên bình cho cộng đồng trong tương lai.

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 11 năm 2013

Hoàng Phước Đại ( Đồng An )

haiyan_06
Photo by Romeo Ranoco/Reuters
haiyan_05
Photo by Romeo Ranoco/Reuters
haiyan_04
Photo by Romeo Ranoco/Reuters
haiyan_03
Lạnh quá ba mẹ ơi (Photo by Erik de Castro/Reuters)
haiyan_02
Còn gì nữa đâu em ơi (Photo by Erik de Castro/Reuters)
haiyan_01
Cảnh hoang tàn đổ nát tại Tacloban city miền Trung Philippines (Photo by Erik de Castro/Reuters)
haiyan_07
Biết đi về đâu em ơi!! (Photo by Dondi Tawatao/Getty Images)








Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2015(Xem: 5965)
Do đó, khi bạn nói đến môi trường, việc bảo vệ môi trường, điều này có liên quan với nhiều thứ. Cơ bản, hành động phải bắt đầu từ tâm hòa bình của con người, phải không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng chìa khóa để có được cái nhìn đúng đối với trách nhiệm toàn cầu là dựa trên tình yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng.
08 Tháng Bảy 2015(Xem: 5456)
Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 6228)
Bài tham luận này được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên hiệp quốc từ 27-30 tháng 5 2015 tại Bangkok, Thái Lan. Bản tuyên cáo Bangkok (Bangkok Declaration) của Hội nghị đã nêu lên vấn đề Mekong và đã yêu cầu các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước láng giềng hợp tác để giải quyết tình trạng khẩn cấp của sông Mekong và hệ sinh thái. Vấn đề Mekong cũng sẽ được đưa vào nghị trình của Đại hội đồng LHQ
22 Tháng Tư 2015(Xem: 6012)
“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải”
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5658)
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu, do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là để cứu trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5700)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
12 Tháng Mười 2014(Xem: 4994)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 9912)
Tôi muốn kết luận rằng Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, thế kỷ tới chúng ta phải hợp tác với nhau, thương yêu lẫn nhau, chúng ta tuyệt đối không gây ra chiến tranh mà ngược lại phải sống trong an lạc và hạnh phúc.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 10116)
Chưa bao giờ hai chữ “trách nhiệm” được nhắc nhở nhiều như bây giờ, mặc cho báo đài cứ kêu ca mỗi ngày nhưng dường như nó không lay động nổi nhận thức và trái tim lãnh cảm của con người với những cái được gọi là của chung. Sự thực dụng đến mức thô thiển khiến người ta không những không muốn chịu trách nhiệm cho những cái mình đang cùng thừa hưởng mà còn góp phần tàn phá.